Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4847:1989 ISO 5506:1988 Sản phẩm đỗ tương - Phương pháp xác định hoạt độ urê

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4847:1989

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4847:1989 ISO 5506:1988 Sản phẩm đỗ tương - Phương pháp xác định hoạt độ urê
Số hiệu:TCVN 4847:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:1989Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4847:1989

(ISO 5506-1988)

SẢN PHẨM ĐẬU TƯƠNG

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ URÊ

Soya bean products

Determination of urease activity

 

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 5506-1988, áp dụng cho các sản phẩm chế biến từ đậu tương, các sản phẩm chưa nấu kỹ và qui định phương pháp xác định hoạt độ urê cho các sản phẩm có hoạt độ urê trong điều kiện qui định ít hơn 1 mg nitơ từ một gam sản phẩm.

Đối với những sản phẩm có hoạt độ urê cao hơn có thể áp dụng phương pháp này nhưng lượng mẫu cân lấy ít đi (Xem chú thích 1 của 6.2).

1. Định nghĩa

Hoạt độ urê là lượng nitơ amôn tính bằng miligam nitơ giải phóng ra trong một phút từ một gam sản phẩm ở điều kiện qui định.

2. Nguyên tắc

Trộn một lượng mẫu cân với dung dịch đệm urê, sau khi giữ hỗn hợp này trong 30 phút ở 300C, trung hoà lượng amôniac giải phóng ra bằng một lượng dư dung dịch axit clohydric và chuẩn độ ngược bằng dung dịch natri hydroxit thể tích chuẩn (xem 4.3).

3. Lấy mẫu

Lấy mẫu tiến hành theo ISO 5505.

4. Thuốc thử

Tất cả thuốc thử phải có chất lượng tinh khiết phân tích và nước sử dụng phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

4.1. Urê, dung dịch đệm (pH 6,9-7,0) chuẩn bị như sau: Hoà tan 4,45 g dinatri hydrophotphat ngậm hai phân tử nước (Na2HPO4. 2H2O) và 3,4 g kali dihydro photphat (KH2PO4) trong nước và thêm nước đến 1000ml.

Hoà tan 30g urê (NH2CONH2) trong dung dịch đệm. Dung dịch chuẩn bị bằng cách này được bảo quản để sử dụng trong một tháng.

4.2. Axit clohydric, dung dịch 0,1N.

4.3. Natri hydroxit, dung dịch chuẩn thể tích 0,1N.

5. Dụng cụ

Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm thông thường và đặc biệt các loại dưới đây:

5.1. Rây có kích thước lỗ: 200 mm.

5.2. Máy chuẩn độ điện thế1 hoặc máy pH có độ nhậy chính xác đến 0,02 đơn vị pH, kèm theo một buret tự động và máy khuấy từ.

5.3. Bình chuẩn độ

5.4. Bếp cách thuỷ có ổn nhiệt, có thể giữ ở nhiệt độ 30 ± 0,50C.

5.5. ống nghiệm có nút mài, đường kính 18 mm, dài 150 mm.

5.6. Pipet dung tích 10 ml.

5.7. Máy nghiền cho phép nghiền không làm tăng nhiệt độ đáng kể (như máy nghiền bi).

5.8. Đồng hồ bấm giây

5.9. Cân phân tích

6. Tiến hành thử

6.1. Chuẩn bị mẫu thử

Xem ISO 5502-1983 và đặc biệt là điều 5.4.

Sử dụng máy nghiền (5.7) nghiền 10g mẫu để phân tích đến mức lọt hoàn toàn qua rây (5.1).

6.2. Lượng mẫu cân

Cho vào ống nghiệm (5.5) khoảng 0,2 g mẫu thử đã được chuẩn bị theo (6.1), cân chính xác đến 0,1 mg.

* Chú thích:

1) Đối với mẫu có hoạt độ urê cao, có thể giảm lượng mẫu cân tới 0,05g.

2) Đối với mẫu có hàm lượng chất béo lớn hơn 10% (khối lượng) có thể tách mỡ trước bằng phương pháp chiết lạnh.

6.3. Xác định

Dùng pipet (5.6) thêm vào ống nghiệm đựng mẫu thử 10 ml dung dịch đệm urê (4.1). Đậy ngay nút ống nghiệm lại và lắc mạnh. Đặt ống nghiệm vào bếp cách thuỷ (5.4) ở nhiệt độ 30 ± 0,50C và giữ ở nhiệt độ này trong 30 phút. Đo bằng đồng hồ bấm giây (5.8). Dùng pipet (5.6) nhanh chóng thêm vào 10 ml dung dịch axit clohydric (4.2) làm lạnh ngay đến 200C và chuyển toàn bộ chất chứa trong ống nghiệm vào bình chuẩn độ (5.3). Tráng ống nghiệm hai lần, mỗi lần bằng 5 ml nước cất.

Chuẩn ngay và nhanh bằng dung dịch natri hydroxit (4.3) đến pH 4.7.

Nên dùng máy chuẩn độ điện thế (5.2).

Số lần xác định: Tiến hành hai lần xác định trên hai lượng mẫu cân từ cùng một mẫu thử.

6.4. Thử mẫu trắng

Dùng pipet (5.6) cho vào ống nghiệm (5.5) 10ml dung dịch đệm urê (4.1) và 10ml dung dịch axit clohydric (4.2). Nhanh chóng thêm vào một lượng mẫu cân bằng lượng đã dùng như trong phép thử chính. Cân chính xác đến 0,1 mg. Đậy ngay ống nghiệm lại và lắc mạnh.

Đặt ống nghiệm vào bếp cách thuỷ (5.4) ở nhiệt độ 30 ± 0,50C và giữ ở nhiệt độ này trong 30 phút. Đo bằng đồng hồ bấm giây (5.8). Sau đó làm nguội đến 200C, chuyển toàn bộ chất chứa trong ống nghiệm vào bình chuẩn độ (5.3) như đã qui định ở điều (6.3) và chuẩn bằng dung dịch natri hydroxit (4.3) đến pH 4.7.

7. Tính kết quả

Hoạt độ urê (U) tính bằng miligam nitơ giải phóng ra trong một phút từ một gam sản phẩm xác định theo công thức:

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4847:1989 ISO 5506:1988 Sản phẩm đỗ tương - Phương pháp xác định hoạt độ urê

Trong đó:

V0: Thể tích dung dịch natri hydroxit 0,1N dùng để chuẩn độ màu trắng (6.4), tính bằng ml.

V1: Thể tích dung dịch natri hydroxit 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu thử (6.3) tính bằng ml.

m: Khối lượng mẫu thử (6.2), tính bằng g.

C: Nồng độ chính xác của dung dịch natri hydroxit tính bằng ml/l.

Kết quả thử là trung bình số học các kết quả của hai lần xác định nếu phù hợp với yêu cầu của độ lặp lại. Kết quả cuối cùng được tính đến số lẻ thứ 2.

* Chú thích:

1) Nếu mẫu được sấy trước (xem mục 6.1) thì công thức tính phải sửa cho phù hợp.

2) Nếu hoạt độ urê tính theo hàm lượng chất khô (U1) thì xác định theo công thức sau:

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4847:1989 ISO 5506:1988 Sản phẩm đỗ tương - Phương pháp xác định hoạt độ urê

Trong đó:

U: Hoạt độ urê tính theo công thức trên

H: Hàm lượng ẩm và chất bay hơi của sản phẩm, tính bằng phần trăm khối lượng được xác định theo ISO 771.

Độ lặp lại:

Sai lệch cho phép giữa hai lần thử tiến hành liên tiếp nhanh bởi cùng một kiểm nghiệm viên, trên cùng một thiết bị của cùng một mẫu thử không được vượt quá 10% giá trị trung bình số học.

3) Biên bản thử nghiệm

Trong biên bản thử nghiệm phải ghi rõ phương pháp đã sử dụng và kết quả thu được. Đồng thời phải đề cập đến các chi tiết thao tác không được qui định trong tiêu chuẩn này hoặc được phép lựa chọn, cùng với các chi tiết của bất kỳ sự cố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Biên bản thử nghiệm bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để nhận biết được toàn diện về mẫu thử.

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi