Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3911:1984 Công cụ lao động phổ thông - Lưỡi xẻng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3911:1984

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3911:1984 Công cụ lao động phổ thông - Lưỡi xẻng
Số hiệu:TCVN 3911:1984Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1984Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3911 - 84

CÔNG CỤ LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG - LƯỠI XẺNG

Hand tools shovel

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho xẻng đào và xẻng xúc  thông dụng và thay thế cho TCVN 272 – 68; TCVN 274 – 68.

1. THÔNG SỐ VÀ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN

Hình dáng kích thước của lưỡi xẻng phải theo đúng chỉ dẫn trên các hình vẽ và các bảng của tiêu chuẩn này.

1.1Lưỡi xẻng đào kiểu vuông: hình vẽ 1; bảng 1

mm                                                       Bảng 1

Khối lượng (kg)

b

b1

L ± 5

L1

R1

0,8

180

160

220

120

20

1

200

175

250

139

25

1,2

220

190

280

150

35

Ví dụ ký hiệu quy ước của lưỡi xẻng đào vuông có khối lượng 1,2kg: XĐV 1,2 X TCVN 3911 - 84.

1.2Lưỡi xẻng đào kiểu lá đề: hình 2, bảng 2

Ví dụ ký hiệu quy ước của lưỡi xẻng đào kiểu lá đề có khối lượng 1 kg:

Xđlđ 1 X TCVN 3911 – 84.

1.3Lưỡi xẻng xúc kiểu vuông: hình 3, bảng 3

Ví dụ ký hiệu quy ước của lưỡi xẻng xúc kiểu vuông có khối lượng 1,2 kg:

Xxv 1,2 X TCVN 3911 – 84

1.4Lưỡi xẽng xúc kiểu lá đề: hình 4; bảng 4.

Ví dụ ký hiệu quy ước của lưỡi xẻng xúc kiểu lá đề có khối lượng 1 kg:

Xxlđ 1 X TCVN 3911 - 84

mm                                                       Bảng 2

Khối lượng (kg)

b

L ± 5

L1

R1

0,6

180

220

120

20

0,8

200

250

130

25

1

220

280

150

35

mm                                                       Bảng 3

Khối lượng (kg)

b

b1

L ± 5

L1

0,8

200

180

240

120

1

220

200

260

140

1,2

240

220

280

160

mm                                                       Bảng 4

Khối lượng (kg)

b

L ± 5

L1

0,8

220

260

140

1

240

280

160

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1Vật liệu chế tạo xẻng có giới hạn bền không thấp hơn: 54.107 ÷ 64.107 N/m2 và độ dãn dài bằng: 15 ÷ 20%.

2.2Lưỡi xẻng phải được nhiệt luyện trên một khoảng không nhỏ hơn 30 mm, kể từ cạnh vát sắc trở lên. Phần nhiệt luyện phải đạt độ cứng không thấp hơn 350 ÷ 450 HB.

2.3Các bề mặt của lưỡi xẻng phải nhẵn, không rỗ, rạn nứt và rìa thừa, mặt lưỡi xẻng không được vênh.

2.4Đường tâm của lỗ chuôi tra cán và đường tâm của mặt lưỡi xẻng, phải nằm trong mặt phẳng đối xứng của lưỡi xẻng, sai lệch giữa hai đường tâm nói trên cho phép không vượt quá 3mm.

2.5 Phía sau chuôi xẻng phải tán hoặc hàn. Đầu đinh tán ở mặt sau chuôi xẻng không được nhô lên quá 2mm.

2.6Lưỡi xẻng phải sắc, chiều rộng mép vát sắc từ 4 ÷ 6 mm. Chiều dày cạnh sắc không vượt  quá 0,5 mm.

3. QUY TẮC NGHIỆM THU

3.1Lưỡi xẻng được kiểm tra theo từng lô, trong mỗi lô lưỡi xẻng phải cùng kiểu cỡ, số lượng lưỡi xẻng trong lô do bên đặt hàng và bên chế tạo thỏa thuận quy định.

3.2Số mẫu được lấy ra trong lô để kiểm tra là 5% nhưng không ít hơn 5 chiếc, để kiểm tra theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3.3Trong trường hợp kết quả kiểm tra 1 lần không đạt yêu cầu thì tiến hành kiểm tra lần 2 với số mẫu gấp đôi: Nếu kết quả kiểm tra 2 lần vẫn không đạt yêu cầu thì cơ sở chế tạo phải tiến hành phân loại và sửa chữa để nghiệm thu.

4. BAO GÓI, GHI NHÃN, BẢO QUẢN

4.1Trên mỗi lưỡi xẻng phải đóng nhãn ghi rõ:

a) Dấu hiệu hàng hóa của cơ sở chế tạo.

b) Số hiệu của tiêu chuẩn này.

4.2Mỗi lô lưỡi xẻng xuất xưởng phải kèm theo giấy chứng nhận chất lượng trong đó ghi rõ:

a) Tên hoặc ký hiệu của cơ sở chế tạo.

b) Tên sản phẩm và số lượng trong lô

c) Kết quả kiểm tra.

d) Số hiệu của tiêu chuẩn này.

đ) Ngày cấp giấy chứng nhận chất lượng.

4.3Lưỡi xẻng cùng kiểu cỡ được buộc lại thành từng bó, mỗi bó từ 10 ÷ 20 chiếc bằng dây thép mềm.

4.4Lưỡi xẻng chế tạo xong phải bôi dầu chống gỉ. Bảo quản trong kho phải để nơi khô ráo.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi