Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3982:1985 Bê giống Hà Lan (Holstein - Friesian) - Phân cấp chất lượng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3982:1985

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3982:1985 Bê giống Hà Lan (Holstein - Friesian) - Phân cấp chất lượng
Số hiệu:TCVN 3982:1985Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:28/02/1985Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3982:1985

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3982:1985

BÊ GIỐNG HÀ LAN (HOLSTEIN - FRIESIAN)

PHÂN CẤP CHẤT LƯỢNG

Holstein - Friesian calf

Qualitative order

 

Tiêu chuẩn này áp dụng để phân cấp chất lượng bê giống (đực và cái) Hà lan (Holstein - Friesian) từ 4 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi, nuôi tại các cơ sở chăn nuôi giống Nhà nước và tập thể. Việc phân cấp chất lượng bê giống được tiến hành theo phương pháp giám định trong TVCN 1649-75

1. Cấp ngoại hình thể chất

1.1. Giám định ngoại hình thể chất bê đực giống được tiến hành vào các tháng tuổi 6, 12 và 18 tháng tuổi. Giám định ngoại hình thể chất bê cái giống được tiến hành vào các tháng tuổi 4, 12 và 18 tháng tuổi.

1.2. Bê đực giống và cái giống được xếp cấp ngoại hình thể chất theo bảng 1 và bảng 2 của tiêu chuẩn này.

Bảng1: Bảng xét điểm ngoại hình thể chất bê giống

Bộ phận

Ưu điểm

Điểm tối đa

1

2

3

A. Đặc điểm chung

 

 

1 điểm

1. Nhìn khái quát

Cơ thể khoẻ mạnh, kết cấu chắc chắn và hình dáng đẹp hài hoà. Lông mịn, không xù. Có giới tính đực hoặc cái rõ rệt. Đi đứng nhanh nhẹn.

0,3

 

2. Đặc điểm giống

Có màu lông trắng lang đen hoắc đen lang trắng rõ rệt. Trán có sọc trắng hoặc đốm trắng. Xung quanh mắt màu đen. Lông dưới bụng trắng, cổ chân đến móng chân màu trắng. Chùm lông đuôi màu trắng. Da mỏng đàn hồi. Tính tình ôn hoà.

0,7

 

B. Các phần cơ thể

 

 

4 điểm

1. Đầu và cổ

- Đầu to và dài vừa phải, có hình dáng bê đực hoặc cái rõ rệt. Trán rộng và hơi lõm. Mắt to và sáng, tai to và dài vừa phải, đứng thẳng, sống mũi thẳng mũi nở. Mõm to và dài vừa phải, hàm khoẻ. Cổ dài, da cổ mỏng mịn và đàn hồi. Đầu và cổ kết hợp tốt. Cổ kết hợp cân đối hài hoà với vai và ngực.

0,4

 

2. Vai và ngực

Vai dài, rộng và phẳng, thăn vai không tích mỡ, ngực rộng và ức nở, vai và ngực kết hợp tốt.

0,5

 

3. Lưng và hông

Lưng rộng, dài và không võng, các đốt sống giữa lưng trở lên hơi cao, hông rộng và phẳng. Đường sống lưng hông đuôi thẳng.

0,3

 

4. Bụng

Bụng phát triển gọn, lưng, sườn và bụng kết hợp chắc chắn.

0,5

 

5. Mông và đuôi

Mông rộng, ít dốc. Đuôi dài và thẳng, gốc đuôi thẳng, chùm lông đuôi có màu trắng.

0,7

 

6. Bốn chân

Bốn chân chắc chắn, khoảng cách giữa hai chân trước và 2 chân sau rộng. Hai chân trước thẳng, 2 chân sau có góc khoeo không thẳng quá hoặc gấp quá.

Đùi sau hơi cong, rộng và phẳng, cơ và gân đùi săn và khoẻ. Móng chân tròn và khít, khớp bàn kết hợp cân đối với ống chân. Đi đứng tự nhiên, không đi chữ bát, vòng kiềng hoặc đi bàn.

0,8

 

7. Vú và bộ phận sinh dục

Có 4 vú cân xứng, không có vú xệ, núm vú dài da vú mỏng mịn và đàn hồi. Bộ phận sinh dục phát triển bình thường. Bê đực có dịch hoàn phát triển tốt độ lớn bằng nhau.

0,8

 

 

Tổng số điểm ngoại hình thể chất.

 

5 điểm

Bảng 2: Thang điểm dùng để xếp cấp ngoại hình thể chất

Cấp ngoại hình thể chất

Điểm ngoại hình thể chất

Đặc cấp kỷ lục (ĐCKL)

từ 4,5 điểm trở lên

Đặc cấp (ĐC)

từ 4,0 điểm đến 4,4 điểm

Cấp I (CI)

từ 3,5 điểm đến 3,9 điểm

Cấp II (CII)

từ 3,0 điểm đến 3,4 điểm

Ngoại cấp (NC)

dưới 3,0 điểm

2. Cấp sinh trưởng

2.1. Cấp sinh trưởng của bê đực giống và cái giống được xét theo chỉ tiêu khối lượng

2.2. Khối lượng của bê đực giống được cân qua các lứa tuổi: sơ sinh, 6, 12 và 18 tháng tuổi

2.3. Cấp sinh trưởng của bê đực giống xếp theo khối lượng quy định ở bảng 3 của tiêu chuẩn này.

2.4. Khối lượng của bê cái giống được cân qua các lứa tuổi: sơ sinh, 4, 12 và 18 tháng tuổi.

2.5. Cấp sinh trưởng của bê cái giống xếp theo khối lượng quy định ở bảng 4 của tiêu chuẩn này.

Bảng 3: Cấp sinh trưởng của bê đực giống

Tuổi

Cấp sinh trưởng

.Khối lượng (kg)

Sơ sinh

6 tháng

12 tháng

18 tháng

Đặc cấp kỷ lục (ĐCKL)

không dưới 44

không dưới 220

không dưới 350

không dưới 490

Đặc cấp (ĐC)

không dưới 40

không dưới 200

không dưới 325

không dưới 450

Cấp I (CI)

không dưới 36

không dưới 180

không dưới 300

không dưới 430

Câp II (CII)

không dưới 32

không dưới 160

không dưới 275

không dưới 400

Ngoại cấp (NC)

dưới 32

dưới 160

dưới 275

dưới 400

Bảng 4: Cấp sinh trưởng của bê cái giống

Tuổi

Cấp sinh trưởng

Khối lượng (kg)

Sơ sinh

4 tháng

12 tháng

18 tháng

Đặc cấp kỷ lục

không dưới 38

không dưới 130

không dưới 260

không dưới 360

Đặc cấp

không dưới 35

không dưới 115

không dưới 240

không dưới 340

Cấp I

không dưới 32

không dưới 100

không dưới 220

không dưới 320

Câp II

không dưới 29

không dưới 85

không dưới 200

không dưới 300

Ngoại cấp

dưới 29

dưới 85

dưới 200

dưới 300

3. Cấp trung gian giữa cấp ngoại hình thể chất và cấp sinh trưởng

3.1. Cấp trung gian của bê đực giống và cái giống được xác định theo phương pháp toạ độ vuông góc giữa cấp ngoại hình thể chất và cấp sinh trưởng trên cơ sở tương đương. Cấp trung gian được tiến hành theo quy định ở bảng 5 của tiêu chuẩn này.

Bảng 5: Cấp trung gian của bê giống

Cấp ngoại hình thể chất

Cấp sinh trưởng

ĐCKL

ĐC

CI

CII

NC

Cấp trung gian

ĐCKL

ĐCKL

ĐCKL

ĐC

CI

CI

ĐC

ĐCKL

ĐC

ĐC

CI

CII

Cấp I

ĐC

ĐC

CI

CI

CII

Cấp II

CI

CI

CI

CII

CII

NC

CI

CII

CII

CII

NC

4. Cấp huyết thống

4.1.Cấp huyết thống của bê đực giống và cái giống được xác định theo phương pháp toạ độ vuông góc giữa cấp tổng hợp của bố và cấp tổng hợp của mẹ đã được ghi chính thức vào lý lịch giống, trên cơ sở tương đương. Cấp huyết thống được tiến hành theo quy định ở bảng 6 của tiêu chuẩn này.

Bảng 6: Cấp huyết thống của bê giống

Cấp tổng hợp của bố

Cấp tổng hợp của mẹ

ĐCKL

ĐC

CI

CII

NC

Cấp huyết thống của bê giống

ĐCKL

ĐCKL

ĐCKL

ĐC

CI

CI

ĐC

ĐCKL

ĐC

ĐC

CI

CII

CI

ĐC

ĐC

CI

CI

CII

CII

CI

CI

CI

CII

CII

5. Cấp tổng hợp

5.1. Cấp tổng hợp của bê đực giống và cái giống được xác định theo phương pháp toạ độ vuông góc giữa cấp trung gian và cấp huyết thống, trên cơ sở tương đương. Cấp tổng hợp được tiến hành theo quy định ở bảng 7 của tiêu chuẩn này.

5.2. Cấp tổng hợp của bê đực giống và cái giống chỉ có giá trị trong độ tuổi của lần giám định đó

Bảng 7: Cấp tổng hợp của bê giống

Cấp trung gian

Cấp huyết thống

ĐCKL

ĐC

CI

CII

Cấp tổng hợp

ĐCKL

ĐCKL

ĐCKL

ĐC

CI

ĐC

ĐCKL

ĐC

ĐC

CI

Cấp I

ĐC

ĐC

CI

CI

Cấp II

CI

CI

CI

CII

NC

CI

CII

CII

CII

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi