Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2374:1987 Tơ tằm dâu - Phương pháp xác định độ sạch

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2374:1987

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2374:1987 Tơ tằm dâu - Phương pháp xác định độ sạch
Số hiệu:TCVN 2374:1987Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:1987Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2374:1987

TƠ TẰM DÂU

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ SẠCH

Raw silk

Method for determination of neatness

 

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 2374-78 quy định phương pháp xác định mức độ tồn tại các khuyết tật trên sợi tơ, bằng cách đếm số lượng các khuyết tật trên các băng tơ rồi trừ điểm theo quy định.

Các loại khuyết tật thuộc phạm vi độ sạch được quy hoạch trong bảng.

Các loại khuyết tật

Đặc trưng

Kích thước

(mm)

Gút hạt nhỏ

Có những hạt cát nhỏ

Dưới 2

Gút vòng

Đầu mút của sợi tơ đơn không bám miết vào sợi tơ sống mà xoắn vòng, hoặc các khuyên tơ của sợi tơ kén không tháo ra được

Dưới 10 (đo chu vi vòng)

Mối nối ngắn

Đầu mối sau khi nối còn lại

Dưới 3

Xoắn ốc nhẹ

Đầu sợi tơ đơn không bám miết vào sợi tơ sống mà leo quanh nó thành đường xoắn nhẹ

 

Gút cám

Hạt nhỏ li ti như cám bám vào sợi tơ

 

Xù lông

Một phần tơ bị xù ra những lông tơ

 

Các loại gút

Các loại gút khác không lớn mà không thuộc vào các loại trên.

Dưới 3

Độ sạch của tơ tằm dâu được xác định bằng cách dùng mắt thường so sánh các băng tơ với các ảnh mẫu.

1. Lấy mẫu

Sử dụng các băng tơ đã kiểm tra độ gai gút lớn để kiểm tra độ sạch.

2. Buồng kiểm nghiệm và dụng cụ

- Buồng kiểm nghiệm theo TCVN 2372-87

- ảnh mẫu tiêu chuẩn của độ sạch

3. Phương pháp xác định

3.1. Độ sạch được kiểm tra ở một mặt của bảng đen. Đơn vị để đánh giá độ sạch là điểm.

3.2. Người kiểm nghiệm đứng cách bảng đen từ 0,5 đến 0,6m để quan sát. Bằng mắt thường so sánh các băng tơ với các ảnh mẫu của độ sạch. Các băng tơ giống ảnh mẫu nào thì điểm của ảnh mẫu sẽ là điểm của băng tơ đó. Điểm cao nhất là 10.

3.3. Nếu băng tơ nào có số lượng gai gút phù hợp với ảnh mẫu nhưng có kích thước lớn hơn hoặc gai gút tập trung vào 1/2 hoặc 1/4 băng tơ, thì băng tơ đó phải trừ điểm.

3.4. Nguyên tắc trừ điểm

3.4.1. Căn cứ vào kích thước của các gút trong các ảnh mẫu để trừ điểm. Nếu kích thước gai gút thuộc cỡ “nhỏ” không phải trừ điểm, thuộc cỡ “vừa” trừ 5 điểm, thuộc cỡ “lớn” trừ 10 điểm.

3.4.2. Phân loại kích thước các gút trong ảnh mẫu

- Loại “nhỏ” gồm các gút có trong ảnh mẫu đạt từ 90 điểm trở lên.

- Loại “vừa” gồm các gút có trong ảnh mẫu đạt 80 điểm

- Loại “lớn” gồm có gút các trong ảnh mẫu đạt 50 điểm.

3.4.3. Các băng tơ có gút cảm phân bố tập trung lại 1/4 băng tơ phải trừ 5 điểm, tập trung ở 1/2 băng tơ phải trừ 10 điểm.

4. Tính kết quả

Độ sạch của lô tơ (S), tính bằng điểm theo công thức:

 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2374:1987 Tơ tằm dâu - Phương pháp xác định độ sạch

Trong đó:

Si : Độ sạch của từng băng tơ

n : Số băng tơ được kiểm tra

Kết quả được lấy chính xác đến con số ở hàng đơn vị và áp dụng phương pháp làm tròn số theo TCVN 1517-74.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi