Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4999:1989 Khoai tây - Phương pháp lấy mẫu và xác định chất lượng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4999:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4999:1989 (ST SEV 4299-83) Khoai tây - Phương pháp lấy mẫu và xác định chất lượng
Số hiệu:TCVN 4999:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1989Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4999:1989

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4999:1989

(ST SEV 4299 - 83)

KHOAI TÂY

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG*

Potato

Sampling method and determination of quality

Tiêu chuẩn này áp dụng cho khoai tây thực phẩm (sớm và muộn) và khoai tây giống. Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 4299 - 83.

1. Thuật ngữ và định nghĩa

Theo văn bản pháp quy hiện hành.

2. Quy định chung

Cỡ lô khoai tây được giới hạn như sau:

2.1. Khi giao hàng bằng phương tiện đường sắt: một toa là một lô hàng.

2.2. Khi giao hàng bằng phương tiện ôtô: tải trọng 1 ôtô có rơ moóc (đến 2 rơ moóc) là một lô hàng, nhưng không được lớn hơn 25 t.

2.3. Khi bảo quản khoai tây trong đống, hay trong hầm chứa một lô hàng không được lớn hơn 50 t.

2.4. Khi bảo quản khoai tây trong hầm chứa và trong đống có thiết bị thông gió tốt: một lô hàng không vượt quá 500t.

2.5. Đối với khoai tây bao gói, không phụ thuộc dạng vận chuyển: một lô hàng không vượt quá 25t.

3. Thiết bị

Khi lấy mẫu và tiến hành xác định chất lượng của khoai tây cần sử dụng thiết bị, dụng cụ sau:

3.1. Bộ nạng gẩy khoai tây

3.2. Những thiết bị lấy mẫu có cấu tạo khác nhau

3.3. Thiết bị phân loại cơ học

3.4. Cân có giới hạn cân đến 50kg và độ chính xác ± 0,1kg.

3.5. Bản phân loại hay những dụng cụ tương ứng khác

3.6. Cân có độ chính xác ± 0,01kg.

3.7. Bộ các khuôn cỡ hình vuông

3.8. Dao

4. Phương pháp lấy mẫu

4.1. Lấy từ lô khoai tây khi bốc dỡ những mẫu ban đầu có khối lượng không nhỏ hơn 5 kg.

4.2. Khi giao khoai tây bằng cách đổ trực tiếp lên toa xe thì lấy những mẫu ban đầu như sau:

- Đối với những lô hàng có khối lượng đến 30t: từ mỗi lớp lấy ở 3 điểm khác nhau (trên, giữa, dưới).

- Đối với những lô hàng có khối lượng lớn hơn 30t: từ mỗi lớp lấy ở 4 điểm khác nhau (trên, giữa, dưới).

4.3. Khi giao khoai tây bằng cách đổ trực tiếp lên ôtô thì lấy những mẫu ban đầu như sau:

- Đối với những lô hàng có khối lượng đến 10t: từ mỗi lớp lấy ở 1 điểm theo đường chéo (trên, giữa, dưới).

- Đối với lô hàng có khối lượng lớn hơn 10t : từ mỗi lớp lấy mẫu ban đầu tại 2 vị trí khác nhau (trên, giữa, dưới) theo đường chéo.

4.4. Đối với các đống và hầm chứa: từ mỗi lớp lấy những mẫu ban đầu ở 3 điểm khác nhau (trên, giữa, dưới) cho mỗi lô hàng.

4.5. Nếu khoai tây được bảo quản trong đống và hầm chứa có thiết bị thông gió tích cực, khi bốc dỡ bằng băng chuyền thì mẫu được lấy ở 6 điểm khác nhau trong mỗi lớp (trên, giữa, dưới).

4.6. Khi khoai tây được đóng gói, lấy một cách ngẫu nhiên theo văn bản pháp quy hiện hành (có dùng bảng số ngẫu nhiên) những đơn vị bao gói (túi, hòm, thùng) tuỳ theo cỡ lô trong bảng dưới đây

Dạng giao hàng

Số đơn vị bao gói được lấy phụ thuộc theo độ lớn của lô hàng

Đến 5000 kg

Từ 5001 đến 10000kg

Từ 10001 đến 20000 kg

Trên 20000 kg

Khi lượng hàng trong bao bì là 50 kg

3

4

5

6

Khi lượng hàng trong bao bì nhỏ hơn 50 kg

3

8

10

12

Trong các hòm

3

3

3

3

4.7. Để xác định chất lượng từ mỗi đơn vị bao gói đã được lấy theo mục 3.6 lấy một mẫu ban đầu trong trường hợp sử dụng các hòm vận chuyển lấy không ít hơn 3 mẫu ban đầu.

4.8. Mẫu chung nhận được bằng cách tập hợp các mẫu ban đầu cùng với đất có khi lấy mẫu. Khối lượng mẫu chung cần thiết đối với khoai tây thực phẩm không ít hơn 20kg và đối với khoai tây giống thì không được ít hơn 50kg.

4.9. Khi gửi mẫu chung về phòng thí nghiệm hay đi chỗ khác để xác định chất lượng, mẫu cần phải được đóng gói sao cho không bị thay đổi.

5. Xác định chất lượng

5. 1. Cân mẫu ban đầu đã lấy chính xác đến ± 0,1kg và đổ ra bàn phân loại. Chọn những tạp chất lạ trên bàn phân loại để riêng. Cân mẫu chung không có tạp chất lạ. Khối lượng tạp chất được xác định là hiệu số của khối lượng mẫu chung trước và sau khi loại tạp chất (khối lượng sạch) và tính tỷ lệ phần trăm tạp chất (%) theo khối lượng cả mẫu chung.

5. 2. Xác định số củ có kích thước lớn hơn và nhỏ hơn so với kích thước quy định theo văn bản pháp quy hiện hành. Được tiến hành bằng cách cho khoai tây từ mẫu chung qua các khuôn cỡ vuông tương ứng cân và tính tỷ lệ phần trăm (%) của những củ đi qua theo khối lượng thực của mẫu chung (mẫu chung đã loại tạp chất theo 5.1).

5.3. Xác định số củ theo các loại khuyết tật bên ngoài (những khuyết tật này được quy định trong yêu cầu kỹ thuật). Chọn riêng từ mẫu chung những củ có khuyết tật cân và tính tỷ lệ phần trăm các củ có khuyết tật theo khối lượng sạch của mẫu chung (mẫu chung đã loại tạp chất theo 5.1).

5.4. Xác định số các củ khoai tây khác chủng loại: Việc xác định này tiến hành song song với việc xác định khuyết tật bên ngoài theo mục 5.3. Khi đó chọn riêng những củ có màu sắc vỏ khác lạ và những củ có hình dạng khác lạ. Đối với những củ khác lạ về hình dạng đem cắt và phân loại những củ có đặc trưng về màu sắc thịt củ cho từng loại khoai khác chủng loại đã nêu.

5.5. Xác định số lượng các củ có khuyết tật bên trong: được tiến hành trên lượng mẫu là 5kg được lấy từ mẫu chung, tiến hành cắt dọc tất cả các củ. Cân những củ có khuyết tật bên trong và tính tỷ lệ phần trăm (%) của chúng so với khối lượng 5kg.

5.6. Việc cân các củ theo mục 5.3; 5.4; 5.5; được tiến hành trên cân có độ chính xác ± 0,01kg.

5.7. Khi trên một củ có một vài dạng của bệnh hay hư hỏng thì chỉ tính một loại bệnh hay hư hỏng lớn nhất.

6. Xử lý kết quả

6.1. Việc tính toán tiến hành đến số thập phân thứ 2 sau đó làm tròn đến số thập phân thứ nhất.

6.2. Để tính tổng số các khuyết tật chung, cộng tỷ lệ phần trăm (%) của từng khuyết tật hoặc từng nhóm khuyết tật.

7. Biên bản

7.1. Biên bản lấy mẫu chung phải bao gồm các nội dung sau:

a) Tên sản phẩm - tên loại thực vật. Riêng đối với khoai tây giống cần thêm mức độ nhân giống.

b) Khối lượng tịnh lô hàng (kg).

c) Dạng bao bì.

d) Tên người gửi hàng và số hiệu lô hàng.

e) Tên cơ quan chịu trách nhiệm lấy mẫu.

g) Họ tên và chữ ký của người lấy mẫu.

h) Ký hiệu tiêu chuẩn này.

i) Ngày, tháng, nơi lấy mẫu và số hiệu biên bản. Biên bản lấy mẫu có thể còn bao gồm các nội dung khác như: nhận xét của cơ quan lấy mẫu.

7.2. Trong biên bản kiểm tra chất lượng phải nêu rõ:

- Số của biên bản lấy mẫu chung.

- Các số liệu về lô khoai tây.

- Địa điểm và ngày tiến hành kiểm tra.

- Các kết quả kiểm nghiệm của chỉ tiêu chất lượng đã nêu.

- Ký hiệu của tiêu chuẩn liên quan.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi