Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BNNPTNT năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hợp nhất Thông tư về quản lý giống thủy sản

thuộc tính Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BNNPTNT

Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BNNPTNT năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hợp nhất Thông tư về quản lý giống thủy sản
Số hiệu:16/VBHN-BNNPTNT
Ngày ký xác thực:15/04/2014
Loại văn bản:Văn bản hợp nhất
Cơ quan hợp nhất: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Cao Đức Phát
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

Số: 16/VBHN-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2014

 

THÔNG TƯ

VỀ QUẢN LÝ GIỐNG THỦY SẢN

Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 11/2014/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 5 năm 2014.

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 của Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2003;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007; Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư về quản lý giống thủy sản.1

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Thông tư này quy định quản lý về điều kiện sản xuất kinh doanh, chất lượng, khảo nghiệm, kiểm định giống thủy sản và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan;

b) Thông tư này không bao gồm nội dung kiểm dịch giống thủy sản; cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản.

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng, khảo nghiệm, kiểm định giống thủy sản tại Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giống thủy sản: Là các loài động vật, thực vật thủy sản kể cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng của chúng sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí.

2. Giống thủy sản mới: Là giống thủy sản lần đầu tiên được nhập vào hoặc lần đầu tiên được tạo ra ở Việt Nam.

3. Giống thủy sản bố mẹ chủ lực gồm: Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei/Penaeus vannamei), tôm sú (Penaeus monodon), cá tra (Pangasius hypophthalmus), cá rô phi (Oreochoromis spp).

4. Tạo giống: Là việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật di truyền khác để tạo ra một giống mới.

5. Ương giống thủy sản: Là việc nuôi ấu trùng thủy sản qua các giai đoạn biến thái phát triển hoàn thiện để thành con giống.

6. Dưỡng giống thủy sản: Là việc nuôi con giống thủy sản tại cơ sở sản xuất kinh doanh trong một thời gian sau khi được vận chuyển từ trại sản xuất giống về để phục hồi sức khỏe, tăng kích cỡ giống.

7. Khảo nghiệm giống thủy sản: Là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi giống thủy sản trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống đó.

8. Kiểm định giống thủy sản: Là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh, đặc tính của giống thủy sản sau khi đưa ra sản xuất hoặc làm cơ sở công bố chất lượng giống thủy sản phù hợp tiêu chuẩn.

Điều 3. Phí, lệ phí

1. Phí, lệ phí trong công tác quản lý giống thủy sản được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

2. Chi phí khảo nghiệm, kiểm định giống thủy sản thực hiện theo hợp đồng, thỏa thuận giữa cơ sở khảo nghiệm, kiểm định với cơ sở có giống thủy sản cần khảo nghiệm, kiểm định dựa trên các định mức cơ bản của Bộ Tài chính và chi phí thực tế.

Chương II. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN

Điều 4. Điều kiện đối với cơ sở sinh sản giống thủy sản

Tổ chức, cá nhân thực hiện cho sinh sản giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư về giống thủy sản hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Địa điểm xây dựng phải theo quy hoạch của địa phương hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

3. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có giấy chứng nhận/chứng chỉ được đào tạo về nuôi trồng thủy sản do cơ quan có chức năng cấp.

4. Có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập về. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống đáp ứng theo QCVN 02-15:2009/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 82/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản.

5. Có bảng hiệu, địa chỉ rõ ràng.

6. Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản và đảm bảo chất lượng giống thủy sản đã công bố; thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản, nội dung ghi chép quy định tại mục A, Phụ lục 2 và lưu giữ hồ sơ tối thiểu là ba (03) năm.

Đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản đã đăng ký áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, GlobalGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương trở lên, thực hiện lập hồ sơ quản lý quá trình sản xuất giống theo tiêu chí quy định của quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và hướng dẫn của tổ chức có thẩm quyền đánh giá, chứng nhận.

Điều 5. Điều kiện đối với cơ sở ương, dưỡng giống thủy sản

Tổ chức, cá nhân thực hiện ương, dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

1. Đáp ứng các quy định tại Khoản 1, 2, 3, 5, 6, Điều 4 Thông tư này.

2. Có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống: Hệ thống bể, ao ương, dưỡng giống thủy sản; nguồn nước sạch và hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; thiết bị, dụng cụ đảm bảo cho việc ương, dưỡng giống thủy sản.

3. Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi trong quá trình ương, dưỡng giống thủy sản, nội dung ghi chép quy định tại mục B, Phụ lục 2 và thực hiện lưu giữ hồ sơ tối thiểu là hai (02) năm.

Điều 6. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ

1. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ Tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

a) Đáp ứng các quy định tại khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7 Điều 4 Thông tư này.

b) Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản trở lên.

2. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực.

Tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

a) Đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có đàn giống thủy sản đảm bảo chất lượng: giống thuần chủng hoặc giống đã được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc có phẩm cấp giống là kết quả của đề tài, dự án nghiên cứu/chọn tạo đã được công nhận cấp Bộ hoặc cấp nhà nước.

3. Tổ chức, cá nhân trước khi sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực phải gửi văn bản thông báo đến Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, theo dõi và quản lý (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Chương III. CHẤT LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN

Điều 7. Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống thủy sản

1. Cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản tự công bố tiêu chuẩn áp dụng. Trình tự xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn được thực hiện theo Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, Thông tư số 29/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN.

2. Cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản gửi 01 bộ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đến cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương để cập nhật và theo dõi quản lý.

3. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản theo đúng hồ sơ đã công bố.

Điều 8. Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy giống thủy sản

Việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thực hiện theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 về việc hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 9. Chất lượng giống thủy sản

1. Chất lượng con giống thủy sản đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Đảm bảo theo Tiêu chuẩn cơ sở đã công bố;

b) Trước khi lưu thông phải thực hiện kiểm dịch theo quy định;

c) Khi vận chuyển giống về cơ sở để ương, dưỡng thành giống lớn phải có hóa đơn ghi xuất xứ rõ ràng, có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc mua giống để ương thành giống lớn hoặc nơi tiếp nhận có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề ương giống.

2. Chất lượng giống thủy sản bố mẹ đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Đảm bảo theo Tiêu chuẩn cơ sở đã công bố;

b) Trước khi lưu thông phải thực hiện kiểm dịch theo quy định.

3. Chất lượng giống thủy sản bố mẹ chủ lực đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Đáp ứng các quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Được kiểm tra xét nghiệm các bệnh trước khi cho sinh sản theo quy định tại Mục 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Mục 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV. KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH GIỐNG THỦY SẢN

Điều 10. Nguyên tắc về khảo nghiệm

1. Các trường hợp phải khảo nghiệm:

a) Giống thủy sản lần đầu tiên được tạo ra trong nước.

b) Giống thủy sản mới lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam.

2. Đối với giống thủy sản đã qua nghiên cứu, lai tạo theo đề tài/dự án đã được công nhận cấp Bộ hoặc cấp Nhà nước thì được công nhận là giống mới, Tổng cục Thủy sản tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào danh mục giống thủy sản được phép sản xuất kinh doanh.

Điều 11. Điều kiện đối với cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản

Cơ sở thực hiện khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

1. Đã đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có chức năng nghiên cứu về giống thủy sản.

2. Có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sinh thái của đối tượng khảo nghiệm; phù hợp với quy hoạch và đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng đối tượng, phẩm cấp giống thủy sản: có số lượng ao hoặc bể phù hợp với việc bố trí khảo nghiệm, đủ nguồn nước đạt yêu cầu chất lượng; hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao chứa nước thải đảm bảo; đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản; có đủ thức ăn, hóa chất, sản phẩm khác phục vụ trong quá trình khảo nghiệm.

4. Có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản trở lên.

Điều 12. Thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm

1. H sơ đăng ký công nhn cơ sđđiu kin kho nghiệm gồm:

a) Đơn đnghcông nhn cơ skho nghiệm (theo Phlc 5 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bn thuyết minh điu kin thc hin kho nghim giống thy sn (theo Phlc 6 ban hành m theo Thông tư này);

c) Quyết định thành lập hoặc Giấy chng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhn đầu tư có ngành nghphù hp;

d) Văn bng tt nghip ca 02 nhân viên kthut.

Hsơ quy định tại đim c, điểm d khon 1 Điu y là bn sao chp và mang theo bản chính đđi chiếu đi vi trưng hp cơ snp h sơ trc tiếp, hoặc bn sao hp pháp vi trưng hp cơ sgi hsơ qua đưng bưu đin.

2. Trình tcông nhận cơ sđđiều kin kho nghim:

a) Cơ sđáp ng các điu kin quy định tại Điều 11 Thông tư này có nhu cu đăng , gi 01 bhsơ trc tiếp hoặc qua đưng bưu đin vTng cc Thy sn;

b) Trong thi gian không quá 02 ny làm việc, nếu hsơ ca đầy đủ, Tng cc Thy sản có văn bn trả li và nêu rõ lý do;

c) Trong thi gian không quá 15 ny m việc ktngày nhn đhsơ hp lệ, trong trưng hp cần thiết Tổng cc Thủy sn tchc kim tra thc tế ca cơ svề các điu kin quy định ti Điu 11 Thông tưy;

d) Trưng hp cơ sđáp ứng yêu cu, trong thi gian không quá 05 ngày làm vic ktngày kết thúc kiểm tra thc tế ca cơ sở, Tng cc Thủy sản ban hành Quyết định công nhn và bsung vào Danh sách cơ sđđiu kin khảo nghiệm giống thủy sn. Trưng hp cơ sở chưa đáp ng yêu cầu, đoàn kiểm tra ghi biên bn yêu cầu khắc phc và tiến nh kiểm tra lại sau khi cơ sđã khc phc xong và có văn bản đnghkiểm tra li;

đ) Quyết định công nhn cơ skho nghim giống thy sn có hiu lc 05 năm. Trưc khi hết hn 03 tháng cơ scó nhu cu đăng ký li m văn bn gi Tổng cc Thủy sn, hsơ đăng ký lại theo Khon 3 Điều y.

3. Hồ sơ đăng ký lại:

a) Đơn đề nghị công nhận cơ sở khảo nghiệm (theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản thuyết minh các điều kiện thực hiện khảo nghiệm giống thủy sản (theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này).

4. Trình tự đăng ký lại: thực hiện theo Khoản 2 Điều này.

Điều 13. Thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thủy sản nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản (theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản (theo Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Hợp đồng khảo nghiệm giữa tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm với cơ sở khảo nghiệm đã được Tổng cục Thủy sản công nhận;

d) Tài liệu kỹ thuật về đặc tính sinh học, sinh sản, sinh trưởng của giống mới.

2. Trình tự thực hiện:

a) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc Tổng cục Thủy sản kiểm tra nếu hồ sơ chưa đầy đủ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định Đề cương khảo nghiệm và trả lời bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý hoặc đề nghị chỉnh sửa;

c) Cơ sở khảo nghiệm thực hiện khảo nghiệm theo đề cương đã được Tổng cục Thủy sản phê duyệt;

d) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, Cơ sở khảo nghiệm gửi báo cáo kết quả khảo nghiệm cho tổ chức, cá nhân có giống thủy sản đăng ký khảo nghiệm (theo Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Gm t khảo nghim:

a) Đơn vị giám sát: Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương nơi tiến hành khảo nghiệm;

b) Nội dung giám sát: Theo các nội dung trong đề cương khảo nghiệm giống thủy sản;

c) Trong thời gian giám sát nếu có vấn đề đột xuất, đơn vị giám sát yêu cầu cơ sở khảo nghiệm thực hiện theo đúng đề cương đã được duyệt;

d) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, đơn vị giám sát khảo nghiệm gửi báo cáo kết quả giám sát về Tổng cục Thủy sản và tổ chức, cá nhân có giống thủy sản khảo nghiệm.

4. Kiểm tra kho nghim:

a) Kiểm tra định kỳ: Tổng cục Thủy sản tổ chức đoàn kiểm tra hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản theo định kỳ không quá 02 lần trong thời gian khảo nghiệm. Nội dung và thời gian kiểm tra được thông báo trước cho cơ sở khảo nghiệm và tổ chức, cá nhân có giống thủy sản đăng ký khảo nghiệm;

b) Kiểm tra đột xuất: Trường hợp cần thiết, không thông báo trước, Tổng cục Thủy sản tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp công tác khảo nghiệm giống thủy sản;

c) Thành phần đoàn kiểm tra: Là đại diện cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản thuộc Tổng cục Thủy sản và đơn vị quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương (nếu cần).

Điều 14. Thủ tục công nhận giống thủy sản mới

1. Hồ sơ đề nghị đánh giá và công nhận giống thủy sản mới: Sau khi kết thúc khảo nghiệm, Tổ chức, cá nhân có giống thủy sản khảo nghiệm gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đánh giá và công nhận giống thủy sản về Tổng cục Thủy sản, hồ sơ gồm:

a) Giấy đề nghị đánh giá và công nhận kết quả khảo nghiệm (theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Báo cáo kết quả khảo nghiệm giống thủy sản (theo Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Trình tự công nhận giống thủy sản mới:

a) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian không quá hai (02) ngày làm việc. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, Tổng cục Thủy sản có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị đánh giá công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, Tổng cục Thủy sản thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả khảo nghiệm;

b) Sau khi được Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá và kết luận đạt yêu cầu, trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản ban hành Quyết định công nhận giống thủy sản mới (theo Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp Hội đồng đánh giá không đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho cơ sở có giống thủy sản khảo nghiệm được biết.

sđưc phép sn xuất kinh doanh giống ngay sau khi có Quyết đnh ng nhận giống thy sản mới;

d) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc sau khi ban hành Quyết định công nhận giống thủy sản mới, Tổng cục Thủy sản trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào danh mục giống thủy sản được phép sản xuất kinh doanh.

Điều 15. Kiểm định giống thủy sản

1. Các trường hợp kiểm định:

a) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;

b) Theo yêu cầu quản lý.

2. Cơ quan thực hiện kiểm định: Tổng cục Thủy sản.

3. Việc kiểm định giống thủy sản theo từng chỉ tiêu, từng loại giống, từng phẩm cấp giống. Kết quả thực hiện kiểm định giống thủy sản do Tổng cục Thủy sản công bố.

Chương V. KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN

Điều 16. Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản

1. Cơ quan kiểm tra: là Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Căn cứ kiểm tra: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Trình tự, nội dung thực hiện kiểm tra theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 về việc quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm sản và Thông tư số 01/2013/TT- BNNPTNT ngày 04/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT.

Điều 17. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất kinh doanh

1. Nguyên tắc kiểm tra:

a) Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản (bao gồm cả các quy định về bệnh) được thực hiện tại cơ sở sản xuất;

b) Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản tại địa phương nơi tiếp nhận chỉ được thực hiện khi có nghi vấn. Nội dung và trình tự kiểm tra thực hiện theo nội dung, trình tự kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất;

c) Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất kinh doanh thực hiện theo hình thức Đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra do cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản thành lập, cơ quan quản lý thú y tham gia, phối hợp (nếu cần).

2. Cơ quan kiểm tra:

a) Tổng cục Thủy sản: Kiểm tra đột xuất về chất lượng giống thủy sản trong sản xuất kinh doanh trên phạm vi cả nước;

b) Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất kinh doanh.

3. Căn cứ kiểm tra:

a) Tiêu chuẩn cơ sở đã công bố áp dụng;

b) Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chất lượng giống thủy sản.

4. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trên cơ sở các chỉ tiêu chất lượng đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc đăng ký áp dụng (kích cỡ, số lượng, chủng loại, tuổi, độ thuần chủng, tỷ lệ phân đàn, trạng thái hoạt động của giống thủy sản, thời gian sử dụng, số lần cho sinh sản,...) theo Khoản 3 Điều này;

b) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, dấu hợp chuẩn và hồ sơ trong quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản;

c) Lấy mẫu, xét nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của giống thủy sản với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Việc kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm này được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, Khoản 4 Điều này.

5. Hình thức kiểm tra:

a) Theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt: là hình thức kiểm tra được thông báo trước bằng văn bản;

b) Kiểm tra đột xuất: là hình thức kiểm tra không báo trước.

6. Trình tự kiểm tra chất lượng giống thủy sản:

a) Công bố quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Lập biên bản kiểm tra;

d) Thông báo cho cơ sở sản xuất kinh doanh và báo cáo cho Cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra;

đ) Xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu

1. Nguyên tắc kiểm tra:

a) Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau: Giống thủy sản nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;

b) Việc giảm, miễn kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu dựa trên hồ sơ lưu trữ và kết quả kiểm tra cùng một sản phẩm của cùng nhà sản xuất trong thời gian trước đó, tối thiểu 03 lô hàng (đối với trường hợp giảm kiểm tra), 05 lô hàng (đối với trường hợp miễn kiểm tra) liên tiếp đạt chất lượng, Tổng cục Thủy sản quyết định và có văn bản thông báo về việc giảm, miễn kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu cho doanh nghiệp;

c) Địa điểm kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu là địa điểm thực hiện cách ly kiểm dịch;

d) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống thủy sản sau khi đã thực hiện xong thủ tục kiểm dịch tại cửa khẩu, gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu về Cơ quan kiểm tra chất lượng.

2. Cơ quan kiểm tra chất lượng:

a) Tổng cục Thủy sản: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ chủ lực nhập khẩu;

b) Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi nuôi cách ly kiểm dịch: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu (trừ giống thủy sản bố mẹ chủ lực).

3. Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu về Cơ quan kiểm tra chất lượng. Hồ sơ gồm:

a) Giấy đề nghị kiểm tra chất lượng (03 bản) theo mẫu tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản sao chụp (có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu) các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, bản kê chi tiết hàng hóa (Packinglist), hóa đơn mua bán (Invoice).

4. Trình tự thực hiện:

a) Ngay khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, Cơ quan kiểm tra chất lượng xem xét và hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong thời gian không quá 01 ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, trong đó có thông báo cho cơ sở về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm kiểm tra chất lượng và gửi lại cho tổ chức, cá nhân 02 bản giấy đăng ký đã có xác nhận của Cơ quan kiểm tra chất lượng.

5. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra thực tế lô giống nhập khẩu so với hồ sơ đăng ký;

b) Các chỉ tiêu kiểm tra đối với giống thủy sản bố mẹ: Kiểm tra kích cỡ, số lượng, tuổi, độ thuần chủng, kích cỡ sinh sản, độ thành thục, tỷ lệ đực cái, trạng thái hoạt động, cấu tạo hình thái, chỉ tiêu khác về chất lượng của giống thủy sản so với các quy định hiện hành của Việt Nam;

c) Các chỉ tiêu kiểm tra đối với con giống thủy sản để nuôi thương phẩm: Kiểm tra kích cỡ, số lượng, tuổi, độ thuần chủng, trạng thái hoạt động, cấu tạo hình thái, chỉ tiêu khác về chất lượng của giống thủy sản so với các quy định hiện hành của Việt Nam.

6. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Sau khi có kết quả kiểm tra (không quá 01 ngày làm việc) cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo đạt chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 13) đối với lô hàng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu và gửi cho tổ chức, cá nhân đăng ký;

b) Trường hợp kết quả kiểm tra không đảm bảo chất lượng theo quy định, Cơ quan kiểm tra có văn bản Thông báo không đạt chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 13) cho tổ chức, cá nhân đăng ký và xử lý vi phạm theo quy định.

Điều 19. Kiểm tra cơ sở sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu

1. Căn cứ theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận, hợp tác về giống thủy sản với cơ quan quản lý thủy sản của các nước (nước xuất khẩu), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc thành lập đoàn, kế hoạch và nội dung kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu vào Việt Nam.

2. Nội dung kiểm tra:

a) Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh thú y;

b) Công nghệ chọn tạo và sản xuất giống thủy sản;

c) Hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản;

d) Một số nội dung khác.

3. Kinh phí thực hiện kiểm tra: do ngân sách nhà nước bố trí hàng năm theo quy định hiện hành.

Chương VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

Điều 20. Tổng cục Thủy sản

1. Quản lý nhà nước về giống thủy sản trong phạm vi cả nước. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến quản lý giống thủy sản.

2. Kiểm tra cơ sở sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu vào Việt Nam. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ chủ lực nhập khẩu hoặc ủy quyền cho cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương thực hiện.

3. Thẩm định hồ sơ đăng ký, đánh giá và công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm giống thủy sản và hồ sơ đăng ký, đánh giá, công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản theo quy định.

4. Kiểm tra về điều kiện của cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực (khi tổ chức cá nhân thông báo về việc sản xuất giống thủy sản bố mẹ chủ lực) hoặc ủy quyền cho cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương thực hiện.

5. Kiểm tra, thanh tra về giống thủy sản trong phạm vi cả nước; kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương trong việc quản lý giống thủy sản.

6. Tổng hợp và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống thủy sản được phép sản xuất kinh doanh.

7. Tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này.

Điều 21. Cục Thú y

1. Chỉ đạo cơ quan quản lý thú y địa phương phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát về chất lượng giống thủy sản.

2. Phối hợp với Tổng cục Thủy sản trong công tác quản lý giống thủy sản theo các quy định tại Thông tư này.

Điều 22. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Quản lý nhà nước về giống thủy sản theo Thông tư này trên địa bàn quản lý.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan trực thuộc trong công tác quản lý giống thủy sản trên địa bàn quản lý.

3. Chỉ đạo cơ quan quản lý thú y thủy sản và cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản thực hiện kiểm tra, kiểm soát về giống thủy sản tại cùng thời điểm, tránh phiền hà đến doanh nghiệp.

4. Tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh về Tổng cục Thủy sản định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc khi có yêu cầu và sau các đợt thanh tra, kiểm tra về giống thủy sản.

Điều 23. Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương

1. Tổ chức thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh, ương, dưỡng giống thủy sản; kiểm tra chất lượng giống thủy sản trên địa bàn quản lý theo quy định.

2. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu (trừ giống thủy sản bố mẹ chủ lực).

3. Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh, ương, dưỡng giống thủy sản; cơ quan quản lý thú y thủy sản phối hợp thực hiện tại cùng thời điểm.

4. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định hiện hành.

5. Hàng năm tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về giống thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống thủy sản.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục Thủy sản ủy quyền.

7. Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh về Tổng cục Thủy sản định kỳ hàng quý, 6 tháng, 01 năm hoặc khi có yêu cầu; sau khi kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu và sau các đợt thanh tra, kiểm tra về giống thủy sản.

Điều 24. Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản

1. Xây dựng đề cương và thực hiện khảo nghiệm theo đúng đề cương được duyệt.

2. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân có giống thủy sản khảo nghiệm thực hiện các nội dung trong Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

3. Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm; có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ tối thiểu 05 năm.

4. Trường hợp kết quả không chính xác, gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và người nuôi trồng thủy sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường chi phí khảo nghiệm cho tổ chức, cá nhân có giống thủy sản khảo nghiệm và bồi thường thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh và sử dụng giống thủy sản do khảo nghiệm sai gây ra.

Điều 25. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, ương, dưỡng, giống thủy sản

1. Thực hiện các quy định liên quan đến giống thủy sản theo Thông tư này.

2. Cung cấp tài liệu, hồ sơ có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan kiểm tra trong khi thực hiện nhiệm vụ.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về giống thủy sản do mình sản xuất kinh doanh, chỉ được đưa giống thủy sản đảm bảo chất lượng ra lưu thông.

4. Nộp phí, lệ phí theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

5. Có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin, các quy định, mẫu biểu liên quan đến giống thủy sản theo quy định của pháp luật.

Chương VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 26. Quy định chuyển tiếp

Trong thi hn 02 (hai) năm, kt ny Thông tưy có hiệu lực, các cơ quan có chc năng kho nghiệm đưc quy đnh ti Quyết đnh s18/2002/QÐ-BTS ngày 03 tháng 6 năm 2002 vvic ban hành Quy chế kho nghim ging thy sn, thc ăn, thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh hc dùng trong nuôi trồng thy sản phi thc hiện đăng ký công nhận li theo quy định ca Thông tư này.

Điều 27. Điều khoản thi hành 2

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2013.

2. Thông tư này thay thế những nội dung liên quan đến khảo nghiệm giống thủy sản tại Quyết định số 18/2002/QĐ-BTS ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành quy chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản và thay thế Khoản 3 mục III Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

Điều 28. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc hoặc phát hiện những vấn đề mới phát sinh, kịp thời báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản) để xem xét, sửa đổi bổ sung./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN GHI NHÃN GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đi vi giống thủy sản có bao bì cha đựng khi lưu tng phải đưc ghi nhãn vi ni dung như sau:

a) Tên giống thủy sản (kèm theo tên khoa học);

b) Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất;

c) Số lượng giống thủy sản;

d) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (kích cỡ, màu sắc, chỉ tiêu về bệnh, ngày tuổi);

đ) Số công bố Tiêu chuẩn cơ sở;

e) Ngày sản xuất;

f) Hướng dẫn vận chuyển, hướng dẫn sử dụng (nếu cần).

2. Đối với giống thủy sản không có bao bì chứa đựng khi lưu thông phải có Bản kê khai chỉ tiêu chất lượng giống và được xác nhận của chủ cơ sở, có đầy đủ các nội dung như sau:

a) Tên và địa chỉ, số điện thoại, số Fax của cơ sở sản xuất.

b) Tên giống thủy sản (tên tiếng Việt và tên khoa học):

c) Nguồn gốc của giống:

d) Số lượng giống thủy sản:

e) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (kích cỡ, màu sắc, chỉ tiêu về bệnh, ngày tuổi):

f) Số công bố Tiêu chuẩn cơ sở:

g) Ngày sản xuất:

h) Thời gian vận chuyển:

Cơ sở cam kết những nội dung kê khai trên là đúng sự thật.

 

 

...., ngày.... tháng... năm....
Chủ cơ s
(Ký, ghi rõ htên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG GHI CHÉP HỒ SƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

A. NỘI DUNG GHI CHÉP TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG

I. Ghi chép về sử dụng giống thủy sản bố mẹ

1. Thời gian nhp ging thủy sản bmẹ;

2. Có đưc kiểm dịch hay không kiểm dịch, kết qukiểm dịch;

3. Ngun gc giống thy sản bmẹ;

4. Thời gian tuyển chọn đưa vào nuôi vỗ;

5. Số lưng cá ththam gia sinh sn; đc, cái;

6. Khối lưng;

7. Một số yếu tố môi trường (Oxy, pH, To, S 0/00,...);

8. Tình hình sc khe;

9. Kết qukiểm tra bnh;

10. Phòng bnh và biện pháp x lý bnh nếu có;

11. Tham gia sinh sn ln thmy? Ny cho sinh sn.

12. Sử dng thc ăn ca công ty.... (tên, loi s lưng, thi gian sdụng);

13. Hóa cht xlý hãng sản xut....... (tên, loi, s lưng, thi gian s dng);

14. Thuc (tên, loi, sợng, thi gian sdng).

II. Quá trình sản xuất từng lô

1. Thời gian;

2. Tlđẻ;

3. Tlnở, mật đương;

4. Số lưng giống sn xuất đưc;

5. Phòng bnh và biện pháp x lý bnh nếu có;

6. Tình trng sc khe ca con giống trưc khi xuất bán;

7. Sử dng thc ăn:...... (tên, loại slưng, thi gian s dụng);

8. Hóa cht xlý ca công ty:.......... (tên, loại s lưng, thời gian s dng);

9. Ny xuất n;

10. Đa chkhách hàng mua ging.

B. NỘI DUNG GHI CHÉP TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG, DƯỠNG GIỐNG

1. Quá trình ương, dưng từng lô giống, ngun gc;

2. Chng tmua ấu trùng, ging;

3. Số lưng, kích c;

4. Một số yếu tố môi trường nuôi (Oxy, pH, To, S 0/00,...);

5. Din tích từng ao ương hoặc thtích bương;

6. Sử dụng thc ăn, thuốc, a cht (tên, loại s lưng, thi gian s dụng);

7. Tình nh bnh dch và các bin pháp xlý nếu có;

8. Thi gian ương nuôi, slưng ging đạt đưc, tlsống;

9. Đa chvà s lưng giống xut bán cho khách hàng.

 

PHỤ LỤC 3

MẪU GIẤY THÔNG BÁO VỀ VIỆC SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN BỐ MẸ CHỦ LỰC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN CƠ SỞ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:................
V/v: sn xut ging thủy sản bmẹ ch lc

 

 

Kính gửi: Tổng cc Thủy sản

Căn cứ vào quy định điều kiện về sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực, nhận thấy Cơ sở chúng tôi đã đáp ứng các điều kiện, Chúng tôi thông báo về việc sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực, cụ thể như sau:

1. Tên cơ sở: .........................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư số: ....................

Địa chỉ:..................................................................................................................

Điện thoại:.....................; Fax:..........................; Email: .......................................

2. Tên giống thủy sản (kèm tên khoa học):

3. Nguồn gốc, xuất xứ của giống: (nêu rõ giống thủy sản thuộc đề tài nào, chương trình chọn giống nào hoặc kết quả khảo nghiệm.... hoặc nhập khẩu từ đâu,... kèm theo các văn bản, hồ sơ chứng minh).

4. Địa điểm sản xuất:

5. Thời gian dự kiến sản xuất:

6. Nhân viên kỹ thuật:

Công ty cam kết thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến giống thủy sản.

 

 

..........., ngày...... tháng...... năm........
CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ htên, đóng du)

 

PHỤ LỤC 4

MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GIỐNG THỦY SẢN BỐ MẸ CHỦ LỰC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Các bnh phải kim tra xét nghim trưc khi cho sinh sản

TT

Tên giống thủy sản

Tên bệnh

1

Tôm thẻ chân trắng

- Bệnh đốm trắng/White Spot Disease (WSD);

- Hội chứng Taura/Taura Syndrome (TS);

- Bệnh đầu vàng/Yellow Head Disease (YHD/GAD).

2

Tôm sú

- Bệnh đốm trắng/White Spot Disease (WSD);

- Bệnh đầu vàng/Yellow Head Disease (YHD/GAD).

3

Cá tra

- Bệnh đốm trắng nội tạng (bệnh gan thận mủ ) ở cá da trơn/Enteric Septicaemia of Catfish (ESC)

2. Một số yêu cầu kỹ thuật đối vi ging thy sản bố mẹ chủ lực

TT

Tên giống thủy sản

Số cho sinh sản

Thi gian

Khối lưng/ Kích cỡ

Chỉ tiêu khác

13

Tôm thẻ chân trắng

-

Sử dụng không quá 04 tháng kể từ ngày nhập về cơ sở

- Tôm cái không dưới 45 gram/ cá thể;

- Tôm đực không dưới 40 gram/ cá thể

- Cơ thể nguyên vẹn, cân đối, vỏ không thô ráp hoặc dập nứt.

- Râu dài 1,5 - 2,0 lần chiều dài thân, đầy đủ các phần phụ bộ

 

2

Tôm sú

Tôm sú mẹ cho sinh sản tối đa không quá 3 lần/ vòng đời

-

- Tôm cái không dưới 150 gram/ cá thể.

- Tôm đực không dưới 120 gram/ cá thể

Không dị hình; râu A2 không bị mòn, không ngắn hơn chiều dài toàn thân; bộ phận sinh dục ngoài hoàn chỉnh

3

Cá tra

Cá cái cho sinh sản không quá 2 lần/năm

Cho sinh sản không quá 6 năm

-

Không dị hình

4

Cá rô phi

Cá cái cho sinh sản không quá 10 lần/năm

Cho sinh sản không quá 2 năm

-

Không dị hình

 

PHỤ LỤC 5

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

Kính gửi: Tổng cc Thủy sản - Bng nghip và Phát trin nông thôn

1. Tên cơ s:

- Đa ch:

- Điện thoi:                                    Fax:                                  E-mail:

- H tên, chc danh chcơ sở :

- Hình thc đnghcông nhận

+ Công nhận mới:

+ Công nhận li:

3. Lĩnh vc đnghcông nhn: Kho nghim giống thủy sn.

4. Hồ sơ đính kèm:

Chúng tôi cam kết thực hin quy đnh vkhảo nghiệm giống thủy sn và các quy đnh kc có liên quan đến giống thủy sn.

 

 

......, ngày... tng... năm 20...
Thủ trưng đơn v
(Ký tên, đóng du và ghi rõ hn)

 

PHỤ LỤC 6

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

1. Cơ skho nghim:

Tên cơ s:

Tên chủ cơ s:

Đa ch:

Điện thoi:                                   Fax:                                         Email:

2. Vtrí, đa điểm thc hiện khảo nghiệm giống thủy sản

 

 

3. Cơ s, htng và trang thiết bphc vkhảo nghiệm

 

 

4. Nhân lc kthut cho hoạt đng kho nghiệm

 

 

5. Điu kiện kinh tế, xã hội khu vc xung quanh cơ skho nghiệm

 

 

6. Điu kiện an ninh trật tkhu vc xung quanh cơ skhảo nghim.

 

 

 

..............., ngày.... tháng.... năm 20....
Đại diện cho cơ sở khảo nghiệm
(Ký ghi rõ h tên, đóng du)

 

PHỤ LỤC 7

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

Kính gửi: Tổng cc Thủy sản - Bng nghip và PTNT

Tên cơ s:..............................................................................................................

Giấy chng nhn đăng ký kinh doanh (Đu tư) s:..............................................

Đa ch:..................................................................................................................

Điện thoi:.....................; Fax:..........................; Email: .......................................

ĐnghTng cc Thy sản cho phép kho nghiệm giống....... Cụ thnhư sau:

1. Tên cơ sđăng ký khảo nghim:

2. Tên ging thy sản (kèm n khoa hc) đăng ký kho nghim:

3. Nguồn gc ca giống:

4. Đa điểm thc hiện kho nghim:

5. Thi gian d kiến khảo nghim:

6. Cơ sthc hin khảo nghim:

7. H sơ đính kèm:

Công ty cam kết thc hin theo đúng các quy định hin hành ca pháp lut liên quan đến giống thủy sn.

 

 

..........., ngày...... tháng...... năm........
CHỦ CƠ SỞ
(Ký ghi rõ h tên, đóng du)

 

PHỤ LỤC 8

MẪU ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên dự án khảo nghiệm

2. Cơ sở thực hiện khảo nghiệm

- Tên cơ sở:...........................................................................................................

- Tên ngưi đi din:.............................................................................................

- Đa chỉ:...............................................................................................................

- Số đin thoi:.............................................. Số Fax:...........................................

3. Cơ sở yêu cầu khảo nghiệm

- Tên cơ sở:...........................................................................................................

- Tên ngưi đi din:.............................................................................................

- Đa chỉ:...............................................................................................................

- Số đin thoi:...................................... Số Fax:...................................................

4. Tên, đa chỉ của đơn vgm t (bao gm cả s điện thoi, fax)

5. Đối tượng khảo nghiệm

5.1. Tên giống thủy sản khảo nghiệm (vị trí phân loại, tên khoa học)

5.2. Giai đoạn phát triển của đối tượng khảo nghiệm (đối tượng thủy sản và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống; giống cụ kỵ, giống ông bà, giống bố mẹ).

5.3. Xuất xứ (tên quốc gia/vùng lãnh thổ sản xuất ra đối tượng khảo nghiệm).

5.4. Khái quát về đặc điểm sinh học, tập tính sống, tính ăn, mùa vụ sinh sản, vùng phân bố.

5.5. Hướng dẫn quy trình sản xuất (theo nhà sản xuất).

5.6. Các tài liệu liên quan đến đối tượng khảo nghiệm (các thông tin về đặc điểm về dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản, các bệnh thường gặp và phương pháp phòng, trị bệnh; quy trình sản xuất, về giá trị kinh tế và các tài liệu khác liên quan đến đối tượng khảo nghiệm cần được đưa vào phần Phụ lục đề cương).

6. Cơ sở sản xuất đối tượng khảo nghiệm (nhà sản xuất)

6.1. Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất (bao gồm cả số điện thoại, fax, email, website nếu có).

6.2. Thông tin cơ bản về cơ sở sản xuất (có thể đưa thông tin chi tiết vào phần Phụ lục đề cương để làm rõ vị thế/uy tín của nhà sản xuất và có thể để cơ quan quản lý tra cứu).

7. Sự cần thiết phải khảo nghiệm

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

1. Mục đích khảo nghiệm

2. Nội dung khảo nghiệm

2.1. Đối với giống nhập nội để nuôi thương phẩm:

Nội dung khảo nghiệm từ giai đoạn giống được nhập lên cỡ thương phẩm.

2.2. Đối với giống nhập nội để sản xuất giống nhân tạo:

Nội dung khảo nghiệm từ giai đoạn giống lên bố mẹ, cho đẻ lần đầu và ương từ bột/ấu trùng lên cỡ giống.

2.3. Đối với giống mới được tạo ra lần đầu trong nước nhờ ứng dụng các công nghệ di truyền và chọn giống:

Nội dung khảo nghiệm từ bột lên cỡ bố mẹ, cho đẻ

2.4. Các nội dung, chỉ tiêu theo dõi, đánh giá

Đặc điểm dinh dưỡng, tốc độ sinh trưởng (chiều dài, khối lượng), tỷ lệ sống. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản (tuổi, cỡ thành thục, mùa vụ sinh sản, sức sinh sản), kỹ thuật sinh sản nhân tạo, kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm; Những bệnh thường gặp trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Theo dõi mức độ nhiễm và phát sinh bệnh (do ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, bệnh do môi trường...); tập tính ăn, tính cạnh tranh thức ăn giữa giống mới với các đối tượng nuôi gần gũi khác (có họ hàng gần với đối tượng khảo nghiệm, như trong cùng một giống, cùng một họ,...) và so sánh hiệu quả kinh tế giữa giống mới với các đối tượng gần gũi khác đang nuôi trong nước.

Trường hợp đối tượng khảo nghiệm là loài xa lạ với các loài bản địa: cần đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và rủi ro có thể có của việc nhập, sản xuất giống mới được khảo nghiệm.

3. Đa điểm kho nghiệm (ghi rõ đa ch, sđiện thoi)

4. Thời gian khảo nghiệm:

4.1. Đối với giống nhập nội để nuôi thương phẩm:

Thời gian khảo nghiệm trọn 01 chu kỳ từ cỡ giống đến thương phẩm.

4.2. Đối với giống nhập nội để sản xuất giống nhân tạo:

Thời gian khảo nghiệm trọn 01 chu kỳ (từ giai đoạn giống được nhập khẩu lên bố mẹ, cho đẻ lần đầu và ương ấu trùng lên cỡ giống).

4.3. Đối với giống mới được tạo ra lần đầu trong nước nhờ ứng dụng các công nghệ di truyền, lai, chọn giống:

Thời gian khảo nghiệm từ cỡ bột (giống nhỏ) lên cỡ bố mẹ, cho đẻ - tiến hành lặp lại ít nhất 02 chu kỳ nuôi.

5. Phương pháp thực hiện

5.1. Bố trí khảo nghiệm

- Sơ đồ bố trí khảo nghiệm

+ Bố trí khảo nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi của giống thủy sản được khảo nghiệm (đối với thủy sản ở giai đoạn ấu trùng, giai đoạn giống: sử dụng bể xi măng, bể kính, bồn composite, ao,....; đối với giống thủy sản khảo nghiệm ở giai đoạn nuôi thương phẩm hoặc nuôi lên bố mẹ: sử dụng lồng bè, ao, đầm có điều kiện tương tự như nuôi thương phẩm hoặc nuôi lên bố mẹ thông thường).

+ Quy mô khảo nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi đủ để đánh giá chất lượng giống thủy sản được khảo nghiệm.

+ Số lần lặp lại: ít nhất 3 lần.

- Phương pháp quản lý, cho ăn, chăm sóc động vật thủy sản nuôi khảo nghiệm.

5.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu:

Phương pháp và tần suất thu mẫu, phương pháp xác định cần đánh giá và các chỉ tiêu cần theo dõi, công thức tính toán.

5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

6. Phương pháp phân tích sơ bộ hiệu qu(vkinh tế, môi trưng)

7. Dự kiến số lượng giống thủy sản (tinh, phôi, trứng, giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống,...) cần sử dụng để khảo nghiệm.

III. TIN ĐỘ KHẢO NGHIỆM

IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ KHO NGHIM

V. NHÂN LỰC THC HIỆN KHẢO NGHIỆM

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ YÊU CẦU KHẢO NGHIỆM
(Ký, ghi rõ htên, đóng du)

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM
(Ký, ghi rõ htên, đóng du)

 

TỔNG CỤC THỦY SẢN PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG (*)
Hà Nội, ngày..... tháng.... năm....
TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ htên, đóng du)

(*): Sau khi Hội đồng khoa học đánh giá Đề cương đạt yêu cầu, Tng cục Thủy sản phê duyệt đề cương và Đề cương đưc du giáp lai theo quy định.

 

PHỤ LỤC 9

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

Kính gửi: Tổng cc Thủy sản

Tên cơ sở:..............................................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

Điện thoại:........................; Fax:...............................; Email:................................

Đề nghị Tổng cục Thủy sản đánh giá và công nhận kết quả khảo nghiệm giống....... Cụ thể như sau:

1. Tên đơn vị đăng ký:

2. Tên giống thủy sản (kèm tên khoa học) khảo nghiệm:

3. Nguồn gốc của giống:

4. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm:

5. Địa điểm thực hiện khảo nghiệm:

6. Thời gian khảo nghiệm:

7. Hồ sơ đính kèm gồm:

Trân trọng cảm ơn.

 

 

......., ngày.... tháng..... năm......
CHỦ CƠ SỞ
(Ký ghi rõ h tên, đóng du)

 

PHỤ LỤC 10

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

Tên kho nghim:.........................................................................................................

1. Cơ sở có sản phẩm khảo nghiệm

- Tên cơ sở:.....................................................................................................................

- Địa chỉ:.........................................................................................................................

- Số điện thoại:................................................ Số Fax:..................................................

2. Cơ sở thực hiện khảo nghiệm.

- Tên cơ sở:.....................................................................................................................

- Địa chỉ:.........................................................................................................................

- Số điện thoại:................................................ Số Fax:..................................................

3. Thông tin về sản phẩm yêu cầu khảo nghiệm

3.1. Tên sản phẩm (kèm theo tên khoa học).

3.2. Nơi sản xuất, Cơ sở sản xuất.

3.3. Mục đích khảo nghiệm:

4. Nội dung yêu cầu khảo nghiệm:

5. Địa điểm khảo nghiệm:

6. Thời gian khảo nghiệm:

7. Phương pháp thực hiện khảo nghiệm (theo đề cương khảo nghiệm và các điều chỉnh nếu có)

8. Kết quả khảo nghiệm:

8.1. Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm về các chỉ tiêu môi trường, bệnh, chất lượng,...

8.2. Đánh giá kết quả khảo nghiệm:

+ Khả năng sử dụng các loại thức ăn;

+ Tốc độ sinh trưởng vật nuôi khảo nghiệm;

+ Tỷ lệ sống, tình trạng sức khỏe giống thủy sản trong các giai đoạn phát triển;

+ Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR);

+ Tính sinh sản của đối tượng khảo nghiệm;

+ Chất lượng sản phẩm nuôi khảo nghiệm;

+ Tác động tới môi trường nuôi thủy sản;

+ Tác động đến giống bản địa;

+ Hiệu quả kinh tế (nếu có);

8.3. Biểu bảng thống kê ghi nhận kết quả khảo nghiệm.

9. Nội dung chính trong từng biên bản giám sát khảo nghiệm.

10. Đánh giá kết quả khảo nghiệm.

11. Kết luận và kiến nghị.

 

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ KHẢO NGHIỆM
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

..................., ngày.... tháng.... năm......
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ CÓ SẢN PHẨM KHẢO NGHIỆM
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 11

MẪU QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN GIỐNG THỦY SẢN MỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:....../QĐ-TCTS-NTTS

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 20...

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG NHẬN GIỐNG THỦY SẢN MỚI

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỦY SẢN

Căn cứ Quyết định số 05/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản;

Căn cứ Pháp Lệnh giống vật nuôi năm 2004;

Căn cứ Thông tư số.........../2013/TT-BNNPTNT ngày..... tháng..... năm.... của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản;

Theo đề nghị của............,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhn ging................ là ging thủy sản mới.

Điều 2. Công ty................ đưc phép sn xuất kinh doanh giống....... theo đúng các quy định hin hành.

...............................................................................................................................

Điều 3. Quyết đnh y có hiu lc kt ny ký ban nh.

Điu 4. Chánh Văn phòng Tổng cc Thy sn, Vtrưởng VNi trồng thủy sn, Giám đốc Trung m Kho nghim, kiểm nghim, kiểm định nuôi trng thủy sn, ng ty... và các đơn vcó liên quan chu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Website TCTS;
- Lưu: VT, NTTS.

TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ htên, đóng du)

 

PHỤ LỤC 12

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

Kính gửi:.........................................................

Tên doanh nghip:................................................................................................

n ngưi đi din:...............................................................................................

Đa chỉ:..................................................................................................................

Số ĐT:............................................... Fax:............................................................

Đnghkiểm tra chất lưng:

1. Tên ging thủy sản (m theo tên khoa học):...................................................

2. Số lưng:............................................ Khối lưng:..........................................

3. Tuổi:.......................................... Đ thun chng.............................................

4. Tlđc cái................ Đ thành thc.......................... (đối vi giống bmẹ)

5. Tên cơ ssn xut hàng hóa:............................................................................

6. Nưc sản xut:..................................................................................................

7. Nơi xuất hàng:...................................................................................................

8. Nơi nhận hàng:..................................................................................................

9. Thời gian đăng ký thực hin kiểm tra:..............................................................

10. Đa điểm đăng ký thực hin kiểm tra:.............................................................

11. Tài liu, hsơ m theo giấy đnghkim tra này gồm:

a)...........................................................................................................................

b)...........................................................................................................................

12. Thông tin liên h:...................................... SĐT...........................................

Ghi chú: Sau khi đưc cơ quan kiểm tra đóng dấu xác nhn việc đăng ký kiểm tra, Giy này có giá trđlàm thtc hải quan, tạm thi đưc phép đưa hàng hóa về nơi đăng ký đkim tra cht lưng (nơi ni cách ly kiểm dch) theo quy đnh. Kết thúc việc kiểm tra cht lượng, cơ sphi np Thông báo kết qukiểm tra cho cơ quan Hi quan đhn tt thtc./.

 

.............., ngày... tháng... năm...
CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ htên, đóng du)

.............., ngày... tháng... năm...
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ htên, đóng du)

 

PHỤ LỤC 13

MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

 

quan thông báo:...............................................................................................

Đa chỉ:..................................................................................................................

Điện thoi:.................................................... Fax:.................................................

THÔNG BÁO
KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

Số: ………/TCTS- (*)

Bên bán hàng:

 

Đa ch, Đin thoi, Fax:

 

Tên cơ ssn xut:

Nơi xut hàng:

Bên mua hàng

 

Đa ch

Điện thoi, Fax:

Nơi nhn hàng

Tên hàng hóa:

 

Mã slô hàng:

 

Số lưng:

 

Khi lưng:

Mô tả hàng hóa

Căn cứ Hsơ đăng ký, kết qukiểm tra và kết quxét nghim........

(Cơ quan kiểm tra xác nhn)

Lô hàng Đạt/Không đạt chất lượng(**)

 

 

 

 

 

Nơi nhận:
- Cơ sở đăng ký kim tra;
- Cơ quan quản lý địa phương;
- ..........;
- Lưu: VT, NTTS.

..................., ngày.......
Đi diện cơ quan kiểm tra
(Ký ghi rõ h tên, đóng du)

Ghi chú:

(*): Đơn vđưc Tng cc Thủy sn ủy quyn ghi Stheo ch tương ng đqun lý;

(**): Ghi rõ Đạt hoặc Không đạt.

 

 


1 Thông tư số 11/2014/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 về quản lý giống thủy sản, có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2003;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007; Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 về quản lý giống thủy sản”.

2 Điều 2 Thông tư số 11/2014/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 về quản lý giống thủy sản, có hiệu lực từ ngày 14 tháng 5 năm 2014 quy định như sau:

“Điều 2. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 5 năm 2014”

3 Thời gian quy đnh ti mục này đưc sa đổi theo quy đnh ti Điu 1 Thông tư số 11/2014/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghip và Phát trin nông thôn sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Btrưng BNông nghip và Phát trin nông thôn, có hiu lực thi hành kể tngày 14/5/2014.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản tiếng Anh đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất