Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT 2018 sửa đổi bổ sung Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 54/2011/TT-BNNPTNT
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTN
Số hiệu: | 06/VBHN-BNNPTN |
Ngày ký xác thực: | 13/06/2018 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Cơ quan hợp nhất: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Hà Công Tuấn |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTN
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 06/VBHN-BNNPTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2018 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 16/2011/TT-BNNPTNT NGÀY 01 THÁNG 04 NĂM 2011 VÀ THÔNG TƯ SỐ 54/2011/TT-BNNPTNT NGÀY 03 THÁNG 8 NĂM 2011
Thông tư số 52/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 và Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011, có hiệu lực kể từ ngày 07/12/2012, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007; Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 04 năm 2011 và Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011.[1]
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Khoản 2 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. So sánh liên phòng: là việc đánh giá chất lượng kết quả thử nghiệm giữa hai hay nhiều phòng thử nghiệm do đơn vị độc lập tổ chức bằng cách so sánh kết quả phân tích trên các mẫu đồng nhất với giá trị chung của tập hợp các kết quả có được từ các phòng thử nghiệm tham gia thử nghiệm thành thạo".
2. Bổ sung khoản 5 Điều 2 như sau:
"5. Thử nghiệm thành thạo: Việc thực hiện các phép thử trên cùng một mẫu bởi hai hay nhiều phòng thử nghiệm theo các điều kiện định trước nhằm đánh giá khả năng thực hiện phép thử đó của phòng thử nghiệm".
3.[2] (Được bãi bỏ)
4. Bổ sung khoản 4 Điều 6 như sau:
"4. Đánh giá định kỳ, áp dụng cho các phòng thử nghiệm đã được chỉ định".
5. Bổ sung điểm d, khoản 1 Điều 9 như sau:
"d) Đánh giá định kỳ.”
6. Bổ sung điểm g, khoản 1 Điều 10 như sau:
"g) Số lượng hồ sơ đối với phòng thử nghiệm đăng ký đánh giá chỉ định 01 (một) lĩnh vực: 05 (năm) bộ; đối với phòng thử nghiệm đa lĩnh vực: 07 (bảy) bộ".
7. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Quyết định thành lập đoàn đánh giá phải nêu rõ phạm vi, nội dung đánh giá, danh sách và phân công trách nhiệm của từng thành viên. "
8. Bổ sung khoản 3 Điều 12 như sau:
"3. Thành phần đoàn đánh giá
a) Đối với phòng thử nghiệm đề nghị chỉ định 01 (một lĩnh vực): Đoàn đánh giá có 3 - 5 thành viên gồm đại diện của Cục/tổng cục theo lĩnh vực chỉ định và các chuyên gia đánh giá có kinh nghiệm.
b) Đối với phòng thử nghiệm của các Cục/tổng cục có phòng thử nghiệm: Đoàn đánh giá có 3 - 5 thành viên gồm đại diện của Cục/tổng cục, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các chuyên gia đánh giá có kinh nghiệm;
c) Đối với phòng thử nghiệm đa ngành (từ 02 lĩnh vực trở lên): Đoàn đánh giá có 5 - 7 thành viên gồm đại diện của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục/Tổng cục thuộc lĩnh vực có liên quan và các chuyên gia đánh giá có kinh nghiệm".
9. Khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Trường hợp Phòng thử nghiệm đề nghị chỉ định đáp ứng các quy định nêu tại Điều 5, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều 3 báo cáo kết quả đánh giá về Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) đề nghị cấp mã số Phòng thử nghiệm. Khi nhận được văn bản yêu cầu, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp mã số Phòng thử nghiệm bằng văn bản. Trong thời gian năm (05) ngày làm việc sau khi nhận được mã số Phòng thử nghiệm, Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều 3 ban hành quyết định chỉ định và thông báo kết quả về Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường); Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại khoản 10 Điều 3 trình Bộ ban hành quyết định chỉ định".
10. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 21: Kiểm tra, giám sát
1. Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại Điều 3 chịu trách nhiệm đánh giá định kỳ phòng thử nghiệm sau chỉ định (01) một lần/năm và đánh giá đột xuất khi có yêu cầu.
2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì thành lập đoàn đánh giá định kỳ hàng năm đối với các phòng thử nghiệm đa ngành và phòng thử nghiệm do nhiều đơn vị thuộc Bộ đánh giá và chỉ định. Thành phần đoàn đánh giá định kỳ hàng năm gồm đại diện của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Pháp chế và các Cục/Tổng cục có liên quan".
11. Khoản 2 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Định kỳ hàng quý Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố danh sách các phòng thử nghiệm kèm theo các phép thử đã được chỉ định trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn"
12. Khoản 9 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“9. Nộp phí đánh giá chỉ định và đánh giá định kỳ theo quy định”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu năng lực phòng thử nghiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm Nông lâm thủy sản và muối
1. Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Phòng thử nghiệm hoặc tổ chức có phòng thử nghiệm trực thuộc, phải có tư cách pháp nhân, đã đăng ký lĩnh vực hoạt động kiểm nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp hoặc quyết định giao nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền".
2. Điểm a khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"a) Phòng thử nghiệm phải lựa chọn nhà cung cấp chương trình thử nghiệm thành thạo/so sánh liên phòng (TNTT/SSLP) có khả năng đáp ứng phù hợp về đối tượng, chỉ tiêu phân tích và tham gia định kỳ với tần suất ít nhất 3 năm /lần/chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu, trong đó:
- Phòng thử nghiệm tham gia chương trình TNTT/SSLP phải đáp ứng các yêu cầu các chương trình TNTT/SSLP do cơ quan đánh giá, chỉ định tổ chức hoặc làm đầu mối; do các tổ chức quốc tế và khu vực tổ chức; do các nhà cung cấp/tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17043 Conformity assessment - General requirements for proficiency testing (Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với thử nghiệm thành thạo) hoặc tổ chức tương đương và phải có kết quả đạt yêu cầu;
- Phòng thử nghiệm phải lưu giữ các kết quả của tất cả các chương trình TNTT/SSLP đã tham gia. Hồ sơ này là một phần được xem xét trong các cuộc đánh giá của Cơ quan đánh giá, chỉ định".
Điều 3. Hiệu lực thi hành[3]
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 07 tháng 12 năm 2012.
2. Bãi bỏ Điều 21 Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
-----------------
[1] Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (viết tắt là Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
[2] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
[3] Các Điều 18, 19 của Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017 quy định như sau:
“Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 7 năm 2017.
2. Những quy định về nhiệm vụ của Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Phòng, chống thiên tai được quy định tại Điều 2, Điều 5, Điều 6, Điều 9 của Thông tư này có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với hiệu lực của Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Phòng, chống thiên tai.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây