Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6544:1999 Máy đập lúa tĩnh tại - Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6544:1999

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6544:1999 Máy đập lúa tĩnh tại - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 6544:1999Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:1999Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6544:1999

MÁY ĐẬP LÚA TĨNH TẠI - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG
Stationary rice threshers-Technical requirements

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu làm việc cơ bản của máy đập lúa tĩnh tại có hệ thống làm sạch hạt. Đối tượng đập là các loại lúa được trồng phổ biến trong nông nghiệp ở Việt Nam, có chiều dài cắt cây lúa không lớn hơn 80 cm.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn:

TCVN 5662: 1992 Máy kéo và máy nông nghiệp – Yêu cầu an toàn chung

TCVN 6545: 1999 Máy đập lúa tĩnh tại – Phương pháp thử

TCVN 3985: 1999 Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn này dùng các thuật ngữ sau:

3.1. Máy đập lúa tĩnh tại: Máy không di chuyển vị trí khi đang làm việc

3.2. Hao phí thóc theo rơm: Lượng hạt thóc đã được tách ra khỏi bông lúa, nhưng còn lẫn ở trong rơm, được đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm so với toàn bộ lượng hạt đưa vào máy đập.

3.3. Hao phí thóc sót lại trên bông: Lượng hạt thóc sau khi đập chưa được tách ra khỏi bông lúa, được đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm so với toàn bộ lượng hạt đưa vào máy đập.

3.4. Hao phí thóc nứt, vỡ, bóc vỏ trấu: Lượng hạt thóc sau khi đập nứt, vỡ, và bóc vỏ trấu đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm so với lượng hạt lấy mẫu.

3.5. Khả năng làm sạch: Khả năng tách được những tạp chất như lá, rơm, rạ hoặc những tạp chất khác ra khỏi thóc, được đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm so với toàn bộ lượng hạt thu được ở cửa ra thóc.

3.6. Hao phí tổng cộng: Gồm các hao phí xác định được và các hao phí không xác định được như lượng hạt thóc bị nghiền nát, thóc lẫn trong tạp chất mà không tách ra được, thóc bắn ra ngoài, được đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm so với toàn bộ lượng hạt đưa vào máy đập.

3.7. Trẽ (gié) lúa: Một nhánh nhỏ của bông lúa có số hạt thóc từ 2 hạt trở lên.

4. Yêu cầu kỹ thuật chung:  

4.1. Khi thử máy đập lúa theo TCVN 6545: 1999 phải đạt được các chỉ tiêu như bảng 1.

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Mức, %

1. Hao phí theo rơm, không lớn hơn

0,15

2. Hao phí thóc sót lại trên bông, không lớn hơn

0,1

3. Hao phí thóc nứt, vỡ, bóc vỏ trấu, không lớn hơn

0,01

4. Hao phí tổng cộng, không lớn hơn

0,4

5. Khả năng làm sạch, không nhỏ hơn

96

6. Trẽ (gié) lúa lẫn trong thóc sạch, không lớn hơn

0,1

4.2. Chi phí năng lượng riêng không vượt quá 5 kW/tấn thóc. Nếu nguồn lực là động cơ diezen thì chi phí nhiên liệu không vượt quá 1,1 kg nhiên liệu diezen/1 tấn giờ.

4.3. Hoạt động của trống đập, quạt gió, sàng lắc phải chuyển động nhẹ nhàng. Khi làm việc máy phải ổn định ít hỏng vặt, không xê dịch khỏi vị trí ban đầu quá 5 cm trên nền cứng trong điều kiện không có các thiết bị kê chặn khác hỗ trợ, không để rơi rớt dầu, mỡ, nước vào sản phẩm thóc.

4.4. Các bộ phận điều chỉnh phải điều chỉnh được dễ dàng. Những bộ phận truyền động phải có bộ phận che chắn.

4.5. Các mối ghép bằng phương pháp hàn, lắp ghép ren, hoặc bằng những công nghệ khác phải đảm bảo bền chắc, trong quá trình máy làm việc không bị phá hủy, hoặc nới lỏng.

5. Các yêu cầu về an toàn

5.1. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng máy, bệ cấp liệu phải có chiều rộng từ 45 đến 50 cm. Vị trí người điều khiển phải có tầm nhìn bao quát chung được toàn máy. Các kết cấu khác phải thỏa mãn theo các điều 2, 3, 4 của TCVN 5662: 1992.

5.2. Khi làm việc có tải không được xảy ra hiện tượng lúa cuốn vào hai đầu trục trống đập và ùn tắc sản phẩm đập ở trong buồng máy.

5.3. Các bộ phận khi làm việc có chuyển động quay phải đánh dấu chiều quay.

5.4. Các bộ phận cần chăm sóc thường xuyên (như tra dầu, mỡ bôi trơn) phải có dấu chỉ dẫn.

5.5. Máy phải có biện pháp chống gỉ (sơn, hoặc phun lớp bảo vệ bề mặt).

5.6. Tiếng ồn trong khi làm việc không vượt quá quy định của TCVN 3985: 1999.

6. Ghi nhãn:

Mỗi máy đập lúa khi xuất xưởng đều phải có nhãn ghi:

- Tên cơ sở chế tạo

- Tên máy,

- Số hiệu lô hàng

- Các thông số cơ bản, chiều dài, rộng, đường kính trống đập, tốc độ vòng quay trống đập, công suất nguồn động lực, năng suất của máy.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi