Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3717:1982 Vịt để làm giống
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3717:1982
Số hiệu: | TCVN 3717:1982 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp | |
Ngày ban hành: | 22/04/1982 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3717:1982
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3717:1982
VỊT ĐỂ LÀM GIỐNG
Breeding ducks
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vịt để làm giống thuộc giống vịt cỏ và vịt Bắc kinh
1. Khái niệm
1.1. Vịt con giai đoạn 1: Vịt mới nở đến 5 tuần tuổi
1.2. Vịt con giai đoạn 2: Vịt từ 5 tuần tuổi đến dưới 10 tuần tuổi.
1.3. Vịt hậu bị: Vịt từ 10 tuần tuổi đến 5 tháng tuổi.
1.4. Vịt giống: Vịt trên 5 tháng tuổi được nuôi để chọn lọc làm giống.
Nếu là đực gọi là vịt đực giống
Nếu là cái gọi là vịt mái giống
1.5. Vịt con giống: Vịt con được giữ lại nuôi thay thế đàn giống hoặc để lai giống.
2. Yêu cầu kỹ thuật
2.1. Yêu cầu chung
2.1.1. Vịt để làm giống (vịt con giai đoạn 1, vịt con giai đoạn 2, vịt hậu bị, vịt giống) phải có những đặc điểm của giống, khoẻ mạnh, lông phát triển phù hợp với lứa tuổi, không có khuyết tật về lông, xương, mỏ (như xương cong, vênh mỏ, lệch mỏ).
Ngoài ra vịt con mới nở phải hoạt bát không khoèo chân, không có lông xoắn hoặc lông có màu khác với màu đặc trưng cho giống, không hở rốn, không quá nặng bụng.
2.1.2. Vịt phải đạt khối lượng ở cuối các tuần tuổi như sau:
| Vịt Bắc kinh | Vịt cỏ |
2 tuần | không dưới 200g | không dưới 80g |
4 tuần | không dưới 700g | không dưới 300g |
8 tuần | không dưới 1800g | không dưới 900g |
10 tuần | không dưới 2000g | không dưới 1200g |
2.1.3. Vịt đực và mái giống phải đạt khối lượng như sau:
| Vịt Bắc kinh | Vịt cỏ |
vịt mái | không dưới 2500g | không dưới 1300g |
vịt đực | không dưới 2900g | không dưới 1600g |
2.2. Đặc điểm giống
2.2.1. Đặc điểm ngoại hình
Bảng 1
Các bộ phận thân thể | Vịt cỏ | Vịt Bắc kinh |
1 | 2 | 3 |
1. Đầu | Nhỏ, thanh tú, trán không dốc quá | Dài, rộng và sâu, trán tương đối dốc |
2. Mỏ | Bẹt và dài. Phần lớn màu vàng da cam, con đực màu xanh lá cây nhạt | Vàng da cam, dài trung bình |
3. Mắt | To và sáng | To và sáng, ở khoảng 1/3 phía trên đầu |
4. Cổ | Dài, thanh tú | To vừa phải, dài trung bình |
5. Cánh | Dài rộng vừa phải | Tương đối rộng nhưng so với toàn thân thì hơi nhỏ |
6. Thân mình | Thon dài | Dài rộng sâu |
7. Ngực | Hơi lép | Rộng, sâu, hơi nhô ra phía trước |
8. Bụng | Con mái bụng sâu | Cong, hơi sệ, nhìn chung bụng sâu |
9. Đuôi | Cúp và hơi cong về sau, con đực có lông móc | Ngắn rộng và hơi xoè, con đực có lông móc |
10. Chân | Hơi dài so với bản thân con vịt | Ngắn, khoẻ, khoảng cách 2 chân rộng và thẳng |
11. Màu lông | Màu lông không thuần nhất. Một số con đực lông cổ có màu xanh biếc | Màu lông trắng sáng, thời kỳ đẻ và thay lông có sự biến đổi pha trộn màu vàng xỉn |
2.2.2. Khuyết tật: Những khuyết tật của vịt giống ghi ở bảng 2 dưới đây có thể được xem xét tuỳ theo mức độ yêu cầu của công tác giống.
Bảng 2
Các bộ phận thân thể và trạng thái | Khuyết tật | |
Vịt cỏ | Vịt Bắc kinh | |
1. Đầu cổ mỏ | Cổ ngắn | Đầu phẳng Mỏ có màu xanh hay đốm xanh hay đốm đen |
2. Thân | Thân mình ngắn | Xương sườn lõm |
3. Cánh | Cánh xoã | Cánh xoã |
4. Màu lông |
| Lông màu khác ngoài màu trắng |
5. Khối lượng | Khối lượng không đạt yêu cầu tiêu chuẩn | Khối lượng không đạt yêu cầu tiêu chuẩn |
6. Trạng thái | Vịt yếu | Vịt yếu |
2.3. Giao nhận
2.3.1. Vịt xuất đi phải được tiêm phòng bệnh dịch tả vịt và không mắc bệnh phó thương hàn (salmonellosis) .
2.3.2. Lô vịt khi giao nhận phải kèm theo phiếu giao hàng ghi rõ những yêu cầu sau đây:
- Tên giống, tuổi vịt
- Khối lượng cả bì và khối lượng sống của vịt
- Tên, địa chỉ người giao
- Tên, địa chỉ người nhận
- Ngày giao hàng.
3. Vận chuyển
3.1. Vịt để làm giống được vận chuyển trong những lồng hộp sạch sẽ, chắc chắn, thoáng khí.
3.2. Vịt để làm giống được vận chuyển bằng các phương tiện như tàu hoả, ôtô chuyên dùng. Phương tiện vận chuyển phải khô sạch. Nếu vận chuyển đi xa cần bảo đảm thức ăn, nước uống và chăm sóc cẩn thận.
PHỤ LỤC
1. Khái niệm
1.1. Vịt thương phẩm là vịt thịt hoặc vịt loại ra từ các đàn giống để vỗ béo giết thịt.
1.2. Nuôi vịt theo dòng, cách nuôi có sự giao phối và kiểm tra cá thể về mức sản xuất các tính năng khác của các gia đình vịt giống.
1.3. Nuôi nhân giống vịt: cách nuôi có sự kiểm tra đồng loạt về sức đẻ trứng.
1.4. Nuôi vịt thương phẩm: cách nuôi với mục đích là để sản xuất vịt thịt và trứng thương phẩm. Cách nuôi này chỉ cần kiểm tra về mặt sức khoẻ.
2. Yêu cầu về chăn nuôi
2.1. Vịt để làm giống nuôi theo dòng từ lúc mới nở đến 60-70 ngày tuổi cần đeo vòng số ở cánh. Vịt được chọn lên hậu bị hoặc vịt giống của phương pháp nuôi trên được đánh số ở chân.
2.2. Vịt nuôi nhân giống hoặc nuôi thương phẩm có thể đánh số trên mỏ hoặc màng bơi của ngón chân
2.3. Những vịt nuôi theo dòng không được nuôi chung với vịt thương phẩm.
2.4. Nơi chăn nuôi vịt để làm giống phải bảo đảm vệ sinh về nguồn nước chăn thả.