Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6712:2000 Hướng dẫn xây dựng chương trình quy phạm để kiểm tra dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6712:2000

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6712:2000 Hướng dẫn xây dựng chương trình quy phạm để kiểm tra dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm
Số hiệu:TCVN 6712:2000Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2000Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6712:2000

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUI PHẠM ĐỂ KIỂM TRA DƯ LƯỢNG THUỐC THÚ Y TRONG THỰC PHẨM

Guidelines for the estalishment of a regulatory programme for control of veterinary drug residues in foods

TCVN 6712:2000 hoàn toàn tưong đương với CAC/GL 16-1993 Codex Alimentarius:“Codex guideline for the establishment of a regulatory programme for control of veterinary drug residues in foods”.

TCVN 6712:2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F15 Dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

Lời giới thiệu

Các quốc gia phải có chương trình kiểm tra để đảm bảo cho công dân nước mình được cung cấp thực phẩm tốt và an toàn. Những yêu cầu của chương trình kiểm tra chất tồn dư được xác định bởi tính chất nguy hại đối với sức khỏe người tiêu dùng do sử dụng các sản phẩm từ gia súc.

Một loại rủi ro có thể xuất hiện, nếu như thịt được giết mổ và tiêu thụ từ những con vật bị nhiễm vi sinh vật hoặc độc tố có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách xây dựng các chương trình kiểm tra nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thiết lập và cung cấp qui trình cơ bản để nhận ra những dấu hiệu nhiễm bệnh ở gia súc giết thịt.

Loại rủi ro khác có thể xuất hiện, nếu như cho vật nuôi lấy thịt dùng thuốc thú y hoặc thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện. Việc sử dụng những chất hóa học này không đúng có thể dẫn đến kết quả không an toàn do dư lượng những chất này trong thực phẩm. An toàn thực phẩm cho người đòi hỏi việc đánh giá đầy đủ tính khoa học về các nguy cơ có hại đi kèm theo, cũng như lượng thuốc tồn dư trong mô bào của gia súc, gia cầm khi con vật được điều trị theo đúng thực hành thú y và xây dựng các qui trình có tính hệ thống sẽ đảm bảo việc quản lý có hiệu quả những dư lượng này trong thực phẩm dành cho người.

Ngoài mục đích bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng của chương trình kiểm tra dư lượng có hiệu quả, quốc gia thực hiện chương trình này còn có khả năng tham gia vào cộng đồng các quốc gia buôn bán thực phẩm với độ tin tưởng cao hơn. Điều này có được, vì chương trình kiểm soát dư lượng có hiệu quả cũng giúp ích như là cơ sở chứng nhận tính an toàn của các sản phẩm thực phẩm của nước xuất khẩu cũng như bảo đảm an toàn cho nước nhập khẩu những sản phẩm này.

Khi xây dựng chương trình quản lý các dư lượng trong thực phẩm, điều quan trọng phải phân biệt giữa khái niệm "lấy mẫu thống kê ngẫu nhiên", tại đây các mẫu lấy từ những con vật ở nơi kiểm tra, và khái niệm "lấy mẫu trực tiếp hoặc theo định hướng", tại đấy các mẫu được lấy từ những sản phẩm thực phẩm nghi ngờ. Mục đích của lấy mẫu thống kê ngẫu nhiên là để xác định tần suất xuất hiện những sản phẩm nhiễm bẩn trong số toàn bộ sản phẩm kiểm tra.

Những mẫu lấy ngẫu nhiên từ sản phẩm thực phẩm được coi là an toàn thì không cần phải lưu giữ trong lúc chờ kết quả phân tích. Kế hoạch lấy mẫu được chuẩn bị trước, sử dụng qui tắc thống kê để bảo đảm các kết quả đại diện cho toàn bộ chất lượng sản phẩm trong điều kiện nhất định. Kết quả này có thể được dùng để chứng nhận các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu phù hợp với MRLVDS1) của codex. Ngược lại, lấy mẫu trực tiếp tập trung vào những sản phẩm bị nghi ngờ có nồng độ dư lượng vượt quá giới hạn tối đa dư lượng. Sản phẩm thực phẩm được lưu giữ trong lúc chờ kết quả xét nghiệm và không phân phối cho người tiêu dùng nếu kết quả phân tích không cho phép. Số lượng mẫu lấy trong năm bằng cách lấy mẫu trực tiếp, theo định nghĩa, có thể không ấn định trước. Kết quả lấy mẫu trực tiếp không có tính đại diện thống kê.

Trong việc xây dựng chương trình quản lý dư lượng có hiệu quả, việc đầu tiên mỗi quốc gia nên xây dựng một hệ thống toàn diện đầy đủ xác định độ an toàn của thuốc thú y. Công việc này có thể thực hiện được, ví dụ, thông qua một tổ chức gồm các chuyên gia kỹ thuật phù hợp và cơ quan quản lý có thẩm quyền. Thuốc thú y có thể được chấp nhận theo một vài chuẩn cứ liên quan, trong đó sẽ đánh giá độ an toàn của thuốc thú y dùng cho động vật và trong tiêu thụ thực phẩm dành cho người. Việc đánh giá một cách khoa học mức độ an toàn của thuốc thú y là nhiệm vụ lâu dài và chính xác, vì vậy không cần thiết tiến hành ở mỗi nước, đặc biệt là những nước đang phát triển. Việc đánh giá có thể thực hiện ở quốc gia quan tâm do chuyên gia kỹ thuật của các tổ chức quốc tế ví dụ như Uỷ ban chuyên gia hỗn hợp FAO/WHO về phụ gia thực phẩm (đối với thuốc thú y) hoặc các kết quả đánh giá kỹ thuật ở các nước khác có tổ chức đánh giá sự an toàn đã được thẩm đình về chất lượng kỹ thuật và được chấp nhận.

Để xây dựng chương trình quản lý dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm có hiệu quả, mỗi quốc gia nên tuân theo những phần tóm tắt dưới đây nhưng cũng có thể không nhất thiết:

1. Thành lập cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chương trình thanh tra và các phân tích xét nghiệm.

2. Xây dựng chi tiết chương trình thanh tra thống nhất, bao gồm chương trình kiểm tra dư lượng cho thanh tra thực phẩm. Tổ chức có trách nhiệm thực hiện chương trình thanh tra này phải được trao quyền tiến hành tất cả các bước cần thiết để kiểm tra những sản phẩm có dư lượng vượt quá giới hạn dư lượng tối đa xây dựng cho ngành thực phẩm.

3. Sưu tập danh mục đã được đăng ký những thuốc thú y và/hoặc hóa chất tinh khiết: những chất được sử dụng trong nước, bao gồm cả những chất sản xuất trong nước và những chất nhập khẩu.

4. Xây dựng chi tiết qui định về phân phối thuốc thú y, cung cấp qui trình cho việc bán thuốc, sản xuất, phân phối và sử dụng những loại thuốc này.

5. Xây dựng qui trình xác định độ an toàn và công hiệu của thuốc thú y đối với động vật và dư lượng thuốc trong thực phẩm. ở đây nên có phần mô tả phương pháp xác định giới hạn dư lượng tối đa thuốc thú y trong thực phẩm và phương pháp phân tích các mẫu xét nghiệm nhằm mục đích xác nhận sự phù hợp với giới hạn đề ra.

6. Xây dựng qui trình lấy mẫu các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, đưa ra những dư lượng thuốc cụ thể có ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều nhất; số mẫu lấy theo phương pháp lấy mẫu thống kê ngẫu nhiên, bản chất của mô và số mẫu được lấy. Qui trình lấy mẫu để kiểm tra dư lượng mỗi nước có thể theo yêu cầu để xác định những chất cụ thể vì những mục đích cụ thể hơn là tuân theo MRLVDS. Ví dụ những phân tích này phục vụ cho việc nghiên cứu xác định dư lượng các chất không cho phép có trong thực phẩm mà chất này có thể bị sử dụng trong thực phẩm chăn nuôi gia súc và gia cầm. Dữ liệu này cần cung cấp cho chương trình kiểm tra dư lượng của quốc gia.

7. Lựa chọn các phương pháp phân tích để áp dụng, bước đầu tiên chương trình kiểm tra dư lượng bao gồm các phương pháp phân tích loại trừ. Việc sử dụng những phương pháp không phức tạp hay cần thuốc thử đắt tiền hoặc phải đào tạo cán bộ, sẽ giúp cho việc phân tích theo cách thức có hiệu quả và tiết kiệm. Các phương pháp phân tích loại trừ nói cibm được định nghĩa là phương pháp phân tích định tính hoặc bán định tính để phát hiện sự có mặt của một chất ở nồng độ bằng hoặc thấp hơn giới hạn dư lượng tối đa. Kết quả dương tính biểu thị khả năng vượt quá giới hạn dư lượng tối đa. Các biện pháp thử nghiệm phụ cũng được yêu cầu trong những mục tiêu đặt ra trong chương tình kiểm tra dư lượng của quốc gia để thẩm tra hoặc khẳng định kết quả của phương pháp loại trừ.

8. Thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng để đảm bảo kết quả của các phương pháp phân tích đạt chất lượng cao nhất. Chương trình này sẽ đảm bảo với các cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra là các phương pháp sử dụng sẽ cho kết quả tin cậy phù hợp với MRLVDS hoặc nằm trong giới hạn của qui định quốc gia.

9. Triển khai chương trình giáo dục cho các nhà sản xuất và các bác sĩ thú y, cung cấp chỉ dẫn một cách chính xác về sử dụng thuốc thú y và khuyến khích sử dụng biện pháp phòng ngừa để giảm sự cố dư lượng trong thực phẩm từ động vật và gia cầm.

10. Để xác định giới hạn dư lượng tối đa, ủy ban chuyên gia hỗn hợp FAO/WHO về phụ gia thực phẩm (đối với thuốc thú y) có thể cung cấp thông tin hữu ích để đạt được những số liệu này.

11. Những vấn đề cụ thể liên quan đến việc xây dựng qui chế chương trình kiểm tra dư lượng thưốc thú y trong thực phẩm, dựa trên các nguyên tắc cibm ở trên có những hướng dẫn đi kèm sau:

Phần I: Lấy mẫu để kiểm tra dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm.

Phụ lục A: Lấy mẫu để kiểm tra dư lượng thuốc thú y trong các sản phẩm từ thịt và gia cầm.

Phụ lục B: Lấy mẫu để kiểm tra dư lượng thuốc thú y trong các sản phẩm từ cá, sữa và trứng.

Phụ lục C: Lấy mẫu để kiểm tra dư lượng thuốc thú y trong mật ong.

Phần II: Những lưu ý cibm cho các phương pháp phân tích kiểm tra dư lượng.

Phần III: Những đặc thù của các phương pháp phân tích dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm.

Phần 1: Lấy mẫu để kiểm tra dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm

1. Giới thiệu chung

1.1. Cơ sở của nguyên tắc lấy mẫu

ủy ban tiêu chuẩn hoá quốc tế về thực phẩm quyết định các qui trình lấy mẫu được ban hành cho phụ gia thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu và dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm được miễn tuân theo các qui trình lấy mẫu cibm đối với các loại mặt hàng thực phẩm đã được ủy ban Codex đặt ra về Phương pháp phân tích và lấy mẫu – Phương pháp đơn giản. Công việc của ủy ban này liên quan chính đến qui trình lấy mẫu có những tính chất và thuộc tính đặc biệt và rõ ràng của các loại hàng hóa và thực phẩm; việc lấy mẫu để xác định các tiêu chuẩn về đặc tính và thành phần có đáp ứng không và để đánh giá các thuộc tính chất lượng vốn có của sản phẩm, ví dụ bụi và độ ẩm của hạt ngũ cốc. ủy ban Codex có nhiệm vụ xây dựng các mức cho phép đối với những chất cho thêm được qui định như: Phụ gia thực phẩm, thuốc trừ sâu, thuốc thú y trong thực phẩm; gửi tới các cơ quan có thẩm quyền để có ý kiến về phương pháp phân tích và lấy mẫu. Đối với lĩnh vực này, ủy ban Codex về dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm đã xây dựng một nhóm công tác đặc biệt về các phương pháp phân tích và lấy mẫu tại phiên họp đầu tiên.

1.2. Nguyên tắc chung

Lấy mẫu cho xét nghiệm phân tích chỉ là một nhân tố trong chương trình kiểm tra dư lượng quốc gia và không thể thực hiện được toàn bộ mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Lấy mẫu là công cụ được sử dụng như là một phần của hệ các thông tin để xác định nếu việc cung cấp thực phẩm đáp ứng mọi yêu cầu về sức khỏe cộng đồng thì trong trường hợp này nồng độ dư lượng thuốc thú y nằm trong giới hạn qui định.

Lấy mẫu có những mục đích khác nhau và có các thông số thống kê. Hướng dẫn này xoay quanh các các mục tiêu khác nhau có liên quan đến việc lấy mẫu và đưa ra hướng dẫn kỹ thuật của ủy ban Codex áp dụng cho việc lấy mẫu các sản phẩm. Việc sử dụng các tiêu chuẩn Codex bao gồm các phương pháp lấy mẫu được công nhận, các nước thành viên có thể tuân theo Điều III của Hiệp định cibm về thuế quan và mậu dịch.

Lấy mẫu để xác định dư lượng của chất được thêm vào, như thuốc thú y là rất quan trọng gần như là điều tất yếu ở những nơi nuôi động vật để lấy thịt và giết mổ theo bầy hoặc đàn. Lấy mẫu tốt nhất để kiểm soát các dư lượng trong mô bào sẽ thực hiện khi giết mổ. Đối với các sản phẩm thực phẩm khác nằm trong lĩnh vực của ủy ban này ví dụ như mật ong thì việc lấy mẫu tốt nhất để kiểm soát cho các dư lượng sẽ tiến hành tại thời điểm thu gom, trước khi trộn các mẫu từ các cơ sở sản xuất khác nhau.

Lấy mẫu tại lò mổ khi giết mổ con vật theo từng bầy đàn hoặc giết mổ động vật hoặc chim với số lượng nhỏ để xét nghiệm, có thể lấy mẫu xét nghiệm từ động vật hoặc chim còn sống. Trong những tình huống này, các phép phân tích thực hiện trên mô của vật thí nghiệm hoặc dịch trên cơ thể của động vật sống có thể cung cấp cho thanh tra viên các kết quả thí nghiệm trước khi giết mổ hoặc vận chuyển bầy hoặc đàn gia súc. Các phép phân tích phải được tiến hành trước khi giết mổ để ngăn ngừa sử dụng thuốc tiếp theo sau. Theo cách này thực phẩm được chế biến sẵn như cá hoặc mật ong thì bất kỳ việc lấy mẫu và thử nghiện nào cũng phải được tiến hành để ngăn ngừa việc sử dụng thuốc thú y tiếp theo. Khi dịch thể được sử dụng để kiểm tra dư lượng phải thận trọng để thiết lập được quan hệ giữa kết quả phân tích dịch thể và kết quả phân tích mô cơ mà đã được MRLVDs thiết lập.

Ngay sau khi giết mổ hoặc thu nhận các sản phẩm thực phẩm một cách thích hợp những sản phẩm này có thể bị trộn lẫn, chính điều này làm mất khả năng lấy mẫu đại diện. Ví dụ thịt lợn tươi hoặc thịt gia cầm tươi hoặc thịt lợn ướp lạnh hoặc thịt gia cầm ướp lạnh thì có thể lấy mẫu từ những ngày giết mổ khác nhau. Các sản phẩm chế biến sẵn như xúc xích hoặc cá xay có thể được chế biến từ thịt là sản phẩm của vài ngày trước hoặc thậm chí là sản phẩm của các công đoạn khác. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp các lô được lấy mẫu phải hiểu là sản phẩm của cùng một nơi gửi hoặc cùng một người đóng gói, sự đồng nhất mẫu có thể được đảm bảo tốt nhất khi mẫu được lấy ở cùng nơi giết mổ hoặc nơi tiếp nhận mẫu đầu tiên.

2. Mục đích lấy mẫu

2.1. Điểm lấy mẫu gốc ban đầu

2.1.1. Lấy mẫu ngẫu nhiên

Lấy mẫu ngẫu nhiên nhằm cung cấp thông tin tóm tắt hàng năm về sự hiện diện của các chất tồn dư trong thực phẩm đến người tiêu thụ trên phạm vi quốc gia. Đối với việc kiểm tra dư lượng, tập trung vào thu thập thông tin về những vi phạm dư lượng đang diễn ra; vì vậy chỉ những chất xác định giới hạn an toàn theo MRLDVs phải luôn được xem xét trong chương trình kiểm tra dư lượng. Các chất chỉ định cho lấy mẫu ngẫu nhiên thống kê luôn dựa trên những rủi ro (xem xét độc tính của chất tồn dư và việc sử dụng) và các phương pháp thí nghiệm sẵn có phù hợp với các mục đích kiểm tra theo qui định. Thông tin nhận được qua sự lấy mẫu ngẫu nhiên có tính thống kê từ những gia súc kiểm tra. ở những vùng khó khăn và xa xôi, việc lấy mẫu có thể được thực hiện ở nơi xuất hiện vấn đề tiềm tàng về dư lượng thuốc thú y. Thông tin thu được qua cách lấy mẫu này nên xem xét định kỳ để đánh giá các chương trình kiểm tra dư lượng và cung cấp biện pháp thực hiện tuỳ thuộc vào những yêu cầu cụ thể.

Ngoài những thông tin tóm tắt, số liệu dư lượng cung cấp cơ sở cho qui định hoạt động sau này. Đặc biệt có thể sử dụng các kết quả để phát hiện những nhà sản xuất mua bán súc vật hoặc các loại hàng thực phẩm khác nằm trong phạm vi danh mục tham khảo vi phạm mức cho phép về dư lượng. Khi những nhà sản xuất này tiếp tục mang súc vật, cá hoặc mật ong đi kiểm tra, họ sẽ phải chịu nhiều lần xét nghiệm và lấy mẫu đặc biệt và trực tiếp đến khi cho kết quả phù hợp với MRLDVs. Ngoài ra những số liệu này cũng chỉ ra mức độ của những vi phạm dư lượng, đánh giá những xu hướng dư lượng, và phát hiện vấn đề dư lượng ở những khu công nghiệp nơi người ta cần những nỗ lực cải tạo và giáo dục. Vì vậy lấy mẫu ngẫu nhiên nhằm thu thập thông tin, và trợ giúp hoạt động ngăn ngừa những hành vi có thể dẫn tới vi phạm về dư lượng.

Theo phương pháp cibm, các mẫu do các thanh tra viên mang về được gửi đến một phòng thí nghiệm do cơ quan có thẩm quyền chỉ định để phân tích dư lượng. Tuy nhiên, ngày nay nhờ những tiến bộ trong công nghệ phân tích giúp cho các cơ quan thanh tra có thể tiến hành các phép thử nhanh dư lượng trên những sản phẩm tại lò mổ. Trong những trường hợp kết quả phép thử nhanh là dương tính thanh tra viên có thể gửi các mẫu đến một phòng thí nghiệm do cơ quan có thẩm quyền chỉ định để tiến hành thêm các phép phân tích cuối cùng.

Trong một vài trường hợp và hoàn cảnh các mẫu được gửi trực tiếp đến một phòng thí nghiệm được chỉ định để kiểm tra dư lượng, các kết quả thí nghiệm có thể vẫn chưa đủ độ tin cậy cho đến khi các sản phẩm đưa vào thị trường tiêu thụ và không gây một tác động xấu nào. Do sự hạn chế thực tế này, một vài động vật, cá và mật ong chứa những dư lượng vi phạm có thể xâm nhập được vào thị trường tiêu thụ, chính điều này vượt qua những nỗ lực kiểm soát thường xuyên để hạn chế tới mức tối đa sự cố này. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tới sức khỏe con người ở mức tối thiểu khi tần suất vi phạm xảy ra với các dư lượng ở mức thấp. Đó là do MRLVDs biểu thị nồng độ dư lượng tối đa được xác định là an toàn cho tiêu thụ hàng ngày nằm trong giới hạn liều lượng ăn hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI). Kết quả của việc áp dụng các hệ số an toàn là xác định mức ADI và sau đó là giá trị MRLVD, việc tiêu thụ các sản phẩm có nồng độ dư lượng hơi cao hơn mức MRLVD không thường xuyên thì không thể đưa đến kết quả gây tác động xấu tới sức khỏe.

Lấy mẫu ngẫu nhiên nên có tính xác thực thống kê. Điều này thể hiện độ tin cậy và mức độ phổ biến. Ví dụ, lấy mẫu để phát hiện tỷ lệ khẳng định là 95%, suất hiện phổ biến là 1% ở động vật khỏe mạnh đưa đi kiểm tra. Khi xác định được mức độ khẳng định và tính phổ biến, số lượng lấy mẫu cần phải lấy để thoả mãn nhu cầu đặt ra có thể được xác định theo bảng 1

Bảng 1- Số lượng mẫu yêu cầu để phát hiện ít nhất một vi phạm với những khả năng có thể xác định trước(ví dụ 90,95 và 99%) trong một quần thể đang có vi phạm đã được biết.

Vi phạm hiện có

(% trong quần thể)

Số mẫu yêu cầu tối thiểu để phát hiện một vi phạm ở mức tin cậy

90%

95%

99%

35

30

25

20

15

10

5

1

0,5

0,1

6

7

9

11

15

22

45

230

460

2302

7

9

11

14

19

29

59

299

598

2995

11

13

17

21

29

44

90

459

919

4603

2.1.2. Lấy mẫu thực tiếp

Lấy mẫu trực tiếp dùng để kiểm tra và kiểm soát sự biến động những sản phẩm dễ xảy ra gian lận chất lượng. Lấy mẫu thường với mục đích rõ ràng và lấy trực tiếp ngay trên cơ thể động vật, trên các sản phẩm hoặc từ các nhà sản xuất dựa trên cơ sở thống kê học (hoặc các số liệu của cơ quan quản lý khác), hoặc từ sự theo dõi của thanh tra viên trong suốt quá trình kiểm tra động vật trước và sau khi giết mổ để chỉ ra những dư lượng vi phạm có thể có. Các quá trình tiến hành kiểm tra dư lượng có thể do thanh tra viên thực hiện, hoặc các mẫu có thể đưa đi phân tích ở phòng thí nghiệm do cơ quan có thẩm quyền chỉ định. Dựa trên số lượng mẫu thí nghiệm từ việc lấy mẫu trực tiếp sản phẩm có thể bị giữ lại tới khi các kết quả kiểm nghiệm chỉ ra dư lượng qui định nằm dưới mức giới hạn cho phép. Phân tích các mẫu kiểm tra dư lượng trực tiếp nên thực hiện càng sớm càng tốt và nên làm thường xuyên, các mẫu dựa trên tính thống kê. Trong trường hợp lấy mẫu trực tiếp các đàn súc vật, đàn chim, lô cá hoặc mật ong thì nên coi chúng như là chưa được chấp nhận sử dụng tới khi các kết quả kiểm tra chỉ ra rằng chúng phù hợp với mức MRLVDs của CODEX hay các quy định quốc gia của nước có nguồn hàng cho hàng hoá đó.

Khả năng xảy ra sai sót trong phát hiện vi phạm dư lượng và việc chấp nhận lô hàng phụ thuộc vào số lượng mẫu của các chương trình lấy mẫu trực tiếp và tính phổ biến của mức độ vi phạm dư lượng. Bảng 2 chỉ ra khả năng sai sót trong phát hiện vi phạm dư lượng với dung lượng mẫu khác nhau từ những lô hàng ngẫu nhiên có tỷ lệ các vi phạm được xác định. Ví dụ lấy 5 mẫu của một lô hàng lớn trong đó 10% số mẫu chứa dư lượng vi phạm, trung bình đã bỏ qua không phát hiện được sự vi phạm dư lượng chiếm 59,0% những lô hàng này (tức là 59,0% lô hàng được chấp nhận). ở cùng một điều kiện như ví dụ trước, nhưng số mẫu lấy là 50 thì chỉ 0,5% lô hàng này được chấp nhận.

Bảng 2 – Khả năng sai sót trong phát hiện dư lượng

Mức phát hiện (%)

Số động vật lấy mẫu kiểm tra

5

10

25

50

75

100

200

250

500

1000

1

0,951

0,904

0,779

0,605

0,471

0,366

0,134

0,081

0,007

0,000

2

0,904

0,817

0,603

0,364

0,220

0,133

0,018

0,006

0,000

 

3

0,859

0,737

0,467

0,218

0,102

0,048

0,002

0,000

 

 

4

0,815

0,665

0,360

0,130

0,047

0,017

0,000

 

 

 

5

0,774

0,599

0,277

0,077

0,021

0,006

 

 

 

 

6

0,734

0,539

0,213

0,045

0,010

0,002

 

 

 

 

7

0,696

0,484

0,163

0,027

0,004

0,001

 

 

 

 

8

0,659

0,434

0,124

0,015

0,002

0,000

 

 

 

 

9

0,624

0,389

0,095

0,009

0,001

 

 

 

 

 

10

0,590

0,349

0,072

0,005

0,000

 

 

 

 

 

12

0,528

0,279

0,041

0,002

 

 

 

 

 

 

14

0,470

0,221

0,023

0,001

 

 

 

 

 

 

16

0,418

0,175

0,013

0,000

 

 

 

 

 

 

18

0,371

0,137

0,007

 

 

 

 

 

 

 

20

0,328

0,107

0,004

 

 

 

 

 

 

 

24

0,254

0,064

0,001

 

 

 

 

 

 

 

28

0,193

0,037

0,000

 

 

 

 

 

 

 

32

0,145

0,021

 

 

 

 

 

 

 

 

36

0,107

0,012

 

 

 

 

 

 

 

 

40

0,078

0,006

 

 

 

 

 

 

 

 

50

0,031

0,001

 

 

 

 

 

 

 

 

60

0,010

0,000

 

 

 

 

 

 

 

 

Những yếu tố rủi ro và chi phí nên được quan tâm trong việc xác định dung lượng mẫu trong chương trình lấy mẫu trực tiếp. Do những lợi ích từ khả năng phát hiện vi phạm dư lượng ở đàn súc vật, đàn chim, lô cá hoặc mật ong nên quan tâm đến tính khả thi của việc chọn các mẫu riêng lẻ từ những lô riêng lẻ thay vì chọn ở một lô.

2.2. Điểm lấy mẫu thứ hai

2.2.1. Cảng tiếp nhận mẫu

Cảng tiếp nhận kiểm tra các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ động vật, gia cầm, hoặc cá và mật ong có chức năng thẩm định tính hiệu quả của chương trình kiểm soát dư lượng của nước xuất khẩu. Mục đích của nơi tiếp nhận mẫu và thử nghiệm không thể thay thế các chương trình kiểm soát dư lượng của nước xuất khẩu.

Các kết quả kiểm tra dư lượng của sản phẩm nhập khẩu phù hợp với giá trị MRLVDs của Codex thì được phép lưu thông trên thị trường. Nếu các kết quả kiểm tra cho thấy sản phẩm nhập khẩu chứa dư lượng vi phạm, thì các chuyến tàu sau trở nhóm sản phẩm tương tự từ cơ sở kinh doanh hoặc công ty đó phải bị giữ tại cảng nhập khẩu tới khi các kết quả thí nghiệm đưa ra phù hợp với mức MRLVDs của các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát. Nên chú ý tới tất cả những chuyến tầu chở những sản phẩm tương tự từ nước sản xuất và có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đến khi có kết quả thông báo phù hợp MRLVDs của Codex.

Những chất chỉ định để kiểm tra dư lượng tại cảng nhập nên chú ý là chúng được phép sử dụng tại nước xuất khẩu, và chính những chất này phải nằm trong chương trình kiểm soát dư lượng của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Hướng dẫn lấy mẫu tại cảng nhập được tóm tắt trong phụ lục A, bảng A, phu lục B, bảng B và phụ lục C.

 

PHỤ LỤC A

LẤY MẪU ĐỂ KIỂM TRA DƯ LƯỢNG THUỐC THÚ Y TRONG CÁC SẢN PHẨM TỪ THỊT VÀ GIA CẦM

1. Mục đích

Phụ lục này cung cấp hướng dẫn lấy mẫu từ các sản phẩm thịt và gia cầm để xác định sự phù hợp với giới hạn dư lượng tối đa thuốc thú y (MRLVDs) của Codex.

2. Định nghĩa

2.1. Lô hàng

Một lượng thực phẩm xác định được cung cấp từ việc giết mổ hoặc phân phối cùng một lúc, được xác định có cùng các đặc điểm như xuất xứ, trạng thái, kiểu bao bì, cách đóng gói hoặc nơi gửi, hoặc nhãn hiệu được lấy mẫu chính thức. Nhiều lô hàng có thể tập hợp thành một chuyến hàng.

2.2. Chuyến hàng

Một lượng thực phẩm được mô tả trong vận đơn của bên mua một cách chi tiết. Các lô hàng trong một chuyến hàng có thể có xuất xứ khác nhau hoặc được cung cấp tại những thời điểm khác nhau.

2.3. Mẫu ban đầu

Một lượng mẫu lấy từ một con vật hoặc từ một điểm của lô, nếu lượng mẫu này không đủ để phân tích dư lượng. Khi số lượng mẫu không đủ thì có thể lấy từ nhiều con vật hoặc ở những chỗ khác nhau (như các bộ phận của gia cầm) rồi gộp lại thành mẫu ban đầu.

2.4. Mẫu tổng hợp

Toàn bộ số mẫu ban đầu lấy từ cùng một lô.

2.5. Mẫu cuối cùng

Mẫu ban đầu hoặc một phần đại diện mẫu ban đầu phục vụ cho mục đích kiểm tra.

2.6. Mẫu thí nghiệm

Mẫu dùng cho phân tích tại phòng thí nghiệm. Toàn bộ mẫu ban đầu có thể dùng để phân tích hoặc mẫu có thể được chia thành những phần nhỏ đại diện nếu theo yêu cầu của qui định quốc gia.

3. Những hàng hóa áp dụng hướng dẫn này

3.1. Phân nhóm B: Hàng hóa thực phẩm chính có nguồn gốc động vật

Loại 06 Các sản phẩm của động vật có vú

N0. 030 Thịt động vật có vú

N0. 031 Mỡ động vật có vú

N0. 032 Bộ phận ăn được của động vật có vú.

Loại 07 Các sản phẩm của gia cầm

N0. 036 Thịt gia cầm

N0. 037 Mỡ gia cầm

N0. 038 Bộ phận ăn được của gia cầm.

3.2. Phân nhóm E: Những sản phẩm có nguồn gốc động vật được chế biến từ thực phẩm N0. 030, 032, 036 và 038.

Loại 16 - Sản phẩm phụ

Loại 18 – Những sản phẩm (chứa một thành phần) được sản xuất với bao bì chứa tối thiểu 1 kg hoặc một đơn vị đo.

Loại 19 – Những sản phẩm (gồm nhiều thành phần) được sản xuất với bao bì chứa tối thiểu một kg hoặc một đơn vị đo.

4. Nguyên tắc được chấp nhận

Với các mục đích kiểm tra, giới hạn dư lượng tối đa (MRLVDs) áp dụng cho nồng độ dư lượng của từng mẫu thí nghiệm lấy ở một lô. Lô hàng phù hợp với MRLVD của Codex khi tất cả các mẫu thí nghiệm cho kết quả không lớn hơn mức MRLVD.

5. Nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền lấy mẫu

Các mẫu phải do cơ quan có thẩm quyền lấy để phục vụ cho mục đích kiểm tra.

6. Quy trình lấy mẫu

6.1. Sản phẩm lấy mẫu

Từng lô hàng kiểm tra phải được lấy mẫu độc lập.

6.2. Chú ý khi lấy mẫu

Trong khi lấy và xử lý mẫu, không để mẫu bị nhiễm bẩn hoặc để xảy ra những biến đổi khác làm thay đổi dư lượng hoặc ảnh hưởng đến kết quả phân tích.

6.3. Lấy mẫu ban đầu

Các hướng dẫn chi tiết khi tiếp nhận mẫu ban đầu các sản phẩm khác nhau được nói đến trong bảng A. Số lượng mẫu phụ thuộc vào các yêu cầu phương pháp phân tích. Bảng A cho ta số lượng mẫu tối thiểu cần phải lấy. Dưới đây là các hướng dẫn cibm.

a. Mỗi mẫu ban đầu nên lấy ở một con vật hoặc một đơn vị trong một lô và nếu có thể thì lấy mẫu một cách ngẫu nhiên.

b. Nếu mẫu ban đầu yêu cầu lấy mẫu các bộ phận của con vật (như các bộ phận của gia cầm), thì các mẫu nên lấy liên tiếp sau khi chọn ngẫu nhiên từ một lô sản phẩm.

c. Các sản phẩm đóng hộp hoặc đóng gói khi lấy mẫu không được mở bao bì trừ khi lượng tối thiểu lớn gấp hai lần lượng mẫu yêu cầu cho lấy mẫu thí nghiệm ban đầu. Mẫu ban đầu nên gồm cả phần dịch chiết bao quanh sản phẩm. Sau đó mẫu phải được làm lạnh như mô tả ở điều 6.8.d.

d. Sản phẩm động lạnh không được làm tan giá trước khi lấy mẫu.

e. Những sản phẩm ở dạng miếng to hoặc có xương (ví dụ như cắt miếng sơ bộ) phải lấy mẫu những phần ăn được.

6.4. Số mẫu ban đầu lấy từ một lô

Số mẫu lấy ban đầu sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng lô hàng. Nếu có sự nghi ngờ vi phạm dư lượng do xuất xứ của lô hàng từ nơi trước đây đã từng vi phạm dư lượng MRLVD, qua dấu hiệu bị nhiễm bẩn trong khi vận chuyển, phát hiện có dấu hiệu nhiễm độc tố khi kiểm tra trước và sau khi mổ, hoặc các dấu hiệu nghi ngờ tương tự của các thanh tra viên thì lô hàng này xếp vào diện bị nghi vấn. Nếu không có bằng chứng nghi ngờ là hàng kém phẩm chất thì lô hàng được coi là bình thường.

6.4.1. Lấy mẫu những lô hàng khả nghi

Khi lấy mẫu ban đầu những lô hàng khả nghi phải lấy tối thiểu là 6 mẫu và tối đa là 30 mẫu. Khi nghi ngờ sự kém phẩm chất có thể xuất hiện trong lô hàng hoặc xác định chắc chắn có trong lô hàng thì phải lấy trên 6 mẫu.

6.4.2. Lấy mẫu ở lô hàng bình thường

Chương trình lấy mẫu ngẫu nhiên mang tính thống kê được khuyến cáo cho những lô không có sự nghi vấn. Có thể áp dụng bất kỳ một trong những cách lấy mẫu sau đây:

a. Lấy mẫu ngẫu nhiên theo lớp

Trong một hệ phức tạp hàng hóa phải được lấy mẫu ở nhiều nơi nên mất nhiều thời gian, chính điều này rất khó khăn để áp dụng quy tắc lấy mẫu ngẫu nhiên được mô tả trong chương trình lấy mẫu. Một phương pháp lấy mẫu thay thế rất tốt là phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên theo lớp nghĩa là tách các nhóm lớn thành những nhóm nhỏ riêng biệt được gọi là chia lớp. Sau đó các mẫu được chọn trong mỗi lớp nhỏ này bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Khi đó tính đồng nhất ở mỗi lớp cao hơn ở toàn khối lớn. Những vùng hoặc những khu có cấu tạo địa lý giống nhau có sự phân lớp tự nhiên do tính tương đồng trong công tác nông nghiệp. Khoảng thời gian (ví dụ tháng, quí) được áp dụng thường xuyên cho phù hợp, hiệu quả và phát hiện sự biến đổi theo mùa. Các biểu đồ số ngẫu nhiên hoặc các kỹ thuật mang tính khách quan khác nên được áp dụng để bảo đảm rằng tất cả các phần đều có cơ hội có mặt trong mẫu như nhau và độc lập.

b. Lấy mẫu hệ thống

Lấy mẫu hệ thống là phương pháp lấy mẫu tuyển chọn từ số lượng K sản phẩm phải lấy mẫu, sau đó lấy mẫu từ mỗi đơn vị K sản phẩm này. Lấy mẫu hệ thống nhanh hơn, dễ dàng hơn và đỡ tốn kém hơn lấy mẫu ngẫu nhiên khi có thông tin chính xác về số lượng sản phẩm để quyết định thời gian lấy mẫu sẽ cho số lượng mẫu như mong muốn. Nếu phương pháp lấy mẫu không rõ ràng thì nó có thể bị lạm dụng. Trong lúc lấy mẫu chỉ nên tiến hành một vài cách lấy mẫu ngẫu nhiên.

c. Lấy mẫu trong trường hợp cho là xấu nhất

Lấy mẫu trong trường hợp cho là xấu nhất, thanh tra viên phải sử dụng sự suy đoán và kinh nghiệm của mình về số lượng, lô hàng hoặc trạng thái lấy mẫu để quết định mẫu nào sẽ được chọn. Vì là kỹ thuật lấy mẫu không ngẫu nhiên, nên không được có bất kỳ sự cản trở nào về số lượng mẫu được lấy dựa trên dữ liệu thu được. Có thể xác định được nhóm gặp rủi ro nhiều nhất.

Các nước xuất khẩu cần quản lý chương trình kiểm tra dư lượng toàn diện và công bố kết quả cho các nước nhập khẩu. Dựa trên số liệu của nước nhập khẩu, việc kiểm tra được quản lý như đối với các sản phẩm bình thường. Các quốc gia không đưa ra được kết quả kiểm tra dư lượng phù hợp với MRLVDs thì sẽ áp dụng lấy mẫu như đối với những lô bị nghi vấn.

6.5. Chuẩn bị mẫu tổng hợp

Mẫu tổng hợp được chuẩn bị bằng cách gộp và trộn đều các mẫu ban đầu.

6.6. Chuẩn bị mẫu cuối cùng

Nếu có thể, mẫu ban đầu nên tạo thành mẫu cuối cùng. Nếu mẫu ban đầu quá lớn, mẫu cuối cùng có thể được chuẩn bị bằng phương pháp chia nhỏ thích hợp.

6.7. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm

Mẫu cuối cùng được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích. Nếu mẫu cuối cùng quá lớn để làm thí nghiệm thì phải chuẩn bị mẫu đại diện. Một vài qui định quốc gia có thể yêu cầu chia mẫu cuối cùng thành hai hoặc nhiều phần nhỏ để tiến hành phân tích độc lập. Mỗi phần nên là đại diện của mẫu cuối cùng. Phải tuân theo chú ý ở điều 6.2.

6.8. Bao gói và vận chuyển mẫu

a. Mẫu phải để ở nơi sạch sẽ, túi đựng mẫu trơ với tác dụng hóa học để bảo vệ mẫu không bị nhiễm bẩn và hư hỏng khi vận chuyển.

b. Túi đựng mẫu phải được gắn xi để có thể phát hiện được việc tự ý mở khi không được phép.

c. Túi đựng mẫu phải gửi đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt, sau khi đã đề phòng sự rò rỉ và hư hỏng.

d. Khi vận chuyển, tất cả những mẫu dễ bị hư hỏng phải được làm lạnh ở –20oC, ngay sau khi tiếp nhận và được đóng trong bao bì thích hợp để làm chậm quá trình tan chảy. Nếu có thể, bao bì vận chuyển phải được làm lạnh 24 giờ trước khi bao gói đông lạnh.

7. Hồ sơ

Mỗi mẫu ban đầu được xác nhận có tính chính xác qua việc ghi chép loại mẫu, xuất xứ của mẫu (như: Nước, thành phố hoặc thị trấn), nơi lấy mẫu, ngày lấy mẫu và các thông tin khác hữu ích cho người phân tích hoặc các cơ quan chuyên trách giám sát hoạt động này.

8. Bắt đầu các qui trình lấy mẫu đã được khuyến cáo

Nếu bắt đầu các qui trình lấy mẫu được khuyến cáo, thì hồ sơ kèm theo mẫu nên mô tả đầy đủ các qui trình thực tế phải tiến hành.

Bảng A - Các sản phẩm từ thịt và gia cầm

 

Mặt hàng

Hướng dẫn lấy mẫu

Lượng mẫu tối thiểu cho thí nghiệm

I

Nhóm 030

(Thịt động vật có vú)

 

 

A

Toàn bộ thân thịt hoặc phần phụ có khối lượng 10 kg hoặc nhiều hơn

Lấy phần cơ hoành, nếu cần lấy thêm bắp thịt cổ của một con vật.

500 g

B

Thịt tiểu gia súc (như thỏ)

Lấy 1/4 phía sau hoặc toàn bộ thân thịt của một hoặc nhiều con

500 g sau khi bỏ da và xương

C

Những miếng còn tươi/ được ướp lạnh

 

 

 

1. Khối lượng tối thiểu mỗi miếng 0,5 kg không kể xương (ví dụ thịt hông, thịt vai, thịt Broiler)

Lấy thịt từ một miếng

500 g

 

2. Khối lượng mỗi miếng dưới 0,5 kg (ví dụ thịt sườn, thịt thăn)

Lấy một vài miếng từ bao gói chỉ định để đáp ứng yêu cầu số mẫu lấy thí nghiệm.

500 g sau khi bỏ xương

D

Thịt được làm đông lạnh với khối lượng lớn

Lấy thiết diện ngang của bao gói chỉ định hoặc lấy phần thịt của một miếng to.

500 g

E

Thịt miếng đông lạnh / ướp lạnh được đóng gói để bán lẻ hoặc gói thành từng miếng để bán buôn

Đối với những miếng thịt lớn, lấy mẫu ở một miếng hoặc lấy mẫu từ một vài miếng để đáp ứng yêu cầu số mẫu lấy thí nghiệm.

500 g sau khi đã bỏ xương

Ia

Nhóm 030

(Thịt của động vật có vú mà được phát hiện MRL trong mỡ)

 

 

A

Lấy mẫu động vật khi giết mổ

Xem hướng dẫn II nhóm 031

 

B

Những phần thịt khác

Lấy 500 g mỡ hoặc lượng thịt vừa đủ để có 50 – 200 g mỡ cho phân tích. (Thường yêu cầu những miếng có khối lượng 1,5 – 2,0 kg và không có mỡ thừa).

Vừa đủ để có 50 –100g mỡ

II

Nhóm 031

(Mỡ động vật có vú)

 

 

A

Lấy mẫu đại gia súc giết mổ, khối lượng tối thiểu 10 kg

Lấy thận, mỡ bụng hoặc mỡ dưới da của một con.

500 g

B

Lấy mẫu tiểu gia súc giết mổ 1)

Lấy mỡ bụng hoặc mỡ dưới da của một con hoặc nhiều con.

500 g

C

Lớp mỡ to

Lấy từ ba vị trí trong bao gói những phần mẫu thử có tỷ lệ như nhau.

500 g

III
Nhóm 032

(Phần nội tạng ăn được của động vật có vú)

 

 

A

Gan

Lấy toàn bộ gan hoặc một phần vừa đủ để đáp ứng yêu cầu số mẫu lấy thí nghiệm

400-500 g

B

Thận

Lấy một hoặc hai quả thận, hoặc thận của nhiều con, lấy vừa đủ để đáp ứng yêu cầu số mẫu cho thí nghiệm. Không được lấy quá một con nếu khối lượng mẫu đáp ứng giới hạn dưới của dải khối lượng mẫu tối thiểu.

250-500 g

C

Tim

Lấy cả quả tim hoặc phần tâm thất vừa đủ để đáp ứng yêu cầu số mẫu lấy thí nghiệm.

400-500 g

D

Sản phẩm nội tạng khác ăn được còn tươi/được ướp lạnh hoặc làm đông lạnh.

Lấy từ mẫu thử này từ một con trừ khi có yêu cầu lấy từ nhiều con để đáp ứng yêu cầu số mẫu lấy thí nghiệm. Có thể lấy theo thiết diện ngang của sản phẩm được làm đông lạnh với khối lượng lớn.

500 g

IV

Nhóm 036

(Thịt gia cầm)

 

 

A

Toàn bộ thân thịt loài chim lớn, khối lượng điển hình 2 – 3 kg hoặc lớn hơn (ví dụ gà tây, gà ở giai đoạn trưởng thành, ngỗng, vịt)

Lấy đùi, cẳng chân và phần thịt sẫm mầu của một con.

 

500g sau khi đã bỏ da và xương

B

Toàn bộ thân thịt chim có khối lượng điển hình 0,5 – 2,0kg (ví dụ gà con, vịt con, gà Nhật)

Lấy đùi, hai chân và phần thịt sẫm mầu của 3-6 con, số chim phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm.

500g sau khi đã bỏ da và xương.

C

Toàn bộ thân thịt loài chim nhỏ, khối lượng điển hình dưới 500g (ví dụ chim cút, bồ câu)

Tối thiểu phải lấy toàn bộ thân thịt của 6 con. 

250 – 500g thịt

D

Phần thịt tươi/ướp lạnh hoặc được làm đông lạnh.

 

 

 

1. Đóng gói cho bán buôn.

Lấy phần trong của bao gói chỉ định.

500g sau khi đã bỏ da và xương.

 

a) Những miếng to.

b) Những miếng nhỏ.

Lấy mẫu vừa đủ từ miếng chỉ định trong bao gói.

 

 

2. Đóng gói cho bán lẻ.

Lấy một vài chỗ đáp ứng yêu cầu số mẫu lấy thí nghiệm.

500g sau khi đã bỏ da và xương.

IVa

Nhóm 036

(MRLVD có trong mỡ thịt gia cầm)

 

 

A

Lấy mẫu chim khi mổ

Xem hướng dẫn V nhóm 037

 

B

Thịt gia cầm khác

Lấy 500g mỡ hoặc lượng thịt vừa đủ để cho 50 – 100g mỡ (thường cần 1,5 – 2,0 kg thịt)

500g mỡ hoặc lượng thịt vừa đủ để cho 50 – 100g mỡ.

V

Nhóm 307

(Mỡ gia cầm)

 

 

A

Lấy mẫu chim lúc mổ.

Lấy mỡ bụng của 3-6 con, số lượng chim phụ thuộc vào khối lượng.

Đủ để cho 50 - 100g mỡ. 

B

Lớp mỡ khối lượng lớn.

Trong bao gói lấy từ 3 vị trí các phần mẫu thử có kích thước như nhau.

500 g

VI
Nhóm 038

(Phần nội tạng ăn được của gia cầm)

 

 

A

Gan

Lấy 6 bộ gan của 6 con hoặc lượng vừa đủ để đáp ứng yêu cầu lượng mẫu lấy thí nghiệm.

250 - 500 g

B

Sản phẩm nội tạng khác tươi sống/được ướp lạnh hoặc được làm đông lạnh.

Lấy những phần thích hợp của 6 con. Nếu những phần này được làm đông lạnh với những khối lượng lớn thì lấy theo thiết diện ngang của bao gói.

250 - 500 g

VII

Cấp E – loại 16.

(Thịt thứ cấp và các sản phẩm thịt gia cầm)

 

 

A

Sản phẩm được nghiền nhỏ từ những loài có nguồn gốc sống đơn còn tươi/được ướp lạnh hoặc làm đông lạnh.

Lấy mẫu đại diện còn tươi hoặc được làm đông lạnh theo thiết diện ngang của bao gói chỉ định hoặc của từng đơn vị sản phẩm.

500 g

B

Nhóm 080

(Các sản phẩm thịt sấy khô)

Lấy vừa đủ một vài đơn vị sản phẩm trong bao gói chỉ định để đáp ứng yêu cầu lượng mẫu lấy thí nghiệm.

500g, trừ khi lượng mỡ dưới 5% và MRLVD có trong mỡ. Khi đó yêu cầu lấy 1,5 – 2,0kg.

VIII

Cấp E – Loại 18

(Sản phẩm có nguồn gốc động vật gồm một thành phần)

 

 

A

Sản phẩm đóng hộp (như giăm bông, thịt bò, thịt gà), khối lượng hộp 1kg hoặc nhiều hơn.

Lấy một hộp trong lô. Nếu khối lượng hộp lớn (trên 2 kg) thì mẫu đại diện gồm cả dung dịch trong hộp.

500g, trừ khi lượng mỡ dưới 5% và MRLVD có trong mỡ. Khi đó yêu cầu lấy 1,5 – 2,0kg.

B

Sản phẩm được ướp muối sấy khô, hun khói hoặc được hầm (như thịt lợn thái miếng xông khói, giăm bông, gà tây, thịt bò hầm), khối lượng tối thiểu 1kg.

Lấy phần mẫu thử từ một đơn vị sản phẩm có khối lượng lớn (trên 2kg) hoặc lấy toàn bộ sản phẩm, phụ thuộc vào kích cỡ.

500g, trừ khi lượng mỡ dưới 5% và MRLVD có trong mỡ. Khi đó yêu cầu lấy 1,5 – 2,0kg.

IX

Cấp E – Loại 19

(Sản phẩm có nguồn gốc động vật gồm nhiều thành phần)

 

 

A

Xúc xích và thịt hộp có trọng lượng 1 đơn vị chứa ít nhất là 1kg.

Lấy phần cắt ngay sau của một miếng lớn (trên 2kg) hoặc toàn bộ miếng phụ thuộc vào kích cỡ.

500 g

1 Khi lượng mỡ không đủ cho lấy mẫu thích hợp thì chỉ phân tích thịt đã bỏ xương và MRL sẽ áp dụng cho thịt.

 

PHỤ LỤC B

LẤY MẪU ĐỂ KIỂM TRA DƯ LƯỢNG THUỐC THÚ Y TRONG CÁC SẢN PHẨM TỪ CÁ, SỮA VÀ TRỨNG

1. Mục đích

Phụ lục này cung cấp hướng dẫn lấy mẫu các sản phẩm từ trứng, sữa hoặc sản phẩm động vật sống dưới nước để xác định những sản phẩm này phù hợp với giới hạn dư lượng tối đa thuốc thú y (MRLVDs) của CODEX.

2. Định nghĩa

2.1. Lô hàng

Một lượng thực phẩm xác định được cung cấp từ giết mổ hoặc phân phối cùng một lúc, được xác định có cùng các đặc điểm như xuất xứ, trạng thái, loại bao bì, cách đóng gói hoặc nơi gửi, hoặc nhãn hiệu được lấy mẫu chính thức. Nhiều lô hàng có thể tập hợp thành một chuyến hàng.

2.2. Chuyến hàng

Một lượng thực phẩm được mô tả trong vận đơn của bên mua một cách chi tiết. Các lô hàng trong một chuyến hàng có thể có xuất xứ khác nhau hoặc cung cấp tại những thời điểm khác nhau.

2.3. Mẫu ban đầu

Một lượng mẫu lấy từ một con vật hoặc từ một điểm của lô, nếu lượng mẫu này không đủ để phân tích dư lượng. Khi số lượng mẫu không đủ thì có thể lấy từ những chỗ khác nhau của lô rồi gộp lại thành mẫu ban đầu.

2.4. Mẫu tổng hợp

Toàn bộ số mẫu ban đầu lấy từ cùng một lô

2.5. Mẫu cuối cùng

Mẫu tổng hợp hoặc một phần đại diện mẫu tổng hợp phục vụ cho các mục đích kiểm tra.

2.6. Mẫu thí nghiệm

Mẫu dùng chi cho phân tích tại phòng thí nghiệm. Toàn bộ mẫu ban đầu có thể dùng để phân tích hoặc mẫu có thể được chia thành những phần nhỏ đại diện nếu theo yêu cầu của qui định quốc gia.

3. Những hàng hóa áp dụng hướng dẫn này

3.1. Phân nhóm B: Hàng hóa thực phẩm chính có nguồn gốc động vật

Loại 06 Các sản phẩm của động vật có vú

N0. 033 Sữa

Loại 07 Các sản phẩm gia cầm

N0. 039 Trứng

Loại 08 Các sản phẩm của động vật sống dưới nước

N0. 040 Cá nước ngọt

N0. 041 Cá lưỡng ngư

N0. 043 Trứng cá và phần nội tạng ăn được của cá

N0. 045 Động vật giáp xác

Loại 09 Động vật lưỡng cư và bò sát

N0. 048 ếch, thằn lằn, rắn và rùa

Loại 10 Động vật không xương sống

N0. 049 Động vật thân mềm và các loại động vật không xương sống khác.

3.2. Phân nhóm E: Những sản phẩm chế biến có nguồn gốc động vật được làm từ thực phẩm chính N0. 033, 039, 040, 041, 043, 045, 048 và 049.

Loại 16 – Sản phẩm thứ cấp.

Loại 17- Sản phẩm ăn được có nguồn gốc từ động vật sống dưới nước.

Loại 18 – Những sản phẩm (chứa một thành phần) được sản xuất với bao bì chứa tối thiểu 1 kg hoặc một đơn vị đo.

Loại 19 – Những sản phẩm (gồm nhiều thành phần) được sản xuất với bao bì chứa tối thiểu 1 kg hoặc một đơn vị đo.

4. Nguyên tắc được chấp nhận

Với các mục đích kiểm tra, giới hạn dư lượng tối đa (MRLVDs) áp dụng cho nồng độ dư lượng của từng mẫu thí nghiệm lấy ở một lô. Lô hàng phù hợp với MRLVD của Codex khi tất cả các mẫu thí nghiệm cho kết quả dư lượng không lớn hơn mức MRLVD.

5. Nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền lấy mẫu

Các mẫu phải do cơ quan có thẩm quyền lấy để phục vụ cho mục đích kiểm tra.

6. Qui trình lấy mẫu

6.1. Sản phảm lấy mẫu

Từng lô hàng kiểm tra phải được lấy mẫu độc lập.

6.2. Chú ý khi lấy mẫu

Trong khi lấy mẫu và xử lý mẫu, không để mẫu bị nhiễm bẩn hoặc để xảy ra những biến đổi khác làm thay đổi dư lượng hoặc ảnh hưởng đến kết quả phân tích hoặc làm mẫu thí nghiệm không có tính đại diện của mẫu tổng hợp hoặc mẫu cuối cùng.

6.3. Lấy mẫu ban đầu

Các hướng dẫn chi tiết khi tiếp nhận mẫu ban đầu các sản phẩm khác nhau được nói đến trong bảng B. Số lượng mẫu phụ thuộc vào các yêu cầu phương pháp phân tích. Bảng B cho ta số lượng mẫu tối thiểu cần phải lấy. Dưới đây là các hướng dẫn cibm.

a. Mỗi mẫu ban đầu nên lấy ở một con vật hoặc một phần trong một lô và nếu có thể thì lấy mẫu một cách ngẫu nhiên.

b. Các sản phẩm đóng hộp hoặc đóng gói khi lấy mẫu không được mở bao bì trừ khi số lượng tối thiểu lớn gấp hai lần lượng mẫu yêu cầu cho lấy mẫu thí nghiệm ban đầu. Mẫu ban đầu nên gồm cả phần dịch chiết bao quanh sản phẩm. Sau đó từng mẫu phải được làm lạnh như mô tả ở điều 6.8.d.

c. Sản phẩm đông lạnh không được làm tan giá trước khi lấy mẫu.

6.4. Số mẫu ban đầu lấy từ một lô

Số mẫu lấy ban đầu sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng lô hàng. Nếu có sự nghi ngờ vi phạm dư lượng do xuất xứ của lô hàng từ nơi trước đây đã từng vi phạm dư lượng MRLVD, qua dấu hiệu bị nhiễm bẩn trong khi vận chuyển, hoặc các dấu hiệu nghi ngờ tượng tự của các thanh tra viên thì lô hàng này xếp vào diện bị nghi vấn. Nếu không có bằng chứng khả nghi sự gian lận thì lô hàng được coi là lô hàng bình thường.

6.4.1. Lấy mẫu những lô hàng khả nghi

Khi lấy mẫu ban đầu những lô hàng khả nghi phải lấy tối thiểu là 6 mẫu và tối đa là 30 mẫu. Khi nghi ngờ sự gian lận có thể xuất hiện trong lô hàng hoặc xác định chắc chắn có trong lô hàng thì phải lấy trên 6 mẫu.

6.4.2. Lấy mẫu ở lô hàng bình thường

Chương trình lấy mẫu ngẫu nhiên dựa trên tính thống kê được khuyến cáo cho những lô hàng không có sự nghi vấn. Có thể áp dụng bất kỳ một trong những cách lấy mẫu sau đây.

a. Lấy mẫu ngẫu nhiên theo lớp

Trong một hệ phức tạp hàng hóa phải được lấy mẫu ở nhiều nơi nên mất rất nhiều thời gian, chính điều này rất khó khăn để áp dụng qui tắc lấy mẫu ngẫu nhiên được mô tả trong chương trình lấy mẫu. Một phương pháp lấy mẫu thay thế rất tốt là phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên theo lớp, nghĩa là tách các nhóm lớn thành những nhóm nhỏ riêng biệt được gọi là chia lớp. Sau đó các mẫu được chọn trong mỗi lớp nhỏ này bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. khi đó tính đồng nhất ở mỗi lớp cao hơn ở toàn khối lớn. Những vùng hoặc những khu có cấu tạo địa lý giống nhau có sự phân lớp tự nhiên do tính tương đồng trong công tác nông nghiệp. Khoảng thời gian (ví dụ tháng, quí) được áp dụng thường xuyên cho phù hợp, hiệu quả và phát hiện sự biến đổi theo mùa. Các biểu đồ số ngẫu nhiên hoặc các kỹ thuật mang tính khách quan khác nên được áp dụng để bảo đảm rằng tất cả các phần đều có cơ hội có mặt trong mẫu như nhau và độc lập.

b. Lấy mẫu hệ thống

Lấy mẫu hệ thống là phương pháp lấy mẫu từ K sản phẩm, sau đó lấy K mẫu từ K sản phẩm này. Lấy mẫu hệ thống nhanh hơn, dễ dàng hơn và đỡ tốn kém hơn lấy mẫu ngẫu nhiên khi có thông tin chính xác về số lượng sản phẩm để quyết định thời gian lấy mẫu sẽ cho số lượng mẫu như mong muốn. Nếu phương pháp lấy mẫu không rõ ràng thì nó có thể bị lạm dụng. Trong lúc lấy mẫu chỉ nên tiến hành một vài cách lấy mẫu ngẫu nhiên.

c. Lấy mẫu trong trường hợp cho là xấu nhất

Lấy mẫu trong trường hợp được cho là xấu nhất, thanh tra viên phải sử dụng sự suy đoán và kinh nghiệm của mình về số lượng, lô hàng hoặc trạng thái lấy mẫu để quyết định mẫu nào sẽ được chọn. Vì là kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên, nên không được có bất kỳ sự cản trở nào về số lượng mẫu được lấy dựa trên dữ liệu thu được. Có thể xác định được nhóm gặp rủi ro nhiều nhất.

Các nước xuất khẩu nên quản lý chương trình kiểm tra dư lượng toàn diện và công bố kết quả cho các nước nhập khẩu. Dựa trên số liệu của nước nhập khẩu, việc kiểm tra được quản lý như đối với các sản phẩm bình thường. Các quốc gia không đưa ra được kết quả kiểm tra dư lượng phù hợp với MRLVDs thì sẽ áp dụng lấy mẫu như đối với những lô bị nghi vấn.

6.5. Chuẩn bị mẫu tổng hợp

Mẫu tổng hợp được chuẩn bị bằng cách gộp và trộn đều các mẫu ban đầu.

6.6. Chuẩn bị mẫu cuối cùng

Nếu có thể, mẫu ban đầu nên tạo thành mẫu cuối cùng. Nếu mẫu ban đầu quá lớn, mẫu cuối cùng có thể được chuẩn bị bằng phương pháp chia nhỏ thích hợp.

6.7. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm

Mẫu cuối cùng được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích. Nếu mẫu cuối cùng quá lớn để làm xét nghiệm thì phải chuẩn bị mẫu đại diện. Một vài qui định quốc gia có thể yêu cầu chia mẫu cuối cùng thành hai hoặc nhiều phần nhỏ để tiến hành phân tích độc lập. Mỗi phần nên là đại diện của mẫu cuối cùng. Phải tuân theo chú ý ở điều 6.2

6.8. Bao gói và vận chuyển mẫu

a. Mẫu phải để ở nơi sạch sẽ, túi đựng mẫu trơ với tác dụng hóa học để bảo vệ mẫu không bị nhiễm bẩn và hư hỏng khi vận chuyển.

b. Túi đựng mẫu phải được gắn xi để phát hiện được việc tự ý mở khi không được phép.

c. Túi đựng mẫu phải gửi đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt, sau khi đã đề phòng sự rò rỉ và hư hỏng.

d. Khi vận chuyển, tất cả những mẫu dễ bị hư hỏng phải được làm lạnh ở –200C, ngay sau khi tiếp nhận và được đóng trong bao bì thích hợp để làm chậm quá trình tan chảy. Nếu có thể bao bì vận chuyển phải được làm lạnh 24 giờ trước khi bao gói mẫu đông lạnh.

7. Hồ sơ

Mỗi mẫu ban đầu được xác nhận có tính chính xác qua việc ghi chép loại mẫu, xuất xứ của mẫu (như: Nước, thành phố hoặc thị trấn), nơi lấy mẫu và các thông tin khác hữu ích cho người phân tích hoặc các cơ quan chuyên trách giám sát hoạt động này.

8. Bắt đầu các qui trình lấy mẫu đã được khuyến cáo

Nếu bắt đầu các qui trình lấy mẫu được khuyến cáo, thì hồ sơ kèm theo mẫu nên mô tả đầy đủ các quy trình thực tế phải tiến hành.

Bảng B – Các sản phẩm từ sữa, trứng, bơ và động vật sống dưới nước.

 

Mặt hàng

Hướng dẫn lấy mẫu

Lượng mẫu tối thiểu cho thí nghiệm

I

Nhóm 033

(Sữa)

 

 

 

Sữa lỏng dạng thô, được thanh trùng, UTH và được tiệt trùng.

Khi bán buôn.

Trọn đều và lấy mẫu nhanh bằng một môi múc (một thìa to).

Trong thùng bán lẻ.

Lấy lượng vừa đủ để đáp ứng yêu cầu lượng mẫu thí nghiệm.

500 ml

II

Nhóm 082

(Sản phẩm sữa thứ cấp)

 

 

A

Sữa tách bơ.

Tách bơ hoàn toàn và tách một phần.

Như đối với sữa dạng lỏng.

 

500 ml

B

Sữa đặc

Sữa đặc nguyên kem và tách kem.

Thùng dung tích lớn (hình tròn, hình trống).

Trộn đều sữa trong thùng và cạo những chất dính bên cạnh và đáy thùng. Bỏ 2 – 3 lít đầu, lặp lại khuấy đều và lấy 500ml mẫu.

Thùng nhỏ cho bán lẻ.

Lấy lượng vừa đủ để đáp ứng yêu cầu lượng mẫu thí nghiệm.

500 ml

C

Sữa bột

1. Nguyên kem.

Thùng dung tích lớn.

Dùng ống đầu nhọn xuyên mạnh vào thùng để lấy sữa với lượng lấy mỗi lần như nhau. Lấy vừa đủ để có lượng mẫu là 500g.

Thùng nhỏ cho bán lẻ.

Lấy lượng vừa đủ để đáp ứng yêu cầu lượng mẫu thí nghiệm.

500 g

 

2. ít kem.

Như đối với sữa bột

500 g

III

Nhóm 087

(Các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa)

 

 

A

Kem

Mới làm, đông lạnh và UHT; kem tôm, kem đánh, váng sữa, kem đặc.

Thùng dung tích lớn.

Nhúng sâu môi múc xuống để đảm bảo lấy được hỗn hợp tránh tạo bọt, đảo đều. Lấy 200ml mẫu bằng môi múc.

Thùng dung tích nhỏ.

Lấy lượng vừa đủ để đáp ứng yêu cầu lượng mẫu thí nghiệm.

200 ml

B

Gồm nước bơ và một phần chất béo có trong mỡ sữa.

Dạng rời.

Lấy hai thỏi bơ hoặc nhiều hơn để trọng lượng mẫu tối thiểu không dưới 200g.

Với những miếng hoặc thỏi tròn.

Những miếng trên 250g chia làm bốn và lấy những phần tư đối diện. Những miếng dưới 250g lấy cả miếng làm mẫu.

 

200 g

C

Dầu bơ

Gồm dầu bơ tách nước và mỡ sữa tách nước.

 

Trộn đều và lấy 200g mẫu.

 

 

200 g

IV

Nhóm 090

(Sản phẩm sữa chỉ có một thành phần)

 

 

A

Sữa chua

Tự nhiên, ít chất béo đến nguyên kem.

Lấy lượng vừa đủ để đáp ứng yêu cầu lượng mẫu thí nghiệm.

500 g

B

Pho mát các loại

Nếu là hình tròn cắt miếng pho mát thành bốn phần bằng hai đường thẳng đồng tâm hoặc cắt theo hai đường song song với cạnh nếu miếng pho mát hình chữ nhật. Miếng cắt ra phải đáp ứng yêu cầu lượng mẫu thí nghiệm. Với những miếng nhỏ và được gói thành từng phần lấy lượng vừa đủ để đáp ứng yêu cầu lượng mẫu thí nghiệm.

200 g

V

Nhóm 092

(Sản phẩm sữa gồm nhiều thành phần)

 

 

A

Kem

Chỉ những kem chứa 5% mỡ sữa hoặc hơn.

Lấy một khối hoặc một lượng vừa đủ để đáp ứng yêu cầu lượng mẫu thí nghiệm.

500 ml

B

Những phụ gia để chế biến pho mát.

Lấy lượng vừa đủ để đáp ứng yêu cầu lượng mẫu thí nghiệm.

200 g

C

Sữa chua có nhiều thành phần tạo hương.

Như đối với sữa chua tự nhiên.

500 g

D

Sữa đặc có đường

Như đối với sữa bột.

500 ml

VI

Nhóm 039

(Trứng và các sản phẩm của trứng)

 

 

A

Trứng dạng lỏng và dạng đông lạnh.

áp dụng chương trình lấy mẫu. Lượng mẫu lỏng là 0,25lít hoặc mẫu rắn là 0,5 lít bằng cách dùng khoan vô trùng khoan vào thùng chứa.

500 g

B

Sản phẩm trứng dạng khô.

áp dụng chương trình lấy mẫu. Đối với thùng chứa 0,5 kg hoặc ít hơn hoặc 0,25 lít hoặc ít hơn, lấy mẫu tối thiểu từ hai thùng. Đối với những thùng khối lượng 0,5 – 10 kg hoặc hơn thì lấy mẫu từ một thùng, đối với những thùng khối lượng 10 kg hoặc hơn thì lấy 1 kg mẫu từ mỗi thùng. Khi lấy mẫu áp dụng kỹ thuật vô trùng.

500 g

C

Trứng nguyên vỏ.

1. Đóng gói cho bán lẻ.

 

áp dụng chương trình lấy mẫu. Lượng mẫu là 12 quả.

 

500g hoặc lấy 10 quả trứng

 

2. Các thùng cho bán buôn.

Nếu bằng hoặc dưới 15 thùng thì mỗi thùng lấy 12 quả, lấy tối thiểu là 24 quả trứng. Nếu bằng hoặc dưới 16 thùng thì lấy 12 quả trứng từ 15 thùng ngẫu nhiên.

500g hoặc lấy 10 quả trứng

VII

Cấp B – Loại 08.

(Sản phẩm động vật sống dưới nước)

 

 

A

Cá đóng gói.

Cá tươi, đông lạnh, hun khói, sấy khô, hoặc loài giáp xác (trừ ốc, hến).

Lấy ngẫu nhiên 12 mẫu. Khối lượng mẫu tối thiểu là 1kg.

 

1000 g

B

Cá to

(0,5 – 1,5kg)

Lấy ngẫu nhiên 12 mẫu. Khối lượng mỗi mẫu là 0,5 kg thịt cá ăn được.

1000 g

C

Động vật giáp xác loại to (trừ ốc, hến)

Lấy ngẫu nhiên 12 mẫu.

1000 g

D

Các sản phẩm của cá và loại giáp xác khác (gồm cả ốc, hến).

Lấy 12 – 0,25 lít mẫu.

1000 g

VIII

Cấp E – Loại 17

(Những sản phẩm ăn được có nguồn gốc từ động vật sống dưới nước).

 

 

A

Sản phẩm của cá và loài giác xác đóng hộp (trừ ốc, hến).

Mỗi lần lấy mẫu là 12 mẫu trong 5 hộp.

1000 g

B

Các sản phẩm của cá và loài giáp xác khác – bột cá và thịt cá.

áp dụng chương trình lấy mẫu. Lấy 1kg cho một lần lấy mẫu.

1000 g

 

PHỤ LỤC C

LẤY MẪU ĐỂ KIỂM TRA DƯ LƯỢNG THUỐC THÚ Y TRONG MẬT ONG

1. Mục đích

Phụ lục này cung cấp hướng dẫn lấy mẫu mật ong để xác định phù hợp với dư lượng tối đa thuốc thú y (MRLVDs) của Codex.

2. Định nghĩa

2.1. Lô hàng

Một lượng thực phẩm (mật ong) xác định cung cấp cho việc phân phối cùng một lúc, đựơc nhân viên lấy mẫu xác định có cùng đặc điểm như xuất xứ, trạng thái, loại bao bì, cách đóng gói hoặc nơi gửi, hoặc nhãn hiệu. Nhiều lô hàng có thể tập hợp thành một chuyến.

2.2. Chuyến hàng

Một lượng thực phẩm (mật ong) được mô tả trong vận đơn của bên mua một cách chi tiết. Các lô hàng trong một chuyến hàng có thể có xuất xứ khác nhau hoặc được cung cấp tại những thời điểm khác nhau.

2.3. Mẫu ban đầu

Một lượng mật ong lấy từ một vị trí trong lô, nếu lượng mẫu này không đủ để phân tích dư lượng. Khi số lượng mẫu không đủ thì có thể lấy mẫu từ những chỗ khác nhau của lô rồi gộp lại thành mẫu ban đầu.

2.4. Mẫu tổng hợp

Toàn bộ số mẫu ban đầu lấy từ cùng một lô

2.5. Mẫu cuối cùng

Mẫu ban đầu hoặc một phần đại diện mẫu tổng hợp phục vụ cho các mục đích kiểm tra.

2.6. Mẫu thí nghiệm

Mẫu dùng cho phân tích tại phòng thí nghiệm. Toàn bộ mẫu ban đầu có thể dùng để phân tích hoặc mẫu có thể được chia thành những phần nhỏ đại diện nếu theo yêu cầu của qui định quốc gia.

3. Những hàng hóa áp dụng hướng dẫn này

3.1 Lấy mẫu phụ thuộc vào xuất xứ

Mật hoa có chủ yếu trong tuyến mật của các loại hoa.

Tuyến mật ngọt do sự tích trữ hoặc do sự tự sản sinh trong các bộ phận của cây.

3.2 Lấy mẫu phụ thuộc vào cách xử lý

Ong cái luôn tiết ra mật ở trong tổ và mật ong được bán cùng cả tổ ong hoặc một phần tổ ong.

Mật ong chiết thu được bằng cách ly tâm để lấy mật ra khỏi tổ.

Mật ong ép thu được bằng cách ép tổ để lấy mật, có thể dùng hoặc không dùng hơi nóng nhẹ.

4. Nguyên tắc được chấp nhận

Với các mục đích kiểm tra, giới hạn dư lượng tối đa (MRLVDs) áp dụng cho nồng độ dư lượng của từng mẫu thí nghiệm lấy ở một lô. Lô hàng phù hợp với MRLVD của Codex khi tất cả các mẫu thí nghiệm cho kết quả dư lượng không lớn hơn mức MRLVD.

5. Nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền lấy mẫu

Các mẫu phải do cơ quan có thẩm quyền lấy để phục vụ cho mục đích kiểm tra.

6. Phương pháp lấy mẫu

6.1. Sản phẩm lấy mẫu

Từng lô hàng kiểm tra phải được lấy mẫu độc lập.

6.2. Chú ý khi lấy mẫu

Trong khi lấy và xử lý mẫu, không để mẫu bị nhiễm bẩn hoặc để xảy ra những biến đổi khác làm thay đổi dư lượng hoặc ảnh hưởng đến kết quả phân tích hoặc làm mẫu thí nghiệm không có tính đại diện của mẫu tổng hợp hoặc mẫu cuối cùng.

6.3. Tiếp nhận mẫu ban đầu

Số lượng mẫu phụ thuộc vào các yêu cầu phương pháp phân tích. Các yêu cầu về số lượng mẫu tối thiểu và những hướng dẫn chi tiết cho lấy mẫu ban đầu đối với mật ong được nói trong phụ lục C, điều 9. Dưới đây là các hướng dẫn cibm.

a. Mỗi mẫu ban đầu nên lấy ở mỗi đơn vị trong một lô và nếu có thể thì lấy mẫu một cách ngẫu nhiên.

b. Sản phẩm đóng gói khi lấy mẫu không được mở bao bì trừ khi số lượng tối thiểu lớn gấp hai lần lượng mẫu yêu cầu cho lấy mẫu thí nghiệm ban đầu. Mẫu ban đầu nên gồm một phần đại diện sản phẩm. Mỗi mẫu được chuẩn bị cho phân tích theo điều 6.5.

6.4. Số mẫu ban đầu lấy từ một lô

Số mẫu ban đầu sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng lô hàng. Nếu có sự nghi ngờ vi phạm dư lượng do xuất xứ của lô hàng từ nơi trước đây đã từng vi phạm dư lượng MRLVD, qua dấu hiệu bị nhiễm bẩn trong khi vận chuyển, hoặc các dấu hiệu nghi ngờ tương tự của các thanh tra viên thì lô hàng này được xếp vào diện bị nghi vấn. Nếu không có bằng chứng khả nghi sự gian lận thì lô hàng được coi là bình thường.

6.5. Chuẩn bị mẫu ban đầu

Mẫu ban đầu được chuẩn bị như mô tả ở điều 9.

6.6. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm

Nếu có thể mẫu ban đầu là mẫu cuối cùng. Nếu mẫu ban đầu quá lớn, mẫu cuối cùng được chuẩn bị bằng phương pháp chia nhỏ thích hợp.

6.7. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm

Mẫu cuối cùng được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích. Nếu mẫu cuối cùng quá lớn để làm thí nghiệm thì phải chuẩn bị mẫu đại diện. Một vài qui định quốc gia có thể yêu cầu chia mẫu cuối cùng thành hai hoặc nhiều phần nhỏ để tiến hành phân tích độc lập. Mỗi phần nên là đại diện của mẫu cuối cùng. Phải tuân theo chú ý ở điều 6.2.

6.8. Bao gói và vận chuyển những mẫu ban đầu

a. Mỗi mẫu ban đầu phải để ở nơi sạch sẽ, túi đựng mẫu trơ với tác dụng hóa học để bảo vệ mẫu không bị nhiễm bẩn và hư hỏng khi vận chuyển.

b. Túi đựng mẫu phải được gắn xi để có thể phát hiện được việc tự ý mở khi không được phép.

c. Túi đựng mẫu phải gửi đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt, sau khi đdduwowcjeef phòng sự rò rỉ và hư hỏng.

7. Hồ sơ

Mỗi mẫu ban đầu được xác nhận có tính chính xác qua việc ghi chép loại mẫu, xuất xứ của mẫu (như: nước, thành phố hoặc thị trấn), nơi lấy mẫu, ngày lấy mẫu và các thông tin khác hữu ích cho người phân tích hoặc các cơ quan chuyên trách giám sát hoạt động này nếu cần.

8. Bắt đầu các phương pháp lấy mẫu đã được khuyến cáo

Nếu bắt đầu các phương pháp lấy mẫu được khuyến cáo, thì hồ sơ kèm theo mẫu nên mô tả đầy đủ các quá trình thực tế phải tiến hành.

9. Hướng dẫn lấy mẫu

9.1. Mật ong dạng lỏng và dạng ép

Nếu mẫu không bị vón cục, trộn đều bằng cách khuấy hoặc lắc mạnh; nếu bị vón cục đặt thùng chứa được đậy kín vào trong nồi cách thuỷ nhưng không được nhấn chìm và hấp ướt ở 600C trong 30 phút; nếu cần thiết tăng nhiệt độ lên 650C cho đến khi mẫu chuyển thành dạng lỏng hoàn toàn. Thỉnh thoảng lắc nhẹ thùng. Trộn đều và làm lạnh thật nhanh khi mẫu chuyển thành thể lỏng. Nếu có thành phần lạ như sáp ong, than que,ong con hoặc hạt mật v.v…, có mặt thì đun mẫu ở 400C ở bể nước và lọc qua phễu lót vải thưa trước khi lấy mẫu.

Lấy 250 ml mật dạng lỏng hoặc dạng ép.

9.2. Lấy mật ong từ tổ

Nếu tổ bị bịt kín thì cắt ngang qua đỉnh và lấy mật ra khỏi tổ bằng cách kéo căng trên một mặt sàng kim loại được đan lỗ vuông với kích thước lỗ là 0,500 mm x 0,5000 mm (ISO 565 – 1983) 2). Khi các lỗ tổ ong hoặc sáp chui qua lưới, đun nóng mẫu giống như điều 9.1 và lọc qua lớp vải thưa. Nếu mật bị vón cục trong tổ, đun nóng đến khi sáp chảy ra; khuấy đều, làm lạnh và loại bỏ sáp.

Lấy 250 ml mật dạng lỏng.

Phần II. Lưu ý cibm cho các phương pháp phân tích kiểm tra dư lượng

Tốt nhất có các phương pháp phân tích hiệu quả và thiết thực để xác định phù hợp với MRLVDs phương pháp này dùng để phát hiện, xác định và nhận biết các dư lượng thuốc thú y và thuốc trừ sâu (được sử dụng như thuốc thú y) có trong mặt hàng thực phẩm trong danh mục tham khảo về thuật ngữ của ủy ban Codex. Những phương pháp này được các cơ quan kiểm tra có thẩm quyền của các chính phủ thành viên sử dụng thường xuyên trong chương trình kiểm tra dư lượng để đảm bảo phù hợp với những yêu cầu an toàn thực phẩm.

Phạm vi phân tích của những phương pháp nói trên không thể áp dụng để phân tích mọi thành phần liên quan vì số lượng dư lượng thuốc thú y được tìm thấy trong thực phẩm theo danh mục tham khảo về thuật ngữ của CCRVDF (Codex Committee on Residues of Veterinary Drugs in Foods – ủy ban Codex về dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm) rất lớn. Để tối ưu hóa tính hiệu quả của các chương trình qui phạm kiểm tra dư lượng thuốc thú y, các chương trình kiểm tra phải sử dụng phương pháp luận dư lượng sẵn có để đảm bảo phù hợp với MRLVDs của Codex và khi cần thì thực hiện biện pháp thích hợp để chống lại những sản phẩm gian lận trên cơ sở những dữ liệu phân tích.

Để giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền xác định những thành phần cần phân tích trong chương trình kiểm tra dư lượng, tiêu chuẩn này sẽ mô tả các phương pháp và một loạt các thuộc tính mà chương trình kiểm tra dư lượng có thể sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Đặc điểm chính của các phương pháp phân tích của chương trình kiểm tra dư lượng là đúng đắn, rõ ràng, chính xác (được đo bằng sai số hệ thống và độ thu hồi) và độ nhậy. Việc xác định những đặc điểm chính này trong một phương pháp yêu cầu đến những nghiên cứu của nhiều phòng thí nghiệm hiện đại. Những dặc điểm nêu ra trên đây sẽ được đề cập chi tiết trong các điều tiếp theo.

Các phương pháp phân tích

Một vài loại phương pháp được các chương trình và cơ quan an toàn thực phẩm sử dụng để hướng dẫn phân tích phù hợp với yêu cầu của chương trình kiểm tra dư lượng. Quyết định áp dụng phương pháp phân tích cụ thể phụ thuộc vào mục đích của chương trình qui phạm và đặc trưng phân tích của phương pháp.

Những phương pháp thích hợp cho việc xác định phù hợp với MRLVDs là những phương pháp đã được nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu thành công cho mô bào đặc trưng và sự kết hợp các mô khác nhau. Phương pháp này đưa ra các kết quả phân tích giúp định lượng hoặc phát hiện, phù hợp với hoạt động kiểm tra mà không cần những phân tích thêm. Trong một vài trường hợp, những phương pháp này coi như là phương pháp chuẩn, mà phương pháp chuẩn lại không được sử dụng thường qui.

Hiện nay, nhiều phương pháp vẫn được các chương trình kiểm tra dư lượng áp dụng và đã thu được những kết quả đáng kể. Nghiên cứu do nhiều phòng thí nghiệm thực hiện nói cibm đều thoả mãn các yêu cầu phân tích này. Những phương pháp được công nhận, được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu của phòng thí nghiệm gồm các nhà phân tích thường từ ba người trở lên, sau đó sẽ được đem đối chiếu với ba phòng thí nghiệm khác nhau. Các phương pháp đồng nghiên cứu được đánh giá hoàn toàn thành công nếu có hơn sáu phòng thí nghiệm chấp nhận, việc nghiên cứu có tính thống kê. Một số phương pháp kiểm tra dư lượng đã chứng tỏ tính hữu dụng trong việc xác định phù hợp MRLVDs có cơ sở nguồn gốc. Những phương pháp dựa trên cơ sở nguồn gốc này được coi là tốt nhất tại giai đoạn đầu áp dụng qui chế và vẫn tiếp tục áp dụng trong một khoảng thời gian dài nếu không có phương pháp được chấp nhận hiệu quả hơn.

Hợp tác nghiên cứu và những phương pháp được công nhận có thể được dành cho các mô bào phụ, các loài, các sản phẩm hoặc sự kết hợp giữa chúng, không kể nghiên cứu liên phòng thí nghiệm bằng việc hoàn thành những nghiên cứu bổ sung thích hợp. Trong thí nghiệm, kết quả phân tích lấy từ phương pháp nghiên cứu mở rộng có thể yêu cầu phân tích thêm và/hoặc xem xét lại kết quả trước khi công bố hoặc tiến hành hoạt động qui phạm.

Những phương pháp không được các phòng thí nghiệm truyền thống công nhận, nhưng lại cho kết quả tương quan với những số liệu nghiên cứu hoặc phương pháp đã được công nhận thì có thể phục vụ cho một mục đích xác định. Các phương pháp được và không được công nhận phải được so sánh trong cùng một đề án nghiên cứu mang tính thống kê sử dụng những phần mẫu đã chuẩn bị như nhau (đồng nhất) cho việc so sánh này. Số liệu từ những nghiên cứu này phải được các nhà khoa học đầu ngành xem xét lại để quyết định khả năng so sánh của việc thực hiện phương pháp.

Một vài phương pháp phân tích dư lượng thuốc thú y không thường quy có thể thích hợp với qui định bắt buộc của MRLVDs. Những phương pháp này có thể không cần phải nghiên cứu trong liên phòng thí nghiệm vì chúng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn hoặc thiết bị chuyên dùng. Kiểm tra chất lượng tốt và các qui trình đảm bảo chất lượng phải được ứng dụng cùng với những phương pháp này. Số liệu phân tích của phương pháp này phải để nhóm các chuyên gia phân tích xem xét lại trước khi đưa ra lời khuyến cáo cho bất kỳ hoạt động qui phạm nào. Những phương pháp phân tích này có thể yêu cầu phân tích bằng phương pháp khác để chứng minh những phát hiện thử nghiệm ban đầu.

Đôi khi, một phương pháp có thể thích hợp cho những mục đích của Codex vì phát hiện độc tố từ một phép phân tích chưa cho phép thiết lập một MRLVDs. Những phương pháp phân tích Cloramphenicol nằm trong loại này. Một số phương pháp loại này cũng bao gồm cả những phương pháp đã nói ở trên mà không đủ nhạy để phân tích định lượng và/hoặc phát hiện ra mức bằng hoặc dưới MRLVDs. Những phương pháp này không đáp ứng các yếu tố thực hiện khác đã đề cập ở trên.

Một vài phương pháp đòi hỏi có phân tích thêm để giúp đỡ hoạt động qui phạm. Loại này bao gồm những phương pháp không đưa ra thông tin đầy đủ về cấu trúc và nồng độ dư lượng. Các phương pháp phân tích với mục đích để thử nghiệm sơ bộ, nhưng không thành công theo nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm để công nhận phương pháp nhưng có thể giới hạn sử dụng chương trình kiểm tra dư lượng. Tuy nhiên, những phương pháp này sẽ rất có ích trong phân tích dư lượng chỉ xảy ra một lần hoặc ít khi xảy ra, nhưng thường đòi hỏi áp dụng qui tắc phân tích mẫu chính xác. Kết quả thu được theo phương pháp đó phải được coi là điều kiện để đánh giá khái niệm phân tích hoặc phát hiện mà không cung cấp thêm thông tin phân tích phụ trợ. Những kết quả theo phương pháp này có thể có ích trong việc tập hợp thông tin và xác định liệu có cần khai triển thêm phương pháp xác định nữa hay không. Những phương pháp này không nên áp dụng một mình trong mục đích kiểm tra dư lượng trên những mẫu chính thống mà không có thông tin phụ trợ (ví dụ xuất hiện vết tiêm trêm mẫu).

Những phương pháp nhất định có thể chỉ thích hợp với việc xác định liệu có hay không vấn đề dư lượng thuốc thú y trong số mẫu lấy kiểm tra. Các phương pháp loại này được sử dụng để thu thập thông tin hoặc nghiên cứu kiểm tra dư lượng để khảo sát. Nghiên cứu khảo sát cũng có thể sử dụng những phương pháp mà không được nghiên cứu ở nhiều phòng thí nghiệm. Những phương pháp không thường qui này có thể phức tạp hoặc đòi hỏi thiết bị kiểm tra chuyên môn hóa cao và có thể được xây dựng và áp dụng chỉ ở một phòng thí nghiệm. Kết quả phân tích của phương pháp này không được sử dụng một cách độc lập trong việc thực hiện hoạt động qui phạm, nhưng có thể sử dụng để xác định sự cần thiết tiến hành kiểm tra thêm và/hoặc khai triển một phương pháp phù hợp với qui định bắt buộc thường quy của MRLVDs.

Các phương pháp được xây dựng để phân tích nhanh số lượng lớn mẫu rất hữu ích trong việc xác định sự có mặt của một hoặc nhiều thành phần phù hợp bằng hoặc vượt quá nồng độ qui định theo phương pháp định lượng hoặc bán định lượng. Các kết quả bằng hoặc vượt quá MRLVDs thường đòi hỏi phải phân tích thêm băng phương pháp đã được công nhận trước khi tiến hành hoạt động qui phạm. Nếu kết quả của những phương pháp này thấp hơn MRLVDs nhưng lại cao hơn mức đo được bằng phương pháp đáng tin cậy thì kết quả này chỉ giới hạn sử dụng trong việc xác định những hiện tượng xảy ra.

Lưu ý trong xây dựng phương pháp

Để xây dựng một phương pháp phân tích đòi hỏi phải có các nhà phân tích, phòng thí nghiệm, thiết bị và hỗ trợ tài chính. Để tận dụng thật tốt và có hiệu quả những nguồn này, điều quan trọng phải có thông tin ban đầu và thông tin cơ sở để tạo triển vọng cho việc lên kế hoạch dự án xây dựng một phương pháp phân tích và việc đánh giá đặc tính của phương pháp phân tích.

Chương trình kiểm tra dư lượng nên áp dụng phương pháp luận phù hợp mục tiêu của các phép phân tích là đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn và bổ dưỡng. Hoạt động qui phạm cần thiết và thích hợp nên được tiến hành nhằm chống lại những sản phẩm gian lận trên cơ sở số liệu phân tích chính xác. Trước khi tiến hành công việc xây dựng một phương pháp, nên xây dựng trước phạm vi áp dụng và sự cần thiết của nó trong chương trình kiểm tra dư lượng. Những lưu ý khác bao gồm hợp chất hoặc nhóm hợp chất cần xác định (những chất cản trở tiềm tàng), các hệ thống đo lường tiềm năng và đặc tính của chúng, các tính chất hóa học và vật lý có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện phương pháp, qui định kỹ thuật của hệ thống thử nghiệm mong nuốn và nó sẽ được xác định như thế nào, số liệu ổn định của phép phân tích, thuốc thử và độ tinh kiết của thuốc thử, những điều kiện tiến hành có thể chấp nhận để đáp ứng mọi yêu cầu khi áp dụng phương pháp phân tích, các hướng dẫn chuẩn bị mẫu, những yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện phương pháp, các vấn đề an toàn và bất kì thông tin đặc biệt nào khác liên quan đến mọi yêu cầu của chương trình.

Đặc tính phân tích

Qui định kỹ thuật là khái niệm của một phương pháp nhằm phân biệt giữa chất cần phân tích và các chất khác có thể có trong mẫu thử. Phương pháp kiểm tra dư lượng phải cung cấp sự xác định rõ ràng thành phần đo được. Khả năng phân biệt phép phân tích mang tính định lượng giữa các sản phẩm đồng nhất, tương tự hoặc các sản phẩm biến đổi chất theo điều kiện thử nghiệm là một chú ý quan trọng trong qui định kỹ thuật.

Độ chính xác của phương pháp là sự thống nhất hoàn toàn giữa các kết quả kiểm tra độc lập từ vật liệu thử nghiệm đồng nhất theo những điều kiện ứng dụng qui định. Khả năng biến đổi phân tích giữa các phòng thí nghiệm được định nghĩa là do tính tái lập, và tính biến đổi từ các phân tích lặp trong phòng thí nghiệm. Độ chính xác của phương pháp thường biểu hiện bằng độ lệch chuẩn. Thuật ngữ khác được dùng là độ lệch chuẩn tương đối hoặc hệ số biến đổi (độ lệch chuẩn, được chia bằng giá trị tuyệt đối của giá trị trung bình số học). Nó cũng có thể được tính bằng phần trăm bằng cách nhân với 100. Sự biến đổi trong phòng thí nghiệm khi áp dụng một phương pháp và khi vận dụng kinh nghiệm thường ít hơn sự biến đổi do các phòng thí nghiệm áp dụng sau và có ít kinh nghiệm hơn. Vì lý do này mà số liệu phân tích của một phương pháp nên được phân tích thống kê theo qui trình của Youden và Steiner (tài liệu tham khảo: Phương pháp thống kê của AOAC, AOAC International, Gaithersburg, MD, 1975), trước khi chuẩn bị viết phương pháp phân tích lần cuối. Nếu một phương pháp không đạt mức thực hiện phù hợp ở một phòng thí nghiệm đang xây dựng thì nó sẽ không được thực hiện thêm ở các phòng thí nghiệm khác.

Tính chính xác đề cập đến sự thống nhất hoàn toàn giữa giá trị thực của toàn bộ phép phân tích và kết quả trung bình thu được bằng cách áp dụng qui trình thử nghiệm nhiều lần đối với một loạt các mẫu đồng nhất. Tính chính xác liên quan chặt chẽ đến sai số hệ thống (độ lệch phương pháp phân tích) và thu hồi chất phân tích (được đo bằng % thu hồi). Yêu cầu về tính chính xác của các phương pháp thay đổi phụ thuộc cách dùng có tính qui phạm và kế hoạch của các kết quả. Nói cibm, tính chính xác bằng và dưới MRLVDs hoặc mức xác định phải bằng hoặc lớn hơn sự chính xác trên mức xác định.

Phần trăm thu hồi chất phân tích cộng với mẫu trắng là sự đo lường có liên quan so sánh với lượng tìm thấy bằng cách phân tích lượng được cho vào mẫu. Trong việc lý giải sự thu hồi chất phân tích, điều hiển nhiên nhận thấy là phép phân tích thêm đối với mẫu không giống như cách phân tích nhiễm vi sinh vật (dư lượng thuốc thú y). Tại những nồng độ cao, thu hồi chất phân tích được thực hiện gần 100%, ở nồng độ thấp hơn và đặc biệt đối với những phương pháp có nhiều bước thao tác như chiết, tách, làm sạch và cô đặc, lượng thu hồi có thể thấp hơn. Chưa quan tâm đến lượng thu hồi là gì, mà chỉ mong muốn lượng thu hồi ít biến đổi.

Độ nhạy của một phương pháp là đo chính khả năng phát hiện sự có mặt của chất cần phân tích và phân biệt rõ giữa những sự khác nhau nhỏ trong nồng độ chất phân tích. Độ nhạy cũng đòi hỏi khả năng phân biệt giữa chất phân tích, những thành phần liên quan và nhiễu nền. Đối với những thiết bị sử dụng trong phân tích dư lượng, độ nhạy được xác định bởi hai yếu tố: thiết bị đáp ứng với phân tích và sự nhiễu nền hoặc độ nhiễu của thiết bị. Sự đáp ứng điều kiện đo bằng độ dốc của đường cong chuẩn với những chuẩn phân tích ở những nồng độ xác định. Trạng thái lý tưởng đạt được khi đường cong duỗi thẳng. Độ nhiễu của thiết bị xuất hiện khi có chất phân tích trong mẫu thử.

Có nhiều thuộc tính giống nhau phù hợp với các phương pháp phân tích có tính qui phạm vượt xa các nguyên tắc của phương pháp. Các phương pháp phải nhạy hoặc phải mạnh, hiệu quả cao, không quá phức tạp, tiện lợi và khả năng tiến hành đồng thời một loạt các mẫu trong một thời gian ngắn. Điểm mạnh của một phương pháp ở chỗ những kết quả thu được không bị ảnh hưởng bởi những độ lệch nhỏ do sử dụng thuốc thử trong phương pháp phân tích, nhân tố thời gian do chiết hoặc tạo phản ứng, hoặc nhiệt độ. Chính điều này không cho phép tính cẩu thả hoặc những kỹ thuật không chính xác. Để có hiệu quả cao thường liên quan đến các thuốc thử, thiết bị hoặc trang bị sẵn dụng cụ và những thứ cần thiết sử dụng trong phòng thí nghiệm phân tích dư lượng thuốc thú y. Một phương pháp không phức tạp là phương pháp được dùng trong suốt qui trình thao tác hoặc thiết bị đơn giản, không phức tạp.

Tính tiện lợi là đặc điểm của phương pháp phân tích, nó cho phép chuyển từ nơi này đến nơi khác mà không làm mất đi những đặc tính phân tích đã xây dựng.

Khả năng của phương pháp kiểm tra dư lượng để phân tích đồng thời một loạt mẫu trợ giúp thêm tính hiệu quả của phương pháp phân tích bằng việc cho phép phân tích một loạt mẫu hoặc nhóm mẫu cùng một lúc. Chính những đặc điểm này làm giảm thời gian phân tích mẫu. Ví dụ ta có thể thực hiện 4 hoặc nhiều hơn 4 phép phân tích trong một ngày làm việc. Điều này rất quan trọng khi cần phân tích một lượng lớn mẫu trong thời gian ngắn hoặc trong thời gian đã được ấn định trước.

Việc xác lập đặc tính thực hiện phương pháp phân tích là rất quan trọng. Đặc điểm này cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan an toàn thực phẩm để xây dựng và quản lý chương trình sức khỏe cộng đồng của mình. Đặc tính của các phương pháp phân tích cũng cung cấp cơ sở cho những quyết định quản lý hàng hóa trong kế hoạch tương lai, đánh giá và loại bỏ sản phẩm. Đối với ngành chăm sóc sức khỏe động vật, nó đưa ra hướng dẫn về hiểu biết chính xác cần phải đạt được gì trong việc xây dựng quy trình phân tích. Tất cả sẽ rất có ích do xác định rõ những yếu tố tiến hành phương pháp phân tích.

Việc thống nhất các phương pháp phân tích kiểm tra dư lượng

Các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn và kiểm tra dư lượng có những thuật ngữ khác nhau để mô tả việc áp dụng các phương pháp phân tích. Các phương pháp phân tích dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm đều phải phát hiện chính xác sự có mặt của chất cần phân tích, xác định nồng độ của nó và đưa ra chính xác chất đó bằng hoặc trên mức dư lượng tối đa cho phép (MRLVDs) cho hoạt động bắt buộc tuân thủ qui phạm. Những phương pháp này nên được xếp như những phương pháp khẳng định. Những phương pháp khẳng định này có thể có hoặc không có phần định lượng hoặc bán định lượng.

Nhiều loại phương pháp khác có thể được sử dụng trong chương trình kiểm tra dư lượng và được củng cố trong trương trình khi được chia thành hai nhóm phụ. Đó là phương pháp định lượng và phương pháp loại trừ. Phương pháp định lượng cung cấp thông tin chính xác liên quan đến lượng chất cần phân tích có thể có, nhưng chỉ đưa thông tin gián tiếp về xác định cấu trúc của chất đó. Phương pháp loại trừ xác định nhanh chóng sự có mặt của một hoặc nhiều hợp chất trên cơ sở một hoặc nhiều đặc điểm cibm của nhóm thuốc thú y bằng cách định tính hoặc bán định lượng tại giới hạn nồng độ qui định. Phương pháp này cũng xác định chất cần phân tích nằm dưới giới hạn phát hiện của phương pháp loại trừ.

Ba loại phương pháp: Khẳng định, định lượng và loại trừ thường bổ trợ cho nhau những đặc tính đã nói ở trên. Ngoài ra, chúng còn có những lưu ý cibm cụ thể khác. Việc hiểu biết mối quan hệ giữa ba loại phương pháp này rất quan trọng trong xây dựng và triển khai chương trình kiểm tra dư lượng một cách cân đối. Phương pháp loại trừ rất hữu dụng vì nó cung cấp hiệu quả phân tích cao hơn phương pháp định lượng và/hoặc phương pháp khẳng định (ví dụ trong một khoảng thời gian xác định có thể thực hiện nhiều phép phân tích hơn). Trong nhiều thí nghiệm, phương pháp loại trừ có thể thực hiện trong điều kiện không có phòng thí nghiệm. Phương pháp loại trừ phù hợp sử dụng những hoàn cảnh không có phòng thí nghiệm có thể sẽ đỡ tốn kém hơn đối với các chương trình kiểm tra có tính qui phạm mà lúc nào cũng phải tiến hành các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Phương pháp loại trừ có thể phân loại mẫu thử không phát hiện thấy dư lượng với mẫu thử phát hiện có dư lượng thuốc thú y bằng hoặc dưới MRLVDs hoặc ở mức quan tâm. Chính điều này cho phép phòng thí nghiệm tập trung nhiều nỗ lực hơn vào định lượng các mẫu thử nghiệm nghi là dương tính theo sự chú ý có tính qui phạm.

Phép thử loại trừ cũng được ứng dụng một cách hiệu quả trong phòng thí nghiệm vì nó cho phép phân tích một lượng mẫu lớn hơn trong khoảng thời gian xác định so với phép thử định lượng. Tiết kiệm chi phí không lớn bằng phương pháp loại trừ thực hiện ở ngoài phòng thí nghiệm vì nó bao gồm cả chi phí quản lý và vận chuyển mẫu. Kết quả nghi là dương tính lấy từ phương pháp loại trừ trong phòng thí nghiệm không được sử dụng một cách độc lập trong hoạt động qui phạm. Số liệu của phương pháp này có thể được dùng để xác định sự cần thiết thực hiện thử nghiệm phụ và/hoặc xây dựng một phương pháp phù hợp với qui định bắt buộc thường quy của MRLVDs.

Xây dựng phương pháp và sự phê chuẩn cho các phương pháp kiểm tra dư lượng

Phê chuẩn nghiên cứu của một phương pháp phân tích trong các phòng thí nghiệm là nhân tố quan trọng nhất trong việc cung cấp số liệu phân tích để xác định những đặc tính của phương pháp đó.

Trong việc xây dựng một phương pháp kiểm tra dư lượng, nếu có thể, số liệu nên tập hợp từ ba loại mẫu. Kiểm tra nguyên liệu thử từ những con vật chưa qua xử lý sẽ cung cấp những thông tin về phân tích và thành phần cản trở. Vật liệu thử sẽ cung cấp số lượng về các chất phân tích được thêm vào vật liệu kiểm tra, sự cần thiết của thông tin về khả năng thu hồi chất cần phân tích của phương pháp trong điều kiện được kiểm tra. Mô bào bị nhiễm vi sinh vật hoặc thuốc thú y, thực phẩm bắt nguồn từ động vật hoặc chim đã qua sử dụng thuốc thú y, cung cấp thông tin phân tích phụ về vi sinh vật hoặc những tác động khác có thể xuất hiện trong khi phân tích các mẫu kiểm tra dư lượng.

Các phương pháp kiểm tra dư lượng được xây dựng càng đơn giản càng tốt. Đơn giản trong phân tích sẽ giảm thiểu kiểu dáng, kích cỡ và loại dụng cụ thuỷ tinh và thiết bị cần sử dụng, giảm thiểu những sai số phân tích tiềm tàng và giảm những chi phí phòng thí nghiệm và phương pháp tiến hành. Thuốc thử và dung dịch chuẩn phải sẵn có trong thị trường hoặc có thể được cung cấp từ nguồn đáng tin cậy. Thiết bị nên được lựa chọn trên cơ sở những đặc tính sử dụng của chúng hơn là dựa trên nhà cung cấp cụ thể.

Đôi khi các phương pháp kiểm tra dư lượng được xây dựng bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn nội bộ để kiểm tra phân tích. Thực ra sử dụng tiêu chuẩn nội bộ sẽ bù đắp một vài biến đổi phân tích trong một phép phân tích, cải thiện độ chính xác. Tuy nhiên, nếu sử dụng tiêu chuẩn nội bộ không đúng sẽ che khuất những biến đổi đáng lẽ ra là phần quan trọng của phép đo phân tích. Nếu một tiêu chuẩn nội bộ được sử dụng, nên áp dụng vào mẫu càng sớm càng tốt và tốt nhất nên cho vật liệu thử trước khi bắt đầu phân tích. Phải cẩn thận khi chọn tiêu chuẩn nội bộ để đảm bảo nó không thay đổi phần trăm thu hồi chất phân tích hoặc làm cản trở quá trình đo. Điều quan trọng phải biết mức độ và dự đoán được những ảnh hưởng của tiêu chuẩn nội bộ lên phương pháp phân tích. Tiêu chuẩn nội bộ có thể nâng cao hiệu quả của phương pháp lên rất nhiều nếu ta sử dụng phù hợp và chính xác.

Các phương pháp kiểm tra dư lượng nhằm mục đích mở rộng các môi trường thử nghiệm có thể biến đổi sẽ thay thế vài yêu cầu phụ trợ đối với các phương pháp. Chính điều này sẽ giúp cải thiện sự cứng nhắc của phương pháp. Trong môi trường ấm hơn có thể đòi hỏi thuốc thử bền nhiệt hơn , trong khi dung môi dùng trong phân tích phải ít bay hơi và yêu cầu mẫu thử phải chính xác hơn. Đối với môi trường mát hơn yêu cầu thuốc thử và dung môi có những đặc tính vật lý khác nhau như điểm đông lạnh thấp hơn và đặc trưng Solvat hóa mạnh hơn để đảm bảo sự chiết chất phân tích hiệu quả. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến thời gian yêu cầu để tiến hành phân tích cũng như ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, sự tách ly theo trọng lực và quá trình phát triển màu. Những lưu ý này cố gắng chuẩn hóa các phương pháp để áp dụng ở những môi trường rộng rãi khác nhau. Vì cần tới các phương pháp thích ứng bù vào các chức năng này.

Một phương pháp phân tích được xây dựng và ứng dụng chỉ ở một phòng thí nghiệm có thể giới hạn sử dụng trong một chương trình kiểm tra dư lượng. Những giá trị được báo cáo có tính tin cậy có thể được quan tâm thậm chí các qui trình kiểm tra chất lượng tốt sẽ được áp dụng. Tối thiểu ba phòng thí nghiệm mong muốn áp dụng những phương pháp này để xây dựng các đặc tính cho kiểm tra dư lượng kể cả tính biến đổi phân tích thì phải đạt được sự thống nhất có thể chấp nhận được trên các mẫu giống nhau mang tính thống kê giữa các phòng thử nghiệm. Những phương pháp kiểm tra dư lượng có độ tin cậy cao phải qua sự hợp tác nghiên cứu thành công của ít nhất sáu phòng thí nghiệm (Tài liệu tham khảo: ứng dụng Thống kê để Xây dựng và Đánh giá các Phương pháp Phân tích của G.T.Wernimont và W.Spendley, AOAC International, Gaithersburg, MD) và Đánh giá Tổng thể và Khả năng Phân tích theo Kế hoạch Chương trình Dư lượng Quốc gia 1990 (phần 5, USDA, Cơ quan Thanh tra và An toàn Thực phẩm tại thủ đô Washington).

Nguyên tắc hướng dẫn phê chuẩn và hợp tác nghiên cứu một phương pháp kiểm tra dư lượng là giống nhau. Những mẫu dùng để đánh giá thực hiện phương pháp không được để nhà phân tích biết có chứa dư lượng gần với MRLVD cũng như những mẫu có chất phân tích vượt quá hoặc dưới mức chấp nhận và các mẫu trắng. Tất cả mẫu nghiên cứu phải được phân tích vượt quá số ngày qui định, tốt nhất là phân tích lại, để nâng cao việc đánh giá thống kê đối với phương pháp thực hiện. Cần chú ý rằng những công việc này chỉ là yêu cầu tối thiểu. Trong sáu phòng thí nghiệm có hai phân tích giống nhau trên một hoặc hai loài động vật và mô bào sẽ đưa ra những đánh giá chất lượng có giới hạn về tính lặp lại và tính tái lập.

Nguyên tắc kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng là hai phần quan trọng của phân tích dư lượng. Nó cung cấp cơ sở cho việc đảm bảo thực hiện ở điều kiện tối ưu cho tất cả các phương pháp, không để ý đến các đặc thù của phương pháp và bất cứ lúc nào các phương pháp cũng được kiểm tra chất lượng giám sát những yếu tố về phân tích mẫu bằng thiết bị phân tích trong khi đảm bảo chất lượng, cung cấp thiếu sót của những nhà kiểm tra độc lập để đảm bảo chương trình phân tích được thực hiện đúng qui cách. Các chương trình kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng không có giá trị ủng hộ quyết định cho các cơ quan kiểm tra dư lượng, cải thiện độ tin cậy của các kết quả phân tích và đưa ra số liệu chất lượng cho chương trình kiểm tra dư lượng, cải thiện độ tin cậy của các kết quả phân tích và đưa ra số liệu chất lượng cho chương trình kiểm tra dư lượng để chỉ ra an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, các nhà sản xuất và các cơ quan ban hành luật dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm.

Phần III. Những đặc thù của các phương pháp phân tích dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm

Đặc trưng của phương pháp phân tích xác định phù hợp với MRLVDs phải là những đề nghị và chấp nhận kèm theo đánh giá. Điều này đảm bảo độ tin cậy cho các kết quả phân tích và cung cấp cơ sở bảo đảm việc xác định dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm đối với những hàng hóa trong thương mại quốc tế. Phần II, Những lưu ý cibm của các phương pháp phân tích cho kiểm tra qui phạm, giới thiệu những loại hoặc nhóm cibm của phương pháp phân tích, và cung cấp sơ đồ áp dụng những phân tích này trên cơ sở mục đích sử dụng trong phạm vi thực hiện. Trong phần thảo luận dưới đây, những đặc thù phổ biến của ba nhóm phương pháp xác định, phù hợp với MRLVDs của Codex sẽ được phân theo phương pháp cấp 1, cấp 2, cấp 3 kèm theo những đặc thù bổ sung có thể áp dụng chỉ với một hoặc hai nhóm phương pháp.

Chú thích – Phần này gồm những định nghĩa mà CCRVDF cố gắng hài hòa với những định nghĩa trong tài liệu “Các định nghĩa của ủy ban Codex về thực phẩm” ở tập 1.

Tiêu chuẩn cibm cho các đặc thù

Tất cả các phương pháp được mô tả bằng một loạt các đặc thù hay mục đích để xác định tác dụng của chúng: qui định kỹ thuật - đo cái gì; độ chính xác – khả năng biến đổi phép đo; và sai số hệ thống hoặc độ lệch - được đo bằng tái phân tích. Đặc thù khác là tính chính xác thường nói đến sự thống nhất hoàn toàn hoặc độ tin cậy của kết quả phân tích một lượng lớn mẫu thử. Đối với phương pháp bán định lượng và phương pháp loại trừ, tính chính xác cũng được định nghĩa là phép đo sự phản hồi âm tính giả và dương tính giả. Giới hạn phát hiện, độ nhậy của phương pháp, tính thực tiễn sử dụng, khái niệm áp dụng mô bào/loài, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng là những đặc thù phụ biến đổi tương ứng với một số phương pháp, phụ thuộc vào mục đích sử dụng của các kết quả phân tích.

Mô tả phương pháp tuỳ thuộc các đặc thù tiến hành thông qua lựa chọn phân loại chúng theo mục đích sử dụng. Sự lựa chọn xác định phương pháp thông qua thông tin phân tích hoặc những chi tiết liên quan đến lượng và bản chất của chất cần phân tích. Phương pháp cấp 1 là phương pháp rõ ràng nhất và chắc chắn nhất, trong khi đó phương pháp cấp 3 thường cung cấp những thông tin cibm về sự có mặt của chất cần phân tích và thông tin bán định lượng về lượng chất cần phân tích.

Phương pháp cấp 1 cho biết lượng chất phân tích hoặc nhóm những chất phân tích và xác định chất phân tích là dương tính, cung cấp hàm lượng định lượng lớn nhất và cách nhận biết chất cần phân tích ở mức cho phép. Những phương pháp này là một quá trình đơn xác định cả nồng độ và nhận biết chất phân tích hoặc kết hợp các phương pháp định lượng hoặc khẳng định cấu trúc dư lượng thuốc thú y. Ví dụ ta kết hợp giữa kỹ thuật sắc ký với quá trình đo phổ. Mặc dù phương pháp cấp 1 nói cibm là những quá trình sử dụng thiết bị đo, quan sát sự thay đổi bệnh học hoặc hình thái khác mà xác định đặc tính loại thuốc thú y nếu phương pháp cấp 1 chứng tỏ đủ nhậy và chính xác.

Phương pháp cấp 1 bị giới hạn những chất cần phân tích có những đặc điểm lý học và hóa học phù hợp tuân thủ theo các phương pháp sắc ký và các phương pháp phân tích dụng cụ khác. Ví dụ, hiện nay, có rất nhiều thuốc kháng sinh dùng trong thú y, với quá trình đo khối phổ để xác định dư lượng phù hợp với MRLVDs vì những thuốc này có độ bay hơi thấp và ổn định với những thao tác hóa học trong quá trình đo khối phổ. Tuy nhiên, thiết bị và công nghệ mới ngày nay càng tăng thêm tính khẳng định của các phương pháp có thể làm được này. Phương pháp cấp 1 đôi khi được dùng như là phương pháp trọng tài.

Phương pháp cấp 2 thường xác định nồng độ chất cần phân tích ở mức xác định, không cung cấp sự phát hiện cấu trúc nhận biết một cách chắc chắn. Phương pháp này sử dụng cấu trúc, nhóm chức năng hoặc những mục đích miễn dịch như là cơ sở cho sơ đồ phân tích. Thực hành cibm sử dụng phương pháp cấp 2 lần 1 như là một thử nghiệm xác định và lần 2 phương pháp cấp 2 là qui trình nhận biết dương tính. Phương pháp loại này cũng được ứng dụng để xác minh sự có mặt của hợp chất hoặc nhóm các hợp chất. Hai kiểu của phương pháp cấp 2 đều cung cấp thông tin phù hợp với phương pháp cấp 1 khi chúng sử dụng những qui trình hóa khác nhau. Đa số các phương pháp phân tích được sử dụng để hỗ trợ MRLVDs là các phương pháp định lượng cấp 2 dùng trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp cấp 3 có đặc điểm là xác định kém nhưng cung cấp thông tin rất tốt. Những qui trình thử nghiệm này nói cibm xác định sự có mặt hoặc không có mặt một hợp chất hoặc nhóm hợp chất ở mức định danh xác định. Phương pháp này luôn dựa trên cơ sở những kỹ thuật không qua sử dụng thiết bị. Do vậy, phương pháp cấp 3 là phương pháp loại trừ hoặc bán định lượng. Kết quả các mẫu thử của phương pháp này không chính xác bằng phương pháp cấp 1 hoặc phương pháp cấp 2 và thường phải kết hợp các thông tin cho hoạt động qui phạm. Ví dụ, phương pháp cấp 3 cung cấp thông tin bán định lượng tốt, nhưng khả năng nhận biết lại kém. Nếu có rất ít thông tin định lượng thì phải chọn giữa sự phát hiện chính xác hoặc không chính xác. Phương pháp cấp 3 không phải là phương pháp được mô tả kém hoặc phương pháp không chính thức. Chúng phải được định rõ trong văn bản về thao tác, tính năng thao tác và tài liệu thực hiện.

Loại này đưa ra các qui trình thử nghiệm vi sinh trên thạch đĩa, các thử nghiệm ức chế enzim và những hệ thống miễn dịch. Chúng rất có ích cho các chương trình kiểm tra dư lượng vì số mẫu nhiều, tiện lợi, thuận tiện và phù hợp với môi trường ngoài phòng thí nghiệm. Hạn chế của phương pháp cấp 3 là không dựa trên những kết quả dương tính đơn lẻ do vậy yêu cầu cần có sự thẩm tra áp dụng phương pháp cấp 1 hoặc phương pháp cấp 2. Những kết quả đơn lẻ được thẩm tra bằng thông tin của khoa nghiên cứu dịch tễ.

Phương pháp cấp 3 đòi hỏi những tiến bộ mạnh mẽ trong chương trình kiểm tra dư lượng. Những tiến bộ này bao gồm tốc độ phân tích, hiệu quả của mẫu qua phân tích nhóm, tính tiện lợi đối với môi trường ngoài phòng thí nghiệm, độ nhạy cao hoặc khả năng phát hiện các nhóm hợp chất. Thậm chí phương pháp cấp 3 có thể không phát hiện một hợp chất cụ thể ở giới hạn qui định (ví dụ ở MRLVDs) với mỗi mẫu, nó có thể phát huy tốt hơn nếu dựa vào phương pháp cấp 1 và cấp 2 vì khả năng của chúng kiểm tra được nhiều mẫu hơn.

Quyết định sử dụng phương pháp cấp 3 dựa vào phần nào đặc điểm tiến hành cũng như nhu cầu kiểm tra được nhiều mẫu trong khoảng thời gian ấn định. Hai nhân tố chủ yếu cần lưu ý trong phương pháp cấp 3 là phần trăm dương tính sai và phần trăm âm tính sai, được xác định bằng việc so sánh thử nghiệm định lượng được công nhận trong qui định xây dựng có tính thống kê. Phần trăm âm tính sai phải thấp ở mức qui định trong khi đó phần trăm dương tính sai có thể được chấp nhận dễ dàng hơn. Những giới hạn phát hiện dư lượng được mô tả căn cứ trên hai thông số này.

Các đặc thù của phương pháp

Qui định kỹ thuật là khả năng của một phương pháp để phân biệt giữa chất cần đo với những chất khác có trong mẫu. Một phương pháp được đề xuất cũng phải đưa ra qui định kỹ thuật đối với hợp chất cần đo và phân biệt cấu trúc giữa những chất gần giống nhau khác. Đặc tính này là chức năng ưu thế của nguyên tắc phép đo hay hệ thống phát hiện được sử dụng. Những thiết bị đo nhất định như Fourier chuyển phổ hồng ngoại hoặc đo khối phổ có những đặc điểm đầy đủ để đưa ra việc phát hiện chính xác. Những yếu tố này đề cập đến phương pháp khẳng định. Phát hiện dương tính của phương pháp khẳng định thường được coi là rất cần thiết trước khi tiến hành hoạt động qui phạm trong trường hợp kết quả phân tích không đủ rõ ràng cho những mục đích qui phạm. Phương pháp khẳng định được coi là phương pháp cấp 1 khi chúng đưa ra kết quả để xác định số lượng và nhận biết gần đúng chất phân tích và qui trình thẩm tra sự nhận biết chất cần phân tích.

Những kỹ thuật khác khi được kết hợp áp dụng có khả năng đạt được mức độ so sánh qui định kỹ thuật như kỹ thuật để xác nhận. Ví dụ có thể thẩm tra qui định kỹ thuật bằng cách kết hợp các phương pháp như sắc ký bản mỏng, sắc ký lỏng khí trên đặc điểm các phần tử cùng với hệ thống phát hiện, sự hình thành chất phát sinh sau sắc ký phụ hoặc xác định hợp chất dựa vào điểm thời gian lưu trên các sắc đồ do những hợp chất này có độ phân cực khác nhau. Quá trình này có thể ứng dụng xây dựng giới hạn dư lượng tối đa (MRLVDs) của chất phân tích.

Qui định kỹ thuật của phương pháp loại trừ thường không phức tạp như phương pháp xác định vì phương pháp loại trừ thường sử dụng đặc điểm cấu trúc phổ biến của một nhóm hoặc tổ hợp các hợp chất. Phương pháp này nói cibm phù hợp với phương pháp cấp 2. Các phương pháp dựa trên cơ sở thử nghiệm vi sinh vật, thử nghiệm miễn dịch hoặc phản ứng nhiễm sắc thể không cho kết quả rõ ràng như phương pháp phát hiện chính xác hợp chất. Qui định kỹ thuật của phương pháp loại trừ có thể phát huy hơn khi áp dụng kỹ thuật sắc ký hay kỹ thuật phân ly khác.

Nếu thu được kết quả kiểm tra không rõ ràng hoặc có một vài nghi ngờ, các nghiên cứu gần giống với nồng độ của kết quả không đặc trưng ở phương pháp phân tích có thể dùng để phát hiện những hợp chất mà hệ thống phát hiện đưa ra. Nếu phương pháp không đủ độ chính xác sẽ cần đến quá trình khẳng định hoặc xác nhận đặc điểm chất cần phân tích.

Độ chính xác là đặc điểm quan trọng của phương pháp kiểm tra dư lượng. Đặc thù này luôn cần cho tất cả các phương pháp, độ chính xác chấp nhận được không phải là chức năng của phương pháp nhưng là vấn đề quan trọng đối với nồng độ của chất phân tích trong mẫu thực. Có vài loại độ chính xác. Độ chính xác giữa các phòng thí nghiệm hoặc tính lặp lại là sự thống nhất giữa các kết quả thử nghiệm của chất cần phân tích của các phòng thí nghiệm khác nhau khi áp dụng cùng một phương pháp trên mẫu kiểm tra. Thường xuyên kiểm tra các phân tích viên phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Sự khác khau của các phân tích lặp lại trong phòng thí nghiệm khi thực hiện cùng một phân tích được tiến hành cùng một phân tích viên gọi là sự lặp lại. Đối với kết quả thử thu được (như tính phản ứng ngang với thành phần của chất nền khác đối với phản ứng đã được chỉ định đối với kết quả thử thu được) (như phản ứng ngang với thành phần của chất nền khác đối với phản ứng đã được chỉ định). Độ chính xác thường được biểu thị bằng độ lệch chuẩn (giá trị tuyệt đối được xác định bằng thực nghiệm). Người ta thường sử dụng độ lệch chuẩn tương đối hoặc hệ số biến đổi, thông số này biểu thị tính biến đổi, là chức năng của nồng độ và tương đối ổn định trong khoảng nồng độ đưa ra.

Giới hạn độ chính xác của các phương pháp phân tích như là chức năng nồng độ, được đưa ra dưới đây. Những giá trị này khuyến cáo nên quan tâm đến biến đổi của phương pháp, các chất phân tích, hỗn hợp và các loại trong danh mục tham khảo của ủy ban và thường được áp dụng trong chương trình kiểm tra dư lượng trên diện rộng.

Nồng độ

Hệ số biến đổi

(Độ lặp lại)

< 1 mg/kg

> 1 mg/kg < 10 mg/kg

> 10 mg/kg < 100 mg/kg

> 100 mg/kg

35%

30%

20%

15%

Sự biến đổi trong phòng thí nghiệm khi áp dụng một phương pháp và khi vận dụng kinh nghiệm thường ít hơn sự biến đổi do các phòng thí nghiệm áp dụng sau và có ít kinh nghiệm hơn. Kết quả cuối cùng nên được tối ưu hóa bằng cách sử dụng những quá trình kiểm tra để xác định kiểm tra quan trọng và đảm bảo rằng kết quả không bị tác động có hại do những thay đổi nhỏ trong quá trình phân tích. Nếu một phương pháp không được một phòng thí nghiệm nào bảo trợ thì nó sẽ không được các phòng thí nghiệm khác ủng hộ.

Khi xây dựng dữ liệu phân tích để ứng dụng vào việc xác định tính biến đổi của phương pháp và những đặc tính khác thì phương pháp nên do một phân tích viên thực hiện, người này không liên quan trực tiếp đến việc xây dựng phương pháp. Qui trình này sẽ kiểm tra tính tương xứng của sự mô tả phương pháp và giúp đỡ xác định các thông số quan trọng sẽ ảnh hưởng đến việc tiến hành phương pháp.

Hệ số biến đổi trong phòng thí nghiệm phải <15% khi xác định nồng độ chất phân tích là >100 mg/kg. Khi nồng độ phân tích trong khoảng 10 - 100 mg/kg, hệ số này phải < 20%. Khi nồng độ chất phân tích dưới 10 mg/kg, hệ số này phải < 30%.

Phương pháp cấp 3 có khả năng phát hiện những mẫu chứa nồng độ dư lượng ở mức xác định. Khi một mẫu có nồng độ dư lượng vượt quá MRLVD thì sử dụng phương pháp bán định lượng (phương pháp loại trừ), có hoạt động qui phạm yêu cầu phân tích bổ sung. Trong trường hợp này, mẫu yêu cầu phân tích dùng phương pháp xác định và phương pháp khẳng định với những đặc tính đã được xác định. Đặc thù hữu ích của phương pháp cấp 3 là độ chính xác chỉ bằng hoặc dưới MRLVD. Độ chính xác một mức độ nào ít quan trọng hơn MRLVD.

Sai số hệ thống hoặc độ lệch của phương pháp khác với giá trị được xác định đo được bằng thực nghiệm và kết quả trung bình lấy từ việc áp dụng quá trình thực nghiệm trong một khoảng thời gian dài trên mẫu kiểm tra. Các sai số hệ thống đều giống nhau và thường lớn. Sai số ngẫu nhiên có thể biến đổi trong phạm vi rộng và giá trị trung bình của các sai số ngẫu nhiên dần đến 0 nếu kiểm tra hết các mẫu. Tính chính xác nói cibm được biểu thị bằng phần trăm thu hồi chất cần phân tích. Thu hồi bằng thực nghiệm bằng cách thêm vào trực tiếp những lượng chất phân tích vào phần chiết mẫu và so sánh lượng thu hồi với lượng thêm vào. Phần trăm thu hồi chất phân tích thêm vào trực tiếp hỗn hợp mẫu nói cibm cao hơn khi lấy từ thực nghiệm khi tách chất phân tích bị nhiễm vi sinh vật từ hỗn hợp mẫu kể trên. ở nồng độ chất phân tích cao, thu hồi có thể đạt tới 100%. ở nồng độ thấp hoặc ở những phương pháp có nhiều thao tác đòi hỏi tách, thay đổi dung môi, cô và sắc ký hấp thụ, tỷ lệ thu hồi sẽ thấp hơn. Tính biến đổi thu hồi chất phân tích cũng quan trọng như phần trăm thu hồi và nên nhỏ hơn.

Tỷ lệ thu hồi trung bình từ 80% đến 110% đạt được khi MRLVD đối với chất phân tích bằng hoặc lớn hơn 100 mg/kg và khi phương pháp phân tích được thực hiện ở mức chính xác chấp nhận được.

Tỷ lệ thu hồi khuyến cáo thấp hơn MRLVDs là 70% đến 110% khi MRLVD từ 10 mg/kg đến 100 mg/kg và từ 60% đến 120% khi MRLVD nhỏ hơn 10 mg/kg. Những giới hạn thu hồi này là rất hợp lý trong trường hợp có sự biến đổi lớn về dư lượng, các phương pháp, các hỗn hợp và các loại thường bao gồm cả chương trình kiểm tra dư lượng trên diện rộng. Biến đổi thu hồi phải nhỏ hơn phần trăm thu hồi.

Yếu tố hiệu chỉnh cho lớn hơn hoặc nhỏ hơn 100% thu hồi có thể là phù hợp nếu các phương pháp phân tích sử dụng quá trình pha loãng đồng vị hoặc các chuẩn nội phù hợp với những mục đích định lượng.

Yêu cầu tính chính xác của những phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của kết quả. Nói cibm, các phương pháp nên có tính chính xác cao nhất theo MRLVD. Yêu cầu tính chính xác của phương pháp khẳng định không cao như yêu cầu đối với phương pháp định lượng vì trong đa số chương trình kiểm tra dư lượng những phương pháp này chỉ thực hiện sau khi nồng độ dư lượng lớn hơn MRLVD đã được xác định bằng phương pháp định lượng. Các phương pháp khẳng định nhất có giới hạn định lượng nhằm trợ giúp thêm kiểm tra phương pháp định lượng xác định được thực hiện trước đó. Những yêu cầu đề nghị đối với tính chính xác của phương pháp chỉ ra dưới đây và được dựa trên những nồng độ được xác định trước của chương trình kiểm tra dư lượng trên diện rộng.

Nồng độ

Khoảng có thể chấp nhận

< 1 mg/kg

> 1 mg/kg < 10 mg/kg

> 10 mg/kg < 100 mg/kg

> 100 mg/kg

-50% đến +20%

-40% đến +20%

-30% đến +10%

-20% đến +10%

Phương pháp cấp 3 rất hữu ích với chương trình kiểm tra dư lượng trong vài trường hợp. Ví dụ chúng được áp dụng ở những nơi MRLVD không tồn tại và việc thực hiện hoạt động qui phạm phát hiện thấy dư lượng thuốc thú y. Những phương pháp phi định lượng cũng được áp dụng khi MRLVD hoặc mức xác định nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp loại trừ. Trong cả hai trường hợp, cần thiết phải đánh giá những phương pháp đề xuất đối với việc kiểm tra dư lượng để xác định nồng độ thấp nhất so với nồng độ chất phân tích được phát hiện để xác định tính chính xác của phương pháp và những hạn chế việc sử dụng số liệu trên kết quả âm tính sai (ví dụ khi có mặt chất phân tích thì cho kết quả phân tích âm tính) và kết quả dương tính sai (khi không có mặt chất phân tích thì cho kết quả phân tích dương tính) bằng hoặc trên MRLVD.

Nếu phương pháp cấp 3 có một bộ kiểm tra đã được sản xuất sẵn, tài liệu tối thiểu độ về chính xác, độ đúng qui định kỹ thuật và giới hạn phát hiện thấp nhất phải được nhà sản xuất cung cấp. Người sử dụng nên kiểm tra lại những số liệu này thông qua quá trình nghiên cứu và đánh giá bằng việc kiểm tra chất lượng. Nồng độ thấp nhất có thể phát hiện được chất cần phân tích đại diện lượng nhỏ nhất của từng chất phân tích được tìm thấy trong mẫu. Tính chính xác của phương pháp biểu thị kết quả âm tính sai và dương tính sai nên được xác định bằng giá trị có tính thống kê, nghiên cứu đúng đắn có tính khoa học phù hợp với quá trình kiểm tra.

Nói cibm các phương pháp phi định lượng cho kết quả phân tích âm tính sai nhỏ hơn 5% và kết quả phân tích dương tính sai nhỏ hơn 10% trên mẫu thử. Những giá trị này có thể biến đổi phụ thuộc vào loại hoạt động sẽ được thực hiện trên cơ sở kiểm tra phân tích mẫu. Những giá trị này nên được phù hợp với nhu cầu kiểm tra dư lượng.

Giới hạn phát hiện là nồng độ nhỏ nhất của chất phân tích đo được từ đó có thể suy ra sự có mặt của chất phân tích trong mẫu trong điều kiện xác định cụ thể. Sự xác định này nên lưu ý đến hợp chất cản trở với tỷ lệ tín hiệu của thiết bị nhiếm với độ ồn (S/N) lớn hơn 5:1 hoặc nồng độ được xác định bằng bất kỳ yếu tố nào của 3 độ lệch chuẩn của tín hiệu đáp số với mẫu trắng phải nhỏ hơn.

Độ nhạy của một phương pháp là khả năng có thể phát hiện sự có mặt của chất phân tích và phân biệt những sự khác nhau nhỏ nhất trong chất phân tích. Điều này được xác định bởi độ dốc đường cong chuẩn ở nồng độ quan tâm.

Những thông số phụ cho các phương pháp phù hợp với việc bắt buộc áp dụng thường qui giới hạn dư lượng tối đa

Các phương pháp kiểm tra dư lượng có thể phân tích đồng thời vài mẫu, thường là bốn mẫu hoặc hơn thế trong ngày làm việc. Những phương pháp này đòi hỏi phân tích một mẫu khoảng hai giờ. Điều này không có nghĩa là phân tích một loạt mẫu phải hoàn thành trong hai giờ. Có khi phải mất vài giờ để chuẩn bị chiết hoặc hoàn thành thời kỳ ủ bệnh vi sinh, ví dụ như trước khi phân tích mẫu thử, các kết quả có thể được hoàn thành. Phương pháp thông thường phải phù hợp với mục đích trong khoảng thời gian hợp lý.

Tính ứng dụng của một phương pháp đề cập đến các loài mô bào và loài động vật mà một phương pháp cụ thể biểu thị phương pháp chấp nhận được phù hợp với MRLVD.

Giới hạn định lượng tương ứng là nồng độ dư lượng nhỏ nhất đo được từ mẫu bị nhiễm nội sinh nói trên mà việc xác định chất phân tích được thực hiện cùng với độ qui định rõ nhất về sự chính xác.

Để xác định phù hợp với MRLVD, phương pháp phân tích đòi hỏi chỉ dùng những thiết bị có độ tin cậy cao trong phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích trên mẫu thích hợp. Các phương pháp phải có khả năng phân tích những chất bằng hoặc thấp hơn MRLVD. Ngoài ra các phương pháp phải văn bản hóa các qui định kể cả đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng. Những kế hoạch đảm bảo chất lượng cũng bao gồm việc đào tạo phân tích viên.

Bất cứ lúc nào các phương pháp luôn phải được đánh giá trong nghiên cứu của phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng những mẫu thử có chất phân tích bị nhiễm vi sinh vật. Kinh nghiệm cho thấy nếu cơ quan có thẩm quyền sử dụng những dư lượng bị nhiễm vi sinh vật trong khi đánh giá phương pháp sẽ cho kết quả mô tả đặc tính của phương pháp tốt hơn là sử dụng những biện pháp thông thường.

Phương pháp thử dư lượng phải chứng tỏ rằng chúng được phân tích viên có kinh nghiệm đã được đào tạo tiến hành đúng theo những đặc điểm mô tả của chúng. Việc tiến hành phương pháp có thể chấp nhận được chỉ ra bằng việc phân tích thành công các mẫu có chứa chất cần phân tích trong một loạt các mẫu trong phạm vi danh mục tham khảo của CCRVDF.

Các phương pháp xác định phù hợp với MRLDVs nên sử dụng những thuốc thử và thiết bị được bán trên thị trường. Phương pháp có thể trở thành không khả thi và không tin cậy nếu sử dụng những thuốc thử mới hoặc không phổ biến. Các thuốc này và tiêu chuẩn của thuốc thử này phải yêu cầu có sự đảm bảo của nơi bảo trợ phương pháp.

Những phương pháp kiểm tra dư lượng thông thường không dùng nhiều lượng dung môi, thuốc thử và chất phụ gia mà chính những yếu tố này làm phương pháp không có tính khả thi về kinh tế. Phương pháp xác định phù hợp với MRLVDs của Codex phải được xây dựng sao cho an toàn đối với phân tích viên.

Có một vài đặc điểm khác chỉ ra việc thực hiện phương pháp xác định có phù hợp hay không phù hợp với những mục tiêu của Codex. Đó là:(a) đường cong chuẩn (chất chuẩn) và đường cong phân tích (thu hồi); (b) thông tin về hiệu quả chiết để loại bỏ những chất cản trở tiềm tàng cụ thể; (c) độ nhạy của phương pháp (độ dốc của đường cong chuẩn) với việc thay đổi một loạt các nồng độ; (d) độ hoà tan những chất trong hỗn hợp; (e) tính lặp lại và đầy đủ phù hợp với những mẫu trắng và (f) nghiên cứu ổn định được tiến hành với hỗn hợp, chất phân tích trong hỗn hợp và thuốc thử được sử dụng. Kết quả phân tích mẫu trắng không quá 10% của kết quả chất cần phân tích ở MRLVD, trong trường hợp MRLVD đã được xây dựng. Những đặc điểm kiểm tra quan trọng trong quá trình phân tích phải được lưu ý để bảo đảm việc tiến hành phương pháp được tốt và những điểm dừng trong phương pháp cần được xác định và thông báo trong tài liệu.

Những số liệu qui định phải có

Người xây dựng phương pháp phải cung cấp thông tin thích hợp và đưa ra số liệu cần thiết để những nhà phân tích khác quen với chúng và do đó giúp họ đạt được những thành công trong quá trình thực hiện. Những thông tin cần thiết đó là:

Đối với những phương pháp của Codex, các nhà xây dựng phương pháp nên thu thập và cung cấp số liệu từ ba loại mẫu: (a) kiểm tra mẫu mô bào từ nhưng con vật không có chất phân tích; (b) mẫu mô bào được thêm hoặc tiêm một lượng xác định chất phân tích và (c) mẫu mô bào bị nhiễm một nồng độ xác định (MRLVD) của những con vật bị sử dụng thuốc thú y theo qui tắc thực hành thú y tốt.

Những người xây dựng phương pháp, người cung cấp thuốc thú y và người bán bộ thử sẵn phù hợp với MRLVD của Codex được khuyến cáo chỉ được sử dụng sau khi kết quả kiểm tra chỉ ra rằng phương pháp đó đáp ứng những đặc điểm tiến hành hoặc tiến bộ hơn so với phương pháp và qui phạm hiện hành.

Người xây dựng phương pháp phải xác định: (a) kết quả phân tích đạt được khi hỗn hợp không bị ảnh hưởng bởi những chất cản trở hóa học; (b) tính biến đổi của phương pháp và (c) có thể phát hiện được chất phân tích ở nồng độ thấp nhất bằng việc xác định thống kê hợp lý. Số liệu phải chỉ ra rằng phương pháp đưa ra có thể phát hiện và thu hồi lượng chất phân tích xác định đã cho thêm vào mẫu. Cuối cùng, người xây dựng phải chứng tỏ phương pháp đưa ra có thể thu hồi một cách triệt để chất phân tích từ các mô bào đã bị nhiễm vi sinh vật hoặc trong môi trường vi sinh vật. Nghiên cứu thu hồi phải chỉ ra sự không có mặt những chất cản trở hoặc tác động ngược trở lại độ chính xác của phép phân tích.

Phương pháp chứng tỏ quá trình thực hiện phương pháp có thể chấp nhận được trong môi trường phòng thí nghiệm được kiểm soát và trong lĩnh vực thử nghiệm với những điều kiện thí nghiệm đã được dự đoán trước. Kết quả phải được kiểm tra lại bằng qui trình kiểm tra chất lượng và bảo đảm chất lượng thích hợp, kể cả kết quả phân tích mẫu trắng đã biết và kết quả kiểm tra dương tính. Phải tiến hành phân tích đầy đủ lượng mẫu kiểm tra dương tính và âm tính để xác định tỷ số dương tính sai và âm tính sai bằng việc phân tích một lượng mẫu này thích hợp có tính thống kê bằng phương pháp riêng rẽ để kiểm tra kết quả.

Mô tả hoàn chỉnh phương pháp gồm: Nguyên tắc kỹ thuật, chuẩn bị các chuẩn phân tích, những loại mô bào phù hợp với phương pháp, điều kiện bảo quản và thời gian tồn tại của chất phân tích trong dung dịch và trong mô bào, tính ổn định sử dụng của thuốc thử và các chất chuẩn, thiết bị cũng như việc chạy chất chuẩn và xây dựng đường chuẩn, xác định những bước quan trọng và vùng dừng. Giới hạn kiểm tra cũng như việc sử dụng mẫu phù hợp hoặc không phù hợp với việc thử cũng phải được mô tả. Phải xác định và mô tả đặc điểm kỹ thuật của thuốc thử và những thành phần kiểm tra quan trọng. Người xây dựng phương pháp phải đưa ra qui trình chứng tỏ việc thực hiện phương pháp là đúng đắn cũng như là bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài của tất cả thành phần cần thiết để tiến hành phân tích thành công.

Đối với những quá trình kiểm tra nhanh, cần có tiêu chuẩm kiểm tra chất lượng để kiểm tra và duy trì việc tiến hành phương pháp được chấp nhận và để xác định bộ kiểm tra nhanh đang hoạt động chính xác. Phải xác định thông tin để kiểm tra kết quả chính xác có liên quan đến tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng. Cần xây dựng đường cong chuẩn cho chất phân tích. Xây dựng đường cong cho chất phân tích bằng cách thêm vào mẫu trắng chất cần phân tích.

Cần có số liệu từ mẫu không bị nhiễm bẩn, không cho thêm chất phân tích chứng tỏ phương pháp áp dụng đã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác, sai số hệ thống và tính chính xác. Mẫu kiểm tra phải gấp 0,5 (thực nghiệm), 1 và 2 lần MRLVD. Có thể thêm vào mẫu những giới hạn nồng độ xác định.

Số liệu nghiên cứu của phòng thí nghiệm phải được ghi vào sổ phân tích để phục vụ cho việc đánh giá phương pháp MRLVDs của Codex. Phương pháp phân tích phải được kiểm tra ít nhất ở ba phòng thí nghiệm để thuận lợi cho việc đánh giá dễ dàng các báo cáo nghiên cứu của các phòng thí nghiệm. Mỗi phòng thí nghiệm nên phân tích thêm các mẫu như đã nói ở trên và nên kiểm tra những mẫu bị nhiễm vi sinh vật có chứa chất phân tích có cùng nồng độ.

Bộ kiểm tra nhanh phải tiện lợi và đơn giản, quá trình rõ ràng. Quá trình phân tích của bộ kiểm tra phải qua quá trình đánh giá và nghiên cứu của ít nhất 10 chuyên gia viên trước khi đưa vào áp dụng cibm. Môi trường nghiên cứu cũng tương tự với môi trường kiểm tra thông thường. Phép phân tích sẽ cung cấp đầy đủ số liệu mô tả thống kê các kết quả dương tính sai và âm tính sai, cho phép xác định những giới hạn phân tích của mẫu. Những người tham gia gồm những nhà phân tích được đào tạo để xác định quá trình xây dựng phương pháp tiến hành là đúng đắn và chính xác.

Những tài liệu tham khảo cho phân tích dư lượng thuốc thú y

Hiện nay người ta không xây dựng các tài liệu tham khảo chuẩn cho việc xác định dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm. Những khó khăn trong việc xây dựng các tài liệu tham khảo này cho áp dụng quốc tế như sau.

Một vài loại thuốc thú y không ổn định trong mẫu kiểm tra tại nhiệt độ đông lạnh bình thường. Bình thường nồng độ dư lượng thuốc thú y giảm dần theo thời gian, phụ thuộc vào chất cần phân tích và mẫu thử nghiệm, nhiệt độ đông lạnh bình thường. Những mẫu này phải được bảo quản và vận chuyển ở nhiệt độ cực lạnh hoặc mẫu được xử lý qua dung môi, qua chiếu xạ hoặc qua những biện pháp khác để giảm hoạt động của enzim và ngăn ngừa mất mát chất phân tích. Những nghiên cứu liên quan đến những thành phần mà CCRVDF quan tâm không được công bố lần này, nên không chắc chắn liệu những phương pháp sử lý ở trên có ảnh hưởng đến loại thuốc thú y có trong mô bào hay không, liệu những dư lượng này còn ổn định trong mô bào không, hoặc liệu chúng có bị biến đổi về hóa học hay không.

Nói cibm những tài liệu tham khảo chuẩn được công nhận rất đắt và đó được coi là những hạn chế của chúng, những tài liệu này không cung cấp hiệu quả cao trong phân tích dư lượng. Những tiêu chuẩn tham khảo trong buôn bán đối với thuốc thú y hiện nay vẫn còn hạn chế. Do những hạn chế này và những hạn chế khác như tính biến đổi phân tích của phương pháp đi ngược với nồng độ chất phân tích (ví dụ từ nồng độ mg/kg xuống còn mg/kg), và nói cibm các tài liệu tham khảo chuẩn còn chưa phù hợp.


1) MRLVDs: Maximum residue limits for veterinary drugs: Giíi h¹n d­ l­îng tèi ®a ®èi víi thuèc thó y.

1) Mẫu thích hợp là mẫu không có mỡ dính, thịt không dính xương sẽ được đưa vào xét nghiệm và MRL được áp dụng cho từng hàng hoá này.

2) Lưới này có thể thay bằng lưới US với mặt sàng chuẩn N0. 40 (kích thước lỗ 0,420 mm).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi