Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3772:1983 Trại nuôi lợn - Yêu cầu thiết kế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3772:1983

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3772:1983 Trại nuôi lợn - Yêu cầu thiết kế
Số hiệu:TCVN 3772:1983Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:23/04/1983Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3772:1983

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3772:1983

TRẠI NUÔI LỢN

YÊU CẦU THIẾT KẾ

                                                                                                     Nasty farms  

Requirements of project

 

Cơ quan biên soạn: Viện thiết kế kiến trúc nông nghiệp

Cơ quan đề nghị ban hành: Bộ nông nghiệp

Cơ quan trình duyệt: Cục Tiêu chuẩn -Đo lường-Chất lượng nhà nước. Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 99/QĐ ngày 23 tháng 4 năm 1983

Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế các chuồng và công trình trại nuôi lợn thuộc khu vực quốc doanh trong phạm vi toàn quốc.

Tiêu chuẩn này chỉ khuyến khích áp dụng đối với các trại nuôi lợn có tính chất thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, các chuồng trại cũ có yêu cầu sửa chữa lại và chuồng trại nuôi lợn tập thể.

1. Quy mô và phân cấp công trình

1.1. Trại nuôi lợn có các loại quy mô sau :

- Trại lợn giống 200, 500 và 1000 nái cơ bản

- Trại lợn sinh sản 100, 200 và 500 nái cơ bản

- Trại lợn thịt 500, 1000, 2000, 3000, 5000 và 10.000 lợn thịt

- Trại lợn thịt nuôi nái tự túc giống 500, 1000, 2000, 5000 và 10.000 lợn thịt.

Chú thích :

1. Quy mô trại lợn giống và lợn sinh sản tính theo số con nái cơ bản thường xuyên có tại chuồng.

2. Quy mô trại lợn thịt tính theo số lợn nuôi thịt thường xuyên có tại chuồng hoặc theo công suất thịt sản xuất trong năm.

3. Quy mô trại lợn thịt nuôi nái tự túc giống chỉ tính theo số lợn thịt thường xuyên có tại chuồng hoặc theo công suất thịt sản xuất trong năm, không tính các loại lợn thuộc khu lợn nái.

1.2. Chuồng lợn và các công trình phục vụ chăn nuôi trong trại thiết kế theo công trình cấp IV, theo TCVN 2748-78.

Đối với các công trình đặc biệt được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì có thể thiết kế theo công trình cấp III.

Với các khu vực quy hoạch chưa ổn định thì xây sựng công trình tạm.

2. Yêu cầu khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng.

2.1. Yêu cầu khu đất xây dựng.

2.1.1. Chọn khu đất xây dựng trại lợn phải tuân theo vị trí quy hoạch xí nghiệp trong vùng. Trường hợp khu đất chưa được quy hoạch thì phải tính đến khả năng phát triển sau này của các điểm dân cư, các cơ sở sản xuất công nông nghiệp trong vùng và của bản thân trại chăn nuôi.

2.1.2. Không được xây dựng trại lợn trên đất sản xuất (đất trồng lúa, trồng hoa màu và cây công nghiệp). Trường hợp đặc biệt không thể chọn được địa điểm thì phải có cơ quan có thẩm quyền cho phép thì mới lấy đất sản xuất để xây dựng.

2.1.3. Trại lợn nên đặt gần các khu đất trồng thức ăn xanh củ quả để thuận lợi cho việc cung cấp một phần thức ăn cho lợn; gần đồng ruộng, vườn cây và hồ ao nuôi cá để dùng phân bón cho cấy trồng và nước phân chuồng nuôi cá.

2.1.4. Tránh xây dựng chuồng trại trong các vùng cơ khí hậu khắc nghiệt cả hai muà nóng lạnh như ở thung lũng, khe núi và các khu vực cố định gia súc lưu cữu hàng năm.

2.1.5. Khu đất xây dựng trại lợn không được cắt ngang đường giao thông và các hệ thống cấp thoát nước chung của khu vực.

2.1.6. Khoảng cách cách ly vệ sinh tối thiểu từ trại lợn đến các loại công trình xây dựng ở trong vùng theo quy định trong bảng 1.

2.1.7. Khu đất xây dựng trại lợn phải đảm bảo các điều kiện sau :

a. Cao ráo, thoáng mát, không bị ngập lụt ít tốn kém về san nền và xử lý nền móng, thuận lợi cho thoát nước bằng phương pháp tự chảy.

b. Nếu gần sông ngòi thì phải cao hơn mức nước dâng cao nhất hoặc đỉnh sóng cao nhất 0,50m.

Độ cao mức nước tính bằng chu kỳ là 50 năm. Đối với các trại lợn có nền niên hạng từ 10 - 15 năm thì chu lỳ tính là 5 năm một lần.

Bảng 1

Đối tượng cách ly vệ sinh

Khoảng cách tối thiểu đến trại lợn giống

Khoảng cách tối thiểu đến trại lợn thịt

 
 

Dưới 200 nái cơ bản

Từ 200 đến 500 nái cơ bản

Trên 500 nái cơ bản

Dưới 2000 con

Từ 2000 đến 5000 con

Trên 500 con

 
 
 

1. Đường giao thông :

 

 

 

 

 

 

 

- Đường ôtô từ cấp IV trở lên

200

300

500

200

300

500

 

- Đường ôtô từ cấp IV trở xuống

100

200

300

100

200

300

 

- Đường xe lửa

200

300

500

200

300

500

 

2. Khu dân dụng

400

600

1000

400

600

1000

 

3. Khu công nghiệp

500

800

1200

500

800

1200

 

4. Công trình phục vụ chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

- Trạm thú y

500

800

1200

500

800

1200

 

- Khu lợn cách ly

30

50

80

30

50

80

 

- Bãi chôn súc vật

400

600

1000

400

600

1000

 

- Lò mổ

200

300

500

200

300

500

 

5. Các trại chăn nuôi khác

500

800

1200

500

800

1200

 

Chú thích:

1. Các trại lợn sinh sản và lợn thịt nuôi nái tự túc giống có khoảng cách cách ly đến các loại công trình như những quy định đối với các trại lợn giống và lợn thịt tương ứng trong bảng 1.

2. Cấp đường ôtô theo các văn bản pháp chế hiện hành.

c. Thuận tiện cho cung cấp điện, nước từ mạng lưới chung của khu vực hoặc có khả năng tự cung cấp nước tại chỗ từ các nguồn nước ngầm, nước sông suối, hồ ao, mương máng.

d. Thuận tiện cho việc tổ chức đường giao thông để đảm bảo vận chuyển lợn giống, vật tư thiết bị, thức ăn cho lợn và sản phẩm của trại.

2.2. Quy hoạch tổng mặt bằng.

2.2.1. Trại lợn bao gồm các khu vực sau đây :

- Khu sản xuất : Gồm các loại chuồng nuôi lợn, nhà lấy tinh lợn (nếu có) và sân vận động của lợn đực.

- Khu cách ly : Gồm chuồng cách ly (nếu có) và nhà xử lý lợn ốm.

- Khu chế biến phân : Gồm nhà chế biến phân (hoặc nhà chứa phân) và bể nước phân.

- Khu phục vụ sản xuất : Gồm nhà làm việc, nhà chế biến thức ăn cho lợn, kho chứa thức ăn, sân phơi, nhà tắm phơi quần áo của cán bộ công nhân và nhà cân xuất lợn.

- Khu nhà ở của cán bộ công nhân viên.

2.2.2. Quy hoạch tổng mặt bằng trại lợn phải đáp ứng các yêu cầu sau :

- Sử dụng hết khả năng của khu đất xây dựng, bố trí hợp lý các công trình trong trại nhằm đảm bảo dây chuyền công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi, các điều kiện vệ sinh thú y và an toàn lao động....

- Bố trí hợp lý mạng lưới giao thông, điện và cấp thoát nước.

- Dự kiến các bước xây dựng và khả năng mở rộng trại sau này.

2.2.3. Bố trí công trình phải theo phân khu, phân nhóm và hợp khối các công trình có cùng tính chất sử dụng.

2.2.4. Hướng của chuồng được xác định tùy thuộc hướng gió chính và địa hình của khu vực xây dựng. Hướng chuồng phải tạo điều kiện giải quyết thông thoáng tự nhiên, cho chuống lấy được gió mát về mùa nóng, tránh gió và tránh nắng chiếu trực xuyên vào chuồng.

2.2.5. Cần ưu tiên lấy gió mái cho các công trình theo thứ tự sau :

- Chuồng lợn đực giống rồi đến chuồng lợn nái nuôi con và chửa kỳ 2 ưu tiên ở đầu hướng gió chính so với các loại chuồng khác.

- Khu lợn hạt nhân (nếu có) đặt ở đầu gió hoặc ngang so với khu lợn sinh sản.

- Chuồng lợn cách ly, nhà xử lý lợn ốm, nhà chế biến phân (hoặc chứa phân), bể nước phân đặt ở cuối gió của trại.

- Khu vực phục vụ sản xuất đặt đầu gió hoặc ngang gió của trại.

- Khu nhà ở của cán bộ công nhân viên phải bố trí riêng biệt ở bên ngoài hàng rào của trại và không được ở cuối gió của trại.

- Đường vận chuyển thức ăn trong trại không trùng với đường vận chuyển phân và ở đầu gió của khu sản xuất, đường vận chuyển phân ở cuối gió.

2.2.6. ở các cổng ra vào đều bố trí hố khử trùng bánh xe

Nhà tắm thay quần áo của cán bộ công nhân bố trí về phía cổng chính của khu sản xuất.

2.2.7. Khoảng cách giữa các công trình trong trại theo quy định sau :

a) Nhóm chuồng cách nhóm chuồng từ 14 - 15m

b) Chuồng cách chuồng từ 7 + 8,50m.

c) Chuồng cách các công trình phục vụ sản xuất ít nhất là 15m.

d) Khu chuồng lợn hạt nhân có khoảng cách tối thiểu đến khu lợn sinh sản.

- 50m, đối với các trại lợn giống có quy mô từ 500 nái cơ bản trở lên.

- 20m, đối với các trại lợn giống nhỏ hơn 500 nái cơ bản.

Chú thích: Khoảng cách trên tính với mép của khu vực hay tường bao che của công trình này đến mép của khu vực hay tường bao che của công trình khác.

2.2.8. Diện tích chiếm đất của các trại lợn theo quy định trong bảng 2.

Diện tích chiếm đất của khu vực nhà ở cán bộ công nhân viên tính theo tiêu chuẩn đất trong quy hoạch khu dân dụng của tiêu chuẩn hiện hành.

2.2.9. Mật độ xây dựng các công trình đối với khu trại không được thấp hơn 40% và không được lớn hơn 55%. Khu nhà ở của cán bộ, công nhân viên mật độ xây dựng lấy theo quy định của tiêu chuẩn hiên hành.

Chú thích: Tính mật độ xây dựng của các chuồng phải kể cả phần diện tích sân chơi của lợn thuộc các chuồng đó.

Bảng 2

Loại trại lợn và quy mô

Diện tích chiếm đất

1. Trại lợn giống

 

- 200 nái cơ bản

1,20¸1,40

- 500 nái cơ bản

2,20¸2,50

- 1000 nái cơ bản

5,40¸5,80

2. Trại lợn nái sinh sản

 

- 100 nái cơ bản

0,60¸0,80

- 200 nái cơ bản

0,80¸1,00

- 500 nái cơ bản

1,80¸2,10

3. Trại lợn thịt

 

- 500 con

0,30¸0,40

- 1000 con

0,60¸0,80

- 2000 con

1,00¸1,20

- 3000 con

1,30¸1,60

- 5000 con

1,70¸2,00

- 10.000 con

3,20¸3,60

4. Trại lợn thịt nuôi nái tự túc giống

 

- 500 con

0,40¸0,50

- 1000 con

0,80¸1,00

- 2000 con

1,30¸1,60

- 3000 con

1,70¸2,00

- 5000 con

2,40¸2,80

- 10.000 con

4,50¸5,00

2.2.10. Đường giao thông bên trong trại được phép thiết kế với các loại mặt đường : bê tông,đá dăm kẹp vữa xi măng hoặc đá dăm thấm nhập nhựa nhẹ 5cm. Bề rộng mặt đường phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển bên trong khu trại.

2.2.11. Trong trại lợn cần trồng cây xanh và tạo các thảm cỏ để tăng cường khả năng chống nóng, góp phần cải tạo tiểu khí hậu trong chuồng trại.

Yêu cầu về trồng cây phải đảm bảo các quy định sau :

a. Diện tích cây xanh chiếm từ 30 - 45% diện tích đất toàn khu trại.

b. Cây xanh tạo bóng mát cho lợn và cản gió rét nhưng không được làm giảm gió mát về mùa hè và chiếu sáng tự nhiên công trình.

c. Không trồng các loại cây rụng nhiều lá , cây sinh nhiều sâu bọ và có nhựa độc.

2.2.12. Xung quanh khu đất của trại phải có hàng rào bảo vệ. Giữa khu sản xuất và phục vụ sản xuất phải có hàng rào ngăn cách.

Hàng rào có thể làm bằng bê tông cát đen, tường xây gạch đá, dây thép gai hoặc cây xanh lồng dây thép gai.... có thể đào hào xung quanh trại rộng 4-5m, sâu 1,50m để bảo vệ trại và kết hợp với thả cá, thả bèo.

3. Yêu cầu thiết kế các chuồng và công trình phục vụ sản xuất.

3.1. Yêu cầu thiết kế các chuồng và công trình phục vụ chăn nuôi phải đáp ứng với phương thức chăn nuôi, điều kiện cơ giới và tổ chức sản xuất trong chăn nuôi, điều kiện khí hậu trong chuồng trại và vệ sinh gia súc.

3.2. Thiết kế các công trình trong trại cần áp dụng các giải pháp kết cấu tiên tiến trong xây dựng, kết hợp với khả năng vật liệu của địa phương và tiến bộ kỹ thuật trong nước.

3.3. Các loại vật liệu sắt thép, gỗ phải có biện pháp chống rỉ và mối mọt.

Các lớp sơn bảo vệ các cấu kiện không được độc hại đến gia súc.

3.4. Môđun thiết kế các công trình chuồng trại phải tuân theo hện thống môđun thống nhất của tiêu chuẩn hiện hành.

Các thông số kích thước cơ bản về nhịp, bước cột và chiều cao công trình lấy như sau :

a. Nhịp : 7,20; 6,60; 6,00; 5,40; 4,80; 4,20m.

ở các công trình có nhịp từ 5,40m trở xuống có thể dùng kèo tre, gỗ tạp.

b. Bước cột : 3,60; 3,30; 3,00; 2,70m. ở các công trình có bước cột 2,70m có thể dùng đòn tay bằng tre hoặc gỗ tạp.

c. Chiều cao các chuồng lấy 2,10; 2,40m. Đối với các công trình phục vụ sản xuất chiều cao lấy theo yêu cầu của sản xuất và thiết bị công nghệ. Đối với các nhà dân dụng lấy theo tiêu chuẩn hiện hành.

Không nên chọn quá hai thông số kích thước về nhịp, bước hay chiều cao các công trình trong cùng một khu trại.

Chú thích: Chiều cao thông thủy của các công trình tính từ mặt nền hay mặt sàn tới mặt dưới của kết cấu chịu lực của mái, của trần hoặc sàn trên.

Mặt nền chuẩn của chuồng quy định tính ở điểm khởi đầu của độ dốc nền trong ô chuồng.

3.5. Thiết kế các chuồng nuôi lợn.

3.5.1. Trong chuồng phải có hành lang vận chuyển thức ăn, chăm sóc và chu chuyển đàn lợn. Phía ngoài sân chơi có đường vận chuyển phân.

Chiều rộng hành lang và đường vận chuyển phân : nếu dùng xe cải tiến thì lấy 1,20m, dùng cơ giới thì chiều rộng phải phù hợp với loại thiết bị được sử dụng.

3.5.2. Trong mỗi chuồng được phép thiết kế một gian kho dùng để dụng cụ và để công nhân trực chuồng. Diện tích kho từ 5 - 8m2.

3.5.3. Các sân chơi của lợn phải gắn liền với các ô chuồng. Nếu có bãi chăn thả thì phải làm đường dẫn lợn từ ô chuồng ra bãi chăn thả.

3.5.4. Diện tích chuồng của các loại lợn và số lợn trong một ô chuồng theo quy định trong bảng 3.

3.5.5. Những yêu cầu riêng đối với từng loại chuồng.

a. Các ô chuồng bố trí theo một dãy dọc chuồng.

b. Máng ăn đặt trong ô chuồng nhưng phải có một phần đưa ra ngoài hành lang để công nhân chăn nuôi ở ngoài hành lang có thể đổ thức ăn vào máng.

c. Cần mở 3 cửa ra vào giữa ô chuồng và hành lang, giữa ô chuồng và sân chơi, giữa sân chơi và đường vận chuyển phân.

d. Nhà lấy tinh (nếu có) và đường vận động của lợn đực bố trí cách chuồng không lớn hơn 15m.

Bảng 3.

Loại lợn

Diện tích sử dụng của 1 lợn (m2)

Số lợn trong 1 ô chuồng

 

Ô chuồng

Sân chơi

và sân chơi (con)

 

Lợn nội

Lợn ngoại lợn lai

Lợn nội

Lợn ngoại lợn lai

Lợn nội

Lợn ngoại lợn lai

 
 

1. Đực hậu bị

4¸4,5

5¸5,50

4¸5

5¸6

1

1

 

2. Đực làm việc

5¸5,5

6¸6,50

5¸7

7¸9

1

1

 

3. Cái hậu bị

0,80

1

0,80

1

4¸10

4¸10

 

4. Nái thường

1

1,25

1

1,25

3¸6

3¸6

 

5. Nái chửa kỳ 1

1¸1,25

1,25¸1,50

1¸1,25

1,25¸1,50

3¸6

3¸6

 

6. Nái nuôi con và chửa

 

 

 

 

 

 

 

kỳ 2

4

5

4

5

1

1

 

7. Lợn thịt 2-6 tháng tuổi

0,40

 

 

 

 

 

 

8. Lợn thịt 7-8 tháng tuổi

0,70

0,80

0,70

0,80

25¸28

25¸28

 

9. Lợn cách ly

2

3

2

3

1

1

 

3.5.5.2. Chuồng lợn nái nuôi và chửa kỳ 2.

a. Các ô chuồng bố trí theo hai dãy dọc chuồng. Với chuồng lợn nái hạt nhân các ô chuồng bố trí theo một dãy.

b. Bên trong ô chuồng bố trí một ô lợn con dùng cho lợn con tập ăn và cũng là nơi dùng để lót ổ và đặt thiết bị sưởi ấm lợn con. Diện tích ô lợn con được từ 1¸1,20m2 đối với lợn nội, từ 1,20¸1,40m2 đối với lợn ngoại và lợn lai.

Cửa ra vào của lợn con có kích thước ở bảng 7, điều 3.5.6.6 của tiêu chuẩn này.

c. Có thể thiết kế các ô lợn đẻ riêng để lợn nái sinh đẻ và nuôi dưỡng lợn con ở đó trong thời gian trước khi đẻ từ 1¸3 ngày sau khi đẻ từ 7¸10 ngày.

Yêu cầu thiết kế ô lợn đẻ :

- Không cần có sân chơi.

- Diện tích ô chuồng lấy bằng diện tích ô chuồng lơn nái nuôi con.

- Chỗ nhốt lợn mẹ chiếm khoảng 1/3 diện tích ô chuồng

- Kết cấu tấm ngăn lợn mẹ làm thoáng và đặt cách nền một đoạn bằng chiều cao của lợn con để lợn con ra vào dễ dàng và tránh lợn mẹ đẻ. Chiều cao cửa của lợn con theo quy định ở bảng 7, điều 3.5.6.6. của tiêu chuẩn này.

3.5.5.3. Chuồng lợn nái hậu bị, lợn nái thường và nái chửa kỳ 1

a. Các ô chuồng bố trí theo hai dãy dọc chuồng

b. Thiết kế máng ăn, máng uống tuân theo quy định của điều 3.5.6.1 và 3.5.6.2 của tiêu chuẩn này.

3.5.5.4. Chuồng lợn thịt.

a. Các ô chuồng bố trí theo hai dãy dọc chuồng.

b. Chuồng nuôi nhiều lợn nên giải phép thiết kế về máng ăn, máng uống, hện thống của chuồng, hành lang và đường vận chuyển phân, đường dồn lợn.... phải tạo điều kiện tăng năng suất lao động trong các khâu vận chuyển và phân phối thức ăn, vệ sinh chuồng trại, chu chuyển đàn lợn.....

c. Đối với lợn thịt thời kỳ vỗ béo (7¸8 tháng tuổi) chuồng thiết kế cần ít ánh sáng để lợn ngủ nhiều, tăng trọng nhanh.

d. Cần làm bể tắm hoặc hệ thống vòi phun nước tắm cho lợn vào những ngày nóng, nhất là đối với lợn vỗ béo.

3.5.5.5. Chuồng lợn cách ly.

a. Chuồng lợn cần bố trí nơi yên tĩnh, thoáng mát, khoảng cách cách ly và hướng gió phải đảm bảo theo quy định của điều 2.1.6 và 2.2.5 của tiêu chuẩn này.

b. Các ô chuồng bố trí theo một dãy dọc chuồng.

c. Các tường ngăn cách giữa các ô chuồng và giữa các sân chơi của lợn phải làm kín.

d. Phòng xử lý lợn ốm có thể thiết kế ở về một phía đầu hồi của chuồng. Diện tích phòng từ 14¸20m2.

Trong phòng xử lý lợn ốm trang bị : 1 bàn mổ xẻ gia súc, 1 chậu rửa và 1 tủ đựng dụng cụ xét nghiệm.

3.5.6. Những yêu cầu về thiết kế các chi tiết kết cấu công trình.

3.5.6.1. Kích thước máng ăn của từng loại lợn theo quy định trong bảng 4.

Bảng 4

Loại lợn

Kích thước máng uống của 1 lợn

Lợn nuôi

Lợn ngoại, lợn lai

Chiều rộng

Chiều dài

Chiều sâu

Chiều rộng

Chiều dài

Chiều sâu

1. Đực hậu bị, đực làm việc

0,30

0,50

0,20

0,30

0,60

0,25

2. Cái hậu bị, nái chửa kỳ 1 và nái thường

0,30

0,25

0,15

0,30

0,30

0,18

3. Nái nuôi con, nái chửa kỳ 2

0,30

0,50

0,15

0,30

0,60

0,18

4. Lợn thịt 2¸6 tháng tuổi và 7¸8 tháng tuổi

0,30

0,25

0,15

0,30

0,30

0,18

5. Lợn con tập ăn

0,12

0,12

0,10

0,15

0,15

0,10

6. Lợn cách ly

0,30

0,50

0,15

0,30

0,50

0,18

Máng ăn cấu tạo theo các loại :

- Máng xây gạch trong lót sành hoặc láng vữa xi măng mác 100, đánh màu bằng xi măng nguyên chất.

- Máng đổ bê tông tại chỗ mác 150 hoặc bê tông cốt thép lắp ghép mác 200, lòng máng đánh màu bằng xi măng nguyên chất.

- Máng bằng tôn dày 1,5mm.

3.5.6.2. Máng uống của lợn đặt ở sân chơi. Nếu không có thiết bị tự động cấp nước cho lợn uống thì làm máng chứa nước có kích thước theo quy định trong bảng 5.

Nếu có nhiều lợn uống chung một máng thì chiều dài máng như sau :

- Từ 2¸3 con, lấy 0,60m,

- Từ 4¸12 con, lấy 1,20m;

- Từ 13¸28 con, lấy 1,80m;

Cấu tạo của máng uốn lấy giống như máng ăn, theo quy định ở điều 3.5.6.1 của tiêu chuẩn này.

3.5.6.3. Cần có biện pháp chống lợn nhảy vào máng ăn, máng uống. Trường hợp trong ô chuồng có nhiều lợn thì nên có kết cấu.

Bảng 5

Loại lợn

Kích thước máng uống của 1 lợn

Lợn nuôi

Lợn ngoại, lợn lai

Chiều rộng

Chiều dài

Chiều sâu

Chiều rộng

Chiều dài

Chiều sâu

1. Đực hậu bị, đực làm việc

0,25

0,40

0,20

0,25

0,50

0,20

2. Cái hậu bị, nái chửa kỳ 1 và nái thường

0,25

0,30

0,15

0,25

0,30

0,18

3. Nái nuôi con, nái chửa kỳ 2

0,30

0,50

0,15

0,30

0,60

0,18

4. Lợn thịt 2¸6 tháng tuổi và 7¸8 tháng tuổi

0,30

0,25

0,15

0,30

0,30

0,18

5. Lợn con tập ăn

0,15

0,15

0,10

0,15

0,15

0,10

6. Lợn cách ly

0,25

0,30

0,15

0,25

0,30

0,18

Ngăn chặn không cho lợn xô đẩy nhau trong khi ăn và uống đúng khẩu phần.

3.5.6.4. Nền ô chuồng và sân chơi phải đảm bảo các yêu cầu sau :

a. Bền chắc, không trơn, đàn hồi, chịu ẩm và chống thấm tốt, độ dãn nhiệt thấp, có khả năng chịu sự phá hoại của nước phân và các chất sát trùng.

b. Các lớp cấu tạo của nền kể từ trên xuống như sau :

- Lớp cách nhiệt bằng gạch chỉ mác 75, miếng mạch bằng vữa xi măng mác 75 hoặc bằng lớp bê tông nhẹ mác 50 trên phủ lớp vữa xi măng mác 75.

- Lớp chịu lực bằng đá dăm đá cuội cỡ lớn hoặc gạch vỡ đầm chặt.

- Lớp nền đất đắp được làm sạch các chất hữu cơ và đầm chặt.

- Nền đất tự nhiên.

c. Mặt nền phải phẳng và thoát nước tốt.

Độ dốc mặt nền ô chuồng và sân chơi lấy 0,02¸0,03.

Nền hành lang và đường vận chuyển phân độ dốc ngang lấy 0,02.

Độ dốc dọc của chuồng được phép thiết kế từ 0,01¸0,02 cùng hướng với độ dốc rãnh dọc chuồng.

d. Để đảm bảo chỉ tiêu về nhiệt của nền ô chuồng. ở những nơi lợn nằm về mùa rét có thể trải thêm lớp đệm bằng rơm rạ hoặc lót các tấm gỗ...

3.5.6.5. Tường ngăn ô chuồng và sân chơi phải đảm bảo các yêu cầu sau :

a. Bền chắc, lợn không nhảy được ra ngoài.

b. Mặt tường phải nhẵn, không có gờ góc.

c. Tường ngoài sân chơi phải có các lỗ thông gió. Khoảng cách lỗ thông gió đến mặt nền chuồng ở nơi chân tường từ 0,25¸0,30m.

d. Chiều cao tường ngăn và chiều rộng lỗ thông gió theo quy định trong bảng 6.

Bảng 6

Loại lợn

Chiều cao tường ngăn

Chiều rộng lỗ thông gió

Lợn nội

Lợn ngoại lợn lai

Lợn nội

Lợn ngoại lợn lai

1. Đực hậu bị, đực làm việc

1,20

1,30

1,00

1,00

2. Lợn con theo mẹ

0,45

0,50

0,40

0,50

3. Các loại lợn khác

0,65

0,85

1,00

1,00

Chú thích:Chiều cao của tường ngăn quy định tính từ mặt nền chuồng ở nơi chân tường đến mép trên của tường.

e. Tường ngăn được cấu tạo theo các loại sau :

- Tấm bê tông cốt thép lắp ghép mác 200

- Tường xây bằng gạch chỉ mác 75, xây vữa xi măng mác 50, trát ngoài bằng vữa xi măng mác 75.

- Tường làm bằng sắt hình, sắt tròn hoặc thép ống

- Đối với các công trình tạm tường có thể làm bằng gỗ, tre hoặc xây dựng bằng đá cuội, đá ong.....

3.5.6.6. Cửa ô chuồng phải đảm bảo các yêu cầu sau :

a. Bền chặt, chốt cài phải chặt và đóng mở dễ dàng.

b. Kích thước chiều cao, chiều rộng cửa và khoảng cách giữa các song cửa theo quy định trong bảng 7.

Bảng 7

Loại lợn

Chiều rộng cửa

Chiều cao cửa

Khoảng cách các song cửa

 
 

Lợn nội

Lợn ngoại lợn lai

Lợn nội

Lợn ngoại lợn lai

Lợn nội

Lợn ngoại lợn lai

 
 

1. Đực hậu bị, đực làm việc

0,60

0,60

1,20

1,30

0,12

0,12

 

2. Lợn con theo mẹ

0,30

0,25

0,25

0,30

0,04

0,05

 

3. Các loại lợn khác

0,55

0,60

0,65

0,85

0,10

0,10

 

c. Vị trí đặt cửa phải đảm bảo yêu cầu :

- Thuận tiện cho thao tác của công nhân trong chăm sóc, nuôi dưỡng và chu chuyển đàn lợn.

- Không tạo gió lùa về mùa rét thổi qua ô chuồng, lấy được gió mát vào chuồng về mùa nóng.

d. Vật liệu làm cửa dùng sắt tròn, sắt hình. Đối với chuồng tạm có thể làm cửa bằng tre, gỗ.

3.5.6.7. Các dạng kết cấu chịu lực.

- Cột bằng bê tông cốt thép hay gạch. Đối với công trình tạm có thể dùng cột gỗ.

- Kèo bằng gỗ hoặc bê tông, sắt, thép. Đối với công trình tạm dùng tre, gỗ tạp.

- Tường chịu lực xây bằng gạch, đá hoặc lắp ghép bằng những mảng tường nhẹ có khung bằng bê tông cốt thép hay gỗ.

3.5.6.8. Kết cấu bao che.

a. Mái công trình lợp bằng ngói nung, phibrô xi măng hoặc bằng tôn, tranh, rạ.... tùy khả năng vật liệu của địa phương và cấp công trình.

Đuôi mái cách mặt ngoài của tường bao che ít nhất là 0,45m.

b. Giải pháp bao che theo mặt đứng công trình cần tạo điều kiện cơ động thực hiện các biện pháp chống rét, chống mưa hắt và che nắng cho lợn theo thời tiết thay đổi.

Kết cấu bao che làm bằng gỗ, tre nứa hoặc vải bạt, bao tải....

c. Các chuồng nuôi lợn không làm trần.

d. Mặt trong của kết cấu bao che các chuồng cần quét màu sáng.

3.6. Thiết kế các công trình phục vụ sản xuất.

3.6.1. Nhà chế biến thức ăn và kho thức ăn gia súc.

3.6.1.1. Đối với các trại lợn có quy mô nhỏ hơn 1000 nái cơ bản và 5000 lợn thịt thì nhà chế biến thức ăn và kho có thể hợp khối thành một công trình.

3.6.1.2. Thành phần, diện tích nhà chế biến thức ăn và kho được thiết kế theo yêu cầu của chế biến và hỗn hợp thức ăn, chứa và bảo quản thức ăn cho lợn.

3.6.1.3. Kho thức ăn tinh và thức ăn vi lượng phải có trần chống chim chuột, chống bụi và có sàn cách ẩm.

Cửa của nhà kho phải có đủ kích thước đảm bảo cho xe và các loại thiết bị được sử dụng để vận chuyển thức ăn ra vào xuất nhập kho.

3.6.1.4. Gắn liền với nhà kho có một sân chơi. Diện tích sân quy định như sau :

- Nếu thời gian chứa thức ăn ở kho dưới 3 tháng thì diện tích sân lấy bằng 1,5 lần diện tích kho.

- Nếu thời gian chứa trên 3 tháng thì diện tích sân lấy bằng 2 lần diện tích kho.

3.6.1.5. Diện tích các bộ phận trong nhà chế biến và kho theo quy định trong 8.

Bảng 8

Tên bộ phận

Diện tích tính cho 1 lợn

 

Trại lợn giống

Trại lợn thịt

 

200 nái cơ bản

500 nái cơ bản

1000 nái cơ bản

1000 con

2000 con

5000 con

10000 con

 
 

1. Kho tinh bột

0,015

0,05

0,033

0,045

0,043

0,045

0,045

 

2. Kho vi lượng

0,01

0,01

0,006

0,01

0,008

0,007

0,006

 

3. Sàn ráo rau

0,012

0,01

0,006

0,01

0,01

0,006

0,005

 

4. Bể rửa rau

0,002

0,002

0,001

0,002

0,001

0,001

0,001

 

5. Nơi hỗn hợp thức ăn

0,05

0,03

0,012

0,045

0,025

0,012

0,005

 

6. Nơi cân đong

0,05

0,003

0,002

0,004

0,025

0,002

0,001

 

Tổng cộng

0,124

0,105

0,060

0,116

0,112

0,073

0,063

 

Trong nhà chế biến xây từ 2 đến 4 bể rửa rau. Dung tích bể từ 0,30¸0,50m3.

Nếu trong nhà chế biến có đặt máy chế biến (máy nghiền, thái, trộn) thì diện tích đặt máy và diện tích nơi thao tác được tính theo loại thiết bị.

Chú thích: Tiêu chuẩn diện tích nhà chế biến và kho của trại lợn sinh sản lấy giống như ở trại lợn giống có quy mô tương ứng; ở trại lợn thịt nuôi nái tự túc giống lấy như ở trại lợn chuyên thịt có quy mô tương ứng và cộng thêm phần diện tích từ nhóm lợn sinh sản.

3.6.2. Nhà lấy tinh lợn.

3.6.2.1.Nhà lấy tinh lợn thiết kế phải đảm bảo cho việc lấy tinh, pha chế và bảo tồn tinh dịch theo đúng các quy định của quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hiện hành của nhà nước.

3.6.2.2. Các phòng trong nhà lấy tinh được tính theo công việc chuẩn bị dụng cụ, lấy tinh, pha chế tinh, bảo quản và cấp phát tinh. Diện tích phòng theo quy định trong bảng 9.

Bảng 9

STT

Tên các phòng

Diện tích

Ghi chú

1

Phòng treo mũ áo

2¸4

Chỉ đặt 1 giá lấy tinh trong 1 phòng lấy tinh

2

Phòng rửa, luộc, sấy, hấp dụng cụ

6¸9

3

Phòng lấy tinh

7¸10

4

Phòng pha chế tinh

16¸24

5

Phòng bảo quản tinh

9¸12

6

Phòng đợi cấp phát tinh

3¸5

Chú thích: Tiêu chuẩn diện tích trên chỉ áp dụng thiết kế nhà lấy tinh ở các trịa lợn giống và lợn sinh sản. Đối với các trạm truyền giống lợn thì nhà lấy tinh thết kế theo yêu cầu của trạm.

3.6.2.3. Các phòng trong nhà lấy tinh phải đảm bảo liên hệ chặt chẽ theo dây chuyền công tác. Các lỗ cửa dùng chuyển tinh dịch và dụng cụ qua lại giữa các phòng nên thiết kế có lồng bằng kính.

3.6.2.4. Cần có biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho công nhân khi tiếp xúc với lợn ở nơi lấy tinh.

3.6.2.5. Nền phòng lấy tinh phải bền chắc, dễ thoát nước và không trơn.

Cửa ra vào của lợn và vị trí đặt giá lấy tinh phải đảm bảo yêu cầu của kỹ thuật lấy tinh và hướng ra vào của lợn.

3.6.2.6. Nhà phải có trần, vô trùng và thông thoáng

3.6.3. Đường vận động của lợn đực.

3.6.3.1. Đường vận động của lợn đực được thiết kế theo đường vòng khép kín có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục. Kích thước dùng theo quy định trong bảng 10.

Bảng 10, m

Loại lợn

Kích thước đường vận động

Chiều rộng

Chiều dài

Chiều cao tường bao

- Lợn đực nội

0,75

100

0,90

- Lợn đực ngoại

0,85

100

0,10

3.6.3.2. Mặt nền đường vận động phải mềm, không trơn, thoát nước tốt.

Tường bao đường vận động phải bền chắc, thông thoáng.

3.6.4. Nhà cân và cầu xuất lợn

3.6.4.1. Nhà cần thiết kế có mái che. Cầu xuất lợn hệ thống đường dẫn và sân tập trung lợn thiết kế không có mái che.

3.6.4.2. Diện tích nhà cao (bao gồm chỗ đặt cân và nơi công nhân đứng cân) được tính phụ thuộc theo loại cân sử dụng.

3.6.4.3. Cầu xuất và đường dẫn lợn có kích thước theo quy định trong bảng 11.

Bảng 11

Loại lợn

Kích thước cầu xuất lợn

Kích thước đường dẫn lợn

Chiều rộng

Chiều dài

Chiều cao tường bao

Chiều rộng

Chiều cao tường bao

- Lợn nội

0,60

6

0,65

0,60

0,65

- Lợn ngoại

0,65

5

0,80

0,65

0,80

Độ dốc dọc của mặt nền cần xuất lợn không được lớn hơn 0,20.

Chú thích :

1) Chiều cao của tường bao cầu xuất và đường dẫn lợn tinh từ mặt nền cầu và đường dẫn mép trên của tường.

2) Chiều dài đường dẫn lợn phụ thuộc vào khoảng cách giữa chuồng nuôi lợn xuất với nhà cân.

3.6.4.4. ở giữa nhà cân và cầu xuất lợn bố trí một sân tập trung lợn. Đối với các trại lợn thịt có quy mô lớn hơn 5000 con và trại lớn nái lớn hơn 1000 nái cơ bản cho phép bố trí thêm một sân tập trung lợn trước khi vào nhà cân. Diện tích sân từ 10¸15m2.

3.6.5. Nhà tắm và thay quần áo

3.6.5.1. Nhà tắm và thay quần áo được thiết kế riêng cho từng khu hay cho toàn trại lợn tùy theo quy mô và cơ cấu tổ chức của traị.

3.6.5.2. Nhà tắm và thay quần áo được thiết kế hợp khối trong 1 công trình và bố trí riêng biệt cho nam và nữ. Trên lối ra vào phòng tắm và thay quần áo phải có hố khử trùng giày dép.

3.6.5.3. Phòng tắm nữ phải thiết kế riêng từng buồng. Phòng tắm nam có thể thiết kế buồng tắm chung.

3.6.5.4. Số lượng và diện tích sử dụng của buồng tắm, tủ quần áo và các thiết bị khác theo quy định trong bảng 12.

Bảng 12

Nội dung

Số lượng

Số lượng

Diện tích (m2)

Cửa mở vào

Cửa mở ra

- Buồng tắm

10

1

1,40¸1,80

1,20¸1,40

- Ngăn tủ quần áo

1

1

-

0,20¸0,25

- Chăn rửa

15

1

-

-

Chú thích:

1. Số người sử dụng gồm những cán bộ công nhân trực tiếp sản xuất ở trại trong một ca sản xuất.

2. Không cần thêm buồng tắm dự phòng cho khách

3. Số tủ đựng quần áo dự phòng cho khách tham quan lấy thêm là 4 ở khu vực nam và 2 ở khu vực nữ.

3.6.6. Khu vệ sinh.

3.6.6.1. Khu vệ sinh phải có đủ hố xí, nhà đi tiểu, chỗ rửa tay riêng biệt cho nam nữ cán bộ công nhân viên. Tiêu chuẩn về số lượng thiết bị vệ sinh theo quy định trong bảng 13.

Bảng 13

Thành phần và số người

Số lượng (chỗ)

Chậu rửa

Hố xí

Chỗ đi tiểu

1. Nam : 40 người

1

1

1

2. Nữ : 40 người

1

1

1

3.6.6.2. Nếu không có thiết bị vệ sinh thì có thể làm hố xí 2 ngăn.

3.6.7. Nhà làm việc

Nhà làm việc hành chính của trại thiết kế theo TCVN 3773-83.

3.6.8. Nhà ủ phân

Nhà ủ phân của trại thiết kế theo TCVN 3775-83.

4. Cấp thoát nước

4.1. Cấp nước.

4.1.1. Trong trại lợn phải thiết kế hệ thống cấp nước chung cho sản xuất, phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Thiết kế cấp nước tuân theo những quy định hiện hành.

Chú thích:Nước dùng trong sản xuất và phục vụ sản xuất bao gồm : nước cho lợn uống và tắm, nước chế biến thức ăn, rửa nền chuồng và rửa thiết bị dụng cụ.

4.1.2. Nước dùng trong trại nếu lấy từ các nguồn nước tự nhiên thì phải qua hệ thống công trình xủ lý vệ sinh để đảm bảo chất lượng.

Nước chữa cháy có thể lấy ở sông, hồ ao tự nhiên hoặc trong các bể và hồ chứa nước nhân tạo.

4.1.3. Hệ thống đường ống cấp nước bên ngoài công trình có thể thiết kế theo mạng lưới vòng khép kín hoặc mạng lưới cụt.

Cần đặt các vận chia đường ống ra thành từng đoạn để tiện cho sửa chữa và rửa ống khi cần thiết.

4.1.4. Dùng hệ thống vòi đun nước vào các máng cho lợn uống.

Dùng ống cao su có đường kính 20¸30mm dẫn nước phun rửa nên chuồng, bán kính phục vụ của ống không lớn hơn 15m.

4.1.5. Đường ống cấp nước bẩn trong chuồng cần đặt hở và gắn vào tường, cột hoặc đặt trên nền.

Không đặt đường ống cấp nước qua những chỗ thường có nước giải và phân lợn.

4.1.6. áp lực tự do đầu vòi đường ống cấp nước trong chuồng phải đảm bảo yêu cầu :

- Không nhỏ hơn 1m khi chảy vào các máng uống

- Không nhỏ hơn 10m khi phun rửa nền chuồng.

- Nếu dùng các thiết bị tự động cấp nước uống cho lợn thì áp lực nước được tính theo yêu cầu của thiết bị.

4.1.7. Lượng nước tiêu thụ tính theo yêu cầu lợn uống và tắm chế biến thức ăn, rửa nền chuồng và rửa thiết bị dụng cụ được quy định trong bảng 14.

Bảng 14.

Loại lợn

Tiêu chuẩn dùng nước

1. Lợn đực làm việc và lợn nái nuôi con (1 con trong 1 ngày)

40

2. Lợn thịt và lợn chửa (1 con trong 1 ngày)

20

3. Các loại lợn khác (1 con trong 1 ngày)

15

4.1.8. Các chỉ tiêu hoá lý và vi trùng... của nước lợn uống được quy định lấy như yêu cầu về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt của người, theo tiêu chuẩn hiện hành.

4.2. Thoát nước

4.2.1. Trong trại lợn phải thiết kế hệ thống thoát nước phân và bể chứa nước phân và bể chứa nước phân.

Chú thích: Nước phân là hỗn hợp bao gồm các loại nước thải trong sản xuất; nước bài tiết của lợn, nước rửa chuồng, tắm lợn, rửa thiết bị dụng cụ, nước thải trong chế biến thức ăn và các thiết bị vệ sinh...

4.2.2. Hệ thống rãnh thoát nước phân phải kết hợp dùng thoát nước mưa của trại.

Nước phân được chảy tạp trung vào bể chứa.

Nước mưa không cho vào bể chứa mà chảy ra khỏi khu trại nhờ các cửa điều tiết được thiết kế đặt trên các đoạn cuối rãnh, trước bể phân - khi có mưa cửa được đóng lại để chuyển dòng nước mưa chảy sang rãnh phụ thoát ra khỏi khu trại.

4.2.3. Khối lượng nước phân cần thoát được phép lấy tương đương với lượng nước cấp trong sản xuất theo quy định ở điều 4.1.7 của tiêu chuẩn này.

4.2.4. Nước thoát của chuồng cách ly và nhà xử lý lợn ốm cần tập trung vào hố tiêu độc rồi cho thấm vào đất hoặc thoát ra ngoài khu vực.

4.2.5. KHông đặt rãnh thoát nước phân qua những công trình hoặc những nơi có yêu cầu về cách ly vệ sinh. Rãnh thoát cũng không gây trở ngại cho quá trình thu dọn phân và vận chuyển thức ăn.

4.2.6. Rãnh thoát nước phân phải làm hở, độ dốc rãnh không được nhỏ hơn 0,005, chiều rộng rãnh tối thiểu là 0,26m, độ sâu khởi đầu của rãnh là 0,05m.

Trên hệ thống rãnh thoát có thể làm các hố ga ở những nơi vòng, nơi thay đổi độ nghiêng và tiết diện rãnh.

4.2.7. Bể chứa nước phân nên đặt phía ngoài hàng rào của trại. Trong bể được phép thiết kế các ngăn lắng phân để tách lấy phân đặc, trứng giun sán và nước phân riêng. Dung tích bể chứa được tính theo quy định trong bảng 15.

Bảng 15, m3/con.

Quy mô trại lợn (tính theo tổng số đầu con

Dung tích bể tính cho 1 con

1. Trại nhỏ hơn 2000 con

0,025

2. Trại từ 2000 đến 5000 con

0,02

3. Trại trên 5000 con

0,015

5. Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.

5.1. Thiết kế phòng cháy chữa cháy cho các trại lợn phải theo các quy định trong TCVN 2622-78.

5.2. Không cho phép bố trí những kho vật liệu dễ cháy, dễ nổ ở bên trong hàng rào của trại.

5.3. Nước chữa cháy được cấp theo hệ thống đường ống cấp nước chung của trại hoặc lấy ở các nguồn nước tự nhiên hoặc nhân tạo theo diều 4.1.2. của tiêu chuẩn này.

6. Chiếu sáng tự nhiên.

6.1. Sử dụng nguồn chiếu sáng tự nhiên trong các chuồng là chủ yếu. Độ chiếu sáng tự nhiên đối với từng loại lợn được quy định theo yêu cầu của kỹ thuật chăn nuôi.

Thiết kế chiếu sáng tự nhiên các chuồng và các công trình phục vụ trong trại tuân theo tiêu chuẩn hiện hành.

6.2. Nhà làm việc, nhà chế biến thức ăn và kho thức ăn gia súc, nhà tắm và thay quần áo, nhà lấy tinh lợn, phòng xử lý lợn ốm được phép thiết kế kết hợp giữa chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo.

7. Chiếu sáng nhân tạo, kỹ thuật điện và thiết bị điện yếu

7.1. Thiết kế chiếu sáng nhân tạo tuân theo tiêu chuẩn hiện hành.

7.2. Được phép dùng hệ thống bóng đèn tròn để chiếu sáng bảo vệ trại chăn nuôi.

7.3. Đặt thiết bị điện và đường dây dẫn điện trong trại theo quy định trong tiêu chuẩn hiện hành.

7.4. Trong trại nuôi lợn được phép dùng hệ thống điện thoại.

7.5. Thiết kế chống sét cho các công trình của trại ở những vùng có sét phải tuân theo quy định trong tiêu chuẩn hiện hành.

Yêu cầu chống sét các công trình trong trại lợn được xếp vào cấp III và thuộc về các công trình thường xuyên tập trung nhiều người và gia súc.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi