Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4813:1989 Mực tươi - Xếp loại theo giá trị sử dụng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4813:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4813:1989 Mực tươi - Xếp loại theo giá trị sử dụng
Số hiệu:TCVN 4813:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1989Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4813 – 89

MỰC TƯƠI - XẾP LOẠI THEO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

Fresh squids and cuttlefish gradetion by values of use

Cơ quan biên soạn:                   Viện nghiên cứu Hải sản

Vụ quản lý KHKT Bộ Thủy sản

Cơ quan đề nghị ban hành:       Bộ Thủy sản

Cơ quan trình duyệt:                 Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 700/QĐ ngày 25 tháng 12 năm 1989

 

MỰC TƯƠI - XẾP LOẠI THEO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

Fresh squids and cuttlefish gradetion by values of use

1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loài mực ống, mực nang tươi tự nhiên hoặc đã qua bảo quản bằng nước đá, làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

2. Các loài mực được chia thành 4 nhóm theo qui định trong bảng 1A, 1B.

2.1. Mực nang, thường dùng để chế biến phi lê đông lạnh

Bảng 1A

Nhóm

Tên loài

Tên địa phương

Tên khoa học (la tinh)

Tên thương mại (tiếng Anh)

I

Mực nang

Mực ván, mực nang vằn

Sepia pharaonic

- Sepia lysidas (S.subaculeata)

- Sepia aculeata

- Sepia SP

Cuttlefish

2.2. Mực ống, thường dùng để chế biến khô

Bảng 1B

Nhóm

Tên loài

Tên địa phương

Tên khoa học (la tinh)

Tên thương mại (Tiếng Anh)

Mực khô

Mực khô lột da

1

2

3

4

5

6

II

Mực ống

Mực thước

- Lologo (D) singhalensis

 


Dried squid

 


Skinred

dried

squid

Mực ống phổ thông

Loligo chinensis

Loligo edulis

Mực cơm, mực sim

Loligo tagoi, Loligo SP

III

Mực ống lá

Mực lá tròn đuôi

Sepioteuthis

lesscoiana

Lesson

-

Skinred

Dried

Squid

IV

Mực kim

Mực ống kim

Mực lá nhọn

Mực viết,

Mực mũi tên

Loligo (D)

bleokeri kefertein

Dried squid

-

3. Các loài mực từ nhóm I đến nhóm IV được xếp loại theo giá trị sử dụng trong bảng 2.

Bảng 2

Nhóm

Tên loài

Loại

Cỡ mực nguyên liệu tươi

Giá trị cỡ

Chú thích

1

2

3

4

5

I

Mực nang

1

Từ 1.800 trở lên

Khối lượng một con mực trong cỡ tính bằng g/con

2

Từ 1.000 đến 1799

3

Từ 500 đến 999

4

Từ 300 đến 499

5

Từ 100 đến 299

6

Từ 50 đến 99

II

Mực ống

1

Từ 22,5 trở lên

Chiều dài thân mực tính bằng cm, là khoảng cách từ mút đuôi đến mút trên cùng của thân.

2

Từ 15,5 đến 22,4

3

Từ 12,5 đến 15,4

4

Từ 10,5 đến 12,4

5

Từ 8,5 đến 10,4

III

Mực ống lái

1

Từ 20,5 trở lên

Như nhóm II

2

Từ 15,5 đến 20,4

3

Từ 12,5 đến 15,4

4

Từ 10,5 đến 12,4

IV

Mực kim

1

Từ 22,5 trở lên

Như nhóm II

2

Từ 20,5 đến 22,4

3

Từ 12,5 đến 20,4

4

Từ 10,5 đến 12,4

4. Đặc điểm hình thái các loài mực có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam theo phụ lục 1.

5. Cỡ thành phẩm và tỷ lệ thành phẩm tương ứng với loại nguyên liệu theo phụ lục 2.

 

PHỤ LỤC 1

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÁC LOÀI MỰC CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1. Mực nang.

a) Loài Sepia pharaonis

Mai hình bầu dục rộng, có gai. Các đĩa hút của xúc giác có kích thước rất không đồng đều, tăng dần kích thước về phía các hàng giữa. Ở hàng giữa có 5 đến 7 đĩa hút rất lớn so với các hàng khác. Da lưng có hoa văn dạng sóng nước. Chiều dài thân lớn nhất đạt 42 cm, nặng 5,0 kg.

b) Loài Sepia lysidas

Các đĩa hút ở xúc giác xếp thành 8 hàng, số lượng 200 đến 250. Mặt da lưng có hoa văn dạng nhãn cầu, có các vạch màu sáng giữa lưng. Chiều dài thân lớn nhất đạt 38 cm, nặng 5,0 kg.

c) Loài Sepia aculenta

Xúc giác con đực có 10 đến 12 hàng đĩa hút, con cái có 13 đến 14 hàng, số lượng đĩa hút đến 500. Phía trên của mai có 3 gờ tròn sắp xếp theo dạng tia chạy dài đến mai sau. Mặt trong mai có vân dạng sóng có 2 đỉnh hướng về phía trước. Màu sắc rất khác nhau. Chiều dài thân lớn nhất đến 25 cm, nặng 1,3 kg.

2. Mực ống

2.1. Mực ống phổ thông

a) Loài Loligo chinensis

Vành ngoài vòng sừng của đĩa hút các tay có từ 10 đến 18 răng nhọn lớn hình chóp được sắp xếp đều đặn với các răng nhỏ. Mặt bụng của áo ở con đực có gờ da chạy dọc. Chiều dài thân lớn nhất 31 cm, nặng 0,5 kg.

b) Loài Loligo edulis

Vành ngoài vòng sừng của các đĩa hút có các tay từ 6 đến 12, thông thường là 8-12 răng tù. Chiều dài phần bàn của xác giác bằng 1/3 đến 1/4 chiều dài áo. Dọc theo đường chính giữa mặt bụng con đực có gờ chạy dọc. Màu hơi trong suốt, đỏ tươi hoặc ở giữa có những đốm màu sẫm. Các kích thước của tay sắp xếp theo thứ tự: 3 > 4 > 2 > 1. Chiều dài thân đạt 40 cm, nặng 0,5kg.

2.2. Mực thước, loài Loligo singhanensis

Chiều dài vây của cá thể trưởng thành lớn hơn 1/2 chiều dài áo. Các răng của vòng sừng các đĩa hút xúc giác không bằng nhau. Các răng lớn từ 10 đến 12 chiếc, được sắp xếp xen kẽ với các răng nhỏ. Chiều dài thân lớn nhất đến 50 cm.

2.3. Mực cơm, Loài Loligo tagoi

Vòng sừng các đĩa hút của tay có từ 4 đến 5 răng từ rộng, xúc giác có 4 đôi đĩa hút lớn trung tâm, không có răng. Các đĩa hút nhỏ có răng rộng. Các màu sắc giống loài L.edulis. Chiều dài lớn nhất 8 cm.

2.4. Mực kim, loài Loligo bleckeri

Các đĩa hút của xúc giác nhỏ hơn đĩa hút ở các tay rất nhiều, kích thước rất khác nhau. Ở cuối của xúc giác đĩa hút được xoắn lại về sắp xếp thành hơn 4 hàng. Tay hút chỉ bằng 1/4 chiều dài thân. Dọc theo đường chính giữa mặt bụng của con đực có gờ da chạy dọc. Chiều dài thân lớn nhất đạt 40 cm.

3. Mực ống lá, Loài Sepiotauthis lessoniana, lesson

Vây bọc quanh mép bên áo, khoảng cách lớn nhất giữa 2 mép đối diện nhau của vây bằng 50-75% (thông thường bằng 60-65%) chiều dài áo. Con đực dài nhất 36 cm, nặng 1,8 kg; con cái dài nhất đạt 30 cm, nặng 1,3 kg.

PHỤ LỤC 2

(Tham khảo)

CỠ THÀNH PHẨM VÀ TỶ LỆ THÀNH PHẨM TƯƠNG ỨNG VỚI LOẠI NGUYÊN LIỆU THEO BẢNG 3

(Thành phẩm theo TCVN 2644-88)

Bảng 3

Nhóm

Tên loài

Loại nguyên liệu

Thành phẩm

Mực nang phi lê

Mực khô

Mực khô lột da

Cỡ (miếng/kg)

NL/TP

Cỡ (con)

NL/TP

Cỡ (con)

NL/TP

1

2

3

4

5

6

7

8

9

I

Mực nang

1

1/2

 

 

 

 

 

2

1/2 – 2/4

 

 

 

 

 

3

2/4 – 5/7

3,2 – 3,6

 

 

 

 

4

5/7 – 8/12

 

 

 

 

 

5

13/25 – 26/30

 

 

 

 

 

6

31/40 – 61/80

 

 

 

 

 

II

Mực ống

1

 

 

22 trở lên

4,0

22 trở lên

4,0

2

 

 

15 – 22

4,4

22

5,2

3

 

 

12 – 15

4,5

12 – 15

5,8

4

 

 

10 – 12

4,9

10 – 12

6,2

5

 

 

8 – 10

5,5

8 – 10

-

III

Mực ống lá

1

 

 

 

 

20 trở lên

4,0 – 4,5

2

 

 

 

 

15 – 20

3

 

 

 

 

12 – 15

4

 

 

 

 

10 – 12

IV

Mực kim

1

 

 

22 trở lên

5,0

 

 

2

 

 

20 – 22

 

 

3

 

 

15 – 20

 

 

4

 

 

12 – 15

 

 

Chú thích:

Mực khô có độ ẩm từ 20 – 25%

 

 

Mực khô lột da có độ ẩm từ 20 – 22%.

 

           

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi