Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1552:1986 Máy nông nghiệp - Bừa đĩa - Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1552:1986

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1552:1986 Máy nông nghiệp - Bừa đĩa - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 1552:1986Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1986Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1552:1986

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1552:1986

MÁY NÔNG NGHIỆP - BỪA ĐĨA

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Agricultural machine – Disk harrow

Dem and Technicals

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1552-74

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hai loại bừa đĩa kiểu treo và kiểu móc làm việc ở ruộng nước và ruộng khô

1. Kiểu, loại bừa

1.1. Bừa được chế tạo theo 2 loại sau:

a) Bừa đĩa làm việc ở ruộng khô: kiểu móc và treo

b) Bừa đĩa làm đất ở ruộng nước: kiểu treo

2. Yêu cầu kỹ thuât

2.1. Bừa đĩa phải được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn này và bản vẽ đã được xét duyệt theo các thủ tục quy định.

2.2. Kết cấu của bừa đĩa phải đảm bảo thay đổi được độ sâu làm việc.

2.3. Góc tiến của đĩa hợp với phương lực kéo phải có từng bậc điều chỉnh, mỗi bậc cách nhau trong giới hạn 3+50. Sai lệch của góc ở vị trí làm việc của bừa không được vượt quá  1030’.

2.4. Bừa đĩa phải có từng mảng riêng. Đĩa bừa phải có bộ phận gạt đất chế tạo bằng thép C45 theo TCVN 1767-75 hoặc bằng thép có cơ tính tương đương.

Chú thích: Mảng bừa đĩa là một bộ phận làm việc của bừa gồm  nhiều đĩa “bừa” được lắp trên cùng 1 trục.

2.5. Trong từng mảng bừa, các đĩa phải được lắp chặt giữa các ống chặn. Khoảng cách giữa các đĩa ở chỗ tiếp xúc của chúng với ống chặn phải đều, sai lệch cho phép không được lớn hơn ± 2mm.

2.6. Bu lông, đai ốc, vòng đệm, vòng đệm lò xo dùng cho bừa đĩa phải theo TCVN 1876-76, TCVN 1878-76, TCVN 1883-76 và phải được nhuộm đen.

2.7. Độ đảo hướng tâm và độ đảo mặt mút đường kính ngoài của mảng bừa trên trục không vượt quá 5mm.

2.8. Đĩa bừa phải chế tạo bằng thép C 65 Mn ; C 70 Mn theo TCVN 1767-75 hoặc bằng thép có cơ tính tương đương.

2.9. Khung và các thanh treo phải được chế tạo bằng thép C 45 theo TCVN 1767-75 hoặc bằng thép có cơ tính tương đương.

2.10. Trục bánh xe của bừa phải được chế tạo bằng thép C45 theo TCVN 1767-75. Cổ trục của bánh xe phải được nhiệt luyện và phải đạt độ cứng 350 ¸ 420 HB.

2.11. Những chi tiết làm bằng thép đúc của bừa đĩa không thấp hơn mác thép C45 theo TCVN 1767-75 cho phép dùng thép có cơ tính tương đương.

2.12. Lót trục bừa đĩa làm đất ở ruộng nước làm bằng cao su, hoặc vật liệu khác có cơ tính tương đương.

- Giới hạn bền kéo không nhỏ hơn 160.10N/mm2

- Độ cứng cao su 55-70 S0A.

2.13. Bừa đĩa kiểu móc khi di chuyển phải lắp bánh xe và đảm bảo các đĩa không tiếp xúc với mặt đường.

2.14. Khe hở vận chuyển của bừa đĩa không được nhỏ hơn 200mm.

2.15. Các mối hàn của bừa đĩa phải bền chắc, ngấm đều, liên tục, không được rạn nứt cháy, rỗ.

2.16. Cơ sở chế tạo phải bảo hành trong thời gian 12 tháng kể từ khi giao hàng cho cơ sở sử dụng. Cơ sở sử dụng phải thực hiện đúng quy định về sử dụng bảo quản do cơ sở chế tạo đề ra.

3. Quy tắc nghiệm thu

3.1. Bừa đĩa chế tạo ra phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật của cơ sở chế tạo nghiệm thu.

3.2. Kiểm tra bên ngoài toàn bộ bừa đĩa bằng mắt, kiểm tra bừa đĩa theo điều 2.3 và 2.15. Các bộ phận điều chỉnh phải làm việc bình thường.

3.3. Bừa đĩa đưa nghiệm thu theo từng lô. Từ mỗi lô lấy ra 5% nhưng không được ít hơn 3 cái. Khi kiểm tra lắp ráp, phải thực hiện theo trình tự lắp ráp như chỉ dẫn.

4. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

4.1. Trên mỗi khung bừa đĩa phải có nhãn, nhãn phải ghi ở chỗ dễ thấy với nội dung:

a) Dấu hiệu sản phẩm của nhà máy chế tạo.

b) Số hiệu của tiêu chuẩn này.

4.2. Mỗi bừa đĩa phải có hướng dẫn sử dụng kèm theo để hướng dẫn lắp ráp, sử dụng và bảo quản.

4.3. Mỗi bừa đĩa phải kèm theo hai bộ bạc lót ổ, một bộ đĩa bừa, một bộ đai ốc và chốt hãm đầu trục của mảng bừa và trống cuốn.

4.4. Những chi tiết và hướng dẫn sử dụng kèm theo cho mỗi bừa phải được ghi vào bản kê và đóng hòm từ cơ sở chế tạo kèm phụ tùng phải bảo đảm giữ cho các chi tiết , dụng cụ không mất mát và hư hỏng khi vận chuyển.

Khối lượng mỗi hòm kể cả bì không được quá 50kg.

4.5. Các chi tiết và dụng cụ kèm theo phải được phủ một lớp mỡ chống gỉ.

4.6. Khi vận chuyển bừa đĩa cho phép không đóng hòm nhưng phải có biện pháp đảm bảo an toàn.

4.7. Những chi tiết không sơn của bừa đĩa phải bôi mỡ. Bừa đĩa để ở nơi khô ráo tránh hoá chất.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi