Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4328:1986 Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ và protein thô

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4328:1986

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4328:1986 Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ và protein thô
Số hiệu:TCVN 4328:1986Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1986Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4328:1986

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4328:1986

THỨC ĂN CHĂN NUÔI

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ VÀ PRÔTÊIN THÔ

Animal feeding stuffs - Method for determination of nitrogen and crude protein contents

 

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1523-74 và TCVN 1533-74 quy định phương pháp xác định hàm lượng nitơ và tính lượng prôtein thô. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi.

1. Lấy mẫu thử

Tiến hành lấy và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4325-86

2. Nội dung của phương pháp

Dùng axít sunfuric đậm đặc với chất xúc tác để phân huỷ chất hữu cơ trong mẫu thử, chưng cất amoniac vào dung dịch axit và xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng chuẩn độ amoniac tính hàm lượng protein thô bằng cách nhân lượng nitơ với hệ số 6,25.

3. Dụng cụ và hoá chất

3.1. Dụng cụ

- Cân phân tích có độ chính xác không thấp hơn 0,0002g;

- Bình Kenđan bằng thủy tinh chịu nhiệt dung tích 250-500ml;

- Bộ chưng cất amoniac;

- Bếp đốt;

- Thiết bị để chuẩn độ;

- Bình định mức 1000ml;

- ống đong dung tích 25; 50; 100ml;

- Bình nón dung tích 250ml.

3.2. Hoá chất

- Nước cất hoặc nước có độ sạch tương đương;

- Axít sunfuric đậm đặc (1,84g/ml) và dung dịch chuẩn 0,1N;

- Natri hyđroxit dung dịch 33% và dung dịch chuẩn 0,1N;

- Axít boric dung dịch 4%: Hoà 40g axit boric trong nước cất nóng để nguội và pha vừa đúng 1lít.

- Chuẩn xúc tác: Nghiền nhỏ và trộn đều đồng – Sunfat, kali sunfat, selen với tỷ lệ khối lượng tương ứng 10 : 100 : 2. Có thể dùng chất xúc tác khác bảo đảm độ chính xác tương tự.

- Chỉ thị màu: Hoà tan 0,2g metyl đỏ và 0,1 g metyl xanh trong 100ml etanol 96%.

Dung dịch bảo quản trong lọ nâu ở nơi lạnh.

4. Tiến hành thử

4.1. Tuỳ thuộc ở hàm lượng nitơ trong thức ăn, cân với độ chính xác không kém hơn 1mg từ 0,3-2g mẫu thức ăn vào trong ống nghiệm nhỏ. Chuyển mẫu thức ăn từ ống nghiệm vào bình đốt Kenđan sao cho mẫu thức ăn không bám vào cổ bình. Cân ống nghiệm không có mẫu. Sự khác nhau về khối lượng giữa ống nghiệm có mẫu và không có mẫu là khối lượng của mẫu thử.

Cho vào bình Kenđan 0,5 - 1g hỗn hợp xúc tác và 10 - 15ml axit sunfuric đậm đặc, cẩn thận lắc đều bình theo chiều quay tròn. Dùng phễu hoặc mút thuỷ tinh đậy bình và đặt nằm nghiêng trên bếp với góc 30 - 40o so với đường thẳng đứng và đun nhẹ cho đến khi hết sủi bọt và hoà tan hết mẫu. Sau đấy tăng nhiệt độ đun cho đến sôi đều và đun cho đến khi dịch trong bình trong suốt có màu xanh nhạt. Đốt mẫu phải tiến hành trong tủ hết. Trong quá trình đốt thỉnh thoảng lắc nhẹ bình theo hướng quay tròn chung quanh trục bình để mẫu không bám trên thành bình.

Sau khi đốt xong, lấy bình khỏi bếp và để nguội đến khoảng 40oC. Cẩn thận rót vào bình Kenđan 50ml nước cất, lắc đều và để nguội đến nhiệt độ trong phòng.

Nếu dịch sau khi để nguội bị đông đặc thì phải tiến hành phân tích lại nhưng phải đốt mẫu với nhiều axít sunfuric hơn khoảng 25ml axit sunfuric đậm đặc cho 1g mẫu và từ 6-12ml cho 1g tiếp theo.

4.2. Chưng cất amoniac.

Chưng cất amoniac từ dịch mẫu có thể bằng hơi nước hoặc chưng cất trực tiếp với các thiết bị tương ứng.

Để thu nhận mẫu chưng cất dùng bình hình nón cỡ 250ml cho vào bình 20ml axit boric 4% hoặc 25ml dung dịch axit sunfuric 0,1N và 3 - 4 giọt chỉ thị màu. Đặt bình dưới ống làm lạnh của bình chưng cất sao cho phần dưới của ống làm lạnh ngập trong dịch axit.

+ Phương pháp chưng cất bằng hơi nước

Chuyển toàn bộ dịch từ bình đốt sang bình chưng cất của bình cất đạm trung lương hay bộ Barnac-Vaxner, tráng bình đó 2 - 3 lần bằng nước cất, có thể cho thêm 2 - 3 giọt paraphin để hạn chế sủi bọt.

Rót cẩn thận vào bình 60 - 70ml dung dịch natri hyđroxit 33% sao cho trong bình tạo thành 2 lớp dịch tráng phễu bằng một ít nước cất và khoá kín ngay hệ thống chưng cất.

Sau khi kiểm tra bảo đảm hệ thống đã kín, cho nước lạnh chảy qua ống làm lạnh và hơi nước từ bình sinh hơi sang bình sục chưng cất. Tiến hành chưng cất trong thời gian 15-20 phút.

+ Phương pháp chưng cất trực tiếp

Pha loãng dịch trong bình đốt với 200ml nước cất, lắc đều và để nguội, sau đó rót cẩn thận theo thành bình 60 - 70ml dung dịch natri hyđroxit 33% để tạo thành một lớp riêng ở đáy bình lắp ngay bình vào hệ thống chưng cất và tiến hành chưng cất để có được khoảng 150ml dung dịch trong bình thu nhận.

Sau khi chưng cất, hạ thấp bình thu nhận mẫu sao cho phần dưới ống làm lạnh không tiếp xúc với dịch trong bình. Rửa phần cuối của ống làm lạnh bằng nước cất và dùng giấy quì kiểm tra nước chảy từ ống làm lạnh đã sạch amoniac. Nếu giấy quì không đổi mầu thì quá trình chưng cất kết thúc.

4.3. Chuẩn độ.

Dùng axit sunfuric 0,1N để chuẩn dung dịch trong bình thu nhận mẫu cho đến khi chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tím (trường hợp dùng axit boric để thu nhận amoniac) hoặc dùng dung dịch natri hyđroxit 0,1N để chuẩn độ cho đến khi chuyển từ màu đỏ tím sang màu xanh (trường hợp dùng axit sunfuric 0,1N để thu nhận amoiac)

4.4. Phân tích đối chứng tiến hành như đã nêu trên, nhưng thay mẫu thử bằng 1g đường sacaroza. Phân tích đối chứng thường tiến hành sau mỗi đợt pha hoá chất.

5. Cách tính kết quả

5.1. Hàm lượng nitơ (X) biểu thị bằng phần trăm tính theo công thức:

(1)

Trong đó :

V1 - Lượng axit sunfuric 0,1 N dùng để chuẩn độ mẫu thử tính bằng ml;

V2 - Lượng axit sunfuric 0,1 N dùng để chuẩn độ mẫu đối chứng tính bằng ml;

0,0014 - Lượng nitơ tương ứng với 1ml axit sunfuric 0,1 N, tính bằng g;

m - Khối lượng mẫu thử tính bằng g;

T - Hệ số hiệu chỉnh dung dịch axit sunfuric 0,1 N.

Hoặc                X=                  (2)

Trong đó :

V3 - Lượng natri hydroxit 0,1 N dùng để chuẩn độ mẫu đối chứng O tính bằng ml ;

V4 - Lượng natri hydroxit 0,1 N dùng để chuẩn độ mẫu thử, tính bằng ml;

T1 - Hệ số hiệu chỉnh của dung dịch natri hydroxit 0,1 N.

Kết quả cuối cùng là số liệu trung bình của 2 lần xác định song song, nếu như sai khác nhau giữa chúng không quá :

0,03 (tuyệt đối) nếu hàm lượng nitơ dưới 3% ;

1% (tương đối so với số trung bình) nếu hàm lượng nitơ từ 3 - 6% ;

0,06 (tuyệt đối) nếu hàm lượng nitơ lớn hơn 6%.

5.2 Hàm lượng protein thô ( X1) tính bằng phầm trăm theo công thức sau:

X1 =X.6,25

X - Tỷ lệ nitơ trong mẫu thử tính theo công thức (1) hoặc (2)

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi