Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4739:1989 Gỗ xẻ khuyết tật - Thuật ngữ và định nghĩa
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4739:1989
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4739:1989 Gỗ xẻ khuyết tật - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu: | TCVN 4739:1989 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Năm ban hành: | 1989 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4739:1989
GỖ XẺ - KHUYẾT TẬT
THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Cơ quan biên soạn: Viện nghiên cứu Lâm nghiệp – Bộ Lâm nghiệp
Cơ quan đề nghị ban hành: Bộ Lâm nghiệp
Cơ quan trình duyệt:
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan xét duyệt và ban hành: Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Tiêu chuẩn này dựa theo ST. SEV 321-76. Áp dụng với tất cả các loại gỗ lá kim và gỗ lá rộng đã được bào hay không được bào ở các kích cỡ.
Thuật ngữ | Định nghĩa |
1. Mấu mắt | Những phần của cành nằm trong phần gỗ tuỳ theo vào hình dáng của mặt cắt trên bề mặt gỗ xẻ chia mấu mắt ra thành các loại: tròn, bầu dục, dài |
2. Mắt tròn | Mắt mày tỷ lệ đường kính lớn của mặt cắt so với đường kính nhỏ không vượt quá 2 |
3. Mắt bầu dục | Mắt mà tỷ lệ đường kính lớn của mặt cắt so với đường kính nhỏ không vượt quá 4 |
4. Mắt dài | Mắt mà tỷ lệ bề dài so với bề rộng lớn hơn 4 |
5. Mắt mặt | Những mắt nằm gọn trong mặt trên gỗ xẻ |
6. Mặt cạnh | Những mắt nằm trên mặt cạnh gỗ xẻ |
7. Mắt mép | Những mắt nằm ở gờ gỗ xẻ |
8. Mắt xuyên | Những mắt nằm kéo dài đến hai mép ván ở một phía |
Tuỳ theo sự phân bố trên gỗ xẻ mà mắt được chia ra: mắt phân tán, mắt tập trung, mắt phân nhánh | |
a) Mắt phân tán | Những mắt riêng lẻ nằm rải rác theo chiều dài |
b) Mắt tập trung | Những mắt tròn, mắt bầu dục, mắt mép có số lượng lớn hơn 2 tập trung trên mặt cắt có chiều dài bằng chiều rộng (khi chiều rộng lớn hơn 150 mm thì chiều dài lấy 150 mm) |
c) Mắt phân nhánh | Hai mắt dài từ cùng một vòng mắt hoặc mắt dài hợp với mắt bầu dục hay mắt mép cũng cùng một vòng mắt |
Tuỳ theo mức độ kết hợp giữa các mắt xung quanh với nhau, được chia ra thành: mắt hợp, mắt bán hợp và mắt không hợp | |
9. Mắ hợp | Những mắt có vòng năm hợp với nhau không ít hơn ắ chu vi mặt cắt của vòng năm mắt khác |
10. Mắt bán hợp | Những mắt có vòng năm hợp với gờ kéo dài khoảng từ 3/4 đến 1/4 chu vi mặt cắt vòng năm mắt khác |
11. Mắt không hợp | Những mắt có vòng năm không liền hoặc chỗ liền không lớn hơn vòng mắt khác |
Tuỳ theo tình trạng gỗ mắt gỗ lại chia ra: mắt sống, mắt màu sáng, mắ màu tối, mắt mục nhẹ và mắt mục nát | |
12. Mắt sống | Mắt mà gỗ của nó không có dầu hiệu bị mục, chúng chia thành mắt màu sáng và mắt màu tối |
13. Mắt màu sáng | Những mắt gỗ màu sáng hoặc gần giống màu gỗ bao quanh |
14. Mắt màu tối | Những mắt có màu tối hơn hẳn màu gỗ bao quanh |
15. Mắt mục nhẹ | Mắt bị mục nhưng phần phục không lớn hơn 1/3 diện tích mắt |
16. Mắt mục nát | Mắt có phần bị mục lớn hơn 1/3 diện tích mắt |
2. Nứt nẻ | |
17. Nứt nẻ | Những vết nứt của gỗ theo chiều dọc sợi gỗ được chia thành các loại: nứt hướng tâm, nứt do lạnh, nứt do co, nứt vành khăn |
18. Nứt hướng tâm | Nứt theo hướng xuyên tâm xuất phát từ tuỷ và kéo thao chiều dọc gỗ xẻ |
19. Nứt do lạnh | Nứt theo hưỡng xuyên tâm đi từ gỗ giác vào lõi và kéo dài theo chiều dọc gỗ xẻ, nảy sinh trongqtt phát triển của cây làm sẫm màu gỗ xung quanh và vòng năm bị cong cục bộ |
20. Nứt do co | Nứt theo hưỡng xuyên tâm nảy sinh ở gỗ mới chặt |
21. Nứt vanh khăn | Nứt ở trong lõi, vết nứt đi giữa các lớp vòng năm và kéo dài theo chiều dài gỗ xẻ |
Tuỳ theo vị trí vết nứt ở gỗ xẻ mà chia ra: nứt mặt, nứt mép, nứt đầu | |
22. Nứt mặt | Vết nứt nằm ở trên mặt ván, nhưng có thể kéo dài tới đầu gỗ |
23. Nứt mép | Vết nứt nằm ở mép gỗ nhưng có thể kéo dài tới đầu gỗ |
24. Nứt đầu | Vết nứt nằm ở đầu gỗ nhưng không kéo dài tới mặt và mép gỗ xẻ |
Tuỳ thuộc vào chiều sâu vết nứt trên gỗ mà chia ra nứt xuyên và nứt không xuyên | |
25. Nứt không xuyên | Vết nứt chỉ kéo dài theo một phía tới mặt hoặc mép và đầu gỗ xẻ |
26. Nứt không xuyên nông | Với gỗ có chiều dày không lớn hơn 50 mm thì chiều sâu vết nứt không quá 5 mm. Với gỗ có chiều dài lớn hơn50 mm thì chiều sâu vết nứt không lớn hơn 1/10 chiều dày tấm gỗ |
27. Nứt không xuyên sâu | Với gỗ có chiều dày không lớn hơn 50 mm thì chiều sâu vết nứt không lớn hơn 5 mm. Với gỗ có chiều dày lớn hơn 50 mm thì chiều sâu vết nứt không lớn hơn 1/10 chiều dày của tấm gỗ, nhưng không được kéo dài ra tới bề mặt mép thứ hai của gỗ |
28. Nứt xuyên | Vết nứt kéo dài tới cả hai mép, trong trường hợp nứt vanh khăn, cùng trên một mặt mép có hai vết |
3. Khuyết tật về cấu tượng và màu sắc | |
29. Xiên thớ | Thớ gỗ nghiên so với trục chính của thân gỗ |
30. Vòng năm giả | Sự thay đổi từng phần cấu tượng gỗ lá kim thể hiện dưới dạng dày lên ở phần gỗ muộn của các vòng năm |
31. Gỗ quánh | sự thay đổi về cấu trúc của gỗ cây lá rộng trong quá trình phát triển của cây, nhận biết bằn mắt thường căn cứ vào xơ gỗ trên mặt gỗ xẻ, đôi khi nhận biết theo sự đổi màu của gỗ |
32. Thớ | Các thớ gỗ xoắn theo một chiều hoặc không theo trật tự nào |
33. Túi nhựa | Các khoảng trống ở bên trong hoặc giữa các lớp vòng năm chứa đầy nhựa |
Túi nhựa được chia thành túi một chiều hoặc túi xuyên | |
34. Túi nhựa một chiều | Túi nhựa kéo ra một phía mặt gỗ xẻ |
35. Túi nhựa xuyên | Túi nhựa được kéo ra cả hai phía đối diện nhau của mép gỗ xẻ |
36. chảy nhựa | Phần gỗ bị thấm nhựa |
37. Lộn vỏ | Vỏ lẫn trong phần gỗ đã được làm liên lại một phần hay toàn bộ |
Lộn vỏ được chia ra: lộn vỏ một chiều và lộn xuyên | |
38. Lộn vỏ một chiều | Lộn vỏ chỉ kéo ra một phía bề mặt gỗ xẻ |
39. Lộn vỏ xuyên | Lộn vỏ kéo ra cả hai phía bề mặt đối nhau của mép gỗ xẻ |
40. Tuỷ cây | Phần giữa của thân cây gồm các tổ chức xốp |
41. Lõi giả | Màu tối không bình thường của phần trong thân cây của các loại gỗ là rộng nảy sinh từ cây còn sống ở các loại cây gỗ có cấu tạo lõi không bình thường |
42. Đốm màu | Từng điểm hoặc từng phần gỗ giác các loài cây lá rộng nảy sinh khi cây còn sống và có màu sắc gần giống màu sắc gỗ lõi nhưng không làm giảm ứng lực gỗ |
43. Giác bên trong | Những vòng năm nằm lẫn trong phần gỗ lõi của các loài cây gỗ lá rộng có đặc điểm giống gỗ giác |
44. Đốm màu hoá học | Mặt gỗ cây lá rộng có đốm màu xanh xám hoặc đỏ nâu chiều sâu không lớn hơn 5 mm do ôxy hoá các chất trong gỗ |
4. Nhiễm nấm | |
45. Các điểm và dải nấm ở gỗ lõi | Những chỗ có màu sắc không bình thường ở gỗ lõi, nhưng không làm giảm ứng lực gỗ, xuất hiện ngay khi cây còn sống do các tá dụng của nấm biến màu hay nấm phá hoại |
46. Mốc | Các sợi hoặc quả thể của các loại mốc trên bề mặt gỗ |
47. Màu sắc do nấm gây ra ở gỗ giác | Màu sắc không bình thường ở gỗ giác không làm giảm ứng lực gỗ, xuất hiện ở gỗ mới chặt do tác dụng của nấm biến màu gỗ không mục |
Tuỳ theo màu sắc do nấm gây ra ở gỗ giác, chia thành chấm màu sáng hoặc đốm mốc | |
48. Đốm mốc | Gỗ giác có màu xanh hoặc xanh lá cây |
49. Chấm màu ở gỗ giác | Gỗ giác có màu da cam, vàng hồng đến tím sáng và nâu |
Tuỳ thuộc vào mức độ màu sắc do nấm gây ra ở gỗ giác mà chia ra thành máu tối | |
a) Màu sáng | Màu gỗ giác nhạt, không che khuất được cấu trúc gỗ |
b) Màu tối | Màu gỗ giác đậm, không che khuất được cấu trúc gỗ |
Tuỳ thuộc vào độ sâu của phạm vi biến màu do nấm ở gỗ giác, lại chia thành: biến màu ở bề mặt và biến màu sau | |
a) Biến màu bề mặt | Biến màu bề mặt có độ sâu không quá 2 mm |
b) Biến màu sâu | Biến màu bề mặt có độ sâu quá 2 mm |
50. Ngả màu | Màu sáng khồng bình thường ở gỗ giác cây lá rộng, có màu sắc phân bố khác nhau, xuất hiện ở gỗ mới chặt do các quá trình sinh hoá với sự tham gia của nấm (hoặc không có sự tham gia) làm giảm một phần ứng lực của gỗ |
51. Mục | Những phần gỗ có màu sắc không bình thường do tác động phá hoại của nấm có thể giảm hoặc không giảm ứng lực gỗ |
Tuỳ theo nguồn gốc của mục mà chia ra mục giác, mục lõi | |
52. Mục giác | ở giác gỗ lá kim thì có màu sắc không bình thường, màu vàng xám hoặc hồng xám. ở gỗ lá rộng thì màu loang lổ sặc sỡ giống như hình thù của vân trên đá cẩm thạch, không hoặc có làm giảm ứng lực gỗ mới chặt do tác động của nấm phá hoại có thể lan tới lõi |
Tuỳ theo tình trạng gỗ mà mục giác lại chia ra mục cứng và mục mềm | |
a) Mục cứng | Mục giác nhưng ứng lực thì gần như ứng lực gỗ xung quanh nó |
b) Mục mềm | Mục giác làm giảm ứng lực gỗ |
c) Mục lõi | Màu sắc không bình thường, làm giảm ứng lực của lõi, xuất hiện ở cây sống do tác động của nấm phá hoại gỗ. |
5. Tổn thương do côn trùng | |
53. Đường mọt | Những đường và những lỗ do côn trùng tạo ra trong lỗ |
Tuỳ thuộc vào độ sâu của đường mọt mà chia ra đường mọt nông và đường mọt sâu | |
54. Đường mọt nông | Có chiều sâu không quá 5 mm |
55. Đường mọt sâu | Có chiều sâu quá 5 mm |
Tuỳ thuộc váo kích thước lỗ mọt của đường mọt sâu mà chia ra đường mọt lớn và đường mọt nhỏ | |
a) Đường mọt nhỏ | Đường mọt sâu có đường kính không quá 5 mm |
b) Đường mọt lớn | Đường mọt sâu có đường kính lỗ trung bình quá 3 mm. |
56. Tổn thương do các loại thực vật khác | Có các lỗ trong gỗ, xuất hiện do sự hoạt động của các loại thực vật ký sinh |
57. Tổn thương nông | Vết tổn thương sâu không quá 5 mm |
58. Tổn thương sâu | Vết tổn thương sâu quá 5 mm |
6. Khuyết tật gia công (cưa xẻ) | |
59. Khuyết tật lẹm cạnh | Phần mép ngoài của khúc gỗ còn lại trên gỗ xẻ |
60. Khuyết tật mạch cưa | Mặt gỗ xẻ không phẳng do cưa gây ra |
Khuyết tật mạch cưa lại chia ra: vết cườm, lượn sóng, xơ gỗ | |
61. Vết cườm | Những vết sâu do răng cưa gây ra trên bề mặt gỗ xẻ |
62. Lượn sóng | Mặt sản phẩm lượn sóng do cưa xẻ |
63. Xơ gỗ | Trên mặt gỗ xẻ có những sợi gỗ bị đứt |
64. Cong vênh | Cong vênh gây ra trong quá trình xẻ gỗ, sấy, cất giữ |
Tuỳ theo từng đặc điểm cong vênh mà chia ra cong dọc mặt ván (đơn và kép), cong dọc mép (bìa, ván), cong lòng máng và cong vặn | |
65. Cong dọc mặt ván (cong lượn theo chiều dọc) | Cong theo chiều dài, thẳng góc với mặt ván |
Tuỳ theo số lượng lần cong mà cong dọc với mặt ván lại chia ra: cong đơn giản và cong kép | |
a) Cong đơn giản ( hình cánh cung) | Chỉ biểu thị bằng một đường cong |
b) Cong kép | Cong lượn theo chiều dọc biểu thị bằng nhiều đường cong |
66. Cong dọc mép (cong bìa ván) | Cong theo chiều dài, song song với mặt ván |
67. Cong vặn | Vặn (xoắn) theo chiều dài |
68. Cong lòng máng | Cong theo chiều rộng mặt ván |
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.