Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1773-18:1999 Máy kéo nông - lâm nghiệp - Phương pháp thử - Phần 18: Đánh giá độ tin cậy sử dụng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-18:1999

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1773-18:1999 Máy kéo nông - lâm nghiệp - Phương pháp thử - Phần 18: Đánh giá độ tin cậy sử dụng
Số hiệu:TCVN 1773-18:1999Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:1999Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1773-18:1999

MÁY KÉO NÔNG - LÂM NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 18: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY SỬ DỤNG
Agricultural - forestry tractors - Test methods - Part 18: Evaluation of operational reliability

Soát xét lần 3

 

TCVN 1773-18: 1999 thay thế cho nội dung thử quy định ở điều 3.11 và 5.7 TCVN 1773-1991.

TCVN 1773: 1999 gồm có 18 phần.

TCVN 1773-18: 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông - lâm nghiệp biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những chỉ tiêu chính và phương pháp xác định để đánh giá độ tin cậy sử dụng máy kéo nông nghiệp và những máy kéo lâm nghiệp có công dụng tương tự.

2. Chỉ tiêu độ tin cậy

2.1. Độ tin cậy là một chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp, tùy theo công dụng, điều kiện sử dụng tính chất đó có thể được biểu thị bằng nhiều tính chất (chỉ tiêu) khác nhau. Phạm vi của tiêu chuẩn này chỉ đề cập tới độ tin cậy trong sử dụng máy trực tiếp phục vụ sản xuất. Nó không bao gồm các tính chất khác như tính bền vững bảo quản, tính bền vững lâu dài (tuổi thọ) của máy.

2.2. Định nghĩa

2.2.1. Tiêu chuẩn này sử dụng định nghĩa các thuật ngữ “Trạng thái đúng của máy”, “Trạng thái có khả năng làm việc của máy”, “Tính không hỏng” “Tính thuận tiện sửa chữa” “Hệ số tin cậy sử dụng” và “Hệ số sử dụng kỹ thuật” cho trong TCVN 4416-87 - Độ tin cậy trong kỹ thuật - Thuật ngữ và định nghĩa.

2.2.2. Giờ máy: Chỉ số thời gian đồng hồ lắp trên máy kéo.

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy sử dụng

2.3.1. Máy kéo phải có trạng thái đúng được thể hiện như sau:

2.3.1.1. Khi làm việc các hệ thống của máy kéo phải bảo đảm tình trạng kỹ thuật như quy định ở phụ lục A của tiêu chuẩn này.

2.3.1.2. Các thông số kỹ thuật thực tế của máy phải phù hợp với mọi yêu cầu và các chỉ số đã được quy định trong các tài liệu kỹ thuật kèm theo máy.

2.3.2. Trong quá trình thử không xảy ra hư hỏng lặp lại, quá 2 lần đối với cùng một chi tiết máy.

2.3.3. Trong suốt quá trình thử 300 giờ máy làm việc có tải đối với máy kéo đang được sản xuất loạt và 500 giờ máy làm việc có tải đối với những mẫu máy kéo mới do trong nước sản xuất - những máy kéo chưa qua thử mẫu - không được xảy ra những hư hỏng thuộc nhóm III (quy định ở phụ lục B của tiêu chuẩn này).

Đối với mẫu máy kéo nhập của nước ngoài thì trong 1000 giờ máy làm việc có tải không được xảy ra những hư hỏng thuộc nhóm III (quy định ở phụ lục B của tiêu chuẩn này).

2.3.4. Sau khi kết thúc thử, tình trạng kỹ thuật chung của máy kéo phải ở “Trạng thái có khả năng làm việc ngay” và những thông số cơ bản phải đạt được các yêu cầu sau:

So với giá trị ban đầu trước khi thử:

- Tốc độ quay định mức của trục khuỷu không được giảm quá 1%

- Công suất định mức không được giảm quá 2%

- Suất tiêu thụ nhiên liệu ở công suất định mức không tăng quá 1%

- Tỷ lệ tiêu hao dầu bôi trơn động cơ so với tiêu thụ nhiên liệu chính phải ít hơn 2%

- Khe hở ăn khớp ở các cặp bánh răng chính (các cặp bánh răng của các số truyền làm việc chính, cặp bánh răng truyền lực chính, cặp bánh răng truyền lực cuối cùng) khe hở ở các ổ đầu to thanh truyền và cổ trục khuỷu không được vượt quá 30% phạm vi giới hạn khe hở cho phép làm việc và các vết ăn khớp của bánh răng phải đạt đúng quy định kỹ thuật.

2.3.5. Các chỉ tiêu tin cậy sau khi đã đáp ứng được yêu cầu ở điều kiện 3.3 phải đạt các mức sau:

2.3.5.1. Tính không hỏng: thời gian làm việc trung bình xảy ra một lần hỏng không ít hơn 75 giờ máy.

2.3.5.2. Tính thuận tiện sửa chữa: thời gian trung bình một lần khắc phục hư hỏng không lớn hơn 1,5 giờ/1 lần hư hỏng.

2.3.5.3. Hệ số tin cậy sử dụng: không nhỏ hơn 0,98

2.3.5.4. Hệ số sử dụng kỹ thuật: không nhỏ hơn 0,92.

3. Phương pháp thử đánh giá độ tin cậy sử dụng

3.1. Quy định chung

Trong phần này của tiêu chuẩn quy định phương pháp thử sử dụng thời gian dài trong điều kiện sản xuất để xác định các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy được quy định ở trong phần một.

3.2. Các đơn vị đo và dung sai cho phép

Các đơn vị đo và dung sai cho phép sau đây được sử dụng trong tiêu chuẩn này.

Lượng làm việc chung và lượng làm việc trong ngày của máy kéo, tính bằng giờ máy ± 0,5 giờ máy

Khối lượng công việc đã làm được trong ngày của máy kéo, tính bằng giờ (hecta, tấn, kilômét…) ± 5%

Lượng nhiên liệu tiêu thụ trong ngày, tính bằng kilôgam (lít) ± 3%.

Lượng dầu mỡ bôi trơn tiêu thụ trong các hệ thống kể cả đổ thêm trong ngày, tính bằng kilôgam (lít) ± 3%.

Lượng nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn tiêu thụ để chăm sóc kỹ thuật, tính bằng kilôgam (lít) ± 5%

Lượng làm việc tới hỏng của các chi tiết máy, tính bằng giờ máy ± 0,5 giờ máy

Thời gian khắc phục hư hỏng, tính bằng giờ ± 1%.

Thời gian thao tác để tiến hành chăm sóc kỹ thuật của mỗi công nhân, tính bằng phút ± 2 phút.

3.3. Yêu cầu chung

3.3.1. Mẫu thử

3.3.1.1. Mỗi lần thử số lượng máy kéo phải sử dụng là ≥ 2 máy, lấy ngẫu nhiên trong lô sản phẩm.

3.3.1.2. Trước khi thử máy kéo phải được rà trơn theo đúng quy định của nhà chế tạo.

3.3.1.3. Trong quá trình thử: việc sử dụng, điều chỉnh và chăm sóc kỹ thuật cho máy kéo phải theo đúng những quy định của nhà chế tạo.

3.4. Kiểm tra giám định tình trạng kỹ thuật ban đầu của máy

3.4.1. Việc kiểm tra giám định tình trạng kỹ thuật của máy kéo theo các chỉ tiêu quy định ở điều 3.1 trong phần một của tiêu chuẩn này được thực hiện vào giai đoạn đầu - khi chuẩn bị thử (theo chương trình chung thử toàn bộ máy kéo) bằng cách tiến hành giám định ban đầu theo quy trình sau đây:

3.4.1.1. Kiểm tra mức độ hoàn chỉnh, đầy đủ các bộ phận máy kéo theo thiết kế và đối chiếu hiện vật với danh mục phụ kiện kèm theo; toàn bộ hồ sơ kỹ thuật, các dụng cụ và phụ tùng dự trữ.

3.4.1.2. Bằng quan sát, kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung của máy, sơ bộ đánh giá chất lượng chế tạo, phát hiện những sai lệch và khuyết tật của những chi tiết máy.

3.4.1.3. Khởi động cho máy làm việc. Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định trong phụ lục A, tiến hành kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật chung khi làm việc của các hệ thống trên máy kéo như động cơ, các cơ cấu điều khiển: ly hợp, phanh, hộp số, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống thủy lực.

Việc kiểm tra này được tiến hành tiếp tục khi rà trơn để có thể đánh giá được đầy đủ và chính xác hơn.

3.5. Thử kiểm tra xác định độ tin cậy sử dụng

3.5.1. Nội dung thử

Cho máy kéo làm việc trong điều kiện sản xuất, tiến hành xác định các chỉ tiêu sau:

1) Tổng thời gian làm việc, tính bằng giờ máy

2) Tổng số lần hư hỏng của toàn máy

Trong đó bao gồm số lần hư hỏng của từng nhóm phức tạp:

- Nhóm I

- Nhóm II

- Nhóm III

3) Tổng thời gian để khắc phục các hư hỏng, tính bằng giờ

4) Tổng thời gian để chăm sóc kỹ thuật theo quy định, tính bằng giờ

5) Thời gian làm việc trung bình ứng với một lần hư hỏng, tính bằng giờ máy

6) Thời gian trung bình một lần khắc phục hư hỏng, tính bằng giờ

7) Đánh giá tính thuận tiện (thích ứng) chăm sóc kỹ thuật với điều kiện sử dụng thực tế

8) Đánh giá tính thuận tiện (thích ứng sửa chữa)

9) Hệ số tin cậy sử dụng (Kt)

10) Hệ số sử dụng kỹ thuật (Ks).

3.5.2. Điều kiện thử

Việc thử được thực hiện trong điều kiện sản xuất thực tế phù hợp với nhiệm vụ kỹ thuật khi thiết kế máy.

3.5.2.1. Phải theo dõi máy kéo làm việc trong sản xuất thực tế với thời gian làm việc ít nhất là 300 giờ máy có tải - khi thử kiểm tra, 500 giờ máy có tải - khi thử mẫu (không kể thời gian rà trơn) đối với máy kéo do trong nước chế tạo; 1000 giờ máy có tải đối với máy kéo nhập của nước ngoài và theo dõi kiểm tra chi tiết đối với mỗi liên hợp máy từ 3 đến 5 ngày làm việc ở các thời điểm khác nhau trong quá trình làm việc (khi có yêu cầu đánh giá công nghệ sử dụng).

3.5.2.2. Công việc được tiến hành khi thử bao gồm:

- Cày phay ruộng khô;

- Lồng ruộng nước;

- Vận chuyển trên vùng đồi, đường xấu, địa hình phức tạp.

3.5.2.3. Chế độ thử

Chế độ thử được lựa chọn bảo đảm sao cho mức tải trung bình sử dụng so với công suất định mức của động cơ phải đạt:

- Trên 80% đối với máy kéo bánh;

- Trên 85% đối với máy kéo xích;

3.5.2.4. Chiều dài đường làm việc

Kích thước ruộng cần được lựa chọn sao cho bảo đảm ít nhất 50% khối lượng công việc được thực hiện trên những thửa ruộng có chiều dài đường làm việc như sau:

- Từ 30 m đến 50 m đối với những máy kéo cỡ dưới 0,9T;

- Từ 51 m đến 70 m đối với những máy kéo từ 0,9T trở lên;

3.5.3. Tiến hành thử

3.5.3.1. Việc thử để kiểm tra xác định độ tin cậy sử dụng trong điều kiện sản xuất được tiến hành đồng thời với đánh giá công nghệ sử dụng và thực hiện việc giám định kỹ thuật đối với máy kéo trong suốt quá trình thử và sau khi kết thúc thử.

3.5.3.2. Việc theo dõi, quan sát hoạt động của máy ở trên đồng ruộng thì tiến hành theo TCVN 1773-17: 1998 Phương pháp đánh giá công nghệ sử dụng trong điều kiện sản xuất.

3.5.3.2. Giám định kỹ thuật trong quá trình thử

Việc giám định được thực hiện liên tục trong quá trình thử. Đặc biệt chú ý kiểm tra bảo dưỡng các cấp đối với máy theo quy định của nhà máy chế tạo. Nội dung giám định bao gồm:

1) Theo dõi quan sát và đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy trong sử dụng thời gian dài nhằm mục đích phát hiện những ưu nhược điểm về kết cấu và chế tạo, những nguyên nhân phát sinh khuyết tật, hư hỏng, gãy vỡ, biến dạng.

2) Kiểm tra và phân tích nguyên nhân các chi tiết máy bị hư hỏng: Xác định những đặc tính và nguyên nhân hư hỏng, mòn gãy nhanh của các chi tiết máy bằng cách kiểm tra, quan sát những chi tiết máy bị hư hỏng và các chi tiết máy lắp ghép với chúng. Phân tích các điều kiện, chế độ và thời gian làm việc của các chi tiết máy này ở trên máy và khi cần thiết đưa phân tích ở trong phòng thí nghiệm về vật liệu và chất lượng chế tạo.

3) Phải thống kê ghi chép đầy đủ vào bản quan sát theo dõi hoạt động của máy những trường hợp hư hỏng, gãy vỡ, mòn nhanh của các chi tiết. Mô tả đầy đủ tính chất hư hỏng, thời gian và điều kiện làm việc của các chi tiết, khi cần phải chụp ảnh, những biện pháp và thời gian cần thiết để khắc phục, chi phí nguyên vật liệu để sửa chữa.

4) Khi xác định đặc điểm hư hỏng thì chỉ tính đến nguyên nhân kết cấu và chế tạo gây nên còn những nguyên nhân do sử dụng không đúng quy trình hoặc do máy công tác thì không tính đến.

5) Nếu một chi tiết máy bị hư hỏng dẫn đến phá hủy khả năng làm việc của nhiều chi tiết khác ở trong cụm máy thì chỉ tính là một hư hỏng và tính chất hư hỏng được xác định theo chi tiết hư hỏng.

6) Khi thay đồng bộ các chi tiết lắp ghép của một cụm thì cũng tính là một hư hỏng.

Ví dụ: Thay đồng bộ bạc lót và trục, xích và các chốt xích.

7) Nếu phát hiện các chi tiết máy trong cụm mới đồng thời bị hư hỏng do khuyết tật kết cấu hoặc chế tạo thì cần phân biệt hai trường hợp:

a) Nếu cùng một nguyên nhân gây hư hỏng thì chỉ tính là một hư hỏng;

b) Nếu có nhiều nguyên nhân hư hỏng thì số lượng hư hỏng tính bằng số lượng; nguyên nhân

8) Thời gian chi phí để khắc phục những hư hỏng bao gồm: Thời gian để kiểm tra phát hiện, tháo lắp sửa chữa những bộ phận bị hư hỏng và điều chỉnh máy sau khi sửa chữa. Không tính đến thời gian phát sinh do nguyên nhân tổ chức bất thường.

3.5.3.4. Giám định kỹ thuật sau khi kết thúc thử

Tiến hành giám định kỹ thuật sau khi kết thúc với mục đích thu nhận đầy đủ những tài liệu về chất lượng chế tạo và kết cấu của máy. Việc giám định kỹ thuật được thực hiện đối với toàn bộ máy và đặc biệt đối với các chi tiết máy trong quá trình làm việc có chuyển động và chịu tải lớn. Nội dung giám định bao gồm:

1) Đánh giá tình trạng kỹ thuật chung của máy, của các cụm máy và chi tiết máy bằng phương pháp chuẩn đoán kỹ thuật - kiểm tra không tháo máy - bằng những dụng cụ chuyên dùng. Kiểm tra xác định và đối chiếu so sánh các chỉ tiêu kỹ thuật của máy trước và sau khi thử: các chỉ tiêu quy định ở điều 3.4 trong phần một của tiêu chuẩn này (căn cứ vào kết quả thử theo chương trình thử đánh giá chung toàn bộ máy kéo. Ví dụ như thử động cơ, lực kéo, thử hệ thống treo thủy lực…);

2) Thành lập bảng thống kê về số lượng và đặc điểm những thiếu sót về mặt chế tạo và kết cấu của các chi tiết bị gãy, mòn, biến dạng trong khi thử;

3) Đánh giá tính thuận tiện chăm sóc kỹ thuật

Tính chất này được thể hiện bởi mức độ đơn giản, dễ dàng khi tiến hành chăm sóc kỹ thuật, điều chỉnh các bộ phận. Thời gian, công lao động cần thiết để hoàn thành công việc. Sự đầy đủ dụng cụ chăm sóc kỹ thuật.

4) Đánh giá tính thuận tiện sửa chữa

Tính chất này được biểu thị bằng các chỉ tiêu sau:

a) Sự thuận tiện khi tháo lắp. Thời gian và công lao động cần thiết để hoàn thành công việc;

b) Khả năng đáp ứng được yêu cầu sửa chữa của chi tiết máy, cụm máy … trong điều kiện hiện tại;

c) Sự thuận tiện điều chỉnh các bộ phận của máy kéo sau khi sửa chữa;

d) Mức độ sử dụng trang thiết bị chuyên môn để tháo lắp khi sửa chữa và thay thế các chi tiết.

3.5.4. Tính toán các chỉ tiêu

3.5.4.1. Số lần hư hỏng trung bình trong suốt thời kỳ thử trong một máy kéo

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1773-18:1999 Máy kéo nông - lâm nghiệp - Phương pháp thử - Phần 18: Đánh giá độ tin cậy sử dụng

Trong đó:

åni là tổng số lần hư hỏng cho cả lô máy được thử;

N là số lượng máy kéo được thử.

3.5.4.2. Tính không hỏng

Thời gian làm việc trung bình ứng với một lần hư hỏng, giờ máy

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1773-18:1999 Máy kéo nông - lâm nghiệp - Phương pháp thử - Phần 18: Đánh giá độ tin cậy sử dụng

Trong đó:

TM là thời gian làm việc trung bình của một máy kéo trong suốt thời kỳ thử, giờ máy

3.5.4.3. Tính thuận tiện sửa chữa

Thời gian trung bình một lần khắc phục hư hỏng, giờ

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1773-18:1999 Máy kéo nông - lâm nghiệp - Phương pháp thử - Phần 18: Đánh giá độ tin cậy sử dụng

Trong đó:

n là tổng số lần hư hỏng cho cả lô máy được thử

åti là tổng thời gian để khắc phục hư hỏng cho cả lô máy được thử, giờ.

3.5.4.4. Hệ số tin cậy sử dụng

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1773-18:1999 Máy kéo nông - lâm nghiệp - Phương pháp thử - Phần 18: Đánh giá độ tin cậy sử dụng

Trong đó T6 là tổng thời gian trung bình để khắc phục hư hỏng cho một máy kéo trong suốt quá trình thử, giờ.

3.5.4.5. Hệ số sử dụng kỹ thuật

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1773-18:1999 Máy kéo nông - lâm nghiệp - Phương pháp thử - Phần 18: Đánh giá độ tin cậy sử dụng

Trong đó T5 là tổng thời gian trung bình để chăm sóc kỹ thuật cho một máy kéo trong suốt quá trình thử, giờ.

Chú thích: Trong trường hợp máy kéo không trang bị đồng hồ ghi giờ máy thì khi tính toán sẽ thay thế TM  bằng T1 (tổng thời gian làm việc thuần túy trung bình của một máy kéo trong suốt quá trình thử).

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1773-18:1999 Máy kéo nông - lâm nghiệp - Phương pháp thử - Phần 18: Đánh giá độ tin cậy sử dụng

Trong đó:

Ftc là tổng diện tích mà liên hợp máy kéo với máy nông nghiệp làm được trong quá trình thử, ha;

Wtt là năng suất giờ thuần túy (lấy trong bảng kiểm tra ngày làm việc của liên hợp máy) ha/h.

3.6. Báo cáo kết quả thử

a) Kết quả theo dõi kiểm tra và tính toán các chỉ tiêu theo nội dung thử được ghi vào các bảng 1 và 2 phụ lục C của tiêu chuẩn này;

b) Trình bày các kết quả kiểm tra kỹ thuật bao gồm những nhận xét đánh giá về tình trạng kỹ thuật chung của máy, của các hệ thống ở trên máy khi hoạt động.

So sánh các chỉ tiêu làm việc của máy trước và sau khi thử.

Những nhận xét đánh giá về kết cấu máy, chất lượng chế tạo, lắp ráp, khả năng làm việc vững chắc, ổn định trong sử dụng lâu dài, tính thuận tiện chăm sóc kỹ thuật, tính thuận tiện sửa chữa và các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá độ tin cậy.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CHUNG KHI LÀM VIỆC CỦA CÁC HỆ THỐNG TRÊN MÁY KÉO

A.1. Quy định chung

Tất cả các cụm máy, các chi tiết trên máy phải đầy đủ và bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

A.2. Động cơ

A.2.1. Động cơ chính phải khởi động được dễ dàng, thời gian không quá 2 đến 3 phút khi khởi động bằng động cơ khởi động, không quá 2 đến 3 lần khởi động bằng điện và mỗi lần không quá 15 giây. Khi động cơ chính bắt đầu làm việc, bộ phận tự động phân tách động cơ khởi động ra khỏi động cơ chính.

A.2.2. Bất kỳ động cơ làm việc ở chế độ tải nào, nhiệt độ nước và dầu không được quá 950C. Khi đến nhiệt độ làm việc bình thường, động cơ phải phát huy đầy đủ công suất theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật, không có khói, khi quá tải cho phép có ít khói đen.

A.2.3. Trong điều kiện nhiệt độ làm việc bình thường, bất kỳ động cơ làm việc ở chế độ tải nào, áp suất dầu bôi trơn động cơ và áp suất nhiên liệu của bơm cao áp phải bảo đảm nằm trong giới hạn cho phép.

A.2.4. Khi động cơ làm việc, dầu, nước không được rò chảy qua các đệm, các khớp nối không được lọt hơi qua các chỗ lắp ráp có đệm.

A.2.5. Tay cung cấp nhiên liệu phải giữ được ở bất cứ vị trí nào. Vị trí cực đại và cực tiểu của tay cung cấp nhiên liệu phải tương ứng với vị trí cực đại và cực tiểu của cần bộ điều tốc.

A.3. Ly hợp

A.3.1. Ly hợp phải ngắt nhẹ nhàng và tách hoàn toàn, bảo đảm khởi hành máy êm dịu, phải truyền đủ mô men quay khi đóng.

A.3.2. Ly hợp động cơ khởi động phải ngắt hoàn toàn, bảo đảm khi gài các bánh răng truyền động không có chỗ kêu.

A.3.3. Phanh ly hợp phải hãm nhanh các phần di động, bảo đảm gài các số truyền nhanh chóng không có tiếng kêu.

A.3.4. Ly hợp chuyển hướng phải truyền đủ mô men, không trượt và tác động chuyển hướng hai bên đều nhau khi kéo tay điều khiển ly hợp. Bình thường khi cả hai ly hợp đều đóng, phải bảo đảm máy kéo chạy thẳng. Khi ngắt hoàn toàn một bên ly hợp chuyển hướng và đạp phanh máy phải quay tại chỗ.

A.3.5. Các cần bẩy, các tay điều khiển ly hợp phải dịch chuyển dễ dàng và đúng hành trình quy định, không vướng kẹt. Khi thôi tác động các bàn đạp hai tay điều khiển phải tự động trở về vị trí ban đầu.

A.4. Hộp số và hộp giảm tốc

A.4.1. Bộ phận hãm gài số chỉ cho phép gài hoặc ra số khi ly khai ly hợp hoàn toàn, các số truyền không tự bật ra hay gài vào.

A.4.2. Gài và phân khai các số dễ dàng, êm dịu, không có tiếng kêu.

A.4.3. Ở bất kỳ chế độ tải nào hộp số cũng không được nóng hoặc có tiếng kêu lớn.

A.5. Truyền lực chính và truyền lực cuối cùng

A.5.1. Bộ phận hãm sai động phải gài và phân khai dễ dàng, không vướng kẹt, không tự động ăn khớp

A.5.2. Truyền lực chính và truyền lực bìa: khi làm việc ở các số truyền và các phụ tải khác nhau không có tiếng kêu lớn và bất thường.

A.5.3. Tay gài trục trích công suất phải gài dễ dàng, không vướng kẹt, không tự động gài hoặc phân khai.

A.5.4. Bộ phận tăng mô men quay có tác dụng nhanh sau khi gài.

A.6. Bộ phận chuyển động và phanh.

A.6.1. Phanh phải hãm được máy khi làm việc ở bất kỳ tốc độ nào và giữ được máy đứng trên đất khô có độ dốc 200 (máy kéo xích ở 250). Khi đạp phanh từ từ máy không chuyển động giật, khi đạp phanh 1/3 hành trình toàn phần thì phanh phải bắt đầu tác động. Khi không đạp phanh thì guốc phanh hoặc dải phanh phải tách khỏi trống phanh, không có hiện tượng cọ sát với trống phanh. Ở máy kéo bánh hơi, khi chạy trên đường bằng phẳng với tốc độ 20 km/h, nếu phanh thì lực đạp phanh, quãng đường phanh và độ lệch hướng đạt mức quy định của tiêu chuẩn.

A.6.2. Vành tay lái (vô lăng) của máy kéo bánh hơi phải bảo đảm vòng hai phía nhẹ nhàng, không vướng kẹt, góc độ vòng hai bên phải bằng nhau. Hành trình tự do của vành tay lái phải bảo đảm tiêu chuẩn. Các khớp cầu của hình thang lái phải quay tự do và không có kẽ hở. Lực lái phải bảo đảm mức quy định của tiêu chuẩn.

A.6.3. Bộ phận tăng lực lái phải làm việc êm dịu nhẹ nhàng.

A.6.4. Khi chuyển động các bánh xe đè xích, đỡ xích, tăng xích phải quay liên tục, không vướng kẹt, không bị nóng và không có tiếng kêu va đập đột ngột. Hai dải xích phải song song, các gờ của guốc xích không tì sát vào một mép của các bánh đè xích, đỡ xích và tăng xích.

A.6.5. Các vành bánh ở máy kéo bánh hơi không cong, vênh, rạn nứt, lốp lắp đúng chiều và bơm đủ áp suất quy định.

A.6.6. Độ chụm bánh trước các máy kéo bánh hơi phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn quy định.

A.7. Các trang bị phụ

A.7.1. Tất cả các mối nối bằng bu lông, mối hàn, đinh tán phải chặt, chắc chắn và đầy đủ, bu lông đai ốc phải đúng chìa vặn, đinh tán phải chắc, dùng búa gõ không có tiếng rè đục.

A.7.2. Trang bị chiếu sáng và tín hiệu phải hoạt động tốt không hư hỏng và làm việc không ổn định.

A.7.3. Tiết chế điện trong quá trình làm việc không bị nóng, hoạt động linh hoạt, đóng mở đúng lúc.

A.7.4. Các đường dây điện phải đầy đủ không được sước lớp vỏ cách điện, các chỗ nối phải được bọc cách điện cẩn thận. Phải lắp đủ và đúng các cầu chì bảo vệ ở các mạch quy định.

A.8. Hệ thống thủy lực

A.8.1. Tay gài bơm thủy lực phải gài dễ dàng, không tự động gài hoặc phân khai.

A.8.2. Các tay điều khiển hộp phân phối có thể đưa về các thế hệ dễ dàng, không vướng kẹt khi chuyển thế làm việc không được có hiện tượng rung giật trong hệ thống thủy lực. Cuối thế nâng, hạ tay điều khiển phải tự động trở về vị trí trung hòa (đối với hệ thống thủy lực từng cụm riêng biệt).

A.8.3 Khi làm việc, dầu trong hệ thống thủy lực không được nóng quá 750C, dầu không được rò chảy ra bất cứ chỗ nào. Kiểm tra bằng cách đưa tay điều khiển về thế nâng hoặc hạ giữ cho đến khi van an toàn hoạt động. Không được có không khí trong các đường dầu của hệ thống thủy lực.

A.8.4 Tải trọng nâng phải đạt mức quy định cho từng máy. Thời gian nâng từ vị trí thấp nhất lên đến vị trí cao nhất phải nằm trong giới hạn cho phép từ 2,2 giây đến 3,5 giây để nâng và từ 1 giây đến 1,5 giây cho hạ.

A.8.5 Khi động cơ ngừng làm việc tay điều khiển hộp phân phối để ở vị trí trung hòa, sau 30 phút cần pít tông của xi lanh lực không tự tụt xuống 7 mm đến 10 mm. Các đường ống dầu phải đầy đủ và bảo đảm kín sát.

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

PHÂN NHÓM THEO MỨC ĐỘ PHỨC TẠP KHI KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LỆCH VÀ HƯ HỎNG CỦA MÁY KÉO TRONG QUÁ TRÌNH THỬ

 

B.1. Hư hỏng nhẹ những bộ phận và những chi tiết ở bên ngoài. Công nhân sử dụng có thể khắc phục ở ngay tại nơi sản xuất bằng cách sửa chữa hoặc thay thế những chi tiết đơn giản như bu lông hoặc đai ốc, lò so… khắc phục chảy dầu, nhiên liệu mà không phải tháo rời các bộ phận máy. Khi khắc phục các hư hỏng này phải thực hiện sớm hơn quy định những công việc thuộc chăm sóc kỹ thuật hàng ngày, định kỳ số 1 và số 2.

B.2. - Những chi tiết bị biến dạng nứt, mòn, gãy bố trí ở những vị trí dễ thấy, dễ khắc phục.

- Những sai lệch hư hỏng ở những vị trí khó thấy hơn bên trong các cụm chi tiết chính, để khắc phục phải tháo gỡ phần bao che (không cần tháo rời các chi tiết chính).

- Những hư hỏng để khắc phục chúng cần phải thực hiện sớm hơn quy định những công việc thuộc chăm sóc định kỳ số 3.

B.3. - Những hư hỏng để khắc phục chúng cần phải tháo rời các bộ phận chính (động cơ, truyền lực)

- Những hư hỏng để khắc phục cần phải tháo cụm chi tiết các cơ cấu ra khỏi khung, bệ máy hoặc thay toàn bộ một trong các cụm chi tiết.

- Hư hỏng những chi tiết chính của máy thuộc nhóm cơ bản.

 

PHỤ LỤC C

(Quy định)

CÁC BIỂU MẪU GHI KẾT QUẢ THỬ

 

Bảng C.1 - Tổng hợp những sai lệch và hư hỏng phát hiện được trong quá trình thử máy kéo (nhãn hiệu, kiểu, số)….

Ngày tháng

Tên chi tiết máy

Khối lượng công việc đã làm được giờ máy

Đặc điểm của các sai lệch hoặc hư hỏng

Nguyên nhân hư hỏng

Biện pháp khắc phục

Số lần hư hỏng

Nhóm phức tạp

Thời gian để khắc phục, h

Chi phí lao động để khắc phục người-giờ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng C.2 - Tổng hợp mức thay đổi giá trị của các thông số cơ bản sau khi thử máy kéo (nhãn hiệu, kiểu, số)………

Các thông số

Mức thay đổi so với giá trị ban đầu trước khi thử, %

Cho phép

Thực tế

1. Tốc độ quay định mức của trục khuỷu

 

 

2. Công suất định mức của động cơ

 

 

3. Suất tiêu thụ nhiên liệu ở công suất định mức

 

 

4. Tỉ lệ tiêu hao dầu bôi trơn động cơ so với tiêu thụ nhiên liệu chính

 

 

5. Giới hạn khe hở ăn khớp cho phép làm việc ở các cặp bánh răng:

 

 

Số truyền

 

 

-

 

 

-

 

 

truyền lực chính

 

 

truyền lực cuối cùng

 

 

6. Vết ăn khớp (đúng hoặc sai quy định kỹ thuật)

 

 

7. Giới hạn khe hở cho phép làm việc ở các ổ đầu to thanh truyền và cổ trục khuỷu

 

 

cổ trục

 

 

-

 

 

-

 

 

Chú thích: Ghi thêm dấu “+” vào trước giá trị tăng, “-“ vào trước giá trị giảm.

Bảng C.3 - Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy sử dụng của máy kéo (nhãn hiệu, kiểu, số)………

Các chỉ tiêu

Trị số

Cho phép

Thực tế

1. Tổng thời gian làm việc, giờ máy

 

 

2. Tổng số lần hư hỏng của toàn máy

 

 

Trong đó bao gồm số lần hư hỏng của từng nhóm phức tạp:

 

 

Nhóm I

 

 

Nhóm II

 

 

Nhóm III

 

 

3. Tổng thời gian để khắc phục các hư hỏng, giờ

 

 

4. Tổng thời gian để thực hiện chăm sóc kỹ thuật theo quy định, giờ

 

 

5. Thời gian làm việc trung bình với 1 lần hư hỏng, giờ máy

 

 

6. Thời gian trung bình một lần khắc phục hư hỏng, giờ

 

 

7. Hệ số tin cậy sử dụng (Kt)

 

 

8. Hệ số sử dụng kỹ thuật (Ks)

 

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi