Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3236:1979 Khoai tây giống - Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3236:1979

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3236:1979 Khoai tây giống - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 3236:1979Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1979Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3236:1979

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) TCVN 3236_1979 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3236:1979

KHOAI TÂY GIỐNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Potato seed - Technical requirements

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho khoai tây giống là sản phẩm đã qua chọn lọc từ khoai tây để giống sau một quá trình bảo quản theo TCVN 3235-79.

1. Yêu cầu kỹ thuật.

1.1. Khoai tây giống đem trồng phải là củ của những giống có năng suất cao, ổn định, thích ứng với những điều kiện tự nhiên của khu vực định trồng, có phẩm chất tốt và đã được Bộ Nông nghiệp cho phép lưu hành.

1.2. Tỷ lệ củ đúng giống không thấp hơn 95% số củ.

1.3. Củ giống đem trồng phải có ít nhất là 1 mầm đang phát triển bình thường.

1.4. Củ giống không được mang các sâu bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật của nước CHXHCN Việt Nam.

1.5. Dựa vào chất lượng gieo trồng, khoai tây giống được chia làm 2 loại : loại 1, loại 2 và mỗi loại phải phù hợp với các quy định trong bảng.

2. Phương pháp thử.

Cách lấy mẫu và phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng: độ đúng giống, sâu bệnh, tạp chất.... theo TCVN 3237-79.

3. Đóng gói và vận chuyển

Trong quá trình vận chuyển khoai tây giống phải được đóng gói trong bao bì thích hợp bảo đảm cho củ giống không bị tổn thương, dập nát, gẫy mầm.

Chỉ tiêu

Mức

Loại 1

Loại 1

1. Trạng thái bên ngoài...

Củ nguyên lành, khoẻ, khô, sạch (đất bám trên củ không quá 1% về khối lượng); thể hiện rõ trạng thái hao hụt tự nhiên về khối lượng sau một quá trình bảo quản

2. Khối lượng củ không nhỏ hơn, g

35

15

 

Cho phép lẫn củ có khối lượng loại 2 không quá 2% số củ

Cho phép lẫn củ có khối lượng dưới loại không quá 5% số củ

3. Tình trạng mầm...

To, bậm, khoẻ

Mảnh; có nhánh

4. Sâu bệnh.

 

 

a. Đối với rệp sáp (số con/100củ) không quá....

3

5

b. Tỷ lệ củ bị bệnh % số củ, không quá ....

2

5

Trong đó:

 

 

- Bệnh thối khô, không quá…

1

1,5

- Bệnh thối ướt không quá…

0,5

1

 

PHỤ LỤC 1

BIÊN BẢN PHÂN TÍCH CỦ GIỐNG KHOAI TÂY

(Củ để giống hoặc củ giống)

Tên địa phương (huyện, tỉnh) ngày..... tháng...... năm 200....

Chúng tôi gồm:

1. .....................(Họ tên, chức vụ, cơ quan kiểm tra.........

2. ...................(Họ tên, chức vụ, đại diện cơ sở sản xuất)

3. ....................(Họ tên, chức vụ đại diện cơ quan nông nghiệp địa phương nơi có cơ sở sản xuất)

đã tiến hành phân tích chất lượng củ giống của lô số........ có khối lượng....... tấn, đã được bảo quản trong thời gian........ tháng. Kết quả phân tích như sau:

- Số lượng mẫu: ....... củ ứng với ........ kg trong đó:

- Số củ bị lẫn giống: ..... củ, trên số củ kiểm tra...... chiếm........%

- Số củ nguyên lành, không bị bệnh.... củ,......trên số củ kiểm tra....chiếm ......%.

- Số củ bị bệnh........ củ, trên số củ kiểm tra..... ...chiếm .......%.

Trong đó bệnh thối ướt ....... củ, chiếm.........%

Bệnh thối khô ........củ, chiếm.........%

- Số củ lẫn loại ........củ, trên số củ kiểm tra..........chiếm .......%

- Tạp chất : ............% (theo khối lượng).

Nhận xét và ý kiến của đoàn kiểm tra:.................(Ghi nhận xét đánh giá và kết luận việc xếp loại lô khoai tây giống).........

Biên bản này làm thành ba bản do đại diện của các bên tham gia kiểm tra lưu trữ làm hồ sơ.

 

 

Các đại diện ký tên (có đóng dấu chính quyền)

(Ghi rõ họ và tên)

 

PHỤ LỤC 2

MÔ TẢ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ SÂU, BỆNH HẠI CHÍNH CỦA KHOAI TÂY

1. Bệnh chết xanh (Psueudomonas solanacearum E.F. Smith).

- Cây đang xanh tốt, tự nhiên chết rũ đi nhưng cây vẫn giữ được màu xanh. Bệnh có thể làm chết cả bụi khoai một lúc hay chết dần từng nhánh.

- Củ bị bệnh ở rốn củ hay mắt củ có dịch hơi nhầy màu trắng sữa sau chuyển thành trắng ngà. Nếu bị nặng khi bóp nhẹ sẽ thấy sủi bọt ở rốn củ hay mắt củ. Khi bổ đôi củ thấy có một vòng nâu thẫm hoặc nâu đen ở phần ngoại bì.

2. Bệnh thối nhũn vi khuẩn (Erwinia sp).

Phần gốc cây tiếp giáp với mặt đất bị thối nhũn từ trong ra và có mùi khó ngửi. Vi khuẩn đi theo các mạch dẫn của cây làm cho toàn cây bị thối nhũn ra; nếu trời nắng hanh thì cây đã bị thối sẽ khô đi và có màu đen xám hoặc nâu đen. Bệnh thường xẩy ra trong vụ khoai tây trồng muộn và gặp thời tiết nóng, ẩm.

3. Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans D.B).

Bệnh hại cả lá, thân và củ. Lúc đầu bệnh thường xuất hiện ở mép lá, vết bệnh có màu nâu tái, sau phát triển ra cả lá và thân cây thì vết bệnh có màu nâu đen. Nếu gặp nắng lá và cây bị héo khô đi và có màu đen, nếu trời ẩm thì sẽ bị thối.

- Trên củ, vết bệnh lúc đầu hơi lõm và có màu thâm nâu sau phần củ bị bệnh chai cứng lại và có màu hơi nâu xám, nhân dân gọi là củ khoai bị lạng cà.

4. Bệnh thối vòng (Corynebacterium sp).

Cây bị héo dần từ gốc lên. Lá biến vàng. Khi nhổ cây lên bỏ củ ra thấy có vòng màu nâu.

5. Bệnh nấm hạch (Rhizoctonia solani Kuhn)

- Cây bị bệnh ngừng sinh trưởng, rũ xuống, phần gốc có những vết nứt mầu nâu. Cây thường ra củ khi sinh ở ngay nách lá, sau ít lâu thì cây bị chết.

- Trên củ có vết bệnh màu hung nâu, rất khó phân biệt. Gặp thời tiết thích hợp trên vết bệnh xuất hiện những hạch nấm hình dạng không đều màu nâu đậm và rất dễ rụng.

6. Bệnh thối khô củ (Fusarium coeruléum Sacc. Fusarium spp)

Vết bệnh trên củ có nhiều lớp nhăn thành những vòng đồng tâm. Vết bệnh khô lõm hẳn xuống có màu nâu hoặc xám, thịt củ bị tiêu biến rồi trở nên xốp, có thể nhìn thấy những đám nấm màu xám tro hay phớt hồng.

7. Bệnh thối ướt củ giống: Do nấm hoặc do vi khuẩn. Nếu do nấm thì củ bị thối ướt nhưng không nặng mùi; thịt củ có màu vàng nâu và bị nát dần.

Thối ướt do vi khuẩn thì vỏ củ biến thành một cái bọc đầy nước có mùi khắm khó ngửi; thịt củ bị rữa và nước dịch chảy ra có màu đen nước cống.

8. Bệnh do vius: Tác hại nhất là bệnh xoăn lá, lá biến vàng và cây bị biến dạng thấp lùn; nhân dân gọi là cây bị hủi :

- Cây còi cọc, lá bị mất diệp lục, biến màu và nhỏ đi;

- Củ bé lại, đa số là củ bi và dị dạng. Nếu để giống, củ thường cho mầm sợi chỉ. Bệnh virus làm giảm sức sống và giảm khả năng cho năng suất ở những thế hệ sau.

9. Rệp sáp trắng (Pseudococcus citri Rosso). Rệp non có màu hồng, lớn lên có một lớp sáp trắng như vôi phủ kín; nhân dân quen gọi là bọ nhầy hại khoai tây.

Rệp sáp chích hút mầm củ giống trong kho bảo quản làm cho mầm teo khô đi, củ giống khô đét, cứng lại, khi trồng không mọc được.

Rệp sáp đi từ kho theo củ giống ra ngoài đồng và lại từ ngoài đồng theo củ giống vào trong kho.

Rệp sáp trắng là loại sâu hại chủ yếu đối với củ giống khoai tây trong quá trình bảo quản.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi