Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5255:1990 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5255:1990

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5255:1990 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu
Số hiệu:TCVN 5255:1990Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1990Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5255-90

ĐẤT TRỒNG TRỌT

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ DỄ TIÊU

Cultivated soil

Determination of available nitrogen

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nitơ dễ tiêu của đất trồng trọt bằng phương pháp chưng cất:

1. Nguyên tắc

Dùng dung dịch kali clorua 1N để rút các dạng nitơ dễ tiêu của đất, khử nitrat bằng hỗn hợp Devarda và sau đó chưng cất dịch với magie oxit trong bộ cất micro Kendan. Hấp phụ amoniac bằng dung dịch axit boric và xác định bằng hàm lượng nitơ bằng cách chuẩn độ với các dung dịch tiêu chuẩn axit clohydric hoặc axit sunfuric.

2. Dụng cụ và hóa chất

2.1. Dụng cụ

- Cân phân tích có sai số không quá 0,0001g

- Cân kỹ thuật có sai số không quá 0,1g

- Bộ cất nitơ micro Kendan

- Phễu lọc Ø = 8 – 10 cm

- Bình tam giác dung tích 100, 250cm3

- Pipet bầu 20cm3sai số không quá 0,1cm3

- Buret 25cm3hoặc 50cm3sai số không quá 0,1cm3

- Máy lắc

- Bình hút ẩm

- Bình định mức 1dm3

- Cột lọc ionit.

2.2. Hóa chất:

- Kali clorua             TKPT

- Magie oxit             TKPT

- Axit boric              TKPT

- Bột kẽm                TKPT

- Bột nhôm              TKPT

- Bột đồng              TKPT

- Các ống tiêu chuẩn axit clohydric hoặc axit sunfuric

- Các chỉ thị màu: Phenolftalein metyl đỏ; brômôcresol xanh

- Nước cất không có nitơ.

2.3. Các dung dịch, thuốc thử:

2.3.1. Dung dịch kali clorua 1N: cân bằng cân kỹ thuật 74g kali clorua pha thành 1dm3bằng nước cất không có nitơ.

2.3.2. Chỉ thị màu phenolftalêin: cân 0,1g phenolftalêin pha thành 100ml bằng etanol 70%.

2.3.3. Chỉ thị màu hỗn hợp metyl đỏ và bromocresol xanh

- Cân 0,66g metyl đỏ pha thành 100cm3; với etanol 95%

- Cân 0,99g bromôcresol xanh pha thành 100cm3; với êtanol 95%.

- Trộn 2 dung dịch chỉ thị màu theo tỷ lệ 1 : 1 thể tích.

2.3.4. Dung dịch axit boric 2%: cân bằng cân kỹ thuật 20g axit boric cho vào cốc đã đựng sẵn 700cm3nước nóng không có nitơ dạng amôn (NH4+). Khuấy cho tan hết và để nguội; chuyển qua bình định mức 1000cm3đựng sẵn 200cm3etanol và 20cm3chỉ thị màu hỗn hợp. Lắc trộn đều.

Điều chỉnh môi trường bằng cách nhỏ từng giọt dung dịch natri hydroxit 10% cho đến khi màu của dung dịch còn hơi đỏ tía.

Pha thêm nước cất không có amon cho đến vạch định mức. Lắc đều và chuyển qua đựng trong bình kín có màu.

2.3.5. Hỗn hợp Devarda: trộn đều các bột kim loại kẽm, đồng, nhôm mịn và khô theo tỷ lệ khối lượng 5:50:45. Bảo quản hỗn hợp trong bình hút ẩm.

2.3.6. Bột magie oxit: nung bột magie oxit trong lò nung ở 600 – 700oC khoảng 2 giờ. Bảo quản trong bình hút ẩm.

2.3.7. Dung dịch tiêu chuẩn axit clohydric 0,01N hoặc axit sunfuric 0,01N: pha từ từ các ống tiêu chuẩn bằng nước cất không có amon trong bình định mức 1dm3.

2.3.8. Nước cất không có nitơ: lọc nước cất qua các cột ionit.

3. Chuẩn bị thử

Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4046-85; TCVN 4047-85.

4. Tiến hành thử

4.1. Rút dịch: cân bằng cân kỹ thuật 20,0g mẫu đất cho vào bình tam giác có dung tích 250cm3, rót vào 40cm3dung dịch kali clorua 1N. Lắc 1 giờ và lọc.

4.2. Cất nitơ:

4.2.1. Lắp bộ cất nitơ micro Kendan; đuổi ống ngưng lạnh đúng trong 20cm3dung dịch axit boric 2% đựng trong bình tam giác dung tích 100cm3.

4.2.2. Cất nitơ dạng amôn

- Dùng pipet hút 20,0cm3dịch lọc cho vào bình cất nitơ.

- Thêm khoảng 20cm3nước cất và vài giọt phenolftalêin

- Thêm khoảng 0,5g bột magie oxit rồi khóa kín thiết bị cất.

- Chảy nước qua ống ngưng lạnh và đun bình cất nitơ. Thời gian cất khoảng 5 phút kể từ khi sôi dịch.

- Sau khi cất hết amôniac (có thể thử bằng giấy tẩm thuốc thử Netle trên luồng hơi ở cuối ống ngưng lạnh) thì ngừng cất và chuẩn độ lượng N qua lượng amon borat được tạo thành trong axit boric bằng dung dịch tiêu chuẩn axit clohydric 0,01N hoặc axit sunfuric 0,01N cho đến khi màu chuyển từ xanh sang hơi đỏ tía.

4.2.3. Cất nitơ 2 dạng amôn và nitrat:

Tiến hành như 4.2.2. nhưng ở bước 3 đồng thời thêm 0,5g bột magiê oxit có thêm 0,2g hỗn hợp Devarda.

4.2.4. Cất riêng nitơ dạng amôn nitrat:

Nitơ dạng nitrat có thể tính được là hiệu của nitơ 2 dạng amon + nitrat với nitơ dạng amôn. Cũng có thể cất riêng tiến hành như 4.2.2. Nhưng sau khi cất hết nitơ dạng amon thì thay bình tam giác đựng 20 cm3axit boric khác và thêm 0,2g hỗn hợp Devarda vào bình cất và tiếp tục đun bình cất cho đến khi hết amôniac. Chuẩn độ nitơ qua lượng amon borat tạo thành trong axit boric bằng các dung dịch tiêu chuẩn axit clohydric 0,1N hoặc axit sunfuric 0,01N.

4.2.5. Cất mẫu trắng

Tiến hành cất mẫu trắng như 4.2.3, thay 20,0 cm3dịch lọc đất bằng 20,0cm3dung dịch kali clorua 1N.

5. Tính kết quả

5.1. Tính hàm lượng nitơ dễ tiêu của đất bằng X mg/100g đất theo công thức:

Trong đó:

X : hàm lượng N dễ tiêu trong đất (mg/100g)

V : thể tích dung dịch axit clohydric hoặc axit sunfuric tiêu chuẩn đã dùng khi chuẩn độ dịch lọc đất (ml);

V0: thể tích dung dịch axit clohydric hoặc axit sunfuric tiêu chuẩn đã dùng khi chuẩn độ mẫu trắng (cm3);

N : nồng độ đương lượng của axit clohydric hoặc axit sunfuric tiêu chuẩn;

G : khối lượng đất ứng với dịch lọc đã cất (g);

K : hệ số khô tuyệt đối của đất;

14 : đương lượng gam của N;

100 : hệ số qui về 100g đất.

5.2. Kết quả là trung bình cộng của 3 lần xác định có sai lệch giá trị không vượt quá 15%.

6. Các yếu tố cản trở cần chú ý

6.1. Bộ cất đạm cần đảm bảo tuyệt đối kín tránh mất nitơ. Trước lúc sử dụng cần được kiểm tra như sau:

Cho vào bình cất 20,0 cm3dung dịch amon clorua hoặc amon sunfat có nồng độ 0,05 N/cm3và sau đó cho 20,0 cm3natri hydroxit 40% rồi chưng cho đến khi hết amoniac.

Chuẩn độ lượng N hấp thụ trong bình hứng đựng axit boric. Nếu bộ cất đạm tốt thì phải chuẩn độ hết 7,10-7,15cm3dung dịch axit sunfuric 0,01N hoặc dung dịch axit clohydric 0,01N.

6.2. Phòng chuẩn bị mẫu chuẩn bị dịch và chưng cất không được có khí amônic.

6.3. Nước cất sử dụng tuyệt đối không được có nitơ, cần lọc qua cột ionit.

6.4. Bắt buộc phải tiến hành cất mẫu trắng với mỗi lần xác định.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi