Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5389:1991 Máy kéo - Yêu cầu an toàn chung đối với kết cấu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5389:1991

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5389:1991 Máy kéo và máy nông nghiệp - Yêu cầu an toàn chung đối với kết cấu
Số hiệu:TCVN 5389:1991Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học Nhà nướcLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1991Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5389:1991

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5389-1991

MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP

YÊU CẦU AN TOÀN CHUNG ĐỐI VỚI KẾT CẤU

Tractors and Agricultural machines

General Safety requirements for construction

 

TCVN 5389-1991 do Tổng Công ty động lực và máy nông nghiệp, Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp nặng biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành theo Quyết định số 366/QĐ ngày 24 tháng 6 năm 1991.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại máy kéo dùng trong nông nghiệp (gọi chung là máy kéo) các máy nông nghiệp tự hành, các máy móc, các công cụ nông nghiệp và các phương tiện chuyên chở (gọi chung là máy nông nghiệp), không áp dụng cho các loại máy nông nghiệp làm việc tĩnh tại.

1. Những yêu cầu chung

1.1 Máy kéo và máy nông nghiệp phải được thiết kế chế tạo phù hợp với các yêu cầu về an toàn của tiêu chuẩn này.

1.2 Các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy phải được tính đến khi nghiên cứu thiết kế máy kéo, máy nông nghiệp cùng với những yêu cầu kỹ thuật khác.

Nếu trong kết cấu cơ bản của máy kéo và máy nông nghiệp không thể thực hiện được các yêu cầu đó, cần phải bổ sung bằng các trang bị bảo vệ khác (chung hoặc riêng).

1.3 Trong kết cấu của máy kéo và máy nông nghiệp cấm sử dụng các phương tiện và vật liệu gây nguy hiểm cho người sử dụng và môi trường xung quanh.

Nếu buộc phải sử dụng đến chúng thì bắt buộc phải có trang bị bảo vệ chống tác động của chúng.

1.4 Trong trường hợp các bộ phận lắp cấu thành các chi tiết máy có thể bị hỏng, vỡ do quá tải hoặc do khuyết tật ngầm, cần phải lắp thiết bị bảo vệ cho người thao tác.

1.5 Những chi tiết, cụm chi tiết máy khi sai hỏng có thể gây thương tật, cháy, nổ và các tai nạn nghiêm trọng khác, phải lắp các thiết bị kiểm tra và thiết bị báo động.

1.6 Máy kéo và máy nông nghiệp phải có kết cấu để tách biệt các chất dễ cháy, dễ ôxy hoá với các nguồn có khả năng sinh lửa (ngọn lửa trần, tia lửa, các bề mặt có nhiệt độ cao).

1.7 Hệ thống xả của động cơ máy kéo và máy nông nghiệp khi làm việc trong môi trường dễ bắt lửa phải đảm bảo dập tắt tia lửa của khí thải trước khi thoát ra ngoài không khí.

Luồng khí thải không được ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của người sử dụng.

1.8 Kết cấu các máy nông nghiệp làm việc với chất độc hại (hoá chất độc, phân bón...) phải bảo đảm khử nồng độ vượt mức giới hạn cho phép tại vị trí làm việc của người thao tác.

2. Yêu cầu về độ ổn định

2.1 Máy kéo và máy nông nghiệp phải được thiết kế sao cho khi làm việc bình thường trong các điều kiện đã được đặt ra cho chúng phải đảm bảo tính ổn định ở các chiều.

2.2 Tất cả các máy nông nghiệp đi theo máy kéo, máy tự hành phải được thiết kế sao cho khi tháo rời khỏi máy động lực chúng vẫn giữ trạng thái ổn định.

2.3 Kết cấu máy kéo và máy nông nghiệp phải đảm bảo an toàn cho người lái trong trường hợp các cụm và chi tiết máy tự tháo rời khỏi tổ hợp.

3. Yêu cầu về sơn

Màu sơn phải đảm bảo những yêu cầu sau:

3.1 Màu sơn của máy phải tương phản với nền của môi trường sử dụng máy.

3.2 Mặt trong các tấm chắn, tấm bảo hiểm (kiểu tháo rời) và các bộ phận che khác phải sơn màu khác với màu sơn của máy.

3.3 Các thiết bị cứu hoả trang bị trên máy phải được sơn màu đỏ tươi.

3.4 Để đánh dấu kích thước biên của máy hoặc các phần riêng biệt phải sơn kiểu sọc chéo bằng hai màu sơn tương phản, hoặc cho phép dùng các biển báo tín hiệu, tấm phản chiếu.

4. Yêu cầu và lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật

4.1 Kết cấu máy kéo và máy nông nghiệp phải đảm bảo lắp ráp và sửa chữa được khi động cơ không làm việc.

4.2 Các cụm và chi tiết máy khi lắp ráp không cần dùng tới các phương tiện nâng phải có dạng thuận tiện để cầm tay.

4.3 Trong kết cấu các chi tiết và cụm chi tiết có khối lượng trên 20 kg, cần phải có cơ cấu để dùng với thiết bị nâng.

4.4 Kết cấu máy kéo và máy nông nghiệp phải đảm bảo thay thế thuận lợi các cụm và chi tiết chóng bị mài mòn.

4.5 Những chỗ bôi trơn, điều chỉnh và kiểm tra hàng ngày phải bố trí ở nơi dễ thao tác.

4.6 Các cơ cấu và cụm chi tiết của máy nông nghiệp dễ bị tắc, kẹt phải được bố trí tại các vị trí dễ dàng thao tác và làm sạch chúng.

5. Yêu cầu trong vận chuyển

5.1 Việc đưa máy từ thế làm việc sang vận chuyển (và ngược lại) không được gây nguy hiểm và dùng sức cơ bắp vượt quá 200 N.

5.2 Các bộ phận làm việc của máy nông nghiệp trong thế vận chuyển phải được cố định hữu hiệu, nếu cần thiết phải lắp các cơ cấu bảo vệ.

5.3 Các cụm lắp và chi tiết máy khi bốc dỡ, vận tải có thể bị xáo trộn phải được định vị hoặc liên kết cố định với nhau.

5.4 Máy phải có vị trí để móc khi nâng hạ và khi dùng kích.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi