Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4093:1985 Gỗ chống lò - Bảo quản bằng phương pháp ngâm thường với thuốc LN2

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4093:1985

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4093:1985 Gỗ chống lò - Bảo quản bằng phương pháp ngâm thường với thuốc LN2
Số hiệu:TCVN 4093:1985Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1985Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4093 – 85

GỖ CHỐNG LÒ

BẢO QUẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGÂM THƯỜNG VỚI THUỐC LN2

Mining post

Preservation with chemical antiseptic by absorption method

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Tất cả gỗ chống lò đều phải được bảo quản bằng thuốc LN2 trước khi đem sử dụng.

1.2. Kích thước và yêu cầu chất lượng của gỗ chống lò trước khi bảo quản phải theo đúng TCVN 1077 – 71.

1.3. Gỗ chống lò sau khai thác chậm nhất là một tuần phải được bảo quản theo TCVN 3134 – 79.

Trước khi tiến hành bảo quản phải bóc sạch vỏ kể cả vỏ lụa của gỗ.

1.4. Bảo quản gỗ lò chợ bằng phương pháp nhúng và bảo quản gỗ lò cái bằng phương pháp ngâm.

1.5. An toàn lao động trong bảo quản: Theo QPVN 16 – 79.

2. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN

2.1. Thuốc LN2 dùng để bảo quản gỗ: theo TCVN 3722 – 82.

2.2. Gỗ lò chợ: thuốc phải phủ kín bề mặt của gỗ kể cả hai đầu cây gỗ. Gỗ sau khi đã được bảo quản phải chống được mục trong thời gian không dưới 6 tháng.

Gỗ lò cái: thuốc phải ngấm sâu vào gỗ:

- Đối với gỗ cứng và vừa (thuốc nhóm I và II): không dưới 3 mm;

- Đối với gỗ mềm (thuộc nhóm III + VI) không dưới 5 mm.

Gỗ sau bảo quản phải chống được mục thời gian không dưới một năm.

2.3. Thời gian nhúng gỗ vào thuốc ít nhất là 5 phút lăn lật cho gỗ ngấm đều thuốc.

Thời gian ngâm gỗ vào thuốc khoảng từ 24 đến 48 giờ.

2.4. Kiểm tra độ sâu ngâm thuốc: theo TCVN 3133 – 79.

3. GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN

3.1. Ghi nhãn: Gỗ sau khi bảo quản và đã được kiểm tra phải đóng dấu búa và giữa thân cây gỗ với nội dung như sau (xem hình vẽ).

- Ký hiệu viết tắt tên cơ sở bảo quản gỗ chống lò. Ví dụ: GTBQG;

- Số hiệu của trạm bảo quản gỗ. Ví dụ: V

- Tháng năm ngâm thuốc. Ví dụ: 10 – 85.

- Ký hiệu kiểm tra chất lượng sản phẩm: KCS.

3.2.  Gỗ sau khi bảo quản phải được xếp ngay ngắn theo từng loại, gỗ lò chợ, lỗ cai riêng biệt.

3.3. Gỗ phải được kê cách mặt đất ít nhất 20 cm và được che mưa nắng từ 4 đến 6 tuần mới được đưa đi sử dụng.

3.4. Vận chuyển: Gỗ đã được bảo quản phải vận chuyển bằng xà lan, tàu hỏa, ôtô, không được đóng bè để vận chuyển. Nếu vận chuyển để đưa đi sử dụng sớm hơn quy định phải có bạt che nắng mưa.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi