Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ

Theo quy định, danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập theo tiêu chí nào? Mẫu danh sách tổng hợp tất cả những cổ đông dự họp cần được xây dựng ra sao?

1. Danh sách cổ đông dự họp ĐHĐCĐ được xây dựng như thế nào?

Họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là một sự kiện quan trọng đối với mỗi công ty cổ phần, vì đây là dịp để các cổ đông cùng bàn bạc và biểu quyết đối với những vấn đề có tính định hướng của chính công ty đó. Do vậy, để công tác chuẩn bị và tổ chức họp diễn ra suôn sẻ thì một trong những việc quan trọng cần phải làm là lập Danh sách cổ đông có quyền dự họp đáp ứng những tiêu chí sau:

1.1 Ai là người có quyền tham gia họp ĐHĐCĐ?

Theo Khoản 1 Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2020, danh sách cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông mà công ty quản lý. Cụ thể hơn theo Luật này, những nhóm cổ đông sau được phép tham dự cuộc họp:

- Cổ đông phổ thông (Khoản 1 Điều 115);

- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức (Khoản 3 Điều 117);

- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại (Khoản 3 Điều 118).

1.2 Nội dung cần có khi xây dựng danh sách họp

Khoản 2 Điều 141 Luật Doanh nghiệp hiện hành chỉ rõ, danh sách họp cần thống kê các thông tin như:

- Cổ đông là cá nhân: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý (CMND/CCCD/Hộ chiếu);

- Nếu công ty có cổ đông là tổ chức thì cần: tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý khác của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính;

- Số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông đối với mỗi cổ đông trong công ty.

2. Mẫu Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ mới nhất

Dựa vào các quy định nêu trên, LuatVietnam đã xây dựng mẫu danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ để bạn đọc tham khảo và sử dụng luôn cho lần họp sắp tới của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

DANH SÁCH CỔ ĐÔNG CÓ QUYỀN DỰ HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
CÔNG TY…..

STT

Tên cổ đông/

Tên tổ chức

Quốc tịch

Địa chỉ liên lạc (cá nhân); Địa chỉ trụ sở chính (tổ chức)

Số giấy tờ pháp lý (cá nhân); Số giấy tờ pháp lý (tổ chức)

Tổng số cổ phần

Tỷ lệ (%)

Loại cổ phần

Ngày đăng ký cổ đông

 

 

 

 

 

 

Ghi chú

Số lượng

Giá trị

Phổ thông

……

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

14

15

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…, ngày … tháng … năm … 

NGƯỜI TRIỆU TẬP
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

3. Lưu ý khi lập danh sách cổ đông dự họp ĐHĐCĐ

Theo Điều 141 Luật Doanh nghiệp, người lập danh sách cổ đông tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ cần lưu ý thêm một số vấn đề như sau:

- Danh sách phải được lập trong vòng tối đa 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, đây là mốc thời hạn tối đa do luật quy định nhưng trong trường hợp Điều lệ quy định thời hạn ngắn hơn thì ưu tiên áp dụng theo Điều lệ;

- Các cổ đông có quyền kiểm tra, trích, tra cứu cũng như yêu cầu bổ sung, sửa đổi thông tin ghi nhận trên danh sách cổ đông dự họp, do vậy người quản lý công ty phải cung cấp hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời theo yêu cầu của cổ đông. Nếu có thiệt hại phát sinh do việc cung cấp hoặc không cung cấp thông tin kịp thời thì người quản lý phải bồi thường.

Trên đây là mẫu danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập theo hướng dẫn chi tiết của Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2020. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về các vấn đề xoay quanh pháp lý doanh nghiệp, xin mời quý khách hàng liên hệ LuatVietnam để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem biểu mẫu. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

THỦ TỤC PHÁP LÝ SỬ DỤNG BIỂU MẪU NÀY