Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Lưu ý khi kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong công ty hợp danh

I. Nội dung kiểm tra

Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:

1. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở theo quy định của pháp luật;

2. Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của từng đối tượng theo quy định của pháp luật;

3. Việc chấp hành các quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Việc kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy phải được lập Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy.

Lưu ý khi kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong công ty hợp danh

Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy (Ảnh minh họa)

 

II. Trách nhiệm kiểm tra

Trách nhiệm trong việc kiểm tra an toàn, phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:

- Đối với kiểm tra thường xuyên: người đứng đầu cơ sở phải xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra trước khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra.

- Đối với kiểm tra định kỳ: Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu doanh nghiệp quản lý cơ sở phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.

- Đối với kiểm tra đột xuất: Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu doanh nghiệp quản lý cơ sở phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra.

 

III. Chuẩn bị tài liệu kiểm tra

Khi thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở bị kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra khi nhận được thông báo về việc kiểm tra.

Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu doanh nghiệp được yêu cầu cấp quản lý cơ sở tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở biết. 

Người đứng đầu cơ sở sẽ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy thường xuyên, định kỳ và đột xuất; còn người đứng đầu doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất trong phạm vi quản lý của mình.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi