Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3900:1984 Lợn giống - Quy trình đánh giá lợn đực giống qua đời sau

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3900:1984

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3900:1984 Lợn giống - Quy trình đánh giá lợn đực giống qua đời sau
Số hiệu:TCVN 3900:1984Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:22/05/1984Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3900:1984

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) TCVN 3900_1984 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3900:1984

LỢN GIỐNG

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ LỢN ĐỰC GIỐNG QUA ĐỜI SAU
The regulations of estimating a boar on the qualities of descendants

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc đánh giá lợn đực giống qua đời sau đối với lợn giống nội và ngoại thuần chủng trong các cơ sở giống lợn của Nhà nước.

1. Khái niệm và tổ chức đánh giá  

1.1. Đánh giá lợn đực giống qua đời sau là đem lợn đực giống cần đánh giá cho phối với một số lợn nái rồi từ mỗi ổ lợn nái chọn ra một số lợn con để kiểm tra nuôi béo và đánh giá năng suất của lợn đực giống này qua năng suất của đời con.

1.2. Có hai hình thức đánh giá lợn đực giống qua đời sau:

- Đánh giá lợn đực giống qua đời sau ngay tại cơ sở giống.

- Đánh giá lợn đực giống qua đời sau tại các trạm kiểm tra năng suất của Nhà nước.

1.3. Cơ sở tiến hành để đánh giá lợn đực giống qua đời sau phải được chuẩn bị đầy đủ về thức ăn, chuồng trại kỹ thuật nuôi dưỡng và điều kiện theo dõi ghi chép. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật chăn nuôi đã được quy định.

1.4. Tất cả các cơ sở giống của Nhà nước phải tổ chức đánh giá lợn đực giống qua đời sau để chọn lọc lợn đực giống cho cơ sở mình và bán giống ra ngoài. Khuyến khích các cơ sở giống khác tiến hành đánh giá lợn đực giống qua đời sau.

2. Đối tượng và thời gian đánh giá

2.1. Lợn đực giống đánh giá qua đời sau phải là lợn tốt nhất của cơ sở đã được kiểm tra cá thể trong giai đoạn hậu bị, khỏe mạnh không có bệnh tật, có khả năng truyền giống và phẩm chất tinh dịch tốt.

2.2. Mỗi lợn đực giống đánh giá qua đời sau được phối với 5 lợn nái đẻ từ lứa 2 đến lứa 5, đạt từ cấp I trở lên. Các lợn nái này không có quan hệ huyết thống gần với lợn đực giống đánh giá, không phải là mẹ con và chị em với nhau. Thời gian phối giống giữa lợn đực giống đánh giá và các lợn nái không cách nhau quá 30 ngày. Nếu thời gian phối giống cách nhau xa phải xếp theo từng cặp để so sánh.

2.3. Số lượng lợn đực giống đánh giá của mỗi đợt phải có từ 2 con trở lên.

2.4. Mỗi ổ lợn do các lợn nái này đẻ ra chọn 2 lợn con (1 lợn đực và 1 lợn cái) để kiểm tra nuôi béo. Lợn con kiểm tra nuôi béo phải khỏe mạnh, sinh trưởng bình thường, có khối lượng gần bằng bình quân khối lượng của ổ, khối lượng của 2 con không chênh lệch nhau quá 15%. Lợn đực nội thiến lúc 7 ngày tuổi và lợn đực ngoại thiến lúc 15 ngày tuổi. Lợn cái nội thiến lúc 80 ngày tuổi và lợn cái ngoại thiến lúc 120 ngày tuổi.

2.5. Kiểm tra nuôi béo được tiến hành theo phương pháp thời gian; Từ lúc trên 90 ngày tuổi đến lúc tròn 300 ngày tuổi đối với cả lợn nội và lợn ngoại.

Ngay sau khi cai sữa phải chọn những lợn đạt tiêu chuẩn ghi ở điều 2.4 đưa vào chuồng nuôi kiểm tra để nuôi chuẩn bị. Trong thời gian nuôi chuẩn bị lợn đã được nuôi theo quy định nuôi kiểm tra.

3. Chế độ nuôi dưỡng

3.1. Chuồng nuôi kiểm tra:

Lợn kiểm tra nuôi béo được nuôi 2 con một ô chuồng (2 con của cùng một mẹ) với diện tích: 3m2 đối với lợn nội, 4 m2 đối với lợn ngoại (chuồng nuôi lợn kiểm tra nuôi béo không cần sân chơi). Trong chuồng nuôi phải có máng ăn riêng và máng nước uống riêng.

3.2. Thức ăn và chế độ cho ăn:

3.2.1. Lợn kiểm tra nuôi béo được ăn mỗi ngày hai bữa thức ăn tinh và hai bữa thức ăn thô xanh (thời gian ăn của mỗi bữa là 45 phút). Mỗi bữa được ăn tự do về số lượng đơn vị thức ăn, ăn theo định mức về lượng protêin và các chất dinh dưỡng khác trong một đơn vị thức ăn. Cho lợn ăn thức ăn tinh trước, ăn thức ăn thô xanh sau. Cho lợn uống nước đầy đủ.

3.2.2. Định mức các chất dinh dưỡng trong vật chất khô cho các loại lợn kiểm tra nuôi béo như sau:

3.3. Chăm sóc:

3.3.1. Trước khi kiểm tra, lợn phải được tiêm phòng các loại bệnh dịch chính, tẩy giun sán đồng thời tẩy uế khu chuồng nuôi kiểm tra.

3.3.2. Trong thời gian nuôi kiểm tra phải thường xuyên vệ sinh thân thể cho lợn, vệ sinh chuồng trại. Những ngày nóng phải tắm cho lợn, khi trời lạnh phải lót ổ rơm cho lợn.

4. Chế độ theo dõi

4.1. Khối lượng: Lợn kiểm tra nuôi béo được cân chính thức khi bắt đầu kiểm tra và khi kết thúc kiểm tra. Đồng thời cần cân kiểm tra lợn vào các tháng tuổi thứ 4, 6 và thứ 8. Cân lợn vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn, cân riêng từng con.

4.2. Thức ăn cho ăn: Cân hàng ngày. Thức ăn tinh cân khi khô, thức ăn thô xanh cân sau khi rửa sạch và đã ráo nước.

- Thức ăn còn thừa: Cứ 10 ngày cân kiểm tra thức ăn thừa một đợt, mỗi đợt cân 3 ngày liền rồi lấy số trung bình của 3 ngày kiểm tra này làm số đại diện cho thức ăn thừa trong 1 ngày của 10 ngày đó. Trong ngày cân kiểm tra, sau mỗi bữa ăn phải lấy thức ăn còn thừa ra khỏi máng và thức ăn còn thừa của cả ngày sẽ được cân vào cuối ngày hôm đó. Nếu cho lợn ăn thức ăn tinh có hòa lẫn nước phải trộn nước với thức ăn tinh theo một tỷ lệ nhất định, khi tính lượng thức ăn còn thừa phải trừ đi lượng nước có trong thức ăn.

- Thức ăn lợn ăn được: Lấy lượng thức ăn cho ăn trừ đi lượng thức ăn còn thừa là lượng thức ăn lợn ăn được.

Cần ghi chép đầy đủ các loại thức ăn cho ăn và dùng bảng giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc do Bộ Nông nghiệp ban hành để tính giá trị dinh dưỡng của chúng.

4.3. Theo dõi đầy đủ tình trạng sức khỏe của lợn kiểm tra nuôi béo trong suốt quá trình kiểm tra.

4.4. Sau khi kết thúc kiểm tra nuôi béo, tiến hành mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo theo TCVN 3899 – 84.

Bảng 1

Đơn vị: %

Khối lượng lợn (kg)

 

Chất dinh dưỡng

Loại lợn

Lợn nội

Lợn ngoại

10-15

15-25

25-35

35-45

45-60

60-80

15-20

20-40

40-60

60-80

80-100

Protêin thô

16,7

15,0

12,5

12,5

11,7

11,7

20

17,7

15,5

14,4

13,3

Protêin tiêu hóa

12,5

11,3

9,4

9,4

8,8

8,8

15

13,0

11,6

10,8

10,0

Protêin tiêu hóa/ĐVTA*g

100

90

75

75

70

70

114

108

93

86,4

80

Ca

0,8

0,8

0,8

0,7

0,7

0,7

0,7

0,7

0,7

0,7

0,7

P

0,6

0,6

0,6

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

NaCl

0,4

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,4

0,5

0,5

0,5

0,5

* ĐVTA: Đơn vị thức ăn

Tỷ lệ thức ăn tinh và thức ăn thô xanh cho các loại lợn kiểm tra nuôi béo như sau:

Bảng 2

Đơn vị: %

Khối lượng lợn (kg)

 

Loại thức ăn

Loại lợn

Lợn nội

Lợn ngoại

10-15

15-25

25-35

35-45

45-60

60-80

15-20

20-40

40-60

60-80

80-100

Thức ăn tinh

90

80

80

80

80

80

90

85

80

80

80

Thức ăn thô xanh

10

20

20

20

20

20

10

15

20

20

20

5. Đánh giá, phân loại

5.1. Lợn đực giống đánh giá qua đời sau được phân loại về năng suất theo khả năng tăng trọng, mức độ tiêu tốn thức ăn và phẩm chất thịt xẻ. Đối với các giống lợn đã xác định được chỉ số chọn lọc (I) thì phân loại theo chỉ số chọn lọc:

I = A + b1 . (X1 - ) + b2 (X2 - ) + b3 (X3 - )

Trong đó:

A – hằng số

X1 – bình quân khả năng tăng trọng trong một ngày của đời lợn đực giống được đánh giá (g/ngày);

X2 – bình quân mức độ tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của đời con lợn đực giống được đánh giá (ĐVTA/kg tăng trọng)

X3 – phẩm chất thịt xẻ của đời con lợn đực giống được đánh giá theo chỉ số chọn lọc;

, ,  - bình quân các giá trị tương ứng của đời con lợn đực giống được đánh giá;

b1, b2, b3 – các hệ số ứng với các tình trạng của chỉ số chọn lọc:

X1 (g/ngày) =

Khối lượng bắt đầu (kg) - Khối lượng kết thúc (kg) 

x 1000

Số ngày kiểm tra

 

X2 (ĐVTA/kg tăng trọng) =

Tổng lượng ĐVTA lợn ăn được trong thời gian đánh giá  

Khối lượng kết thúc (kg) – khối lượng bắt đầu (kg)  

X3 – Phẩm chất thịt xẻ của đời con lợn đực giống được đánh giá theo TCVN 3899 – 84

Đối với các giống lợn chưa xây dựng được chỉ số chọn lọc thì phân loại năng suất lợn đực giống đánh giá qua đời sau bằng cách xếp thứ hạng riêng của từng tình trạng, sau đó phân loại tổng hợp bằng cách tính số trung bình thứ hạng của các tính trạng đó.

5.2. Muốn đánh giá chính xác năng suất của các lợn đực giống đã được đánh giá qua đời sau, chỉ so sánh những lợn đực giống được đánh giá trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng (trong cùng một cơ sở, trong cùng một thời gian …)

5.3. Lợn đực giống sau khi đã được đánh giá qua đời sau có cấp giám định và chỉ số chọn lọc cao sẽ được đánh giá cao hơn những lợn đực giống không được đánh giá qua đời sau:

 

PHỤ LỤC

CÁC MẪU SỔ SÁCH THEO DÕI LỢN GIỐNG

1. Sổ theo dõi khối lượng lợn

Số TT

Số hiệu lợn

Ngày sinh

Bố

Mẹ

Khối lượng (kg)

Ghi chú

Số hiệu

Cấp

Số hiệu

Cấp

Nơi sinh

21 ngày

Cai sữa

Bắt đầu

4 tháng

6 tháng

8 tháng

10 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Sổ theo dõi thức ăn cho lợn:

Ngày tháng

Số hiệu lợn…….

Ghi chú

Khối lượng thức ăn tinh (kg)

Khối lượng thức ăn thô xanh (kg)

Cho ăn

Còn thừa

Ăn được

Cho ăn

Còn thừa

Ăn được

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Sổ nhật ký

Ngày tháng

Công việc đã làm trong ngày

Tình hình đàn lợn

Ghi chú

 

 

 

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi