Sổ quản lý lao động của doanh nghiệp

Sổ quản lý lao động của doanh nghiệp là gì, có vai trò gì đối với công ty đó? Nếu không có tài liệu này, doanh nghiệp sẽ bị xử lý thế nào? Mẫu sổ mới nhất?

1. Sổ quản lý lao động là gì?

Sổ quản lý lao động của doanh nghiệp là một trong những tài liệu bắt buộc phải có trong doanh nghiệp, có chức năng ghi chép lại toàn bộ thông tin của nhân viên đang làm việc tại công ty. Theo Điều 12 Bộ Luật Lao động 2019 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có trách nhiệm lập và khai trình sổ trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động.

Như vậy có thể hiểu, sổ quản lý lao động là tài liệu để công ty quản lý nhân viên cũng như thực hiện nghĩa vụ báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ví dụ: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội…).

2. Tải mẫu sổ quản lý lao động của doanh nghiệp mới nhất

Theo Khoản 1 Điều 12 Bộ Luật Lao động 2019, sổ quản lý lao động có thể được lập dưới dạng điện tử hoặc văn bản giấy, nhưng phải bảo đảm các thông tin cơ bản của người lao động được nêu rõ tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (bao gồm: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, trình độ chuyên môn kỹ thuật, loại hợp đồng lao động...)

Để dễ hình dung, doanh nghiệp có thể tham khảo và tải mẫu sổ quản lý lao động dưới đây:

STT

Họ và tên

Giới tính

Năm sinh

Quốc tịch

Nơi cư trú

CMND (hộ chiếu)

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Bậc trình độ kỹ năng nghề

Vị trí làm việc

Loại HĐ LĐ

Thời điểm bắt đầu làm việc

Tham gia bảo hiểm

Tiền lương cơ bản

Nâng bậc, nâng lương

Số ngày nghỉ trong năm, lý do

Số giờ làm thêm

Hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN

Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thời điểm chấm dứt HĐLĐ và lý do

BHXH

BHYT

BHTN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Không lập sổ quản lý lao động, công ty có bị phạt không?

Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng nếu:

- Không lập sổ quản lý lao động, hoặc;

- Lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật, hoặc;

- Không ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.

Như vậy có thể kết luận, nếu không lập sổ quản lý lao động thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trên đây là mẫu Sổ quản lý lao động của doanh nghiệp theo hướng dẫn mới nhất. Nếu còn khúc mắc, xin mời quý khách hàng liên hệ với LuatVietnam để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn.

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem biểu mẫu. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

THỦ TỤC PHÁP LÝ SỬ DỤNG BIỂU MẪU NÀY

BIỂU MẪU LIÊN QUAN