Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4297:1986 Máy nông nghiệp - Bánh lồng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4297:1986

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4297:1986 Máy nông nghiệp - Bánh lồng
Số hiệu:TCVN 4297:1986Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:1986Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4297:1986

MÁY NÔNG NGHIỆP - BÁNH LỒNG
Agricultural machine - Lagewheel

 

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1641-75 và TCVN 1642-75.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho những bánh lồng lắp với máy kéo bánh hơi có công suất danh nghĩa từ 30 đến 65 mã lực để làm đất ruộng nước có chiều dày lớp bùn từ 10 đến 35 cm và lớp nước từ 10 đến 30 cm.

1. Cỡ, thông số và kích thước cơ bản

1.1. Bánh lồng chia làm hai cỡ:

a) Cỡ I lắp với máy kéo có công suất danh nghĩa từ 50 - 65 mã lực.

b) Cỡ II lắp với máy kéo có công suất danh nghĩa từ 38 - 40 mã lực.

Các thông số và kích thước cơ bản của bánh lồng

Cỡ I dùng với máy kéo có công suất danh nghĩa từ 50 - 65 mã lực

Cỡ II dùng với máy có công suất danh nghĩa từ 38-48 mã lực

Đường kính vành (Dv) mm

Dc + 40

D + 30

Số lượng vành

4

4

Số lượng nan hoa

22

18

Chiều dày mặt bích không nhỏ hơn mm

ở chỗ bắt vít sấy (S)

10

10

ở chỗ hàn nan hoa (S1)

12

12

Chiều dài thanh mấu (mm)

1000; 1100

900; 1000

Khoảng cách giữa các thành mấu t, mm Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4297:1986 Máy nông nghiệp - Bánh lồng

Số lượng mấu (n)

22

18

Khối lượng chung của bánh lồng (kg)

200-220

140-180

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Bánh lồng phải được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn này và phải theo đúng các bản vẽ đã được duyệt theo thủ tục quy định.

2.2. Hiệu số giữa hai góc nghiêng (a) của nan hoa phía ngoài và nan hoa phía trong không được lớn hơn 60.

Chú thích: Gọi phía trong là phía gần đường trục dọc của máy kéo.

2.3. Vật liệu chế tạo bánh lồng là thép không thấp hơn X 38 TCVN 1765 X 75.

2.4. Vành và nan hoa của bánh lồng phải chế tạo bằng thép góc có kích thước 50 x 50 x 5 theo TCVN 1658 - 75 đối với bánh lồng cỡ I và 45 x 45 x 5 theo TCVN 1658 - 75 đối với bánh lồng cỡ II. Hình 1.

Các thanh uốn phải chế tạo bằng thép có góc kích thước 40 x 40 x 4 theo TCVN 1658 - 75

2.5. Sai lệch của đường kính ngoài của vành bánh lồng không được lớn hơn ± 6 mm. Độ không song song giữa hai vành bất kỳ không được lớn hơn 10 mm.

2.6. Nan hoa phải bố trí trong các mặt phẳng hướng tâm và đỉnh góc của thanh thép góc phải hướng ra ngoài so với mặt bích của bánh lồng.

2.7. Các nan hoa một đầu hàn với mặt bích, một đầu hàn với vành phải ở tại vị trí thanh mấu đi qua.

2.8. Các thanh mấu phải đặt cách đều nhau và thẳng góc với một đầu của bánh lồng. Một cạnh của thanh mấu trong mặt phẳng tiếp tuyến của các vành bánh lồng và hướng theo chiều quay của bánh lồng khi máy kéo tiến. Cạnh còn lại hướng ra ngoài.

Cho phép chế tạo bánh lồng có thanh mấu đặt xiên một góc không lớn 200 với đường thẳng góc với một đầu của bánh lồng. Chiều xiên của thanh mấu bánh lồng bên phải và bên trái phải ngược nhau.

2.9. Bánh lồng phải đảm bảo tháo lắp được dễ dàng với máy kéo. Ký hiệu chiều quay của bánh lồng phải ghi ở vị trí dễ thấy đảm bảo ký hiệu không bị mất trong quá trình sử dụng

2.10. Khe hở giữa bánh lồng và các bộ phận cố định của máy kéo không được nhỏ hơn 30 mm.

2.11. Phải tăng cường độ bền mối hàn tất cả các nan hoa vào mặt bích bằng các miếng táp. Hình dáng miếng táp do thiết kế quy định trên cơ sở tính toán sức bền. Các miếng táp không được vượt ra ngoài phạm vi hình trụ đồng tâm với bánh lồng và có bán kính bằng 1/5 đường kính ngoài của vành bánh lồng.

2.12. Các mối hàn phải bền chắc, ngấu đều, liên tục, không rõ rạn và phải tẩy sạch xỉ trên bề mặt mối hàn.

2.13. Toàn bộ bánh lồng phải được sơn một lớp sơn bảo vệ phải tẩy sạch gỉ, các chất bẩn khác và làm khô bánh lồng trước khi sơn.

2.14. Bánh lồng phải được bảo hành trong thời gian 6 tháng kể từ ngày xuất cho người sử dụng với điều kiện người sử dụng thực hiện đúng các quy định do cơ sở chế tạo đề ra.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4297:1986 Máy nông nghiệp - Bánh lồng

Hình 1: Bánh lồng (cỡ II)

Chú thích: để hình vẽ được đơn giản ở phần dưới chỉ vẽ một thanh mấu ở hình trên phần trên hình chiếu cạnh không vẽ nan hoa.

3. Quy tắc nghiệm thu.

3.1. Bánh lồng chế tạo xong phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật của cơ sở chế tạo nghiệm thu theo yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này.

3.2. Bánh lồng được đưa nghiệm thu theo từng lô. Số lượng bánh lồng lấy ra để kiểm tra từ trong mỗi lô là 5% nhưng không ít hơn 3 cái.

3.3. Kiểm tra hình dáng và kết cấu bên ngoài của bánh lồng bằng mắt. Kiểm tra tình trạng mối hàn và các kích thước của bánh lồng bằng các dụng cụ thông dụng hoặc chuyên dùng.

3.4. Dùng thước để kiểm tra đường kính ngoài của vành và độ không song song giữa các vành theo dung sai cho phép.

3.5. Dùng cân để kiểm tra khối lượng bánh lồng.

3.6. Kiểm tra khả năng lắp ghép bánh lồng vào máy kéo bằng cách lấp nối vào vị trí bánh hơi (đã tháo ráp) của máy kéo được liên hợp với bánh lồng. Không cho phép sửa chữa nguội khi lắp ghép.

Trong trường hợp không có máy kéo để lắp thử tại chỗ thì cho phép kiểm tra yêu cầu trên bằng cách kiểm tra các kích thước, dung sai lỗ và vị trí sửa lỗ trên mặt bích theo bản vẽ chế tạo bảo đảm yêu cầu lắp ghép đã nêu trên.

3.7. Nếu kết quả kiểm tra lần thứ nhất không đạt yêu cầu thì phải kiểm tra lần thứ hai với số lượng bánh lồng gấp đôi lấy trong cùng một lô. Nếu kiểm tra lần này cũng không đạt yêu cầu (dù chỉ là một chỉ tiêu) thì cả lô đó không được thu nhận.

3.8. Bên tiêu thụ có quyền kiểm tra chất lượng bánh lồng theo quy định của tiêu chuẩn này.

4. Ghi nhãn, bao gói, bảo quản, và vận chuyển

4.1. Trên mỗi bánh lồng phải ghi trên một bích ở chỗ dễ nhìn thấy tên hoặc ký hiệu của cơ sở chế tạo.

4.2. Mỗi lô bánh lồng phải kèm theo giấy chứng nhận chất lượng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này trong đó ghi rõ.

a) Tên hoặc ký hiệu sản phẩm nhà máy chế tạo

b) Ngày xuất xưởng

c) Tên và số lượng sản phẩm.

d) Số hiệu của tiêu chuẩn này.

đ) Dấu hiệu của LCS kiểm tra hay chữ ký nghiệm thu lô hàng.

4.3. Khi vận chuyển bánh lồng phải có biện pháp đảm bảo an toàn.

 

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÁNH LỒNG

 

1. Điều kiện ruộng đất

Chỉ được sử dụng bánh lồng trong những điều kiện sau đây:

1.1. Loại: Các loại đất cát pha, đất thịt ruộng có nền

1.2. Chiều dày lớp bùn từ 10 – 35 cm.

1.3. Chiều dày lớp nước từ 10 – 30 cm.

1.4. Tình trạng bề mặt ruộng: bùn hoặc cát đã được để ải sau khi cày. Tuyệt đối không dùng trên ruộng bị se mặt (trên se dưới thụt).

1.5. Kích thước thửa ruộng

Chiều rộng: không nhỏ hơn 30 m nếu có hai thửa liền nhau và không nhỏ hơn 50 m nếu chỉ có 1 thửa.

Chiều dài: Không nhỏ hơn 80 m.

1.6. Phải phá bờ ngăn mặt ruộng, đường lên xuống không được dốc quá 300

1.7. Trước khi cho máy xuống ruộng, phải khảo sát đánh dấu các vùng lầy sâu (như hố bom nơi ao chuôm cũ). Để tránh sa vùng lầy của máy

2. Lắp bánh lồng.

Chú ý: Không lắp nhầm bánh trái sang bánh phải và ngược lại, bánh lồng lắp đúng phía sẽ có vị trí các thanh mấu như nên hình 1.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4297:1986 Máy nông nghiệp - Bánh lồng

Hình 1.

3. Quy tắc an toàn khi sử dụng bánh lồng

3.1. Phải có công cụ treo lắp ở đằng sau máy kéo sau (khung vận chuyển bánh lồng, khung bừa hoặc đĩa, san đất) để tránh hiện tượng máy đổ lật ngửa xoay quanh trục cầu sau khi máy vượt bờ hoặc điều kiện đất quá nặng.

3.2. Khi lên bờ cho máy kéo lên lùi.

3.3. Khi máy bị sa lầy, cần tìm cách giảm lực cản và tăng khả năng bám của bánh như moi đất ở dưới bụng máy và trong bánh lồng ra, đào thành đường thoai thoải phía trước bánh lồng, đặt các vật tăng ma sát ở phía trước bánh như các bó cành cây nhỏ, bắc ván gỗ có mấu… Nếu dùng máy kéo khác để kéo lên không được chèn gỗ qua cả hai bánh lồng hoặc gài khóa bộ phận vi sai để cho máy tự lên trong trường hợp sa lầy nặng.

3.4. Không dùng bánh lồng để di động trên đường.

3.5. Không sử dụng bánh lồng ở những điều kiện ruộng rất không thích hợp (như đã quy định ở phần 1).

 

PHỤ LỤC THAM KHẢO

Phương pháp chuyển động

Để tránh bị lỗi nên dùng các phương pháp chuyển động sau đây:

1. Phương pháp nối tiếp: Sau khi máy đi xong đường thứ nhất, đến đường thứ hai, thứ ba, thứ tư mỗi đường đều dịch sang ngang một quãng b bằng 1/2 chiều rộng của bánh lồng. Đến đường thứ năm mới dịch hẳn sang ngang một quãng L – b (L là khoảng cách giữa hai vành ngoài vùng của liên hợp máy. Xem hình 2)

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4297:1986 Máy nông nghiệp - Bánh lồng

Hình 2

2. Phương pháp xen kẽ: Sau khi máy đi xong đường thứ nhất, dẫn đường thứ hai đi vào chính giữa khoảng cách khe vết bánh của đường thứ nhất, đường thứ ba, thứ tư đi đè lên các vết lỏi còn lại. Đến đường thứ năm mới dịch hàng sang ngang một quãng L – b (xem hình 3).

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4297:1986 Máy nông nghiệp - Bánh lồng

Hình 3

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi