Quyết định của HĐTV về việc tiếp nhận thành viên mới

Bài viết sẽ cung cấp mẫu Quyết định của HĐTV về việc tiếp nhận thành viên mới và một số điều cần lưu ý khi kê khai thông tin tại văn bản này.

1. Việc thêm thành viên góp vốn mới hiện nay được quy định thế nào?

Tiếp nhận thành viên góp vốn mới cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể hiểu là một hình thức huy động thêm vốn cho công ty nhằm mở rộng kinh doanh, tăng hạn mức vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính…

Sau khi tiếp nhận thành viên mới, công ty sẽ thay đổi:

- Vốn, cơ cấu vốn;

- Số lượng thành viên góp vốn;

- Nội dung điều lệ (Căn cứ Điều 24 Luật Doanh nghiệp, điều lệ phải ghi nhận thông tin thành viên và vốn điều lệ. Việc thay đổi những thông tin trên dẫn đến phải sửa đổi điều lệ).

Cũng tại Khoản 2 Điều 55 Luật này và Điều 52 Nghị định 01/2021, những thay đổi về vốn, thành viên góp vốn cần có sự thông qua của Hội đồng thành viên (HĐTV) và phải được ghi nhận thành văn bản trước khi nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Mẫu Quyết định của HĐTV về việc tiếp nhận thành viên mới

Quyết định tiếp nhận thành viên góp vốn mới của HĐTV là tài liệu bắt buộc khi làm hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp theo Khoản 1 Điều 52 Nghị định 01. Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu Quyết định sau đây:

CÔNG TY…..

_________

Số: …….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________

 

…, ngày ...... tháng ....... năm …

 

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
CÔNG TY…..

 

- Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Căn cứ Điều lệ Công ty……;

- Căn cứ Biên bản cuộc họp số …… của Hội đồng thành viên Công ty……, ngày …/…./…..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tiếp nhận thành viên mới

Công ty tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới với những thông tin như sau:

Họ và tên

: …….                Giới tính: …..

Ngày sinh

: …/…/…..            Dân tộc:…           Quốc tịch: …

CMND/CCCD/Hộ chiếu số

: ………. do …….. cấp ngày …/…/…..

Địa chỉ thường trú

: ………………….

Địa chỉ liên lạc

: ………………….

Loại tài sản góp vốn

: ………..

Giá trị phần vốn góp

: …………… (Bằng chữ: ….)

Điều 2. Cơ cấu vốn điều lệ sau khi thay đổi

Sau khi tiếp nhận thành viên mới, cơ cấu vốn điều lệ của công ty thay đổi như sau:

- Vốn điều lệ:

  • Vốn điều lệ đã đăng ký: ….. (Bằng chữ: …..);
  • Vốn điều lệ sau khi tiếp nhận thành viên mới: ….. (Bằng chữ: …..).

- Cơ cấu vốn điều lệ sau khi tiếp nhận thành viên mới:

Tên thành viên

Giá trị vốn góp

Tỷ lệ vốn góp

/Tổng vốn điều lệ

 

 

 

 

 

 

Tổng số

…. (đồng)

100%

Điều 3. Sửa đổi điều lệ

Quyết định sửa đổi Điều ….. và Điều .... (Điều có nội dung quy định về cơ cấu vốn góp và thành viên) của Điều lệ Công ty để ghi nhận những nội dung thay đổi trên đây.

Điều 4. Điều khoản thi hành

Ông/Bà… và những người có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Cơ quan ĐKKD;

- Lưu VP.

TM. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

3. Lưu ý khi điền thông tin tại Quyết định này

Ngày, tháng và đặc biệt là thông tin về vốn tại Quyết định tiếp nhận thêm thành viên mới của công ty TNHH 2 thành viên phải trùng khớp với nội dụng ghi trong Biên bản họp và những tài liệu khác có liên quan, trong đó:

- Thông tin thành viên mới:

  • Ghi theo loại giấy tờ chứng thực cá nhân do thành viên mới cung cấp (CMND/CCCD/Hộ chiếu);
  • Phần “Địa chỉ liên lạc” có thể trùng thông tin với “Địa chỉ thường trú”.

- Vốn điều lệ đã đăng ký: Chính là mức vốn trước khi tiếp nhận thành viên mới;

- Cơ cấu vốn điều lệ sau khi tiếp nhận thành viên mới: Tính trên tổng số vốn điều lệ sau khi thay đổi.

Ngoài ra, trong trường hợp nộp hồ sơ qua mạng thì hồ sơ trên hệ thống phải khớp với bản giấy.

Trên đây là mẫu Quyết định của HĐTV về việc tiếp nhận thành viên mới theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Nếu còn câu hỏi, xin mời quý khách hàng liên hệ với LuatVietnam để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem biểu mẫu. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

THỦ TỤC PHÁP LÝ SỬ DỤNG BIỂU MẪU NÀY

BIỂU MẪU LIÊN QUAN