Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Ban Kiểm soát trong công ty cổ phần: Vai trò, điều kiện?

Ban Kiểm soát trong công ty cổ phần ra đời sẽ giúp nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Vậy luật Doanh nghiệp 2020 quy định ra sao về cơ quan này?

 

1. Ban Kiểm soát là gì? Vai trò, nhiệm vụ của Ban Kiểm soát?

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp và các văn bản liên quan chưa có định nghĩa về Ban kiểm soát, nhưng ta có thể hiểu, đây là một tổ chức được lập ra bởi Hội đồng quản trị (HĐQT). Vai trò chính của cơ quan này được quy định tại Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

- Giám sát việc quản trị nội bộ và hoạt động kinh doanh của công ty;

- Xem xét, thẩm định công tác kế toán và báo cáo tài chính của công ty;

- Kiểm tra việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của HĐQT, Chủ tịch HĐQT.

Vai trò của Ban được cụ thể hóa bằng những công việc sau:

Vai trò

Nhiệm vụ cụ thể

Giám sát việc quản trị nội bộ và hoạt động kinh doanh của công ty

- Giám sát việc quản lý và điều hành của HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Rà soát, đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.

- Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ phương án sửa đổi, bổ sung hoặc cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Thẩm định, đánh giá công tác kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp và trung thực trong công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

- Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo: báo cáo tài chính 06 tháng hoặc thường niên, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT.

- Xem xét sổ sách, tài liệu, ghi chép về kế toán khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết ĐHĐCĐ hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.

2. Việc thành lập Ban Kiểm soát có bắt buộc không?

Ban kiểm soát là cơ quan độc lập trong công ty cổ phần được lập ra, tạo thế “kiềng ba chân” bên cạnh các cổ đông và Hội đồng quản trị nhằm giám sát hoạt động kinh doanh của cơ quan quản lý trong công ty, đảm bảo tính minh bạch và đúng đắn trong hoạt động của công ty cổ phần.

Căn cứ Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

Mô hình 1

Mô hình 2

- Đại hội đồng cổ đông;

- HĐQT;

- Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Điều kiện: Công ty có dưới 11 cổ đông; tổng số cổ phần mà các cổ đông là tổ chức sở hữu là dưới 50%

=> Nếu công ty thuộc trường hợp này thì không bắt buộc phải có Ban Kiểm soát.

- Đại hội đồng cổ đông;

- HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Điều kiện: Có ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập; đồng thời có Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT.

=> Trong trường hợp này, công ty bắt buộc phải có Ban Kiểm soát.

Tóm lại, việc có thành lập Ban kiểm soát hay không phù thuộc vào quy mô của từng công ty cổ phần. Do vậy, có thể kết luận việc thành lập Ban Kiểm soát là không bắt buộc.

ban kiem soat trong cong ty co phan
Việc thành lập Ban Kiểm soát là không bắt buộc (Ảnh minh họa)

3. Cơ cấu tổ chức Ban Kiểm soát trong công ty cổ phần

- Theo Khoản 1 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020, tùy quy mô từng công ty, Ban Kiểm soát có thể có đến 5 thành viên (đã gồm Trưởng ban). Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục.

- Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam.

4. Điều kiện để trở thành thành viên Ban Kiểm soát

Tiêu chuẩn và điều kiện của các thành viên Ban Kiểm soát được quy định tại Điều 169 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

4.1 Điều kiện chung  

Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

- Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý, điều hành doanh nghiệp theo Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 (ví dụ: người mất năng lực hành vi dân sự…)

- Được đào tạo một trong các chuyên ngành: tài chính, kế toán, kiểm toán, kinh tế, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành khác phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;

- Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

- Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

*Lưu ý: Nếu Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.

4.2 Đối với trưởng Ban Kiểm soát

- Trưởng Ban kiểm soát sẽ do Ban kiểm soát bầu ra trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm được tiến hành theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

- Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: tài chính, kế toán, kiểm toán, kinh tế, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành khác phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn).

Trên đây là nội dung phân tích cơ bản về Ban Kiểm soát trong công ty cổ phần. Nếu còn thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam để được hỗ trợ thêm trong thời gian sớm nhất.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi Tổng đài Tư vấn Pháp luật