Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-1:2001 ISO 4254-1:1989 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-1:2001

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-1:2001 ISO 4254-1:1989 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp - Các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn - Phần 1: Quy định chung
Số hiệu:TCVN 6818-1:2001Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:28/12/2001Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-1:2001

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6818-1:2001

(ISO 4254-1: 1989)

MÁY KÉO VÀ MÁY DÙNG TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẢM BẢO AN TOÀN

PHẦN 1- QUY ĐỊNH CHUNG

Tractors and machinery for agriculture and forestry

Technical means for ensuring safety - Part 1 General

Part 1: General

 

TCVN 6818-1: 2001 thay thế cho TCVN 5662: 1992.

TCVN 6818-1: 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 4254-1: 1989.

TCVN 6818-1: 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông-lâm nghiệp biên soạn. Tổng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

TCVN 6818-1:2001 đưa ra những hướng dẫn liên quan đến việc phòng ngừa tai nạn phát sinh trong khi sử dụng máy kéo và máy nông lâm nghiệp. Tiêu chuẩn cũng quy định những phương tiện kỹ thuật nhằm cải thiện mức độ an toàn cho người vận hành và những người khác liên quan trong quá trình hoạt động bình thường, bảo dưỡng và sử dụng máy.

TCVN 6818-1:2001 cũng đưa ra những hướng dẫn chung cần phải đáp ứng khi thiết kế máy kéo và máy nông lâm nghiệp.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 500:1979 Máy kéo nông nghiệp - Trục trích công suất và thanh kéo - Đặc tính kỹ thuật.

ISO 3600:1981 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp - Sổ tay người vận hành và các tài liệu kỹ thuật - Giới thiệu.

ISO 3767-1:1982 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị đồng cỏ và làm vườn có động cơ - Ký hiệu đối với các bộ phận điều khiển và các biểu thị khác - Phần 1: Các ký hiệu chung.

ISO 3767-2:1982 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị đồng cỏ và làm vườn có động cơ - Ký hiệu đối với các bộ phận điều khiển và các biểu thị khác - Phần 2: Ký hiệu cho máy kéo và máy nông lâm nghiệp.

ISO 3767-3:1988 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị đồng cỏ và làm vườn có động cơ - Ký hiệu đối với các bộ phận điều khiển và các biểu thị khác - Phần 3: Ký hiệu cho thiết bị đồng cỏ và làm vườn.

ISO 3767-4 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị đồng cỏ và làm vườn có động cơ - Ký hiệu đối với các bộ phận điều khiển và các biểu thị khác - Phần 4: Ký hiệu cho máy móc lâm nghiệp.

ISO/TR 3778:1987 Máy kéo nông nghiệp - Lực tác dụng cực đại cần thiết để thao tác các bộ phận điều khiển

ISO 3789-1:1982 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị đồng cỏ và làm vườn có động cơ - Cách bố trí và phương pháp sử dụng các bộ phận điều khiển - Phần 1: Các bộ phận điều khiển chung.

ISO 3789-2:1982 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị đồng cỏ và làm vườn có động cơ - Cách bố trí và phương pháp sử dụng các bộ phận điều khiển - Phần 2: Các bộ phận điều khiển trên máy kéo và máy móc nông nghiệp.

ISO 3789-3:1982 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị đồng cỏ và làm vườn có động cơ - Cách bố trí và phương pháp sử dụng các bộ phận điều khiển - Phần 3: Các bộ phận điều khiển trên thiết bị đồng cỏ và làm vườn.

ISO 3864:1984 Màu sắc an toàn và các dấu hiệu an toàn

ISO 5673:1980 Máy kéo nông nghiệp - Trục trích công suất cho máymóc và công cụ.

ISO 5674:1982 Máy kéo và máy móc dùng trong nông lâm nghiệp - Các kết cấu che chắn cho trục trích công suất - Phương pháp thử.

ISO 5692:1979 Xe nông nghiệp - Các bộ phận nối kiểu cơ học trên xe được kéo - Vòng khuyên móc nối - Đặc tính kỹ thuật.

ISO 6489-1:1980 Xe nông nghiệp - Các bộ phận nối kiểu cơ học trên xe kéo - Phần 1: Loại móc kéo - Kích thước.

ISO 6489-2:1980 Xe nông nghiệp - Các bộ phận nối cơ học trên xe kéo - Phần 2: Móc chữ U - Kích thước.

ISO 6815:1983 Máy lâm nghiệp - Bộ phận móc nối - Kích thước.

3. Nguyên tắc bảo đảm an toàn

Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp phải được thiết kế và chế tạo sao cho các bộ phận máy không được gây nguy hiểm khi người vận hành sử dụng đúng.

Vận hành và bảo dưỡng máy phải theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. Yêu cầu này phải đáp ứng từ khâu thiết kế máy. Nếu không được, máy phải trang bị các phương tiện đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn, ví dụ có các che chắn hoặc bố trí an toàn đối với các bộ phận nguy hiểm. Các cụm chức năng cần thiết phải lộ ra ngoài để bảo đảm vận hành đúng, thì phải được che chắn, có tính đến tầm vươn dài lớn nhất cho phép khi cụm chức năng đó hoạt động. Trong trường hợp như vậy, trên máy phải có chỉ dẫn báo hiệu nguy hiểm (xem mục 8).

4. Các bộ phận chuyển động coi là nguy hiểm

Nói chung tất cả các bộ phận chuyển động đều coi là nguy hiểm; đặc biệt chú ý tới các bộ phận sau:

- Tất cả các trục (bao gồm các chỗ liên kết, đầu trục và trục khuỷu), puli, bánh đà, truyền động bánh răng (bao gồm cả các cơ cấu con lăn ma sát), dây cáp, đĩa xích, đai truyền, xích, ly hợp, các khớp nối và tất cả các dao cắt hoặc cánh của quạt;

- Các điểm cuốn vào của đai truyền, xích hoặc dây cáp;

- Các rãnh then, then, chốt và các vú mỡ .... nhô ra từ các bộ phận chuyển động;

- Các chỗ có thể xảy ra nguy hiểm như kẹp hoặc cắt;

- Các bánh xe tiếp đất hoặc xích cận kề với vị trí người vận hành (sàn đứng, ghế ngồi, giá để chân) và ghế ngồi của thợ phụ (nếu có).

5. Các loại che chắn

Có 3 loại che chắn được thiết kế để ngăn ngừa người vận hành hoặc quần áo của họ tiếp xúc với bộ phận chuyển động. Có thể phân loại thành:

a) che hoặc đậy;

b) bao kín;

c) che xung quanh;

Được mô tả trong điều 5.1 đến 5.3.

5.1. Che hoặc đậy

Các bộ phận bảo vệ được thiết kế và gá lắp sao cho bản thân chúng hoặc kết hợp với các bộ phận khác của máy có thể ngăn ngừa khỏi chạm tới bộ phận nguy hiểm từ một phía hoặc nhiều phía được che (xem hình1).

 

5.3. Che xung quanh

Bộ phận bảo vệ với những phương tiện như tay vịn, lưới bảo hiểm, khung chắn hoặc các kết cấu tương tự bảo đảm khoảng cách an toàn cần thiết để cho người sơ ý cũng không chạm phải bộ phận nguy hiểm.

6. Kết cấu của che chắn

Các che chắn phải đủ bền vững, phải chịu được tải trọng tĩnh thẳng góc 1200N, không bị nứt, xé hoặc hư hỏng vĩnh viễn.

Các bộ phận được thiết kế làm sàn đứng và bậc lên xuống đồng thời làm bộ phận che chắn phải bảo đảm yêu cầu về độ bền đối với sàn đứng và bậc lên xuống.

Bộ phận che chắn ở một vị trí nào đó đôi khi có thể dùng làm bậc lên xuống, cũng phải chịu được tải trọng 1200 N.

Các che chắn phải được bắt chắc chắn, không có những cạnh sắc, chịu được thời tiết và duy trì độ bền dưới nhiệt độ cao và thấp nhất liên quan đến mục đích sử dụng. Các che chắn được thiết kế sao cho khi sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng máy phải dễ dàng.

Các che chắn thường phải luôn luôn được gắn vào máy, và có thể mở ra được. Trong trường hợp được gắn vào máy ví dụ bằng bản lề, khớp trượt, khớp nối hoặc các liên kết khác thì phải có phương tiện thích hợp để giữ chúng ở trạng thái đóng. Các chi tiết hãm có ren, các chốt cài, chốt chẻ hoặc các chi tiết khác có thể tháo ra được bằng dụng cụ đồ nghề thông thường sẽ bảo đảm trạng thái “luôn luôn gắn” vào máy của các che chắn.

Trong một số tình huống cần thiết phải mở che chắn, thì phải thiết kế sao cho chuyển động của bộ phận nguy hiểm sẽ tự động dừng lại khi che chắn mở hoặc chúng chỉ mở được khi chuyển động của bộ phận nguy hiểm đã dừng lại. Có thể thực hiện bằng cách thiết kế cơ cấu an toàn cho các che chắn, bảo đảm bộ phận nguy hiểm sẽ dừng lại trước khi che chắn mở ra. Cần gắn một tấm bảng cảnh báo ở tất cả các chỗ được che chắn và ở mọi lỗ hở tại đó không có những cơ cấu an toàn như trên.

Các che chắn có thể là lưới hoặc ghi sắt được hàn chắc chắn. Kích thước của khe lưới cho phép phụ thuộc vào khoảng cách giữa che chắn và bộ phận chuyển động như nêu trong điều 7. Phải thiết kế che chắn sao cho lưới sắt không thể bị bóp méo khi sử dụng đúng trong trường hợp mà kích thước khe lưới và khoảng cách an toàn tương ứng vượt quá giới hạn ghi trong điều 7.

7. Khoảng cách an toàn

Có một số trường hợp trong đó những yêu cầu nêu trong điều 3 có thể được đáp ứng bằng cách bảo đảm khoảng cách an toàn từ bộ phận nguy hiểm như mô tả trong điều 5.3.

Có thể tránh được việc bảo vệ bằng khoảng cách an toàn (như quy định trong điều 7.1) nhờ tận dụng các bậc lên xuống, thang, hộp hoặc ghế... nhưng nguyên tắc chung về khoảng cách an toàn liên quan với điều 3, có thể chấp nhận được, miễn là các điều kiện trong điều 7.1 và 7.2 được đáp ứng nhằm bảo đảm không chạm tới các bộ phận nguy hiểm.

7.1. Khoảng cách an toàn từ bộ phận nguy hiểm

Khoảng cách an toàn dựa trên việc đo từ vị trí người vận hành, bảo dưỡng hoặc kiểm tra bộ phận nguy hiểm.

7.1.1. Tầm với tay lên cao

Khoảng cách an toàn cho tầm với tay lên cao là 2500mm đối với người đứng thẳng.

7.1.2. Tầm với qua phía dưới thanh chắn

Không quy định khoảng cách an toàn ở vị trí tay có thể với tới qua phía dưới thanh chắn an toàn, trừ phi độ hở khá nhỏ đủ cho ngón tay, bàn tay hoặc cánh tay lọt qua; khi đó áp dụng những yêu cầu nêu ra trong mục 7.1.6.

7.1.3. Tầm với qua thanh chắn

Các thanh chắn có độ cao không được thấp hơn 1000mm phía trên vị trí người làm việc.

Khoảng cách an toàn của tầm với tới phía bên cạnh hoặc phía dưới qua thanh chắn cao 1000mm hoặc lớn hơn phụ thuộc vào:

a) Khoảng cách từ mặt đất đến bộ phận nguy hiểm;

b) Độ cao của vật chắn;

c) Khoảng cách theo chiều ngang giữa bộ phận nguy hiểm và vật chắn.

Khi thiết kế thanh chắn, phải bảo đảm các kích thước ghi trong bảng 1(xem hình 3).

7.1.4. Tầm với tới xung quanh

Bảng 2 trình bày khoảng vươn dài của tầm với có thể đạt tới xung quanh các thanh chắn. Các bộ phận nguy hiểm phải nằm ngoài giới hạn này nếu chúng không được che chắn độc lập.

7.1.5. Tầm với tới phía trong qua các che chắn

Khoảng cách an toàn phụ thuộc vào hình dạng của các khe hở.

7.1.6. Các khe hở

Các khe hở không được vượt quá kích thước tương ứng với khoảng cách từ bộ phận chuyển động tới vật che chắn (xem bảng 3a và 3b).

Bảng 3a - Kích thước tầm với qua khe chữ nhật hoặc rãnh

Kích thước tính bằng milimét

Bảng 3b - Kích thước tầm với qua lưới

Kích thước tính bằng milimét

7.1.6.1. Các mắt lưới hình đa giác

Các mắt lưới hình đa giác, ở đó đường kính của vòng tròn nội tiếp lớn nhất không ngắn hơn một nửa khoảng cách giữa hai đỉnh xa nhau nhất của đa giác, phải đáp ứng những yêu cầu như đối với các mắt lưới hình tròn. Đường kính của vòng tròn nội tiếp được coi là kích thước mắt lưới. Tất cả các mắt lưới hình đa giác khác được coi như những khe rãnh.

7.2. Các điểm thu hẹp

Một điểm thu hẹp được coi là nguy hiểm cho bộ phận cơ thể được minh hoạ trong bảng 4 nếu không bảo đảm khoảng cách tối thiểu nhất định. Việc thiết kế máy phải bảo đảm để phần tiếp theo lớn hơn của cơ thể không thể lọt qua được.

Bảng 4 - Khoảng ngăn cách tối thiểu đối với các điểm thu hẹp

Kích thước tính bằng milimét

8. Điều khoản về thông tin

8.1. Sách hướng dẫn sử dụng

Những chú ý an toàn cần thiết trong sử dụng, chăm sóc máy nông nghiệp và những chỉ dẫn thích hợp khác, phải được cung cấp kèm theo máy (xem ISO 3600).

Trong sách hướng dẫn sử dụng cần có một điều cảnh báo rằng không được nối một móc kéo quay (như xác định trong ISO 6815) hoặc một quai nối chữ U quay (như đã xác định trong ISO 6489-2) với bộ phận liên kết, mà bộ phận này cũng quay được trên máy hoặc rơmoóc móc theo sau.

8.2. Các tấm cảnh báo

Các tấm cảnh báo phải được gắn vào máy ở chỗ các bộ phận dễ gây nguy hiểm cho người vận hành và cả những nơi các bộ phận của công cụ bất ngờ tự hạ xuống, có thể gây ra nguy hiểm. Những cảnh báo an toàn hoặc nguy hiểm đặc biệt phải được chỉ rõ trên tấm đó. Ký hiệu, cách bố trí và màu sắc dùng cho các ký hiệu an toàn phải phù hợp với ISO 3864.

Các quy chế khác hoặc quy chế quốc gia có thể có những ký hiệu, kích thước hoặc màu sắc riêng. Tấm cảnh báo được diễn tả bằng hình vẽ hoặc bằng chữ với ngôn từ người sử dụng có thể chấp nhận hoặc phù hợp với quy định của quốc gia.

9. Tính ổn định làm việc

Các máy móc và rơmoóc có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng khi bị nghiêng do trọng tâm xê dịch (ví dụ khi chất hoặc dỡ hàng) phải có phương tiện ngăn ngừa nguy hiểm.

Các cụm máy được nâng lên bằng thuỷ lực cần được giữ ở vị trí nâng để thực hiện công việc bảo dưỡng hoặc điều chỉnh máy, phải có phương tiện độc lập và tin cậy giữ chúng ở vị trí cần thiết.

10. Chỗ làm việc của người vận hành

10.1. Tay vịn và bậc lên xuống

Mọi máy cần có người lái hoặc người vận hành trên đó, kể cả vị trí cần tiếp cận để chăm sóc bảo dưỡng, phải lắp các tay nắm hoặc tay vịn và bậc lên xuống để người đó có phương tiện lên xuống an toàn, thuận tiện.

Tay vịn và bậc lên xuống có thể đồng thời là một bộ phận của máy nếu chúng được thiết kế và bố trí phù hợp. Các bậc lên xuống phải thiết kế phù hợp với kết cấu chung nhằm bảo vệ khỏi các bộ phận chuyển động. Nếu các bộ phận chuyển động, ví dụ phần lốp xe, tạo nên những khoảng hẹp hoặc các khu vực dễ sảy chân thì phải có phương tiện bảo vệ thích hợp. Bậc lên xuống phải có bề mặt nhám và có tấm ngăn cách thẳng đứng ở cả hai phía.

Kích thước của bậc lên xuống được ghi trong các phần của Tiêu chuẩn Quốc tế này liên quan đến những máy móc chuyên dùng. Nếu không có điều khoản riêng, bậc lên xuống tuân theo các kích thước ghi trong hình 4.

Nếu trên máy thang lên xuống được thiết kế có nhiều bậc để thay đổi luân phiên các bước chân, thì không áp dụng kích thước chiều cao và bề rộng tối thiểu như quy định.

10.2. Vị trí làm việc

Phải có các phương tiện bảo đảm cho người vận hành không bị ngã từ vị trí làm việc. Chỗ sàn người vận hành đứng để vận hành máy phải bằng phẳng, có bề mặt nhám và nếu cần thiết, phải có quy định về thoát nước.

Sàn phải có tấm chắn chân ở tất cả các phía và được gắn xung quanh mép sàn hoặc cách mép không quá 50mm ra phía ngoài, cao hơn mặt sàn không dưới 75mm, và phải có một thanh chắn ngang không thấp hơn 1000mm, không cao hơn 1100mm phía trên sàn. Ngoài ra cần có một thanh trung gian để cho khoảng cách thẳng đứng giữa hai thanh bất kỳ không quá 500mm.

Tuy nhiên, không cần phải có tấm chắn chân hoặc che chắn trên sàn :

a) Khi bản thân máy đã có phương tiện bảo vệ tối thiểu tương tự như trường hợp được lắp tấm chắn chân và thanh chắn ngang;

b) Nơi cần cho phép người vận hành tiếp cận hoặc nơi chuyển động của vật liệu, phải có một thanh chắn hoặc dây xích đặt ngang qua vị trí tiếp cận khi máy làm việc.

10.3. Ghế ngồi

Trên máy, yêu cầu người vận hành phải ngồi, cần có ghế ngồi để đỡ người vận hành ở tất cả các tư thế làm việc ngăn ngừa người vận hành trượt khỏi ghế ngồi. Phải có bộ phận đỡ và bảo vệ chân phù hợp thuận tiện.

10.4. Bộ phận điều khiển

Các bộ phận điều khiển như vành tay lái hoặc các cần điều khiển, tay gài số, tay quay, bàn đạp, các công tắc phải được bố trí bảo đảm cho người vận hành điều khiển được dễ dàng và an toàn ở vị trí làm việc bình thường. Bàn đạp và cần điều khiển phải bố trí sao cho không cản trở khả năng tiếp cận. Chức năng của các cần điều khiển phải ghi rõ trên bảng điều khiển theo ISO 3767 và ISO 3789 và phải đáp ứng yêu cầu của ISO/TR 3778.

10.4.1. Cơ cấu lái

Cơ cấu lái phải thiết kế để giảm được lực gây chuyển động đột ngột lên vành tay lái hoặc cần điều khiển do phản lực từ các bánh hướng dẫn.

10.4.2. Bộ phận điều khiển nâng hạ

Điều khoản này nhằm bảo vệ hoặc quy định cách bố trí các bộ phận điều khiển để ngăn ngừa mọi thao tác bất ngờ có thể gây ra chuyển động nguy hiểm.

 

Hình 4 - Kích thước giới hạn của các bậc lên xuống

1) Khoảng cách tối thiểu.

2) Khoảng cách cũng phải được duy trì với lốp kích thước lớn nhất (lốp được bơm hơi bình thường).

3) Khoảng cách thẳng đứng giữa hai bậc liền kề phải đều nhau (trong khoảng dung sai 20 mm).

10.4.3 Ly hợp (Bộ phận điều khiển gài truyền động)

Thực hiện theo yêu cầu của ISO 3789.

10.4.4 Cơ cấu dừng nguồn động lực

Mỗi nguồn động lực phải lắp một cơ cấu để có thể dừng hoạt động của nguồn một cách nhanh chóng. Phải thiết kế sao cho nó không phụ thuộc vào lực điều khiển bằng tay cho máy hoạt động và khi cơ cấu đã ở vị trí “dừng” thì nguồn động lực không thể khởi động lại được trừ phi dùng tay đưa cơ cấu trở lại tư thế ban đầu.

Cơ cấu này phải dễ dàng tiếp cận:

- Trên máy có người điều khiển: người vận hành đang ở vị trí làm việc bình thường dễ dàng tiếp cận.

- Trên máy không có người điều khiển: cơ cấu nằm trên hoặc gần nguồn động lực hoặc gần vị trí điều khiển hoạt động.

Mục đích và phương pháp vận hành phải được chỉ dẫn rõ ràng. Bộ phận điều khiển cần sơn màu đỏ và tương phản với nền xung quanh và với các bộ phận điều khiển khác.

10.4.5 Van và các công tắc chuyển mạch

Trường hợp trên máy có trang bị các van, công tắc chuyển mạch hoặc các loại điều khiển khác sử dụng bằng tay, để điều khiển các hệ thống hơi, thuỷ lực hoặc điện thì vì lý do an toàn ở mỗi vị trí của chúng phải có chỉ dẫn rõ ràng chức năng và tác dụng của cơ cấu.

10.4.6 Bàn đạp

Bàn đạp phải có kích thước và hình dáng phù hợp. Nó phải có bề mặt chống trượt nhằm giảm thiểu khả năng người vận hành bị trượt chân khỏi bàn đạp và ở vị trí cần thiết cần làm gờ ở mép của bàn đạp.

10.4.7 Khoá bộ vi sai

Cơ cấu khoá bộ vi sai điều khiển bằng tay được thiết kế và lắp đặt trên máy cần có sự chỉ dẫn rõ ràng báo cho người vận hành biết rằng cơ cấu khoá được gài. Nó phải thiết kế sao cho giảm thiểu khả năng bị tác động tới do sơ ý.

11. Các phương tiện để di chuyển và đỡ máy

11.1 Các bộ phận móc - nối

Các máy di động không tự hành được, phải có bộ phận thích hợp để kết nối. Máy dùng để kéo hoặc máy được kéo phải có bộ phận tương ứng để móc và kéo được chế tạo và lắp ráp bảo đảm an toàn.

11.1.1 Móc kéo

Nếu máy dùng để kéo được trang bị một móc kéo thì móc đó phải tuân theo ISO 6489-1. Trong trường hợp này máy được kéo cần có một vòng khuyên ở đầu thanh kéo nối theo ISO 5692.

11.1.2 Thanh kéo nối

Kết cấu của móc kéo và thanh kéo nối phải tuân theo ISO 500 và phải loại trừ liên kết móc chữ U với móc chữ U.

11.2 Kích và giá đỡ

11.2.1 Những máy không vững khi bị tách khỏi liên kết, thì phải có trang bị kích hoặc giá đỡ khác để ngăn ngừa máy khỏi bị nghiêng.

Các giá đỡ phải được bắt vào máy (tránh trường hợp rủi ro bị mất) nhưng có thể tháo ra được trong trường hợp cần cho máy vận hành.

11.2.2 Máy hoặc rơmoóc không vững, có thanh kéo nối, cần trang bị kích để có thể nâng hoặc hạ thanh kéo nối.

Kích phải có kết cấu an toàn cho máy để ngăn ngừa thanh kéo nối khỏi rơi xuống khi kích đang làm việc và có một đế tựa kích thước phù hợp tránh cho kích không lún xuống đất mềm.

Yêu cầu này áp dụng cho :

- Tất cả các rơmoóc, có khối lượng khi không có hàng vượt quá 500 kg.

- Bất kỳ máy nào khác khi không có hàng và lực hướng xuống dưới tác dụng qua thanh kéo ở điểm móc vượt quá 250N. Lực hướng xuống dưới qua thanh kéo nối được đo khi máy ở tư thế tĩnh tại trên mặt đất bằng, điểm móc và thanh kéo nối ở độ cao 400mm so với mặt đất.

Yêu cầu này không áp dụng đối với máy hoặc rơmoóc có thanh kéo nối được thiết kế để có thể nâng lên được bằng lực cơ học từ xe kéo, trường hợp này cần lắp một giá đỡ có khả năng đỡ an toàn thanh kéo nối với điểm móc cách mặt đất 150mm.

12. Bộ phận truyền công suất

12.1. Trục trích công suất

Trục trích công suất phải được bảo vệ như nêu trong mục 12.1.1 đến 12.1.3.

12.1.1 Khi sử dụng phải lắp tấm che từng phần, nắp đậy hoặc nếu cần lắp hộp che kín để bảo vệ các phía của trục trích công suất.

12.1.2 Cần có thêm hộp che kín không xoay để sử dụng khi tấm che từng phần, nắp đậy hoặc hộp che kín không định vị được và khi không sử dụng trục trích công suất. Hộp che kín sẽ chụp hoàn toàn vào trục trích công suất và được bắt vào máy kéo hoặc thân máy.

12.1.3 Các quy định về kết cấu che chắn (xem mục 6) phải được đáp ứng.

12.2. Bộ nối thu công suất

Bộ nối thu công suất phải được bảo vệ như nêu ở mục 12.2.1 và 12.2.2.

12.2.1 Trên máy phải lắp hộp che kín, hộp này hoàn toàn chụp kín bộ nối thu công suất và chồng lên hộp che kín trục truyền động cho trục trích công suất để cho không có phần nào của trục (hoặc bộ phận nối, ly hợp ...) lộ ra ngoài.

12.2.2 Các quy định về kết cấu che chắn (xem mục 6) phải được đáp ứng.

12.3. Trục truyền động cho trục trích công suất

Trục truyền động cho trục trích công suất phải đáp ứng các yêu cầu của ISO 5673 và được bảo vệ như nêu trong điều 12.3.1 đến 12.3.3.

12.3.1 Phải lắp hộp che kín, hộp này có tác dụng bảo vệ ở trạng thái tĩnh chống tiếp xúc với trục truyền động cho trục trích công suất và bảo vệ toàn bộ chiều dài trục (bất kể đối với máy được kéo, treo hoặc nửa treo).

12.3.2 Kết cấu che chắn phải được bắt chắc chắn, tức là cần có dụng cụ chuyên dùng mới có thể tháo ra được. Che chắn có thể luôn luôn bắt vào trục.

12.3.3 Các quy định về kết cấu che chắn (xem mục 6 và ISO 5674) phải được đáp ứng.

13. Các bộ phận khác

13.1. ống xả

Đường thoát của ống xả phải bố trí hướng sao cho người lái hoặc người vận hành khác khi buộc phải đứng trên máy, bình thường sẽ không đối diện với những chỗ tập trung có hại của khí độc hay khói xả, ví dụ bố trí đường thoát bên trên hoặc bên cạnh mức đỉnh đầu của người vận hành hoặc đường hút không khí vào buồng lái.

13.2. Các bộ phận bị nung nóng

Phải trang bị phương tiện bảo vệ để giảm thiểu khả năng tiếp xúc với bộ phận máy có thể gây bỏng lộ ra ngoài trong khi tháo, lắp hoặc vận hành máy kéo hoặc máy móc khác.

13.3. ắc quy

Chỗ đặt của ắc quy phải bố trí sao cho khả năng gây ra những sự cố nguy hiểm do hơi và dung dịch điện phân đối với người vận hành là nhỏ nhất.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi