Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1466:1982 Lợn đực giống móng cái - Phân cấp chất lượng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1466:1982

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1466:1982 Lợn đực giống móng cái - Phân cấp chất lượng
Số hiệu:TCVN 1466:1982Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1982Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1466:1982

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) TCVN 1466_1982 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1466:1982

NHÓM N

LỢN ĐỰC GIỐNG MÓNG CÁI

PHÂN CẤP CHẤT LƯỢNG

Mong Cai Boar - Qualitative order

(Ban hành theo Quyết định số 75/QĐ ngày 22 tháng 4 năm 1982 của UBKH và Kỹ thuật Nhà nước)

 

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1466-74, áp dụng để phân cấp chất lượng lợn đực giống Móng Cái (bao gồm các loại hình và các nhóm giống lợn lang phù hợp) nuôi tại các cơ sở chăn nuôi lợn giống Nhà nước, tập thể và gia đình. Việc phân cấp chất lượng lợn giống được tiến hành theo phương pháp giám định lợn giống cấp Nhà nước (TCVN 1280-81).

1. Cấp sinh sản

1.1. Điểm và cấp sinh sản của lợn đực giống làm việc trong cơ sở chăn nuôi lợn giống Nhà nước được xét trên 2 chỉ tiêu:

- Số con đẻ ra bình quân còn sống của 10 ổ đẻ của 10 nái từ cấp II trở lên mà nó phối.

- Khối lượng bình quân lợn con lúc sơ sinh còn sống của 10 ổ đẻ trên.

1.2. Điểm số của từng chỉ tiêu được tính theo bảng 1 của tiêu chuẩn này.

1.3. Điểm sinh sản của lợn đực làm việc là tổng số điểm của 2 chỉ tiêu trên.

1.4. Đối với lợn đực nuôi trong các cơ sở chăn nuôi tập thể và gia đình, điểm và cấp sinh sản được xét theo chỉ tiêu: Bình quân số con sơ sinh còn sống của ổ đẻ của các lợn nái mà nó phối (số liệu không dưới 10 ổ đẻ của 10 lợn nái). Điểm số của chỉ tiêu trên được tính theo bảng 1 của tiêu chuẩn này.

1.5. Cấp sinh sản của đực giống làm việc được xếp theo thang điểm quy định ở điều 4.3 của tiêu chuẩn này.

2. Cấp sinh trưởng

2.1. Điểm và cấp sinh trưởng của lợn đực hậu bị dưới 6 tháng tuổi được xét theo chỉ tiêu: khối lượng.

Điểm và cấp sinh trưởng của lợn đực hậu bị 6 tháng tuổi trở lên được xét theo 2 chỉ tiêu: khối lượng và dài thân.

2.2. Điểm khối lượng và dài thân của lợn đực ở các tháng tuổi được xét theo bảng 2a và 2b của tiêu chuẩn này.

2.3. Điểm sinh trưởng của lợn đực hậu bị dưới 6 tháng tuổi là điểm khối lượng, lợn đực 6 tháng tuổi trở lên điểm sinh trưởng là tổng số điểm khối lượng và điểm dài thân.

2.4. Cấp sinh trưởng được xếp theo thang điểm quy định ở điều 4.3 của tiêu chuẩn này.

3. Cấp ngoại hình

3.1. Lợn đực Móng cái được xét điểm và cấp ngoại hình bằng cách cho điểm về đặc điểm giống và các bộ phận của cơ thể theo bảng 3 của tiêu chuẩn này.

3.2. Điểm và hệ số của từng bộ phận được quy định ở bảng 4 của tiêu chuẩn này. Tổng số điểm ở cột 4 của bảng 4 dùng để xếp cấp ngoại hình.

3.3. Cấp ngoại hình được xếp theo thang điểm quy định ở điều 4.3 của tiêu chuẩn này.

4. Cấp tổng hợp

4.1. Cấp tổng hợp của lợn đực hậu bị được xét trên 2 chỉ tiêu: Sinh trưởng và ngoại hình.

Điểm tổng hợp của 2 chỉ tiêu trên được tính như sau:

Điểm tổng hợp của lợn đực hậu bị =

4.2. Cấp tổng hợp của lợn đực giống làm việc được xét dựa trên 3 chỉ tiêu: Sinh sản, sinh trưởng và ngoại hình.

Điểm tổng hợp của 3 chỉ tiêu trên được tính như sau:

Điểm tổng hợp của lợn đực giống làm việc =

4.3. Cấp sinh sản, cấp sinh trưởng, cấp ngoại hình và cấp tổng hợp được xếp theo thang điểm quy định như sau:

Đặc cấp: từ 85 đến 100 điểm.

Cấp 1: từ 70 đến 84 điểm.

Cấp 2: từ 60 đến 69 điểm.

Cấp 3: từ 50 đến 59 điểm.

Ngoại cấp: dưới 50 điểm.

Bảng 1. Bảng tính điểm sinh sản của lợn đực giống làm việc

Cơ sở chăn nuôi Nhà nước

Tập thể và gia đình

Bình quân số con sơ sinh còn sống

Bình quân khối lượng 1 con sơ sinh

Bình quân số con sơ sinh còn sống

Số con

Điểm

Khối lượng (kg)

Điểm

Số con

Điểm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

5

22

0,30

10

5

30

6

26

0,35

14

6

40

7

30

0,40

18

7

50

8

34

0,45

22

8

50

9

38

0,50

26

9

70

10

42

0,55

30

10

80

11

46

0,60

34

11

90

Từ 12 trở lên

50

0,65

0,70

0,75

0,80

38

42

46

50

từ 12 trở lên

100

Bảng 2a. Bảng tính điểm khối lượng của lợn đực hậu bị dưới 6 tháng tuổi

Tháng tuổi

Khối lượng (kg)

100

95

90

85

80

75

70

65

60

55

50

Điểm

2

10

9

8,5

8

7,5

7

6,5

6

5,5

5

4,5

3

14

13

12

11

10

9,5

9

8

7

6,5

6

4

18

17

16

15

14

13

12

11

10

9,5

9

5

22

21

20

19

18

17

16

15

14

13

12

Bảng 2b. Bảng tính điểm khối lượng và dài thân của lợn đực Móng Cái từ 6 tháng tuổi trở lên

Tháng tuổi

Khối lượng (kg)

Dài thân (cm)

50

47

45

42

40

37

35

32

30

27

25

50

47

45

42

40

37

35

32

30

27

25

Điểm

Điểm

6

27

25

24

23

22

21

20

19

18

16

15

74

72

70

68

66

64

62

59

57

54

52

7

32

30

28

27

26

25

24

22

20

19

18

79

77

75

73

71

69

67

64

62

56

57

8

38

36

34

32

30

28

27

25

23

21

20

84

82

80

78

76

74

72

69

67

64

62

9

42

40

38

36

34

32

30

28

26

24

22

88

86

84

82

80

78

76

73

71

68

66

10

47

45

43

41

38

36

34

32

30

27

25

91

89

87

85

83

81

79

76

74

71

69

11

52

50

47

44

42

40

38

35

33

30

28

94

92

90

88

86

84

82

79

77

74

72

12-13

58

56

53

50

48

45

42

39

36

34

32

98

96

94

92

90

88

86

83

80

77

74

14-15

67

64

61

58

55

52

49

46

43

40

37

104

102

100

98

96

94

92

89

86

83

80

16-17

76

73

70

67

64

60

57

53

50

47

43

110

108

106

104

102

100

98

95

92

89

86

18-19

85

82

80

76

72

68

65

60

57

53

49

115

113

110

108

106

105

103

100

97

94

91

20-21

93

90

88

85

80

76

73

66

63

60

54

121

119

114

112

110

109

107

104

100

97

95

22-23

100

97

94

90

86

82

79

74

70

66

60

122

120

117

115

112

110

109

106

103

99

97

24-25

105

102

98

95

91

88

85

80

75

70

66

124

122

119

116

114

112

111

108

105

101

99

26-27

109

106

101

98

95

93

88

83

78

73

69

125

122

120

117

115

114

112

110

107

103

101

28-29

112

108

103

100

98

96

92

86

80

76

72

126

123

121

118

116

115

113

111

109

105

103

30-31

114

110

105

103

101

98

94

89

83

78

75

127

124

122

119

117

116

114

112

110

107

105

32-33

116

112

108

106

103

100

96

91

86

81

77

128

125

123

120

119

117

115

113

111

109

107

34-35

118

115

111

108

105

102

98

93

88

83

78

129

126

124

122

121

118

116

114

112

110

109

36 trở lên

120

118

113

110

108

105

100

95

90

85

80

130

128

126

124

122

120

118

116

114

112

110

Bảng 3. Bảng xét cấp ngoại hình lợn đực

Bộ phận

Ưu điểm

Nhược điểm

1. Đặc điểm giống thể chất, lông da

Đặc điểm giống biểu hiện rõ, cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bộ lông da có màu trắng và đen. Màu đen của lông và da cố định ở đầu, mông và đuôi thành hình yên ngựa hoặc từng đám loang to nhỏ không có lông bờm

Da dày vừa phải.

Tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ

Đặc điểm giống biểu hiện không rõ. Cơ thể phát triển không cân đối, yếu, quá béo hoặc quá gầy. Lông loang không ổn định, có lông bờm.

Da quá dày hoặc quá thô. Tính tình quá hung dữ hoặc quá chậm chạp.

2. Đầu và cổ

Đầu to vừa phải. Trán rộng, mắt tinh, mồm dài vừa phải. Hai hàm bằng nhau. Đầu và cổ kết hợp tốt.

Đầu quá to hoặc quá nhỏ. Trán hẹp nhiều nếp nhăn, mõm nhọn, hàm không bằng nhau, mắt kém. Đầu và cổ kết hợp không tốt

3. Vai và ngực

Vai nở đầy đặn. Ngực sâu, rộng. Vai lưng kết hợp tốt

Vai nhô, hẹp, xuôi. Ngực nông lép. Vai lưng kết hợp không tốt.

4. Lưng sườn và bụng

Lưng rộng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu, tròn. Bụng gọn. Lưng, sườn và bụng kết hợp chắc chắn

Lưng hẹp, ngắn, võng lưng, sườn nông, dẹt. Bụng xệ. Lưng, sườn và bụng kết hợp không tốt.

5. Mông và đùi sau

Mông dài vừa phải, rộng. Đùi đầy đặn, ít nhăn. Mông và đùi sau kết hợp tốt

Mông lép, ngắn, dốc nhiều. Đùi sau nhỏ, yếu, nhiều nếp nhăn. Mông và đùi sau kết hợp không tốt

6. Bốn chân

Bốn chân chắc chắn. Khoảng cách giữa 2 chân trước và 2 chân sau rộng, móng ít toè. Đi đứng tự nhiên. Không đi chữ bát, vòng kiểng hoặc đi bàn

Chân quá nhỏ hoặc quá to, không chắc chắn. Khoảng cách giữa 2 chân trước và 2 chân sau hẹp. Móng toè nhiều. Đi đứng không tự nhiên chữ bát, vòng kiềng hoặc đi bàn

7. Vú và bộ phận sinh dục

Có từ 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều. Hai hòn cà lộ rõ đều nhau

Dưới 12 vú. Vú cách nhau không đều. Cà không lộ rõ, không đều nhau.

Bảng 4. Bảng tính điểm ngoại hình

Các bộ phận của cơ thể

Điểm tối đa

Hệ số

Điểm đã nhân hệ số

1. Đặc điểm giống, thể chất, lông da

5

5

25

2. Đầu và cổ

5

1

5

3. Vai và ngực

5

2

10

4. Lưng, sườn và bụng

5

3

15

5. Mông và đùi sau

5

3

15

6. Bốn chân

5

3

15

7. Vú và bộ phận sinh dục

5

3

15

20

100

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi