Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3126:1979 Hạt giống thông - Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3126:1979
Số hiệu: | TCVN 3126:1979 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp | |
Ngày ban hành: | 27/12/1979 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3126:1979
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3126:1979
HẠT GIỐNG THÔNG
Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại hạt giống Thông (Thông nhựa, Thông đuôi ngựa, Thông ba lá) dùng để trồng rừng.
1. BAO GÓI
1.1. Hạt giống Thông đưa vào bao gói phải đảm bảo chất lượng quy định trong TCVN 3123 - 79, TCVN 3124 - 79 và TCVN 3125 - 79.
1.2. Yêu cầu bao bì
1.2.1. Bao bì phải khô , sạch, bền , không thủng rách.
1.2.2. Bao chống ẩm phải bằng màng polyetylen dày 0,08mm đến 0,10mm và các đường dán bao phải chắc. Kích thước bao kể từ mép dán bao trong (bao chống ẩm) phải rộng hơn bao ngoài ít nhất 3cm và cao hơn lớp mặt hạt (sau khi đã buộc túm lại) 30cm. Có thể sử dụng 3 loại kích thước sau đây:
- Túi polyetylen: 0,3 x 0,65m; 0,45 x 0,85 m; 0,55 x 1m.
- Bao bì ngoài: 0,30 x 0,50m; 0,40 x 0,65m; 0,50 x 0,85m.
1.3. Đóng bao
1.3.1. Khối lượng hạt đóng bao trong mỗi bao là: 5kg, 10kg, 20kg.
1.3.2. Lồng bao chống ẩm vào trong bao bì ngoài. Đổ đủ khối lượng hạt vào bao chống ẩm. Túm phần thừa của bao chống ẩm đến gần sát lớp mặt hạt, dùng dây đay hay dây gai buộc chặt; gập đôi đoạn bao còn thừa và buộc chặt lại lần nữa. Khâu miệng hoặc túm phần miệng bao bì ngoài bằng dây gai.
2. GHI NHÃN
2.1. Dùng loại giấy bền dày hoặc cứng để ghi nhãn. Phải dùng loại mực in không phai.
2.2. Kích thước nhãn 8,5 x 6,0cm.
2.3. Nội dung nhãn
- Tên hạt giống (tên khoa học)
- Loại
- Khối lượng hạt
- Ngày chế biến xong
- Nơi thu hái
- Phương pháp bảo quản
2.4. Nhãn đính trên miệng bao ngoài và miệng bao chống ẩm bằng dây kim loại mềm hoặc dây gai.
3. VẬN CHUYỂN
3.1. Phải che mưa nắng, không làm thủng rách bao bì và xây xát dập vỡ hạt trong khi vận chuyển.
3.2. Thời gian vận chuyển phải nhanh, gọn (đối với hạt đã bảo quản trong kho lạnh, thời gian vận chuyển không quá 10 ngày).
4. BẢO QUẢN
4.1. Trong suốt quá trình của các dạng bảo quản, hạt giống Thông phải đảm bảo chất lượng quy định trong TCVN 3123 - 79 (đối với Thông nhựa) TCVN 3124 - 79 (đối với Thông ba lá) TCVN 3125 -79 (đối với Thông đuôi ngựa).
4.2. Bảo quản lạnh
4.2.1. Yêu cầu nhiệt độ nơi bảo quản phải ổn định. Nhiệt độ thích hợp từ 0 - 5 -10oC.
Độ ẩm không cao hơn độ ẩm không khí bên ngoài và càng thấp càng tốt.
4.2.2. Các bao hạt xếp thành nhiều tầng và xen kẽ nhau, đảm bảo độ thông thoáng hợp lý.
4.3. Bảo quản ở nhiệt độ bình thường
4.3.1. Chỉ áp dụng cho hạt giống Thông có yêu cầu về thời gian bảo quản không quá 1 năm.
4.3.2. Kho bảo quản phải khô ráo, thoáng mát. Cần dùng quạt và hệ thống thông gió để chống nóng ẩm trong kho. Trước khi đưa hạt vào bảo quản phải vệ sinh kho, xử lý kho và dụng cụ cất trữ bằng thuốc trừ nấm mốc, sâu mọt.
4.3.3. Dụng cụ đựng hạt (chum, vại, bình, lọ sành, sứ, thuỷ tinh v.v.) phải khô, sạch, lành, không có hiện tượng ẩm mốc, phải cách nhiệt, cách ẩm và có nắp đậy gắn kín.
4.3.4. Hạt trước khi bảo quản phải qua xử lý bằng thuốc hóa học theo nồng độ và phương pháp thích hợp (theo quy định của Bộ Lâm nghiệp) để phòng trừ nấm mốc, sâu mọt.
4.3.5. Để chống ẩm, có thể dùng Silicagel 3-5% đựng trong túi vải thưa để trong dụng cụ đựng hạt, hoặc dùng vôi sống liều lượng khoảng 8-10% khối lượng hạt để dưới đáy và trên mặt lớp hạt, nhưng không cho hạt tiếp xúc trực tiếp với vôi.
4.4. Kiểm tra chất lượng hạt trong thời gian bảo quản
4.4.1. Đối với hạt bảo quản lạnh, 4 tháng kiểm tra 1 lần, đối với hạt bảo quản ở nhiệt độ thường, 2 tháng kiểm tra 1 lần.
4.4.2. Các chỉ tiêu kiểm tra: Tỷ lệ nảy mầm và độ ẩm của hạt.
4.4.3. Phương pháp kiểm tra: theo TCVN 3122-79.