Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5254:1990 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định hàm lượng kali dễ tiêu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5254:1990

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5254:1990 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định hàm lượng kali dễ tiêu
Số hiệu:TCVN 5254:1990Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1990Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5254-90

ĐẤT TRỒNG TRỌT

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KALI DỄ TIÊU

Cultivated Soil

Determination of available potassium

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định kali dễ tiêu của đất trồng trọt theo phương pháp trắc quang ngọn lửa.

1. Nguyên tắc

Dùng dung dịch amôn axêtat 1 N (pH = 7,0) làm dịch rút kali từ đất. Sau đó xác định hàm lượng kali trong dịch rút bằng phương pháp trắc quang ngọn lửa (sử dụng quang kế ngọn lửa hoặc hấp thụ nguyên tử).

2. Dụng cụ và hóa chất

2.1. Dụng cụ

- Cân phân tích có sai số không quá 0,0001g

- Cân kỹ thuật có sai số không quá 0,1g

- Máy lắc

- Quang kế ngọn lửa (hoặc hấp phụ nguyên tử)

- Bình tam giác 250 cm3

- Phễu lọc f = 8 – 10cm

- Bình định mức 200, 1000 cm3

- Pipet 0 – 10cm3 sai số không quá 0,1cm3

2.2. Hóa chất:

- amon axêtat         TKPT

- kali clorua            TKPT

- Axit axetic            TKPT

- Amon hydroxit      TKPT

2.3. Các dung dịch, thuốc thử

2.3.1. Dung dịch amon axêtat 1 N (pH = 7,0)

- Cân bằng cân kỹ thuật 77,1g amon axêtat pha thành 1dm3 bằng nước cất trong bình định mức.

- Điều chỉnh dung dịch đến pH = 7,0 bằng dung dịch axit axetit 1N hoặc amon hydroxit 1N.

2.3.2. Dung dịch tiêu chuẩn natri clorua nồng độ 1mg K2O/cm3

Cân chính xác bằng cân phân tích 1,5 630 kaliclorua tinh khiết và khô, hòa tan bằng nước cất đến 1dm3 trong bình định mức. Thêm một hạt nhỏ thủy ngân clorua để chống sự phát triển của vi sinh vật.

3. Chuẩn bị thử

Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4046-85; TCVN 4047-85.

4. Tiến hành thử

4.1. Rút dịch: cân bằng cân kỹ thuật 5,0g đất cho vào bình tam giác dung tích 250cm3, rót vào 50 cm3 dung dịch amon axetat 1N. Lắc 1 giờ và lọc.

4.2. Đốt dịch lọc trên máy quang kế ngọn lửa với kính lọc màu giành cho kali (768 Ao) theo đúng các điều kiện hoạt động của máy (áp suất không khí nén, áp suất khí đốt…). Ghi trị số chỉ trên điện kế của máy tương ứng từng mẫu đất.

4.3. Lập thang chuẩn và đồ thị chuẩn

- Chuẩn bị 11 bình định mức 200cm3 có đánh số thứ tự từ 0-10. Lần lượt cho vào mỗi bình thể tích dung dịch tiêu chuẩn (có nồng độ 1mg K2O/cm3) theo bảng sau và thêm dung dịch amon axetat 1 N cho đến vạch

Số thứ tự

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Số cm3 dung dịch TC

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

mgK2O/dm3

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

 

- Đốt các dung dịch tiêu chuẩn trên máy quang kế ngọn lửa với các điều kiện hoạt động của máy đồng nhất với khí đốt các dung dịch mẫu đất. Ghi các trị số chỉ trên điện kế của máy tương ứng với từng mẫu.

- Lập đồ thị chuẩn: trục hoành ghi hàm lượng kali trong các dung dịch tiêu chuẩn, trục tung ghi các trị số chỉ trên điện kế tương ứng. Xác định tọa độ từng mẫu và vẽ đường chuẩn.

5. Tính kết quả

5.1. Căn cứ trị số chỉ trên điện kế khi đốt dịch từng mẫu và dựa vào đường chuẩn suy ra hàm lượng kali trong dịch đốt. Từ nồng độ kali trong dịch đốt suy ra hàm lượng kali dễ tiêu trong đất tính ra mg K2O/100 g đất.

5.2. Kết quả được đánh giá trên cơ sở tiến hành xác định 3 lần lặp lại; lấy giá trị trung bình cộng những trị số có độ chênh lệch không quá 20%.

6. Các yếu tố cản trở cần chú ý

6.1. Các nguyên tố kiềm khác (như liti, Natri) hay kiềm thô (như Canxi, Magie) có nồng độ cao trong đất ảnh hưởng đến sự xác định kali bằng trắc quang ngọn lửa. Trong đa số đất Việt Nam ảnh hưởng gây sai số không lớn có thể bỏ qua. Đối với một số loại đất như đất nặm, đất cacbonat… có thể loại bỏ ảnh hưởng trên bằng cách pha vào các dung dịch của thang tiêu chuẩn (chuẩn bị ở 5-3) ứng với 200 cm3 dung dịch số thể tích các dung dịch sau:

2 cm3 dung dịch 0,1 % natri

5 cm3       “         0,1 % magie

10 cm3     “         0,1 canxi

0,1 cm3    “         axit clohydric đậm đặc.

6.2. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của máy trắc quang ngọn lửa (như áp suất khí nén, áp suất khí đốt, chất lượng khí đốt, tốc độ hút và phun mẫu…), Do đó cần điều chỉnh cho máy hoạt động ổn định và đồng nhất các điều kiện trong suốt thời gian xác định.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi