Bản giải trình lý do chấm dứt, hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Doanh nghiệp có thể nộp Bản giải trình lý do chấm dứt, hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu kèm tờ khai để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét khi thực hiện thủ tục.

Theo quy định tại điểm 21.2 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và khoản 20 Điều 1 Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN, Bản giải trình lý do chấm dứt, hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là một trong những tài liệu bắt buộc khi thực hiện thủ tục này.

Nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể bị hủy bỏ, chấm dứt khi:

- Không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực;

- Tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu;

- Không còn hoạt động mà không có người kế thừa hợp pháp;

- Nhãn hiệu không được công ty hoặc người được công ty cho phép sử dụng trong vòng 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất 03 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

- Đối với nhãn hiệu tập thể: công ty không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả đối với việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

- Đối với nhãn hiệu chứng nhận: công ty vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

- Người nộp đơn không có quyền đăng ký và không được người có quyền đăng ký chuyển nhượng quyền;

- Công ty có dụng ý xấu khi đăng ký nhãn hiệu;

….

(Căn cứ: Điều 95, 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2022).

Nếu chưa biết cách kê khai Bản giải trình, quý khách có thể tham khảo mẫu dưới đây của LuatVietnam:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________

BẢN GIẢI TRÌNH LÝ DO YÊU CẦU

CHẤM DỨT/ HỦY BỎ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

 

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

 

Tên tổ chức: .....................................................

Là: (chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu/bên được ủy quyền đại diện) ..............          

Mã số doanh nghiệp: …………. do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lần đầu ngày: …………………………….

Địa chỉ: ............................................................

Số điện thoại: ..................... Email: ..................................

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị yêu cầu chấm dứt/ hủy bỏ hiệu lực:

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số: ...............................................

Cấp ngày: ...............................

Tên nhãn hiệu: ..................................................................

Chủ sở hữu: ..........................................

CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu số: (hoặc Mã số doanh nghiệp, nếu là tổ chức) .................................

Nội dung đề nghị chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

..............................................................................................

............................................................................................

Lý do đề nghị chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

.............................................................................................

.............................................................................................

Căn cứ pháp lý đề nghị chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

............................................................................................

............................................................................................

Tôi/chúng tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.                                          

 

......... , ngày..... tháng    năm   

Người nộp đơn

(Họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ chức)

 

 

Trên đây là mẫu Bản giải trình lý do chấm dứt, hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Nếu còn thắc mắc, xin mời quý khách liên hệ LuatVietnam để được hỗ trợ tiếp.

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem biểu mẫu. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

THỦ TỤC PHÁP LÝ SỬ DỤNG BIỂU MẪU NÀY

BIỂU MẪU LIÊN QUAN