Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3129:1979 Hạt giống bồ đề - Kỹ thuật thu hái và bảo quản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3129:1979

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3129:1979 Hạt giống bồ đề - Kỹ thuật thu hái và bảo quản
Số hiệu:TCVN 3129:1979Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:27/12/1979Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3129:1979

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3129:1979

HẠT GIỐNG BỒ ĐỀ - KỸ THUẬT THU HÁI VÀ BẢO QUẢN

Styrax tonkinensis - Seed collection and storage technique

Có hiệu lực từ 7-1980

(Ban hành kèm theo Quyết định số 657/QĐ ngày 27/12/1979 của UBKH và KTNN)

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các lâm trường, các hợp tác xã trồng rừng Bồ đề làm nguyên liệu giấy sợi, các cơ sở kinh doanh hạt giống Bồ đề.

Tiêu chuẩn này quy định những biện pháp kỹ thuật trong thu hái và bảo quản hạt giống Bồ đề nhằm tạo cho hạt giống đạt được những chỉ tiêu chất lượng theo TCVN 3127-79.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Thuật ngữ bảo quản theo tiêu chuẩn này bao gồm cả các quá trình xử lý để duy trì sức nẩy mầm cao và kéo dài tuổi thọ của hạt.

1.2. Chỉ được thu hái quả Bồ đề làm giống ở những cây Bồ đề có tuổi 5 trở lên. Đối tượng thu hái bảo quản là quả.

2. THU HÁI

2.1. Quy định chung

2.1.1. Từ ngày 25-8 trở đi mỗi đơn vị sản xuất hoặc thu mua phải theo dõi tình trạng chín của hạt giống theo định kỳ quan sát 5 ngày 1 lần.

2.1.2. Phải lấy mẫu xác định chất lượng hạt trước khi thu hái. Quan sát những chỉ tiêu bên ngoài của hạt theo điều 2.2.3.

2.2. Lấy mẫu để quan sát mức độ chín của hạt.

2.2.1. Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 3128-79. Riêng phần lấy mẫu điểm ở rừng Bồ đề lấy giống có diện tích nhỏ hơn 20 ha thì phải lấy ít nhất từ 5 cây đại diện. Cây đại diện là cây sinh trưởng bình thường:

- Không dưới 5 tuổi.

- Không sâu bệnh.

- Không lệch tán.

- Không mọc ở bìa rừng.

- Không cụt ngọn.

- Gốc cây cách nhau ít nhất 30 mét.

2.2.2. Thu 1 hay 2 kg quả ở những cành giữa tán cây, phân bố đều 4 phía để lập mẫu kiểm nghiệm.

2.2.3. Quan sát đánh giá độ chín của hạt theo các chỉ tiêu sau:

- Mầu vỏ quả: mầu bạc có điểm phớt trắng.

- Phần đầu quả: có vết nứt.

- Mầu vỏ hạt: màu đen thẫm hoặc mầu vàng da bò.

- Màng hạt: mỏng ép sát giữa nội nhũ và vỏ hạt.

- Mầu nội nhũ: rắn đặc, trong, phần ngoài sát lớp vỏ có mầu phớt xanh.

Hạt giống được phép thu hái khi 40 đến 50% lượng hạt trong mẫu thử đạt các chỉ tiêu trên.

2.2.4. Trong trường hợp đặc biệt hạt có thể được thu hoạch sớm khi được phép của cơ quan có thẩm quyền.

3. BẢO QUẢN

3.1. Quá trình bảo quản hạt sau thu hái bao gồm xử lý ban đầu và bảo quản ổn định.

3.2. Dụng cụ và vật liệu (theo phụ lục).

3.3. Kỹ thuật xử lý ban đầu:

3.3.1. Quả phải được xử lý ngay sau khi thu hái, không để quá 3 ngày.

3.3.2. Loại bỏ tạp chất, cành lá, trộn quả với cát có độ ẩm 20-22% (1 quả và 1 cát tính theo thể tích).

3.3.3. Trộn đều, vun thành luống theo chiều dài 10m, rộng 1,50m, cao 0,15m 3 ngày tưới nước 1 lần bằng thùng tưới có hương sen, tưới 40-50 lít nước cho 1 luống có kích thước 10 ´ 1,5 ´ 0,15m. Nơi để quả phải thoáng, tránh nắng.

3.3.4. Hàng ngày phải đảo xới 2 lần, cách nhau 6-8 giờ (sáng 1 lần, chiều 1 lần) xới xong san phẳng mặt luống, không nén chặt.

3.3.5. Thời gian xử lý ban đầu từ 30-45 ngày kể từ ngày hái quả.

3.3.6. Khi màu sắc và trạng thái của vỏ quả chuyển từ màu xanh và cứng sang màu xám và mềm xốp thì quả đạt yêu cầu chất lượng của giai đoạn xử lý ban đầu.

3.4. Kỹ thuật bảo quản ổn định

3.4.1. Chỉ những quả đã qua giai đoạn xử lý ban đầu mới chuyển sang giai đoạn bảo quản ổn định.

3.4.2. Sàng quả ra khỏi cát.

3.4.3. Dùng cát có ẩm độ 20-22% trộn đều với quả theo tỉ lệ 3 quả 1 cát tính theo thể tích.

3.4.4. Đánh thành luống dài tùy theo chiều dài kho - rộng 1,50m, cao 0,60m, không nén chặt luống.

Phủ toàn bộ 3 mặt luống 1 lớp cát ẩm 20-22% dày khoảng 3cm. Luống cách nhau 0,3-0,4m.

3.4.5. Mỗi tháng chăm sóc một lần vào ngày nhất định. Kỹ thuật chăm sóc như sau:

a) Đảo đều lớp cát quả từ trên xuống dưới không được để cát và quả kết vón thành tảng.

b) Dùng thùng tưới có hương sen tưới 40-60 lít nước cho một luống cát quả có kích thước 10 ´ 0,6 ´ 1,5m.

c) Làm phẳng mặt luống, không nén chặt.

d) Phủ lớp cát có ẩm độ 20-22% dày khoảng 3cm lên toàn bộ 3 mặt luống.

3.4.6. Giữa 2 đợt chăm sóc chính phải chăm sóc bổ sung một lần. Kỹ thuật chăm sóc như sau: Dùng thùng tưới có hương sen, tưới khoảng 30-40 lít nước cho một luống có kích thước 10 ´ 1,5 ´ 0,6m.

3.4.7. Kiểm tra chất lượng quả trong quá trình bảo quản theo TCVN 3128-79. Thời gian kiểm tra vào tháng 10 hàng năm.

3.4.8. Nếu tỉ lệ nảy mầm của hạt giảm 10% so với TCVN 3127-79 thì phải đem sử dụng ngay.

 

PHỤ LỤC

DỤNG CỤ ĐỂ BẢO QUẢN 1 TẤN QUẢ:

- 2 xẻng;

- 1 đôi thùng gánh nước;

- 3 sàng;

- 2 nia;

- 3 rổ tre;

- 2 chổi;

- 2 mét khối cát mịn (cỡ 0,15-0,3 mm) phơi khô (phơi 3 nắng) sàng qua sàng có lỗ nhỏ hơn 0,5 mm để loại bỏ tạp chất.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi