Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6616:2000 Máy nông nghiệp - Máy sấy thóc theo mẻ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6616:2000

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6616:2000 Máy nông nghiệp - Máy sấy thóc theo mẻ - Phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 6616:2000Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/2000Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6616:2000

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6616:2000

MÁY NÔNG NGHIỆP - MÁY SẤY THÓC THEO MẺ

PHƯƠNG PHÁP THỬ

Agricutural machines - Rice batch driers

Test procedures

 

TCVN 6616: 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng trình duyệt, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để đánh giá tính năng sấy áp dụng cho các máy sấy thóc theo mẻ đối lưu cưỡng bức. Tuỳ vị trí từng nơi, phương pháp thử có thể được cụ thể hoá dựa trên điều kiện môi trường xung quanh, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí cũng như trạng thái của thóc sau khi thu hoạch.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 5643: 1999 Gạo - Thuật ngữ và định nghĩa

TCVN 5451: 91 (ISO 950 : 1979) Ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt)

TCVN 1776: 1995 Hạt giống lúa nước - Yêu cầu kỹ thuật

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Hạt thóc và các thông số của hạt

3.1.1 Gạo : theo TCVN 5643: 1999

3.1.2 Thóc : Hạt còn nguyên vẹn vỏ trấu bao bọc hạt gạo lật

3.1.3 Trấu : Lớp vỏ cứng bên ngoài bao bọc hạt gạo lật

3.1.4 Thóc sấy: Thóc đã trải qua quá trình sấy đến độ ẩm thích hợp để xay xát hoặc bảo quản được an toàn. Trong phương pháp thử này, quy định thóc được sấy hoàn toàn là thóc có độ ẩm 14%, là độ ẩm ở trạng thái cân bằng trong điều kiện môi trường chuẩn.

3.1.5 Thóc sấy bằng máy: Thóc được sấy bằng máy sấy thóc

3.1.6 Thóc sấy trong phòng thí nghiệm: Thóc được sấy bằng máy sấy trong phòng thí nghiệm

3.2. Chất lượng của thóc sấy

Mỗi chỉ số của thông số chất lượng của thóc được đặc trưng bằng tỷ số giữa thông số thóc khi sấy bằng máy sấy thử và thông số thóc khi sấy trong phòng thí nghiệm. Các thông số so sánh đó như sau:

3.2.1 Tỷ lệ gạo lật bị nứt: Số hạt bị nứt tính theo 100 hạt thóc bóc vỏ bằng tay. Chỉ số hạt bị nứt là tỷ số giữa tỷ lệ gạo lật bị nứt lấy từ thóc sấy bằng máy sấy thử và tỷ lệ gạo lật bị nứt lấy từ thóc sấy trong phòng thí nghiệm.

3.2.2 Tỷ lệ tấm: Tỷ lệ phần trăm tấm thu hồi từ khối thóc tương ứng nạp vào máy xay xát. Chỉ số tấm là tỷ số giữa tỷ lệ tấm lấy ra từ thóc sấy bằng máy sấy thử và tỷ lệ tấm lấy ra từ thóc sấy trong phòng thí nghiệm.

3.2.3 Tỷ lệ thóc hỏng do nhiệt: Số hạt thóc trong 100 hạt lấy ra bị hỏng do nhiệt như các hạt bị cháy sém một phần, bị biến dạng, biến màu. Chỉ số thóc hỏng do nhiệt là tỷ số giữa tỷ lệ thóc hỏng do nhiệt khi sấy bằng máy sấy thử và tỷ lệ thóc bị hỏng do nhiệt khi sấy trong phòng thí nghiệm.

3.2.4 Tỷ lệ thu hồi gạo nguyên: Phần khối lượng tính theo phần trăm gạo nguyên thu hồi được từ khối thóc tương ứng nạp vào máy xay xát. Chỉ số thu hồi gạo nguyên là tỷ số giữa tỷ lệ thu hồi gạo nguyên từ thóc sấy bằng máy sấy thử và tỷ lệ thu hồi gạo nguyên từ thóc sấy trong phòng thí nghiệm.

3.2.5 Tỷ lệ thu hồi xay xát tổng cộng: Tổng khối lượng gạo xát tính theo phần trăm thu hồi được so với khối lượng thóc tương ứng nạp vào máy xát. Chỉ số thu hồi xay xát tổng cộng là tỷ số giữa tỷ lệ thu hồi gạo xay xát tổng cộng thóc sấy bằng máy sấy thử và tỷ lệ thu hồi gạo xay xát tổng cộng thóc sấy trong phòng thí nghiệm.

3.2.6 Độ đồng đều độ ẩm hạt sấy: Độ lệch chuẩn so với độ ẩm trung bình của các mẫu hạt sấy lấy tại vị trí quy định trong khối hạt ở cuối của quá trình thử.

3.2.7 Hệ số biến thiên độ ẩm: Sự phân bố độ đồng đều độ ẩm khối hạt.

3.2.8 Tỷ lệ nảy mầm: Số lượng hạt nảy mầm bình thường trong 100 hạt giống (tham khảo phụ lục E). Chỉ số nảy mầm là tỷ số giữa tỷ lệ nảy mầm của thóc sấy bằng máy sấy thử  và tỷ lệ nảy mầm của thóc sấy trong phòng thí nghiệm.

3.3. Các loại máy sấy

3.3.1 Máy sấy liên tục: Máy sấy mà thóc trong máy di chuyển liên tục hoặc định kỳ qua buồng sấy về phía cửa ra của máy, trong khi đó thóc ẩm vẫn được nạp vào máy.

3.3.2 Máy sấy theo mẻ: Máy sấy có lượng thóc không thay đổi trong quá trình sấy cho tới khi độ ẩm đạt yêu cầu hoặc việc sấy đã xong hoàn toàn. Để thực hiện quá trình ủ, sấy có thể tạm dừng hoặc thóc có thể được chuyển từ buồng sấy sang buồng ủ. Dưới đây tên của máy sấy theo mẻ được gọi là máy sấy thử, nếu có máy sấy loại khác sẽ được ghi chú rõ ràng.

3.3.3 Máy sấy trong phòng thí nghiệm: Máy sấy thu nhỏ sấy theo công nghệ tối ưu để tạo ra kết quả định mức so sánh với kết quả thử máy sấy. Sự so sánh các thông số chất lượng của thóc ở máy sấy thử với các thông số chất lượng của thóc ở máy sấy trong phòng thí nghiệm sẽ cho ta chỉ số tính năng của máy sấy thử.

3.4. Điều kiện sấy

3.4.1 Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí: Nhiệt độ trung bình và độ ẩm tương đối trung bình của không khí môi trường được đo càng gần cửa vào của máy sấy càng tốt nhưng không bị ảnh hưởng của máy.

3.4.2 Điều kiện môi trường chuẩn: Điều kiện môi trường bao gồm nhiệt độ, áp suất và độ ẩm tương đối dùng để hiệu chuẩn kết quả thử máy sấy. Chỉ số quy định: nhiệt độ 270C, áp suất 1 bar và độ ẩm tương đối 80%.

3.4.3 Nhiệt độ khí sấy: Nhiệt độ trung bình của khí dùng để sấy thóc, được đo tại một số điểm gần nhất lối vào lớp thóc.

3.4.4 Nhiệt độ khí làm nguội: Nhiệt độ trung bình của không khí dùng để làm nguội thóc, được đo tại một số điểm gần nhất lối vào lớp thóc.

3.4.5 Nhiệt độ khí thải: Nhiệt độ trung bình của khí ngay sau khi ra khỏi máy sấy

3.4.6 Nhiệt độ thóc xả: Nhiệt độ của thóc ngay sau khi ra khỏi máy sấy

3.4.7 Lưu lượng khí: Thể tích khí phân bố tới khối thóc trong một đơn vị thời gian

3.5. Hoạt động sấy

3.5.1 Giai đoạn sấy: Thời gian mà khí sấy được đi qua lớp thóc

3.5.2 Giai đoạn làm nguội: Thời gian mà khí làm nguội được đi qua buồng sấy hoặc buồng ủ ngay sau khi sấy để giảm một phần nhiệt độ của thóc đã sấy.

3.5.3 Quá trình ủ: Quá trình mà thóc đã sấy một phần được lưu giữ một khoảng thời gian nào đó (ít nhất là 4 giờ) không dùng khí sấy, nhằm khuyếch tán ẩm từ bên trong hạt ra bên ngoài.

3.5.4 Giai đoạn ủ: Thời gian cần thiết để thực hiện quá trình ủ nghĩa là từ lúc kết thúc giai đoạn sấy cho tới lúc bắt đầu giai đoạn sấy tiếp theo.

3.5.5 Giai đoạn thử một lần sấy: Thời gian từ lúc bắt đầu sấy đến lúc kết thúc giai đoạn ủ

3.5.6 Giai đoạn thử máy sấy: Tổng thời gian từ lúc bắt đầu lần sấy đầu tiên tới lúc kết thúc giai đoạn ủ 4 giờ của lần sấy cuối cùng. Nếu quy trình sấy không có giai đoạn ủ trung gian thì giai đoạn thử máy sấy lúc đó là giai đoạn thử một lần sấy.

3.5.7 Độ ẩm thóc nạp: Độ ẩm trung bình của thóc lúc nạp vào máy sấy.

3.5.8 Độ ẩm thóc xả: Độ ẩm trung bình của thóc lấy ra khỏi máy sấy ở thời điểm kết thúc giai đoạn thử máy sấy.

3.5.9 Lượng thóc nạp: Tổng khối lượng thóc ẩm ban đầu được nạp vào máy sấy

3.5.10 Lượng thóc xả: Tổng khối lượng thóc lấy ra khỏi máy sấy khi kết thúc giai đoạn thử

3.5.11 Sấy trực tiếp: Sấy dùng khí sấy được đốt trực tiếp từ các dạng nhiên liệu

3.5.12 Sấy gián tiếp: Sấy dùng bộ trao đổi nhiệt để nung nóng khí sấy

3.6. Kết quả sấy

3.6.1 Lượng nước bay hơi: Tổng khối lượng nước bay ra khỏi khối thóc trong suốt thời gian thử máy sấy

3.6.2 Tốc độ bay hơi: Lượng nước bay hơi trung bình trên một đơn vị thời gian thử máy sấy

3.6.3 Năng suất sấy hữu ích: Khối lượng thóc đã sấy khi kết thúc thử máy sấy chia cho tổng thời gian các giai đoạn thử máy sấy

3.6.4 Thể tích chứa của máy sấy: Thể tích thóc có độ ẩm ban đầu có thể nạp đầy buồng sấy

3.6.5 Chi phí điện năng riêng: Điện năng cần thiết để làm bay hơi 1 kg nước. Năng lượng dùng cho băng tải và gàu tải không tính đến nếu chúng không phải là bộ phận cấu thành của máy sấy.

3.6.6 Chi phí nhiệt lượng riêng: Nhiệt lượng cần thiết để làm bay hơi 1 kg nước.

4. Chuẩn bị thử

Trong thời gian kiểm tra ban đầu tại địa điểm thử cần ghi chép tất cả các thiết bị thực tế hiện có, tìm hiểu đặc điểm máy sấy, nhiên liệu và thóc dùng để thử. Nội dung ghi chép cụ thể theo phụ lục A.

4.1. Chuẩn bị nơi thử

Máy sấy chỉ được thử khi đã lắp đặt hoàn chỉnh và hoạt động bình thường. Để đáp ứng mục đích thử, phải khẳng định được nơi thử đã có đầy đủ các điều kiện về thóc, về không gian làm việc và các thiết bị khác nêu ở phụ lục A.

4.2. Chuẩn bị máy thử

Đơn vị chế tạo phải chuẩn bị máy sấy, nghĩa là phải có máy sấy đã lắp đặt hoàn chỉnh và ở trạng thái hoạt động bình thường, cung cấp toàn bộ các thông tin kỹ thuật hiện có như thuyết minh tóm tắt, hướng dẫn vận hành máy, bản kê chi tiết, các tài liệu liên quan và cử đại diện kỹ thuật có mặt trước và trong suốt thời gian thử. Người đại diện có trách nhiệm chuẩn bị máy sấy để thử, quyết định mọi vấn đề liên quan như điều chỉnh, vận hành máy sấy đúng với tài liệu hướng dẫn của đơn vị chế tạo đã ban hành. Cơ quan thử phải xem xét, theo dõi những nội dung chuẩn bị trên. Chỉ có cơ quan thử mới được phép tiến hành tất cả các phép đo và lấy mẫu.

4.3. Kiểm tra đặc điểm máy sấy

Máy sấy đem thử phải được xem xét, kiểm tra đặc điểm chế tạo. Các số liệu hoặc thông tin về máy sấy phải được ghi vào báo cáo quy định ở phụ lục B.

4.4. Chuẩn bị dụng cụ đo:

4.4.1 Dụng cụ đo tính chất của khí

4.4.1.1 Nhiệt độ khí: Dụng cụ đo nhiệt độ có sai số là 1,5% giá trị đo nhưng không lớn hơn 10C. Độ chính xác của dụng cụ không bị ảnh hưởng bởi bụi hoặc các phần tử nhỏ có thể xuất hiện trong dòng khí.

4.4.1.2 Độ ẩm không khí: Thiết bị đo độ ẩm tương đối cho phép sai lệnh lớn nhất là 5% giá trị độ ẩm tương đối đo được.

4.4.1.3 Áp suất tĩnh: Áp kế có sai số lớn nhất là 5% giá trị đo và có thể đo bằng nhiều cách khác nhau khi cần thiết.

4.4.2 Dụng cụ xác định tính chất của thóc

4.4.2.1 Độ ẩm của thóc: Sử dụng phương pháp sấy để xác định độ ẩm của các mẫu thóc. Trong thời gian theo dõi độ ẩm của thóc để xác định thời điểm kết thúc giai đoạn sấy thì áp dụng phương pháp đo độ ẩm nhanh.

4.2.2.2 Khối lượng thóc: Thiết bị xác định khối lượng thóc có sai số lớn nhất 1% khối lượng cân được. Khối lượng của bao bì càng nhỏ càng tốt để sai số đo nhỏ nhất nếu xác định khối lượng thóc bằng phép trừ bì.

4.4.2.3 Nhiệt độ thóc: Thiết bị đo nhiệt độ thóc có sai số là 1,5% giá trị đo nhưng không lớn hơn 10C

4.4.3 Dụng cụ đo năng lượng

4.4.3.1 Điện năng: Đo điện năng tiêu thụ bằng dụng cụ đo tích phân hoặc đo điện áp, cường độ dòng điện và hệ số công suất, với sai số ± 2% giá trị đo

4.4.3.2 Nguồn nhiệt khác: Các lò đốt có thể dùng nhiên liệu lỏng (dầu diezen, dầu hoả, khí hoá lỏng…), nhiên liệu khí (khí tự nhiên, nhóm parafin…), nhiên liệu rắn (than đá, trấu, than củi, gỗ…) hay chất mang nhiệt (nước nóng, hơi nước…) Nhiệt trị của dầu, than đá và khí lấy theo sổ tay cơ hoặc hoá học dùng trong kỹ thuật. Các loại nhiên liệu không có trong sổ tay, thì nhiệt trị phải được xác định trong phòng thí nghiệm.

4.5. Lắp đặt các bộ cảm biến

4.5.1 Bộ cảm biến đo nhiệt độ khí

4.5.1.1 Nhiệt độ khí sấy: Phải đặt ít nhất 6 bộ cảm biến ở toạ độ không gian bao gồm những điểm dọc theo khối thóc và vách ngăn của máy sấy để xác định gradien nhiệt độ khí sấy thổi vào khối thóc. Các bộ cảm biến phụ được đặt ở các vị trí dự đoán có nhiệt độ cao nhất để có thể đánh giá được mọi hiện tượng xảy ra làm hư hại thóc. Các bộ cảm biến đặt càng gần dòng khí vào lớp thóc càng tốt.

4.5.1.2 Nhiệt độ khí làm nguội: Đặt ít nhất một bộ cảm biến ở dòng khí gần ngay lối vào lớp thóc. Chú ý không để bộ cảm biến chịu ảnh hưởng bề mặt nóng của khối thóc hoặc các chi tiết của máy sấy.

4.5.1.3 Nhiệt độ khí cửa vào lò đốt:  Phải đặt ít nhất một bộ cảm biến (tránh nhiệt độ do bức xạ) ở dòng khí vào lò đốt để tính mức gia tăng nhiệt khí qua lò đốt.

4.5.1.4 Nhiệt độ khí thải: Phải có ít nhất 6 bộ cảm biến đặt ở dòng khí càng gần chỗ khí ra khỏi lớp thóc càng tốt và có toạ độ không gian bao gồm các điểm dọc theo khối thóc và vách ngăn máy sấy. Bố trí như vậy để xác định gradien nhiệt độ khí thải và nhận biết quá trình sấy.

4.5.2 Bộ cảm biến đo độ ẩm khí cửa vào: Phải đặt 1 bộ cảm biến để xác định độ ẩm tương đối của khí đưa vào sấy.

4.5.3 Bộ cảm biến đo nhiệt độ thóc: Để xác định trực tiếp nhiệt độ thóc phải lắp các bộ cảm biến ở vùng đệm hoặc phễu xả của máy sấy. Cần chú ý không đặt các bộ cảm biến vào dòng khí, để tránh nhầm lẫn nhiệt độ khí với nhiệt độ thóc.

4.5.4 Bộ cảm biến đo áp suất tĩnh: Phải lắp các bộ cảm biến để đo sự chênh lệch của áp suất tĩnh ngang qua các lớp thóc và ngang qua các quạt.

4.6. Chuẩn bị thóc để thử

Chỉ dùng thóc để thử có độ ẩm tự nhiên, không lẫn loại. Trộn kỹ đống thóc thử để đạt được sự đồng đều.

4.6.1 Độ ẩm tự nhiên của thóc nạp vào máy sấy: Độ ẩm của thóc nạp vào máy sấy phải nằm trong các phạm vi sau:

21 ± 2% là độ ẩm thấp

25 ± 2% là độ ẩm cao

4.6.2     Số lượng thóc để thử máy sấy: Số lượng thóc ẩm ít nhất để thử máy sấy tính theo công thức sau:

A = (N +1) G

Trong đó:

A = Tổng số thóc yêu cầu để thử, kg

N = Số lượng các lần thử máy sấy

G = Sức chứa của máy sấy, kg

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu thóc

5.1.1 Trước khi thử: Lấy số mẫu thóc cần thiết như trình bày ở phụ lục C. Các mẫu thóc ở cửa nạp sẽ phải đem phân tích để xác định khối lượng riêng, độ ẩm, độ sạch và khối lượng 1000 hạt. Một phần của mẫu sẽ được sấy bằng máy sấy trong phòng thí nghiệm và so sánh với kết quả sấy ở máy sấy đem thử.

5.1.2 Trong khi thử: Lấy số mẫu thóc cần thiết như trình bày ở phụ lục C. Các mẫu sẽ được phân tích để xác định các thông số của thóc và so sánh với thóc sấy bằng máy trong phòng thí nghiệm.

5.2. Chuẩn bị thử

Cho thóc ẩm vào máy sấy và ghi thể tích chứa của máy. Trong lúc nạp thóc lấy các mẫu như đã quy định trong phương pháp lấy mẫu (phụ lục C). Ghi thời gian nạp liệu và các giá trị ban đầu của tất cả các dụng cụ đo như: nhiên liệu hay năng lượng tiêu thụ, áp suất, môi trường…

5.3. Tiến hành thử

Khởi động máy sấy theo hướng dẫn của đơn vị chế tạo. Nếu các phép điều chỉnh đã xong thì để nguyên, không điều chỉnh gì thêm chỉ trừ trường hợp điều chỉnh là thao tác bắt buộc trong quy trình sấy.

5.3.1 Sấy không có ủ trung gian: Nếu đơn vị chế tạo quy định sấy không có ủ trung gian thì sấy liên tục cho tới khi mức giảm độ ẩm trung bình của mẻ thóc đạt yêu cầu hoặc thiết bị tự động ngắt. Ghi thời gian của giai đoạn sấy. Sau khi ngừng cấp  khí sấy phải làm nguội thóc ngay bằng khí làm nguội hoặc không khí môi trường cho tới khi nhiệt độ thóc lớn hơn nhiệt độ môi trường nhiều nhất là 20C. Ghi thời gian làm nguội. Ủ thóc ít nhất 4 giờ sau khi ngừng cấp khí làm nguội (ủ để lấy mẫu). Cộng thời gian làm nguội và ủ. Sau đó lấy mẫu thóc để phân tích trong phòng thí nghiệm.

5.3.2 Sấy có ủ trung gian: Nếu đơn vị chế tạo quy định sấy có ủ trung gian thì thực hiện theo đúng hướng dẫn và chú ý một số điểm sau:

a/ Xem xét thóc có được chuyển khỏi buồng sấy tới buồng ủ riêng biệt hay được giữ nguyên tại chỗ. Dùng thiết bị cần thiết để xả và nạp lại thóc.

b/ Làm nguội thóc

c/ Ủ: thời gian ủ ít nhất 4 giờ sau khi bắt đầu giai đoạn làm nguội

Có một số thiết kế máy sấy thóc ở buồng sấy không cần phải di chuyển mà chỉ chuyển khí sấy sang buồng khác. Loại máy sấy này được xem là một cụm máy sấy mà mỗi buồng sấy hoạt động luân phiên cho sấy và ủ. Trong mỗi lần thử phải ghi lại các số liệu đo được. Lấy các mẫu thóc tại các vị trí khác nhau trong khối thóc ở những khoảng thời gian nhất định để xác định độ ẩm (xem phụ lục C).

5.3.3 Kết thúc giai đoạn thử: Tại cuối giai đoạn thử phải ghi thời gian và các giá trị thông số cần đo như lưu tốc của khí và điện năng tiêu thụ. Xả sạch thóc ra khỏi máy sấy và lấy mẫu như trình bày ở phương pháp lấy mẫu. Xác định khối lượng thóc xả ra.

5.4. Đánh giá kết quả thử

Tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm các mẫu thóc trước, trong và sau khi sấy. Kết quả phân tích cho phép đưa ra các số liệu chuẩn để đánh giá đặc tính sấy, đặc biệt là ảnh hưởng của sấy đến chất lượng của gạo xát bằng máy trong phòng thí nghiệm. Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm thóc sấy bằng máy sấy thử được so sánh với kết quả thóc sấy trong phòng thí nghiệm.

Dựa vào sơ đồ đã nêu để phân tích thóc đưa vào và  thóc đã sấy. Sử dụng phụ lục D để xác định các thông số của thóc và phụ lục E cho phương pháp thử nảy mầm.

5.4.1 Thóc trước khi sấy

a/ Loại thóc

b/ Độ sạch

c/ Độ ẩm

d/ Khối lượng riêng

e/ Khối lượng 1000 hạt

5.4.2     Thóc đã sấy bằng máy sấy thử và trong phòng thí nghiệm

a/ Độ ẩm

b/ Khối lượng riêng

c/ Khối lượng 1000 hạt thóc

d/ Khối lượng 1000 hạt gạo lật nguyên

e/ Khối lượng 1000 hạt gạo xát nguyên

f/ Tỷ lệ gạo lật bóc bằng tay bị nứt

g/ Tỷ lệ tấm

h/ Tỷ lệ gạo men mốc

i/ Tỷ lệ thu hồi gạo xát nguyên

j/ Tỷ lệ thu hồi xay xát tổng cộng

k/ Tỷ lệ nảy mầm

l/ Tỷ lệ thóc hỏng do nhiệt.

5.4.3 Thóc trong khi sấy: Bằng phương pháp đo độ ẩm nhanh (xem phụ lục F), đo độ ẩm của các mẫu thóc lấy ra trong quá trình sấy (từng lượt hay cả chu kỳ sấy) như sau:

a/ Độ ẩm của thóc tính theo phần trăm nằm tại các vị trí khác nhau trong khối thóc với khoảng cách đo 30 phút. Vẽ đồ thị biểu diễn độ ẩm theo thời gian.

b/ Nhiệt độ thóc tại các vị trí khác nhau trong khối thóc với khoảng cách đo 1 giờ.

5.4.4 Thóc sau khi sấy: Phải xác định các thông số như mục 5.4.2 của thóc từ các mẫu lấy trong máy sấy tại lúc kết thúc giai đoạn ủ cuối cùng (xem phụ lục C và phụ lục D).

5.5. Tính toán các kết quả thử

Dùng công thức ở phụ lục H để tính các giá trị thể hiện tính năng và mức độ không đảm bảo của chúng. Chú ý đến các ký hiệu biểu thị các đại lượng, các chỉ số cũng như các đơn vị tính.

5.6. Đánh giá quá trình vận hành

Tiến hành đánh giá quá trình vận hành máy sấy nhằm xác định chi phí lao động, mức độ thuận tiện và độ an toàn vận hành. Để đánh giá quá trình vận hành phải quan sát ít nhất 3 lần thử khi máy hoạt động bình thường. Tiến hành thử riêng, khác với thử để xác định tính năng máy sấy.

5.6.1 Chi phí lao động: Xác định chi phí thời gian và số người cần thiết để hoàn thành các thao tác chính bằng cách đo trực tiếp hoặc tính toán sau đó ghi vào báo cáo (xem phụ lục B).

a/ Chuẩn bị máy (không tính đến sửa chữa mà chỉ tính thao tác điều chỉnh các bộ phận kiểm tra cần thiết)

b/ Nạp thóc ẩm (mô tả phương pháp nạp)

c/ Xả thóc đã sấy (mô tả phương pháp xả)

d/ Cách điều chỉnh trong thời gian vận hành

e/ Các công việc cần thiết khác trong và ngay sau khi máy hoạt động

5.6.2 Độ an toàn: Phải tìm hiểu và mô tả các đặc điểm an toàn và nguy hiểm nếu có của máy sấy đặc biệt lưu ý các điểm sau:

a/ Các bộ phận điện và lửa

b/ Các trục truyền công suất, bánh công tác, đai…

c/ Độ ồn

d/ Rung động không bình thường

e/ Độ bụi

f/ Mức độ dễ hay khó khi nạp và dỡ tải

g/ Mức độ dễ hay khó khi điều chỉnh

h/ Mức độ dễ hay khó khi  làm sạch, sửa chữa các bộ phận

i/ Đặc điểm các thao tác an toàn và nguy hiểm đáng chú ý của máy sấy

5.7. Báo cáo: Báo cáo kết quả thử (phụ lục B) phải bao gồm các thông số sau: Đặc điểm của máy sấy được thử, mô tả chi tiết việc lắp đặt các bộ phận máy có ảnh hưởng đến tính năng của máy sấy, đặc điểm của nhiên liệu dùng trong khi thử, nêu rõ loại nhiên liệu, nhiệt trị và nhiệt độ của nhiên liệu, đặc điểm của thóc cửa vào, đánh giá vận hành và bảng kết quả tổng hợp tính năng của máy.

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

KIỂM TRA SƠ BỘ VỊ TRÍ THỬ VÀ NHỮNG CHUẨN BỊ NGOÀI HIỆN TRƯỜNG

A.1 Kiểm tra sơ bộ vị trí thử

A.1.1 Các phương tiện: Phải kiểm tra theo các nội dung dưới đây. Các nội dung ghi trong ngoặc là tuỳ chọn.

A.1.1.1 Các thiết bị cân (cầu cân hoặc thiết bị lưu động, việc hiệu chuẩn)

A.1.1.2 Nguồn điện (một pha hay ba pha, điện áp và cường độ dòng điện, các đầu nối dây đồng hồ đo công suất, các đầu nối cho các phép đo riêng máy sấy)

A.1.1.3 Vị trí để đặt thiết bị đo (khoảng cách so với máy sấy, chiều dài dây nối tới bộ cảm biến, độ an toàn chống nhiễu điện)

A.1.1.4 Việc bảo quản thóc (Rơ moóc vận chuyển, khoảng cách và thể tích của thiết bị chứa thóc ẩm, thóc khô, thóc bị hỏng do nhiệt)

A.1.1.5 Hệ thống điều khiển thóc (Thiết bị làm chệch hướng dòng chảy của thóc để cân trong khi thử; khả năng tải của vít xoắn hay gàu tải nạp và xả thóc; Hiện tượng thóc chảy rò, vãi ra ngoài; Các điểm lấy mẫu thóc)

A.1.1.6 Các bộ cảm biến (Số lượng các bộ cảm biến, chiều dài cuộn dây, vị trí thích hợp cho các bộ cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc và áp suất của khí)

A.1.1.7 Hệ thống lò đốt (loại nhiên liệu và hệ thống cung cấp; vị trí các thiết bị đo; đốt trực tiếp hay gián tiếp)

A.1.2 Đặc điểm của máy sấy: Phải kiểm tra kỹ để khẳng định máy sấy có khả năng làm việc tốt, ghi chép càng nhiều các đặc điểm của máy càng tốt.

A.1.3 Đo tiêu thụ nhiên liệu

A.1.3.1 Nhiên liệu dạng lỏng: Phải xác định được khối lượng nhiên liệu tiêu thụ bằng cách cân hoặc đo tỷ trọng và thể tích một lần cung cấp trước và sau khi thử. Nên dùng thùng đo nhiên liệu nhỏ, có thể tích ứng với mỗi vạch chia nhỏ và rõ ràng.

A.1.3.2 Nhiên liệu dạng khí: Phải đo được thể tích và tỷ trọng tại lúc bắt đầu và kết thúc thử. Tất cả các phép đo phải hiệu chuẩn lại theo nhiệt độ và áp suất.

A.1.3.3 Nhiên liệu dạng rắn: Phải cân nhiên liệu trước và sau khi thử

A.2. Chuẩn bị ngoài hiện trường

A.2.1 Số lượng thóc: Phải tính toán số lượng thóc trên cơ sở các điều kiện sấy và số lượng các phép thử

A.2.2 Chất lượng thóc: Kiểm tra thóc để đảm bảo được yêu cầu độ đồng đều độ ẩm, không lẫn loại, mới thu hoạch hoặc chưa được sấy trước đó

A.2.3 Các bộ cảm biến và hệ thống đo: Phải quyết định chọn hệ thống đo và kiểm tra các bộ cảm biến hay thiết bị đảm bảo về số lượng và độ chính xác để đo các thông số sau đây:

A.2.3.1 Nhiệt độ của thóc tại cửa vào và cửa ra

A.2.3.2 Nhiệt độ khí (khí sấy, khí làm nguội, khí thải)

A.2.3.3 Độ ẩm không khí

A.2.3.4 Áp suất khí quyển

A.2.3.5 Tiêu thụ nhiên liệu

A.2.3.6 Tiêu thụ điện năng

A.2.3.7 Độ ẩm của thóc (phương pháp xác định nhanh)

A.2.3.8 Khối lượng thóc

A.2.3.9 Áp suất tĩnh

A.2.3.10 Độ ẩm của khí xả

A.2.3.11 Lưu lượng của khí

A.2.4 Lấy mẫu thóc : Phải kiểm tra các dụng cụ dùng để lấy mẫu (phụ lục C) để xác định các thông số sau:

A.2.4.1 Nhiệt độ thóc

A.2.4.2 Độ ẩm

A.2.4.3 Các thông số khác của thóc cần thiết phải được phân tích trong phòng thí nghiệm

 

PHỤ LỤC B

(quy định)

MẪU BÁO CÁO THỬ MÁY SẤY THEO MẺ

B.1 Đặc điểm máy sấy

B.1.1 Mã hiệu:

B.1.2 Mẫu và năm sản xuất :

B.1.3 Loại máy sấy:

B.1.4 Số hiệu loạt sản xuất :

B.1.5 Đơn vị chế tạo:

B.1.6 Các buồng chứa thóc để sấy và làm nguội:

B.1.6.1 Loại, hình dáng:

B.1.6.2 Chiều dài (đường kính), mm:

B.1.6.3 Chiều cao, mm:

B.1.6.4 Chiều rộng (bề dày của cột thóc), mm:

B.1.6.5 Các vật cản trở (ví dụ: đường ống…):

B.1.7 Sức chứa (thể tích chứa thóc), m3:

B.1.8 Bộ phận xả thóc:

B.1.8.1 Loại:

B.1.8.2 Số lượng chi tiết:

B.1.8.3 Bố trí bộ phận điều khiển:

B.1.9 Các khoang chứa khí sấy và khí làm nguội:

B.1.9.1 Hình dạng:

B.1.9.2 Đặc điểm (các vách ngăn, bộ phận đảo khí, cửa đóng mở):

B.1.9.3 Chuyển khí tới thóc (đường ống…):

B.1.9.4 Số lượng, vị trí và kích thước các đường ống:

B.1.10 Quạt sấy và quạt làm nguội:

B.1.10.1 Số lượng:

B.1.10.2 Loại (hướng trục, ly tâm…):

B.1.10.3 Mã hiệu:

B.1.10.4 Kiểu:

B.1.10.5 Công suất động cơ, kW (Công suất yêu cầu):

B.1.10.6 Tốc độ, v/ph:

B.1.10.7 Áp suất, Pa:

B.1.10.8 Lưu lượng, m3/h:

B.1.11 Lò đốt:

B.1.11.1 Loại:

B.1.11.2 Số lượng:

B.1.11.3 Nhiên liệu:

B.1.11.4 Công suất, kW:

B.1.11.5 Bộ điều khiển (đóng/ngắt, định tỷ lệ…):

B.1.12 Các dụng cụ và thiết bị kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và lưu lượng:

B.1.13 Các bộ phận khác (không bắt buộc phải báo cáo):

B.1.14 Những đặc điểm đáng chú ý khác:

B.2 Mô tả việc lắp đặt

B.2.1 Ảnh thể hiện vị trí lắp đặt:

B.2.2 Mô tả các công việc phục vụ sấy:

B.2.3 Các vấn đề khác cần mô tả:

B.3 Đặc điểm nhiên liệu

B.3.1 Loại nhiên liệu:

B.3.2 Nhiệt trị :

B.3.3 Nhiệt độ:

B.4 Đặc điểm của thóc

B.4.1 Loại thóc:

B.4.2 Khối lượng riêng khi độ ẩm 14 ± 1%:

B.4.3 Khối lượng 1000 hạt khi độ ẩm 14 ± 1%:

B.5 Đánh giá vận hành

B.5.1 Nhu cầu lao động nạp liệu khi hoạt động đủ tải (người - giờ):

B.5.2 Nhu cầu lao động dỡ liệu khi hoạt động đủ tải (người - giờ):

B.5.3 Các nhu cầu lao động trong quá trình làm nguội, ủ và nạp thóc lại (mô tả và dùng đơn vị người - giờ):

B.5.4 Các phép điều chỉnh bộ phận điều khiển lò đốt, lưu lượng khí …(mô tả):

B.5.5 Nhu cầu lao động để cung cấp nhiên liệu (mô tả và dùng đơn vị người - giờ):

B.5.6 Các đặc điểm an toàn (mô tả):

B.5.7 Các trường hợp lưu ý về an toàn (mô tả):

B.5.8 Độ ồn (Đề xi bel):

B.5.9 Kiểm tra mức độ bụi (mô tả):

B.5.10 Mức độ dễ hay khó (mô tả) khi:

B.5.10.1 Nạp và dỡ liệu:

B.5.10.2 Thực hiện các phép điều chỉnh:

B.5.10.3 Sửa chữa:

B.5.11 Các đặc điểm vận hành quan trọng khác (mô tả):

B.6 Kết quả thử tính năng của máy sấy

Các điều kiện và kết quả thử

Đơn vị tính

Lần thử máy

Trung bình

1

2

3

1. Các điều kiện môi trường

 

 

 

 

 

- Nhiệt độ

0C

 

 

 

 

- Độ ẩm tương đối

%

 

 

 

 

- Áp suất khí quyển

Pa

 

 

 

 

2. Nhiệt độ sấy, thời gian sấy, tiêu thụ nhiên liệu và lượng nước bay hơi

 

 

 

 

 

- Nhiệt độ khi sấy

0C

 

 

 

 

- Thời gian nạp

Phút

 

 

 

 

- Thời gian sấy

Phút

 

 

 

 

- Thời gian làm nguội

Phút

 

 

 

 

- Thời gian xả

Phút

 

 

 

 

- Nhiên liệu tiêu thụ

Kg/h

 

 

 

 

- Nhiệt năng tiêu thụ

W

 

 

 

 

- Tốc độ bay hơi

Kg/h

 

 

 

 

- Điện năng tiêu thụ

W

 

 

 

 

- Nhiệt lượng riêng

J/kg

 

 

 

 

- Năng lượng riêng

J/kg

 

 

 

 

3. Kết quả hiệu chỉnh theo điều kiện chuẩn

 

 

 

 

 

- Nhiệt độ khí sấy

0C

 

 

 

 

- Nhiệt độ không khí môi trường

0C

 

 

 

 

- Thời gian sấy

Phút

 

 

 

 

- Độ ẩm tương đối của môi trường

%

 

 

 

 

- Tốc độ bay hơi

Kg/h

 

 

 

 

- Điện năng tiêu thụ

W

 

 

 

 

- Nhiệt năng tiêu thụ

W

 

 

 

 

- Nhiệt lượng riêng

J/kg

 

 

 

 

- Năng lượng riêng

J/kg

 

 

 

 

B.7 Đánh giá chất lượng thóc

Thông số của thóc

Lần thử máy sấy

Trung bình

1

2

3

Thóc sấy trong phòng thí nghiệm

Thóc sấy bằng máy sấy

Thóc sấy trong phòng thí nghiệm

Thóc sấy bằng máy sấy

Thóc sấy trong phòng thí nghiệm

Thóc sấy bằng máy sấy

Thóc sấy trong phòng thí nghiệm

Thóc sấy bằng máy sấy

1. Độ sạch của thóc cửa vào, %

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Độ ẩm của thóc cửa vào, %

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Khối lượng riêng của thóc cửa vào, kg/m3

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Khối lượng 1000 hạt thóc chưa sấy, g

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Khối lượng 1000 hạt thóc đã sấy, g

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Tỷ lệ nảy mầm:

a/ Thời gian thử, ngày

b/ Tỷ lệ cây con bình thường, %

c/ Tỷ lệ cây con không bình thường, %

d/ Tỷ lệ hạt giống cứng, %

e/ Tỷ lệ hạt giống tươi, %

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Gạo lật

a/ Tỷ lệ gạo lật bóc bằng tay bị nứt, %

b/ Khối lượng 1000 hạt gạo lật nguyên, g

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Gạo xát

a/ Tỷ lệ thu hồi gạo nguyên, %

b/ Tỷ lệ thu hồi xay xát tổng cộng, %

c/ Tỷ lệ tấm, %

d/ Tỷ lệ gạo men mốc, %

e/ Tỷ lệ gạo hỏng do nhiệt, %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC C

(Quy định)

LẤY MẪU THÓC

Hình 2 và 3 là sơ đồ quá trình lấy mẫu thóc cũng như phân tích để đưa ra các thông số của thóc

C.1 Lấy mẫu thóc trước khi thử: Theo TCVN 5451: 91 (ISO 950: 1979)

C.2 Lấy mẫu thóc trong khi thử: Để xác định độ đồng đều việc giảm độ ẩm trong khối thóc của máy sấy theo mẻ phải lấy mẫu từ các vị trí khác nhau bên trong máy và thời điểm lấy mẫu cách đều nhau (30 phút lấy mẫu một lần) trong giai đoạn sấy. Độ ẩm của các mẫu này phải đo bằng phương pháp xác định nhanh (phụ lục F).

C.2.1 Các máy sấy không tuần hoàn hạt: Với các máy sấy không tuần hoàn hạt, rút mẫu tại các điểm lấy mẫu trong mạng không gian 3x4 trên các lớp thóc theo hình 5 và 6.

a/ Vuông góc với đường vào của khí sấy

b/ Mặt phân cách giữa khối thóc và thành của buồng sấy

c/ Điểm giữa khối thóc vuông góc với đường khí sấy

d/ Cửa ra của khí sấy

Nếu thóc được chuyển ra ngoài để làm nguội và ủ, thì việc lấy mẫu lần cuối được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn làm nguội và trước khi xả thóc. Nếu thóc vẫn được giữ nguyên trong buồng để sấy, làm nguội và ủ thì lấy mẫu lần cuối được thực hiện 4 giờ sau khi ngừng cấp khí làm nguội nhưng trước khi xả thóc.

C.2.2 Các máy sấy tuần hoàn hạt: Với các máy sấy tuần hoàn hạt, lấy mẫu theo sơ đồ hình 2 và 3. Để xác định giá trị trung bình của thóc cửa ra, việc lấy mẫu được thực hiện ngay sau thiết bị bất kỳ ở cửa ra của máy ví dụ như trên gàu tải, băng tải, .v… các mẫu lấy phải đại diện cho cả mẻ, vì chất lượng của thóc ở đầu vào, ở giữa và ở cuối của một mẻ có khác nhau đáng kể.

C.3 Xử lý các mẫu

C.3.1 Mẫu đo nhiệt độ thóc: Phân tích ngay 4 mẫu dùng để xác định nhiệt độ thóc. Đặt từng mẫu (lấy mẫu trong 5 giây) vào hộp cách ly với môi trường bên ngoài, tốt nhất nên dùng phích chân không có thể tích chứa được ít nhất 500g. Trước hết phải cho thóc lấy từ cùng nguồn với thóc lấy mẫu vào đầy hộp sau đó loại ra. Đổ nhanh mẫu thử vào hộp. Ghi nhiệt độ lớn nhất của mẫu nhờ bộ cảm biến đặt bên trong hộp.

C.3.2 Mẫu đo độ ẩm thóc: Đặt các mẫu dùng để xác định độ ẩm vào trong các hộp kín (như túi polythylene chịu nhiệt hoặc chai có nút kín) cho tới khi phân tích. Chú ý sử dụng đúng để tránh hiện tượng thóc bên trong hộp hút ẩm trước khi phân tích. Các mẫu để xác định độ đồng đều ở máy sấy theo mẻ phải được đánh dấu đúng với vị trí tương ứng trong khối thóc.

C.3.3 Mẫu xác định hạt nứt, tỷ lệ thu hồi gạo nguyên, tỷ lệ thu hồi xay xát tổng cộng và tỷ lệ nảy mầm: Các mẫu thóc cửa vào đem sấy trong phòng thí nghiệm sẽ là căn cứ để so sánh với các mẫu thóc sấy ở máy sấy đem thử về các thông số chất lượng thóc như tỷ lệ rạn nứt, tỷ lệ thu hồi gạo nguyên, tỷ lệ thu hồi xay xát tổng cộng và tỷ lệ nảy mầm.

 

PHỤ LỤC D

(quy định)

PHÂN TÍCH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐỂ XÁC ĐỊNH
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÁY SẤY ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÓC

D.1. Giới thiệu

Sấy là để đạt được độ ẩm bảo quản lâu dài và quá trình xay xát đạt tỷ lệ thu hồi gạo nguyên cao nhất. Quá trình sấy có thể dẫn đến hậu quả như sấy không đều khối thóc. Thóc có thể bị nứt do tốc độ sấy quá nhanh hoặc sấy quá mức kèm theo sự hút ẩm trở lại.  Những khối thóc sấy không đồng đều nêu trên có thể tạo điều kiện để côn trùng, nấm mốc xâm nhập và phát triển.

D.2. Phương pháp phân tích

D.2.1. Thiết bị trong phòng thí nghiệm

D.2.1.1. Máy sấy thí nghiệm: Máy có thể tích đủ để đáp ứng với các mẫu thóc cần sấy. Máy bao gồm một quạt và một bộ phận điều hoà không khí có thể cung cấp khí sấy ở 20 ¸ 250C và độ ẩm tương đối 70 ¸ 75%. Việc sấy càng êm dịu càng tốt, nghĩa là tác động ít nhất vào thóc và thời gian sấy nên kéo dài sao cho tốc độ thoát ẩm của thóc gần như ở giai đoạn ủ. Để đạt được độ ẩm 14% phải sấy trong khoảng 24 ¸ 36h tuỳ theo độ ẩm ban đầu của các mẫu thóc.

D.2.1.2. Máy bóc vỏ trấu thí nghiệm: Là một máy xay xát nhỏ, tốt nhất là nên dùng máy bóc vỏ trấu bằng lô cao su được thiết kế riêng cho phòng thí nghiệm. Máy có phạm vi điều chỉnh rộng các khe hở giữa các lô cao su và tốc độ của chúng phù hợp với điều kiện tách bóc nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh vào thóc. Máy bóc vỏ trấu thường sẵn có từ các nhà cung cấp thiết bị phục vụ công nghệ sau thu hoạch. Nó có thể được chế tạo chuyên dùng cho công việc thử máy và được coi là một máy xay vỏ chuẩn để bóc vỏ trấu cả thóc sấy trong phòng thí nghiệm và thóc sấy bằng máy sấy đem thử.

D.2.1.3. Máy xát trắng trong phòng thí nghiệm: Chức năng của thiết bị này là bóc lớp cám bao bọc quanh hạt gạo lật. Giống như máy bóc vỏ trấu, máy xát trắng cũng có phạm vi điều chỉnh rộng để tránh tác động mạnh vào hạt trong quá trình bóc. Các khoảng điều chỉnh phù hợp với nhiều mức để xát trắng được tốt.

D.2.1.4. Ống soi thóc: ống soi thóc gồm có tấm kính trong mờ mỏng để khuyếch tán ánh sáng từ đèn chiếu đặt dưới một chiếc đĩa. Hạt gạo lật hoặc gạo xát được phản ánh sáng ngược nhờ bộ phận phóng to vết nứt.

D.2.1.5. Dụng cụ phân loại gạo: Dụng cụ phân loại gạo là một tấm kim loại phẳng hoặc nửa trục có các vết lõm để một hạt gạo có thể lọt vào.

D.2.1.6. Cân: Độ chính xác của cân là 0,01g.

D.2.2. Nguyên liệu: Các mẫu sau đây dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm

D.2.2.1.  4 mẫu 1500g thóc sấy bằng máy sấy đem thử

D.2.2.2.  4 mẫu 1500g thóc sấy trong phòng thí nghiệm

Ngoài ra lấy 4 mẫu 200g từ lớp thóc ngay cửa vào của khí sấy dùng để phân tích thóc bị hỏng do nhiệt.

D.2.3. Phương pháp phân tích

D.2.3.1. Xác định chất lượng xay xát

D.2.3.1.1. Tỷ lệ thu hồi gạo nguyên: Dùng máy bóc vỏ trong phòng thí nghiệm để bóc riêng từng mẫu trong số 4 mẫu 200g thóc sấy trong phòng thí nghiệm và cũng dùng máy bóc vỏ đó để bóc 4 mẫu thóc sấy bằng máy sấy đem thử. Khi bóc vỏ phải lấy ngẫu nhiên về thứ tự. Làm tương tự như vậy đối với cả gạo lật. Chọn 1000 hạt gạo nguyên và cân theo đơn vị gam, lặp lại 4 lần.

D.2.3.1.2. Tỷ lệ thu hồi xay xát tổng cộng: Dùng máy xát trắng trong phòng thí nghiệm để xát gạo lật, bao gồm cả mẫu gạo lật đã được cân. Chú ý đảm bảo xát như nhau cho từng mẫu. Bằng cách tương tự chọn ngẫu nhiên thứ tự xát trắng các mẫu 200g để đảm bảo khách quan. Tách riêng gạo đã xát, cả gạo nguyên và tấm ra khỏi phần còn lại của nguyên liệu sau đó cân và ghi gạo đã xát theo đơn vị gam.

D.2.3.2. Xác định tỷ lệ gạo lật bị nứt: Bóc cẩn thận bằng tay từng mẫu trong 4 mẫu 100 hạt sấy từ máy sấy trong phòng thí nghiệm và 4 mẫu 100 hạt sấy từ máy sấy đem thử. Phải đảm bảo không tác động mạnh vào hạt khi bóc bằng tay. Dùng ống soi thóc để phát hiện vết nứt từng hạt một của mỗi mẫu. Ghi lại số lượng hạt bị nứt trong mẫu 100 hạt.

D.2.3.3 Tỷ lệ gạo lật bị hỏng do nhiệt: Sử dụng máy bóc vỏ trong phòng thí nghiệm để bóc 4 mẫu 200g lấy từ lớp thóc tại cửa vào của khí sấy. Lấy 4 mẫu 100 hạt và quan sát từng hạt, xác định sự hỏng do nhiệt. Ghi lại số hạt gạo lật bị hỏng do nhiệt.

D.3 Các kết quả tính toán

Những ảnh hưởng của việc sử dụng máy sấy đến chất lượng thóc đã được xác định nhờ sự so sánh các thông số thóc sấy bằng máy với thóc sấy trong phòng thí nghiệm lấy mẫu ở cùng đống thóc thử. Các kết quả được trình bày dưới dạng báo cáo ở phụ lục B. Tính toán các thông số chất lượng được thực hiện bằng các công thức ở phụ lục H.

 

PHỤ LỤC E

(quy định)

PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ NẢY MẦM

E.1 Giới thiệu

Mục đích thử là để so sánh tỷ lệ nảy mầm của các hạt thóc giống sấy trong phòng thí nghiệm với tỷ lệ nảy mầm của các hạt thóc giống sấy bằng máy sấy đem thử (sấy trong điều kiện tác động thực tế vào hạt thóc bởi thuộc tính vốn có trong thiết kế và hoạt động của máy sấy đem thử).

E.2 Các nguyên tắc chung

Các phép thử nảy mầm phải được thực hiện với các mẫu lấy từ thóc sấy trong phòng thí nghiệm và thóc sấy bằng máy sấy đem thử nhưng hạt giống không được phép xử lý  trước đối với cả hai loại thóc sấy trong phòng thí nghiệm và máy sấy đem thử. Nếu thấy nghi ngờ về tình trạng không hoạt động của giống đang được thử thì có thể áp dụng biện pháp tiền xử lý để kích thích nảy mầm. Các  hạt giống phải được thử trong điều kiện độ ẩm hợp lý và đúng với phương pháp đã quy định.

E.3 Phương pháp thử độ nảy mầm

Theo TCVN 1776: 1995

 

PHỤ LỤC F

(quy định)

XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM

F.1 Phương pháp tủ sấy

Các mẫu có trọng lượng là 100 g để xác định với thóc độ ẩm cao hơn 25%, 150g với thóc có độ ẩm thấp hơn 25%.

F.1.1 Thiết bị đo

F.1.1.1 Các hộp đựng thóc ẩm: Các hộp nhôm hoặc các hộp tương tự có nút kín

F.1.1.2 Bình khử ẩm: Bình khí kín chứa nhôm hoạt tính hoặc chất khử ẩm tương đương.

F.1.1.3 Tủ sấy: Có thể dùng loại tủ đối lưu tự nhiên hoặc cưỡng bức có nhiệt kế chính xác trong khoảng 0,50C.

F.1.1.4. Cân: Cân phải chính xác tới 0,01 g hoặc khoảng 0,001 tổng khối lượng mẫu.

F.1.2. Phương pháp: Cho tủ sấy làm việc trong một vài giờ trước khi sấy để đảm bảo hâm nóng đều. Sấy hộp đựng mẫu rỗng và nắp hộp trong 1 giờ ở 1030C, làm nguội ở môi trường xung quanh và cân bì. Cho ít nhất 150g hoặc 100g vào hộp đựng thóc ẩm đậy nắp và cân, ghi khối lượng cân được. Đặt hộp (mở nắp) cùng nắp hộp vào tủ sấy. Đặt nhiệt độ tới 1030C, để trong 17 giờ kể từ lúc nhiệt độ đạt tới 103 ± 10C. Cuối giai đoạn sấy lấy nhanh hộp khỏi tủ sấy, đậy nắp và đưa vào bộ khử ẩm. Cân hộp cùng với thóc sau 30 ¸ 45 phút khi chúng đạt tới nhiệt độ trong phòng. Tính độ ẩm của hạt thóc bằng cách chia hiệu số khối lượng lúc đầu và cuối cho khối lượng lúc đầu rồi nhân với 100.

F.2 Phương pháp xác định độ ẩm nhanh

Việc xác định độ ẩm của thóc được thực hiện ngay tại chỗ bằng máy đo độ ẩm nhanh. Nếu dùng máy đo độ ẩm nhanh thì có thể sai lệch với phương pháp dùng tủ sấy. Đơn vị chế tạo phải có hướng dẫn kèm theo để đo được chính xác, đặc biệt là phải có sự hiệu chỉnh nhiệt độ khi đo.

 

PHỤ LỤC G

(quy định)

XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ THÓC

G.1 Phương pháp trực tiếp

Nhiệt độ thóc có thể đo trực tiếp bằng các bộ cảm biến lắp tại các điểm trong lớp thóc (chỗ cần theo dõi nhiệt độ thóc). Các bộ cảm biến không nên để cho dòng khí làm ảnh hưởng để tránh ghi nhầm nhiệt độ khí thành nhiệt độ thóc. Chỗ nào có nghi ngờ bị rò khí thì dùng phương pháp gián tiếp.

G.2 Phương pháp gián tiếp

Sau khi xác định điểm lấy mẫu thì lấy các mẫu thóc và cho chúng vào các hộp cách ly đã xử lý trước (thực hiện trong khoảng 5 giây). Giữ nguyên thóc cho đến khi bộ cảm biến nhiệt bên trong hộp nhích tới số lớn nhất thì đó là giá trị tương đương với nhiệt độ thóc. Hộp thích hợp cho lấy mẫu như vậy là hộp chân không. Lấy thóc từ cùng nguồn với thóc lấy mẫu cho vào hộp sau đó đổ đi để xử lý hộp trước khi lấy mẫu chính thức để đo nhiệt độ.

 

PHỤ LỤC H

(quy định)

TÍNH TOÁN CÁC KẾT QUẢ THỬ

H.1. Ký hiệu các chữ cái ở các công thức tính

Ký hiệu

Đại lượng

Đơn vị

A

B

C

D

E

E'

F

G

H

I

J

K

L

M

N

P

Q

R

S

T

U

V

W

X

Y

Z

Z

Tổng lượng thóc cần thiết để thử

Năng suất định mức

Tỷ lệ hạt nứt

Tỷ lệ hạt hỏng do nhiệt

Lượng nước bay hơi

Tốc độ bay hơi

Tiêu thụ nhiên liệu

Thể tích chứa của máy sấy

Nhiệt trị của nhiên liệu

Cường độ dòng điện

Tiêu thụ nhiên liệu riêng

Tỷ lệ tấm

Tỷ lệ gạo men mốc

Độ ẩm của thóc

Độ ẩm trung bình của thóc

Số lượng các giai đoạn thử dự kiến trước

Công suất

Nhiệt lượng riêng

Tỷ lệ thu hồi gạo nguyên

Năng lượng riêng

Độ sạch

Điện áp

Thể tích máy sấy

Tiêu thụ năng lượng

Lượng môi chất làm nóng khí qua thiết bị trao đổi nhiệt

Độ đồng đều sản phẩm sấy

Biến số

Giá trị trung bình của biến số Z

kg

kg/s

%

%

kg

kg/s

kg/s

m3

J/kg

A

kg/kg

%

%

%

%

-

W

J/kg

%

J/kg

%

V

m3

J

Kg/s

-

-

-

 

Ký hiệu

Đại lượng

Đơn vị

a

b

c

d

f

g

i

h

l

m

m'

n

p

s

s(z)

t

w

x

y

g

s (z)

d

e

h

q

k

r

t

v

j

cos f

Lưu lượng dòng khí tính theo thể tích

Lưu lượng dòng khí tính theo khối lượng

Nhiệt dung riêng

Độ sâu của lớp thóc

Diện tích bề mặt tại cửa khí vào lớp thóc

Hệ số hiệu chuẩn khối lượng riêng

Số phép đo thứ i

Hàm nhiệt riêng

Số lượng cây con bình thường

Khối lượng

Năng suất hạt tính theo khối lượng

Số phép đo hay số mẫu

Áp suất

Sai số chuẩn

Sai số chuẩn giá trị trung bình của biến số Z

Thời gian giai đoạn thử

Khối lượng nước

Biến số độc lập

Hàm các biến số độc lập

Tỷ lệ nảy mầm

Độ lệch chuẩn

Độ cứng của hạt

Sai số tương đối

Hiệu suất nhiệt lò đốt

Nhiệt độ không khí

Hệ số biến thiên

Mật độ khối thóc, mật độ không khí

Thời gian lưu giữ thóc trong máy sấy

Thể tích riêng của khí sấy

Độ ẩm tương đối của không khí

Hệ số công suất

m3/s

kg/s

J.kg-1.K-1

m

m2

-

-

J/kg

-

kg

kg/s

-

Pa

-

-

s

kg

-

-

%

-

Pa

-

%

0C

-

kg/m3

s

m3/kg

%

-

 

Ký hiệu dưới các chữ cái ở các công thức tính

Ký hiệu

Ý nghĩa

a

b

c

d

e

f

g

h

i

k

l

m

max

n

o

p

q

s

t

x

1

2

3

1000

z

h

q

l

m

c

Môi trường, không khí

Gạo lật

Làm nguội

Sấy, đã sấy

Điện

Lần cuối, tại cửa ra máy sấy

Hạt

Gạo nguyên

Ban đầu, tại cửa ra vào máy sấy, chỉ số

Tấm

Gạo men mốc

Gạo xát

Lớn nhất

Thứ n

Giá trị theo dõi

Thóc

Đã sạch

Giá trị hiệu chuẩn tại điều kiện chuẩn

Nhiệt

Thải, xả

Lần sấy thứ nhất

Lần sấy thứ hai

Lần sấy thứ ba

1000 hạt

Các cây con bình thường

Bóc bằng tay

Thóc hỏng do nhiệt

Sấy trong phòng thí nghiệm

 

Sấy bằng máy sấy đem thử

Môi chất làm nóng trong thiết bị trao đổi nhiệt

 

Wto = Ptotd (nhiệt năng)

Hiệu chỉnh nhiệt tiêu thụ bằng cách tính nhiên liệu tiêu thụ đã được hiệu chuẩn thay đổi theo lưu lượng, nhiệt độ sấy và nhiệt độ môi trường.

Fs = F0 (ras/rao)(qias - qas) / (qiao - qao) (nhiên liệu tiêu thụ được hiệu chỉnh)

Pts = FsH (công suất nhiệt tiêu thụ được hiệu chỉnh)

Wts = Ptsttd (nhiệt lượng tiêu thụ được hiệu chỉnh)

H.3.3.2.2 Đốt gián tiếp

Pto = Xc (qci - qcf) Cc (công suất nhiệt)

Wto = Ptotd (nhiệt năng)

Pts = Pto (ras - rao) (qias - qas) / (qiao - qao)  (điều kiện chuẩn - nhiệt năng được hiệu chỉnh)

Wts = Ptstd  (điều kiện chuẩn - nhiệt năng được hiệu chỉnh)

H.3.4    Tiêu thụ nhiệt lượng riêng : Nhiệt để làm bay hơi một đơn vị khối lượng nước như sau:

Qo = Wto /Eo

H.3.5 Tiêu thụ năng lượng riêng

So = (Weo + Wto)/Eo

H.4 Chất lượng thóc sấy

H.4.1 Thóc cửa vào

H.4.1.1 Độ sạch của thóc cửa vào

Tpi = (mpq/mpi)100

H.4.1.2 Khối lượng 1000 hạt thóc cửa vào

m1000pi = Khối lượng 1000 hạt thóc cửa vào

H.4.1.3 Khối lượng 1000 hạt thóc đã sấy

m1000pf = Khối lượng 1000 hạt thóc đã sấy

H.4.1.4 Độ đồng đều và hệ số biến thiên độ ẩm của thóc

a/ Độ ẩm thóc đưa vào

Mpi = [(mpi - mpf) / mpi]100

b/ Độ đồng đều độ ẩm thóc đưa vào

 

H.4.1.5 Tỷ lệ hạt nảy mầm

a/Tỷ lệ nảy mầm, g

g = nz/100 hạt

b/ Chỉ số tỷ lệ nảy mầm, gl

gl = gm /gl

H.4.2    Gạo lật

H.4.2.1 Gạo lật bị nứt (bóc bằng tay)

a/ Tỷ lệ gạo lật bị nứt, Cb

Cb = nb/100 hạt mẫu

b/ Chỉ số gạo lật bị nứt, Cbl

Cbl = Cbm /Cbl

H.4.2.2 Gạo lật bị hỏng do nhiệt

a/ Tỷ lệ gạo lật bị hỏng do nhiệt, Db

Db = nq/100 hạt mẫu

b/ Chỉ số gạo lật bị hỏng do nhiệt, Dbl

Dbl = Dbm /Dbl

H.4.2.3 Khối lượng 1000 hạt gạo lật

m1000b = Khối lượng mẫu 1000 hạt gạo lật nguyên

H.4.3    Gạo xát

H.4.3.1 Tỷ lệ thu hồi gạo

a/ Tỷ lệ thu hồi gạo nguyên, R

Rp = (mh/mp) 100            (căn cứ vào thóc cửa vào)

Rb = (mh/mb) 100            (căn cứ vào gạo lật cửa vào)

b/ Chỉ số thu hồi gạo nguyên, Rl

Rl = Rm /Rl

c/ Tỷ lệ thu hồi xay xát tổng cộng, Rn

Rn = [(mh + mk)/mp]100

d/ Chỉ số thu hồi xay xát tổng cộng, Rni

Rni = Rnm/Rnl

H.4.3.2 Tỷ lệ thu hồi tấm

a/ Tỷ lệ tấm, K

K = (mk/mp)100

b/ Chỉ số tấm, Kl

Kl = Km /Kl

H.4.3.3 Gạo men mốc

a/ Tỷ lệ gạo men mốc, L

L = (ml/mp)100

b/ Chỉ số gạo men mốc, Ll

Ll = Lm /Ll

 

 

 

Ký hiệu

Ý nghĩa

Máy sấy

Phân tích trong phòng thí nghiệm

Nguyên liệu

Làm sạch

Lấy mẫu

Lấy mẫu, đo/ghi

Rút gọn

Xác định khối lượng riêng

Câu hỏi lựa chọn

Bóc vỏ bằng tay

Bóc vỏ bằng máy trong phòng thí nghiệm

Xát bằng máy trong phòng thí nghiệm

Sấy bằng máy trong phòng thí nghiệm

Sấy bằng máy sấy thử (liên tục)

Tủ sấy

Lần sấy thứ nhất ở máy sấy đem thử

Lần sấy thứ hai ở máy sấy đem thử

Lần sấy thứ n ở máy sấy đem thử

Giai đoạn ủ đầu tiên

Giai đoạn ủ thứ hai

Giai đoạn ủ thứ n

Giai đoạn làm nguội đầu tiên

Giai đoạn làm nguội thứ  hai

Giai đoạn làm nguội thứ n

Cân

Đếm

Phân loại

Thử nảy mầm

Tính toán

Thông số tính toán của thóc 

Hình 4 - Ký hiệu được dùng ở hình 2 và hình 3

Ký hiệu

Ý nghĩa

C

D

K

L

M

R

T

m

n

t

g

r

q

Tỷ lệ hạt nứt

Tỷ lệ hạt hỏng do nhiệt

Tỷ lệ tấm

Tỷ lệ gạo men mốc

Độ ẩm

Tỷ lệ thu hồi gạo nguyên

Độ sạch

Khối lượng

Số lượng mẫu

Thời gian

Tỷ lệ nảy mầm

Khối lượng riêng

Nhiệt độ

 

Ký hiệu dưới các chữ cái

Ký hiệu

Ý nghĩa

a

b

d

f

h

i

max

p

h

l

m

Môi trường

Gạo lật

Đã sấy

Cuối cùng

Gạo nguyên

Bắt đầu, cửa vào

Lớn nhất

Thóc

Bằng tay

Phòng thí nghiệm

Thóc sấy bằng máy sấy thử

 

Hình 4

 

Khí sấy

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi