Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3774:1983 Trại giống lúa cấp I - Yêu cầu thiết kế
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3774:1983
Số hiệu: | TCVN 3774:1983 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp | |
Ngày ban hành: | 23/04/1983 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3774:1983
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3774:1983
TRẠI GIỐNG LÚA CẤP I - YÊU CẦU THIẾT KẾ
Genetic rice farms of the first category - Requirements of project
Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế xây dựng mới, thiết kế cải tạo, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, xây dựng kế hoạch và quản lý công tác xây dựng các trại giống lúa chuyên sản xuất hạt giống lúa, các cơ sở thí nghiệm giống lúa mới Nhà nước trước khi đưa ra sản xuất đại trà ở các vùng lúa trong phạm vi toàn quốc.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng để thiết kế các công trình kiến trúc ở trại gióng lúa cấp I và có thể dùng để tham khảo khi thiết kế các công trình kiến trúc ở các trại giống lúa nguyên chủng, các trại giống lúa cấp II.
1. Quy mô trại, nguyên tắc thiết kế, phân cấp công trình.
1.1. Quy mô trại lúa giống cấp I lấy theo các giá trị quy định ở bảng 1.
ha Bảng 1
Cấp quản lý | Quy mô | |
Trung du, miền núi | Đồng bằng | |
Tỉnh | 20; 50 | 50; 100; 150; 200 |
Huyện | - | 20; 50 |
1.2. Trại giống lúa cấp I được phép xây dựng các loại công trình như:
- Các công trình phục vụ sản xuất bao gồm:
Kho chứa thóc giống, nhà chế biến hạt giống, nhà rải mộng, bể xử lý mạ, kho bao bì, kho vật tư, kho vật liệu, kho nhiên liệu, kho trống, nhà sửa chữa máy và máy nông cụ, nhà chế biến phân hữu cơ, các loại sân phơi, nhà kiểm nghiệm và thí nghiệm hạt giống, ga ra ôtô và ga ra để máy nông cụ, cầu rửa xe các loại, bể pha thuốc trừ sâu, nhà hành chính, nhà thường trực, phòng y tế, các công trình kỹ thuật (điện, nước, giao thông...).
- Chuồng trại chăn nuôi và các công trình phục vụ chăn nuôi.
- Khu nhà ở và các công trình phúc lợi cho cán bộ, công nhân viên của trại.
1.3. Khi thiết kế các công trình xây dựng ở trại giống lúa cấp I cần áp dụng các giải pháp kiến trúc và kết cấu thích hợp, chú trọng sử dụng vật liệu địa phương nhằm giảm chi phí vật liệu và hạ giá thành xây dựng đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
1.4. Cấp công trình của các công trình xây dựng ở trại giống lúa cấp I theo TCVN 2748-78.
Cấp công trình của các công trình xây dựng ở trại giống lúa cấp I được xác định theo tầm quan trọng của từng loại công trình và hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương. Nhưng không được lớn hơn cấp III.
2. Yêu cầu về khu đất xây dựng và bố trí mặt bằng trại giống lúa cấp I
2.1. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng trại giống lúa cấp I phải đảm bảo những yêu cầu sau:
1) Thống nhất với dự kiến quy hoạch sản xuất nông nghiệp nói chung và phân vùng chuyên canh lúa nói riêng.
2) Bảo đảm mối liên quan chặt chẽ với các trại giống lúa trong vùng và khả năng hỗ trợ của các ngành sản xuất khác.
2.2. Khu đất xây dựng các công trình kiến trúc của trại giống lúa cấp I cần đảm bảo những yêu cầu sau:
1) Tận dụng phần đất bỏ hoang và đất cho năng suất cây trồng thấp.
2) Cao ráo, dễ thoát nước
3) Giao thông thuận tiện, đảm bảo tốt việc vận chuyển thóc giống, vật tư, vận hành máy nông cụ...
4) Dễ dàng cung cấp điện nước
2.3. Phân khu quy hoạch xây dựng một trại giống lúa cấp I phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ của quy trình sản xuất chung và phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng khu. Trại được chia thành các khu chính như:
- Khu trung tâm trại bao gồm các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất.
- Khu chăn nuôi và công trình phục vụ chăn nuôi
- Khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên
- Khu đồng ruộng.
2.4. Khu trung tâm trại nên đặt ở vị trí trung tâm hình học của trại, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc chỉ đạo và quản lý sản xuất và được ưu tiên về hướng gió.
Khu trung tâm phải đặt ở vị trí cao ráo dễ thoát nước, không bị ngập lụt trong chu kỳ 10 năm và có khả năng mở rộng khi cần thiết.
2.5. Khu chăn nuôi và các công trình phục vụ chăn nuôi được thiết kế thee TCVN 3773-83.
Khu chăn nuôi và các công trình phục vụ chăn nuôi được xây dựng ở cuối hướng gió, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y và cách xa dân cư tối thiểu 200m nhưng phải gần đồng ruộng gần giao thông nhằm thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn gia súc và phân bón ruộng.
2.6. Khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên phải đặt ở đầu hướng gió chính, gần khu trung tâm, gần nguồn nước và ở trên khu đất cao ráo không bị ngập lụt trong chu kỳ 10 năm.
2.7. Khu đồng ruộng bao gồm đất thí nghiệm, đất nhân giống lúa, đất mạ, đất phục vụ chăn nuôi và phải được quy hoạch sao cho vừa thoả mãn những yêu cầu của trồng trọt, vừa đảm bảo công tác thủy lợi hoá và cơ giới hoá.
2.8. Mạng lưới đường giao thông trong trại phải đảm bảo phục vụ tốt cho việc vận chuyển vật tư, sản phẩm và vận hành máy nông cụ. Mặt đường được phép thiết kế bằng đá dăm thâm nhập nhựa, cấp phối đá hoặc cấp phối đất. Bề rộng mặt đường cũng được xác định tùy thee loại ôtô, máy nông cụ có trong trại nhưng không được lớn hơn 3,50m.
Chú thích: Đường phục vụ cho xe bánh xích thiết kế mặt đường cấp phối đất.
2.9. Diện tích chiếm đất xây dựng của các công trình kiến trúc bao gồm khu trung tâm (không kể các loại sân phơi), khu nhà ở và khu chăn nuôi được quy định trong bảng 2.
ha Bảng 2
Quy mô trại giống lúa cấp I | 20 | 50 | 100 | 150 | 200 |
Diện tích khu đất xây dựng các công trình kiến trúc của trại | 1 | 1,5 | 2 | 2,5 | 3 |
Chú thích:
- Mật độ xây dựng các công trình kiến trúc trong trại giống lúa cấp I đảm bảo từ 15¸24%.
- Khi tính diện tích chiếm đất toàn khu xây dựng các công trình kiến trúc cộng thêm diện tích chiếm đất của các loại sân phơi.
3. Yêu cầu thiết kế các công trình.
3.1. Diện tích xây dựng kho thóc giống (cả kho thóc thịt) được xác định theo công thức:
Trong đó:
Skg: Diện tích xây dựng kho thóc giống (m2);
Q : Trọng lượng thóc cần chứa trong kho (tấn);
q1 : Tiêu chuẩn chứa hàng lấy thee bảng 3;
k1 : Hệ số sử dụng lấy thee bảng 4.
3.2. Kho thóc giống phải được thiết kế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
a) Phù hợp với phương pháp bảo quản giống
b) Cao ráo, thoáng mát. Cao trình nền kho cao hơn cao trình san nền của khu đất xây dựng từ 0,60 đến 0,90m.
c) Không dột, không hắt, không đọng sương và có biện pháp chống ẩm tích cực.
Bảng 3
STT | Tên công trình | Tiêu chuẩn chứa hàng (tấn/m2) | Yêu cầu diện tích sử dụng trên 1ha canh tác (m2/ha) |
1 | Kho thóc giống |
|
|
| - Ở dạng đổ rời | 1 |
|
| - Ở dạng đóng bao | 0,7 |
|
2 | Khu thóc thịt |
|
|
| - Ở dạng đổ rời | 2,4 |
|
| - Ở dạng đóng bao | 1,8 |
|
3 | Kho bao bì (bao tải) và vật liệu phụ | 0,4 |
|
4 | Kho chứa giống phân hoá học |
| 0,4 |
5 | Kho thuốc trừ sâu |
| 0,3 |
6 | Kho trống |
| 1,0 |
7 | Sân phơi thóc giống |
| 140 đến 150 |
8 | Sân phơi rơm |
| 10 đến 12 |
9 | Bể ngâm ủ thóc giống |
| 0,4 |
Bảng 4
Loại kho | k1 |
Hàng xếp đống | 0,68 đến 0,75 |
Hàng để trên tầng | 0,65 đến 0,70 |
d) Bảo đảm thuận tiện cho việc vận chuyển.
3.3. Khoảng cách giữa các dụng cụ chứa thóc giống đến tường bao che lấy từ 450mm đến 500mm. Khoảng cách giữa hai dụng cụ chứa thóc giống lấy từ 180mm đến 200mm. Chiều rộng các hành lang giao thông trong kho lấy như sau:
- Lối đi lại để kiểm tra thóc trong kho lấy từ 450mm đến 500mm.
- Lối đi lại vận chuyển bằng khuân vác lấy từ 900mm đến 1200mm.
- Lối đi lại vận chuyển bằng xe đẩy tay lấy từ 1200mm đến 1400mm.
- Lối đi lại vận chuyển bằng xe đẩy hàng lấy từ 1400mm đến 1600mm.
3.4. Diện tích nhà sấy thóc không lớn hơn 35m2. Nếu trại có trang bị máy phân loại đóng bao thì diện tích phòng máy được lấy tới 75m2.
3.5. Kho trống là nơi đập lúa và phơi lúa trong nhà khi trời mưa kéo dài nhiều ngày. Kho trống phải đảm bảo thuận tiện cho vận chuyển lúa từ đồng ruộng về và vận chuyển thóc ra sân phơi thóc. Nền kho dốc về hai phía để thoát nước trong đống lúa.
Độ dốc ngang của nền kho lấy từ 0,01m/m đến 0,015m/m. Kho thông thoáng tự nhiên hoàn toàn. Diện tích xây dựng kho trống được tính theo công thức:
Skt = F x q2 x k2
Trong đó:
Skt: Diện tích xây dựng kho trống (m2);
F : Diện tích đất canh tác (ha);
q2 : Yêu cầu diện tích trên một đơn vị canh tác (m2/ha); lấy theo bảng 3;
k2 : Hệ số kể đến diện tích phụ lấy từ 1,05 đến 1,10.
3.6. Diện tích nhà kiểm nghiệm và thí nghiệm giống của trại được quy định theo bảng 5.
Bảng 5
Quy mô trại giống lúa cấp I (ha) | 20 | 50 | 100 | 150 | 200 |
Diện tích xây dựng nhà kiểm nghiệm và thí nghiệm (m2) | 25 | 30 | 40 | 45 | 50 |
3.7. Diện tích sân phơi thóc được tính theo công thức:
SS = P . q3 . k3
Trong đó:
SS: Diện tích xây dựng sân phơi thóc (m2);
P: Diện tích đất canh tác (ha);
q3: Yêu cầu diện tích trên một đơn vị canh tác (m2/ha); lấy theo bảng 3;
k3: Hệ số kể đến diện tích phụ lấy từ 1,05 đến 1,10.
Nếu trại có xây dựng nhà sấy thóc thì diện tích sân phơi thóc giảm 50%.
3.8. Sân phơi thóc phải đảm bảo nhẵn, phẳng, để thoát nước và để tránh nhầm lẫn có thể phân chia thành từng khu vực riêng tùy theo số lượng loại giống lúa của trại. Độ dốc của sân lấy từ 0,005m/m đến 0,01m/m. Cao trình thấp nhất của sân cao hơn cao trình đắp nền của khu đất xây dựng tối thiểu 0,1m.
3.9. Sân phơi rơm thường đặt gần sân phơi thóc cấu tạo mặt sân đảm bảo tận thu thóc vương vãi theo rơm. Độ dốc sân phơi rơm lấy bằng hoặc lớn hơn độ dốc sân phơi thóc nhưng không quá 0,02m/m.
3.10. Bể ngâm ủ thóc được xây dựng trong nhà rải mộng. Bể có thể xây liên hoàn, xây liền nhau thành hai dãy song song, ở giữa có lối đi lại rộng từ 800mm đến 1000mm. Kích thước của bể lấy như sau: Cao 500mm, rộng 1500mm, dài 2000mm. Một mét khối bể ngâm ủ, ngâm được 500kg thóc giống.
3.11. Diện tích nhà rải mộng lấy bằng ba lần diện tích bể ngâm ủ hay 1m2 bể ngâm ủ cần 3m2 để rải mộng.
3.12. Diện tích kho nhiên liệu không lớn hơn 15m2 khi số xe trong trại không lớn hơn 5 và có thể lấy đến 25m2 khi số xe trong trại lớn hơn 5.
3.13. Mỗi đội được xây dựng một kho để dụng cụ lao động với diện tích từ 12m2 đến 14m2.
3.14. Bể pha thuốc trừ sâu xây nổi. Chiều cao bể không lớn hơn 50cm và dung tích bể không quá 50 lít.
3.15. Những trại có 5 xe ôtô và máy kéo trở lên được xây dựng một cầu rửa xe.
3.16. Các công trình phục vụ hành chính và phúc lợi khác thiết kế theo các tiêu chuẩn nhà nước hiện hành.
4. Yêu cầu điện nước
4.1. Trại giống lúa cấp I được phép sử dụng nguồn nước mặt có hệ thống xử lý nước hoặc hệ thống nước ngầm.
4.2. Trại giống lúa cấp I được phép thiết kế hệ thống thoát nước mưa và nước thải bằng rãnh hở.
4.3. Trại giống lúa cấp I được phép xây dựng đường điện sản xuất, điện thắp sáng, đường dây điện thoại và truyền thanh.
5. Phòng cháy và chữa cháy
5.1. Các công trình ở trại giống lúa cấp I được thiết kế phòng cháy và chữa cháy theo TCVN 2622-78.
5.2. Trại giống lúa cấp I không xây dựng đường ống cứu hoả, chỉ xây dựng bể nước và bể cát cứu hoả.
5.3. Khoảng cách cách ly giữa kho nhiên liệu và đường giao thông lấy theo quy định ở bảng 6.
m Bảng 6
Loại đường | Khoảng cách cách ly với kho nhiên liệu |
Đường trục chính | 15 |
Đường trục phụ | 10 |
5.4. Khoảng cách giữa kho thóc giống với các công trình khác được quy định trong bảng 7.
m Bảng 7
Bậc chịu lửa của kho thóc giống | Khoảng cách đốn các công trình khác |
Bậc IV | 18 |
Bậc V | 20 |