Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1437:1989 Máy nông nghiệp - Máy phun thuốc trừ dịch hại cho cây trồng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1437:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1437:1989 Máy nông nghiệp - Máy phun thuốc trừ dịch hại cho cây trồng - Phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 1437:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1989Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1437:1989

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) TCVN 1437_1989 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1437:1989

MÁY NÔNG NGHIỆP

MÁY PHUN THUỐC TRỪ DỊCH HẠI CHO CÂY TRỒNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Mist and duster power - Method of testing

 

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1437 – 73 và áp dụng cho việc thử các mẫu máy và công cụ phun thuốc nước và phun thuốc bột trừ dịch hại cho cây trồng mới nhập nội, mới thiết kế trước khi đưa vào chế tạo hàng loạt. Tiêu chuẩn này cũng dùng để thử định kỳ các máy và công cụ phun thuốc trừ dịch hại cho cây trồng đang được chế tạo hàng loạt để đánh giá chất lượng sản phẩm và để bên tiêu thụ nghiệm thu sản phẩm theo quy định của TCVN.

PHẦN II: BƠM PHUN THUỐC NƯỚC DÙNG SỨC NGƯỜI

1. Chuẩn bị thử

1.1. Tuỳ theo yêu cầu thử bơm quy định trong mục 3.3 và 3.4 của TCVN về yêu cầu kỹ thuật mà quy định số lượng bơm cần thiết mang thử. Các bơm mang thử phải là những sản phẩm hợp quy cách đã qua kiểm tra xuất xưởng.

1.2. Các yêu cầu khác của việc chuẩn bị thử bơm phải phù hợp với quy định chung của tiêu chuẩn này.

2. Nội dung thử

2.1. Căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN mà xác định các nội dung cần thử.

2.2. Đối với bơm phun thuốc nước trừ dịch hại dùng sức người, cần tiến hành xác định các nội dung thử sau đây:

a) Chất lượng phun thuốc đảm bảo thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật nông học.

b) Chi phí năng lượng cho việc sử dụng bơm phù hợp với sức khoẻ và tầm vóc người dùng bơm.

c) Các điều kiện kỹ thuật đảm bảo an toàn cho người sử dụng bơm.

d) Xác định và đánh giá tuổi thọ của bơm.

2.3. Chất lượng phun thuốc được đánh giá bởi các thông số kỹ thuật chính dưới đây

a) Kích thước đường kính trung bình của hạt thuốc phun ra khỏi vòi phun.

b) Độ phân bố không đều hạt thuốc trên các bề mặt của tiết diện ngang của hình nón phun thuốc.

c) Góc toả của hình nón phun thuốc.

d) Lưu lượng dung dịch qua vòi phun.

2.4. Chi phí năng lượng cho việc phun thuốc được xác định thông qua lực tác động vào bộ phận tạo áp lực trong bình tích áp của các kiểu bơm, số lần bơm để đạt áp suất làm việc lớn nhất (bơm kiểu 1) và số lần bơm trong một phút để duy trì áp suất làm việc trung bình (bơm kiểu 2).

2.5. Các chỉ tiêu về cấu tạo khác có ảnh hưởng đến chi phí năng lượng của người dùng bơm như độ kín sát của bình tích áp, và toàn hệ thống, khối lượng bơm khô, kích thước cơ bản (chiều cao bơm kiểu 1) của bơm….

2.6. Những điều kiện kỹ thuật đảm bảo an toàn cho người dùng bơm bao gồm: hệ số an toàn của các chi tiết và bộ phận chịu áp lực, độ nhạy của van an toàn (bơm kiểu 1) sự rò rỉ của các mối ghép nối, sự đóng kín của nắp bình chứa dung dịch, quai đeo bơm….

3. Điều kiện thử

3.1. Đối với bơm phun thuốc trừ dịch hại dùng sức người việc tiến hành thử theo yêu cầu của TCVN về yêu cầu kỹ thuật không đòi hỏi những điều kiện về phương tiện đo lường phức tạp. Dụng cụ đo lường nhất thiết phải có là áp kế kiểm tra với độ chính xác đến 1 N/cm2 (0,1 KG/cm), lực kế (kéo, nén) với độ chính xác đến 1 N (0,1 KG/cm2), mức đo lớn nhất đến 500 N. Các dụng cụ khác đã ghi trong phụ lục của phần I tiêu chuẩn này.

3.2. Việc xác định chính xác kích thước hạt thuốc và lực tạo áp nhằm mục đích nghiên cứu, cải tiến thiết bị phải do các cơ quan nghiên cứu khoa học có đủ phương tiện đo lường thực hiện.

3.3. Để có thể đánh giá được tuổi thọ trung bình của bơm trong điều kiện sản xuất, mỗi bơm phun thuốc mang thử phải làm việc không ít hơn 20 ha (hoặc khoảng 400 giờ) phù hợp với điều 4.1 (phần I) quy định trong tiêu chuẩn này.

4. Phương pháp tiến hành thử

4.1. Việc đánh giá bao gói và kiểm nghiệm kỹ thuật được tiến hành theo các điều quy định trong các mục từ 2.1 đến 2.11 của phần I tiêu chuẩn này. Kết quả ghi vào các biểu 1, 2 và 3.

4.2. Độ phân bố không đều hạt thuốc trên mặt cắt ngang của hình nón phun thuốc được xác định theo phương pháp quy định ở điều 3.1 (phần I) của tiêu chuẩn này. Chú ý rằng thí nghiệm được tiến hành với áp suất ổn định của bơm là 3 kg/cm2.

Kết quả đo lường và tính toán ghi vào biểu 13.  

4.3. Trị số góc toả của hình nón phun thuốc được xác định theo quy định ở điều 2.27 (phần I) của tiêu chuẩn này.

Có thể xác định chỉ tiêu này theo cách phun thuốc lên nền cát khô trong điều kiện lặng gió ở độ cao phun h.

  

4.4. Lưu lượng dung dịch qua vòi phun được xác định trong chế độ áp suất làm việc từ 1,5-5 kg/cm2 theo phương pháp quy định ở điều 2.26 (phần I) của tiêu chuẩn này. Kết quả đo được ghi vào biểu 10.

4.5. Việc xác định lực tác động vào cần đẩy để bơm tạo áp được thực hiện bằng phương pháp đơn giản sau đây:

- Gắn lực kế nén vào vị trí tay cầm của cần đẩy và tiến hành bơm tạo áp lực.

- Đọc chỉ số ghi trên lực kế tương ứng với các trị số áp lực ở trong bình.

- Xác định lực tác động lớn nhất ứng với các giới hạn trên của áp suất làm việc trong bình đối với mỗi kiểu bơm (kiểu 1: 5,0 kg/cm2; kiểu 2: 4,0 kg/cm2).

Kết quả đo được ghi vào biểu 17.

Để thực hiện công việc nói trên cần chú ý để vào bình một lượng chứa dung dịch bằng 2/3 dung tích của bình, trên mạch có áp lắp vào một áp để kiểm tra 0-6 kg/cm2 với độ chính xác đến 0,1 kg/cm2.

4.6. Việc xác định số lần bơm để đạt trị số áp suất làm việc lớn nhất của bơm kiểu 1 và độ tự giảm áp suất sau 5 phút được thực hiện đồng thời với việc xác định lực tác động lớn nhất của bơm. Chú ý rằng khi trị số áp lực đạt đến mức lớn nhất cần xác định số lần bơm và sau 5 phút đọc kết quả ở áp kế kiểm tra. Công việc trên được lặp lại 3 lần và kết quả ghi vào biểu 17.

4.7. Độ tự giảm áp suất sau 5 phút của bơm phun thuốc kiểu 2 cũng được tiến hành như điều 4.6. Áp kế kiểm tra được lắp nối với bình tích áp và trị số áp suất lớn nhất được chọn là 4,0 ata. Kết quả ghi vào biểu 17.

4.8. Số lần bơm để duy trì áp suất làm việc trong một phút ở bơm kiểu 2 được xác định như sau:

a) Đổ dung dịch vào bình chứa.

b) Lắp kế áp kiểm tra vào mạch có áp từ bình tích áp.

c) Bơm tạo áp lực ban đầu đến trị số 3 kg/cm2.

d) Mở khoá nước cho vòi phun hoạt động và tiếp tục bơm tạo áp sao cho trị số áp lực trên áp kế kiểm tra không thay đổi. Đếm số lần bơm liên tục trong 5 phút. Thí nghiệm lặp lại 3 lần. Kết quả đếm và tính toán ghi vào biểu 17.

4.9. Trong khi tiến hành thử các chỉ tiêu ở điều 4.5, 4.6, 4.7 và 4.8 cần quan sát sự rò rỉ trên toàn bộ mạch có áp của các bơm mang thử. Kết quả quan sát ghi vào biểu 3.

4.10. Để xác định sức chịu áp của các bộ phận làm việc dưới áp lực của bơm phun thuốc, ta dùng thiết bị nén khí có áp kế kiểm tra đến 15 kg/cm2 để nạp khí vào các bình tích áp của các bơm (sau đó nối thông trên toàn mạch có áp bao gồm ống dẫn dung dịch, khoá nước, cần phun) đến trị số áp suất lớn gấp 2 lần (hoặc 2,5 lần) áp suất làm việc lớn nhất cho phép của mỗi kiểu bơm. Thời gian duy trì áp suất kiểm tra không ít hơn 10 phút. Khi kiểm tra cần đặt hệ thống bơm trong buồng an toàn. Kết quả thử ghi vào biểu 17.

4.11. Trong quá trình thử ở điều 4.10 cần theo dõi độ nhạy của van an toàn và sự rò rỉ trong toàn hệ thống mạch có áp. Kết quả đo lường và quan sát ghi vào biểu 3.

4.12. Việc thử bơm trong điều kiện sản xuất nhằm mục đích:

a) Bổ sung kết quả kiểm nghiệm kỹ thuật và kết quả thử trong phòng thí nghiệm.

b) Xác định các chi tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của bơm.

c) Đánh giá tuổi thọ và hiệu quả kinh tế của công cụ khi dùng trong sản xuất.

4.13. Nội dung và phương pháp thử trong điều kiện sản xuất được quy định trong các điều kiện từ 4.2 đến 4.12 (phần I) của tiêu chuẩn này. Kết quả theo dõi ghi vào biểu 15.

4.14. Khi bơm phun thuốc đang thử trong điều kiện sản xuất mà gặp hư hỏng lớn đến mức không thể phục hồi tại chỗ hoặc muốn tiếp tục hoạt động phải chi phí sửa chữa tương đương với 70% giá trị ban đầu của sản phẩm thì thời gian làm việc tính đến thời điểm đó được coi là tuổi thọ của bơm.

4.15. Tuổi thọ trung bình Tt của bơm phun thuốc tính theo công thức:

 

Trong đó:

Tt - Thời gian làm việc của bơm đến trạng thái giới hạn (điều 4.14 phần II)

n - số bơm đưa thử trong điều kiện sản xuất

4.16. Không tiến hành tiếp tục theo dõi các bơm có tình trạng tuổi thọ nêu ở điều 4.14 (phần II) mà khối lượng và thời gian làm việc chưa đạt 20 ha phun thuốc hoặc 400 h như đã quy định ở điều 3.3 (phần II).

5. Đánh giá kết quả thử:

5.1. Sau khi đã hoàn thành các công việc trên, cần tiến hành tính toán, tổng hợp và xử lý các số liệu đã thu được trong quá trình thử. Trên cơ sở đó thành lập biên bản thử.

5.2. Việc thành lập biên bản thử đã được quy định trong mục 5 (phần I) của tiêu chuẩn này.

5.3. Việc đánh giá kết quả thử được thực hiện thông qua phương pháp lượng hoá giá trị của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu được thể hiện bằng hệ số trọng lượng và hệ số đó được xác định bằng phương pháp chuyên gia.

5.4. So sánh các kết quả thử với các chỉ tiêu chuẩn của TCVN về yêu cầu kỹ thuật, xác định được giá trị sử dụng của mỗi chỉ tiêu và tổng giá trị sử dụng của các chỉ tiêu đặc trưng nhất của bơm phun thuốc mang thử. Kết quả đó còn cho phép so sánh giá trị sử dụng của nhiều loại bơm cùng mang thử để bình tuyển chọn lọc.

Bảng kê những dụng cụ và trang thiết bị thử máy phun thuốc trừ dịch hại cho cây trồng

1. Cân treo 20 kg;

2. Cân kỹ thuật 500-1000 gam, có độ chính xác đến 0,01 g;

3. Dụng cụ đo và vẽ kỹ thuật:

a) Thước thép lá 0,5-1 mm;

b) Bộ êke 60-300; 450;

c) Thước cuộn 2 m và 20m ;

d) Quả dọi;

e) Thước cặp có độ chính xác tới 0,05 mm;

g) Thước đo góc;

h) Thước trắc vi (bộ 0-100);

i) Thước đo khe hở;

k) Thước đo răng (600 và 550);

l) Một bộ compa;

m) Thước chữ T, thước dẹt, thước vẽ đường cong;

n) Thước đo thăng bằng;

4. Dụng cụ lấy mẫu đất và bột để xác định độ ẩm

5. Hộp nhôm chứa mẫu đất và bột;

6. Bình chống ẩm;

7. Nhiệt kế có khoảng đo 0-1500C.

8. Tủ sấy.

9. Đèn cồn.

10. Máy tính quay tay.

11. Máy đo diện tích.

12. Đồng hồ bấm giây.

13. Đồng hồ đeo tay.

14. Máy đo độ chặt tự ghi.

15. Máy đo gió cầm tay hoặc tự ghi.

16. ống Pito.

17. Lưu tốc kế.

18. Áp kế chữ U.

19. Vi áp kế.

20. Đồng hồ đo số vòng quay.

21. Kính hiển vi có thước chia.

22. Bình tam giác 200 cc.

23. Ống đong một lít, 0,5 lít và 0,1 lít có chia độ.

24. Chậu thuỷ tinh D = 250-300 mm.

24. Chai thủy tinh 1 lít, 2 lít.

26. Cốc thủy tinh 200 cm3.

27. Xô chứa 12 dm3.

28. Thùng chứa 20 dm3.

29. Kéo.

30. Tỷ trọng kế.

31. Lực kế lò xo 75 ON (75 KG).

32. Mẫu hứng hạt.

33. Thuốc nhuộm màu coton black.

34. Máy ảnh có ống kính chụp gần.

35. Cọc gỗ sơn dầu.

 

Biểu 1

Đánh giá bao gói

Tên và mã hiệu máy ………………………………………………

Cơ sở chế tạo ……………………………………………………..

Số hiệu tài sản  ……………………………………………………

Địa điểm và thời gian thử …………………………………………

Số thứ tự

Vật chứa trong bao gói

Nhận xét và bao gói, đối chiếu với danh mục kèm theo

 

 

 

 

 

Biểu 2

Kết quả đo lường

Tên và mã hiệu máy ……………………………..Chi tiết ……………..

Cơ sở chế tạo ……………………………………………………………

Số hiệu tài sản ……………………Đã làm việc …………………….ha

Địa điểm và thời gian thử ………………………………………………

Vẽ phác chi tiết

Đo lường

Mặt đo

Vị trí đo bằng mm

Khối lượng (g)

a

b

c

Ví dụ

Trước khi thử

I-I

 

II-II

 

 

 

 

Sau khi thử

I-I

 

II-II

 

 

 

 

Hao mòn

I-I

 

II-II

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 3

Kiểm nghiệm kỹ thuật

Tên và mã hiệu máy ………………………………………………

Cơ sở chế tạo           ………………………………………………

Số hiệu sản xuất      ………………………………………………

Địa điểm và thời gian thử ………………………………………..

Số thứ tự

Tên các cụm và bộ phận chính của máy. Nhận xét tình trạng hoạt động bằng mắt thường so với yêu cầu thiết kế và chế tạo

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 4

Những hư hỏng và sai lệch

Tên và mã hiệu máy ………………………………………………

Cơ sở chế tạo            ………………………………………………

Số hiệu tài sản          ………………………………………………

Địa điểm và thời gian thử …………………………………………

Tên chi tiết

Địa điểm hư hỏng và sai lệch

Nguyên nhân

Khả năng và biện pháp phục hồi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

Biểu 5

Những chỉ tiêu kỹ thuật của quạt gió

Tên và mã hiệu máy:                              Cơ sở chế tạo:

Số hiệu tài sản:                                     Địa điểm và thời gian thử:

Kiểu quạt

Đường kính quạt (mm)

Số cánh quạt

Kích thước cửa thoát khí (mm)

Số vòng quay của quạt trong một phút

Kích thước cửa hút khí (mm)

Điều kiện làm việc

Áp lực toàn phần trung bình của quạt ở cửa thoát

(mm cột nước)

Tốc độ hút không khí trung bình (m/s)

Độ chân không trunh bình ở cửa hút (mm)

cột nước

Tốc độ trung bình của không khí ở cửa thoát

(m/s)

Năng suất của quạt (m3/h)

Công suất chỉ thị của quạt Kw (mã lực)

Áp lực khí quyển (mmHg)

Nhiệt độ không khí

0C

Độ ẩm tương đối của không khí %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 6

Những chỉ tiêu kỹ thuật của bộ phận cung cấp thuốc bột

Tên và mã hiệu máy:                                          Cơ sở chế tạo:

Số hiệu tài sản:                                                 Địa điểm và thời gian thử:

Hình dáng bình thuốc

Thể tích bình thuốc (dm3)

Kiểu và đặc điểm bộ phận cung cấp thuốc

Kiểu và đặc điểm bộ phận trộn thuốc

Đặc điểm của bột

Trị số độ mở của cửa cung cấp thuốc

Thời gian phun hết bình (phút)

Khối lượng trung bình của mẫu thử qtb (g)

Độ cung cấp không đều K (%)

Biên độ dao động của sự cung cấp (%)

Thuốc bột còn lại trong bình (g)

Ghi chú

Tên bột

Khối lượng riêng (g/cm3)

Độ ẩm %

Góc tự chảy (độ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 7

Những chỉ tiêu về nhóm bơm của máy phun thuốc nước

Tên và mã hiệu máy:

Cơ sở chế tạo:

Số hiệu tài sản:

Địa điểm và thời gian thử:

Kiểu bơm

Số xy lanh

Đường kính pittông (dm)

Hành trình của pittông (dm)

Số vòng quay của trục truyền trong 1 phút

Kiểu truyền lực

Năng suất lý thuyết của bơm (l/ph)

Năng suất thực tế của bơm (l/ph)

Hệ số nạp đầy của bơm

Mức độ không đồng đều áp suất trong mạch ở chế độ áp suất làm việc của bơm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 8

Những chỉ tiêu của bộ phận hút nước

Tên và mã hiệu máy:

Cơ sở chế tạo:

Số hiệu tài sản:

Địa điểm và thời gian thử:

Kiểu bộ phận hút

Kích thước bộ phận hút

Số vòng quay của trục truyền lực

Áp suất trong mạch hút (ata)

Chiều cao hút nước (m)

Năng suất hút nước trung bình (1/phút)

Thời gian nạp đầy bình (phút)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 9

 

Tên và mã hiệu máy:

Cơ sở chế tạo:

Số hiệu tài sản:

Địa điểm và thời gian thử:

Hình dạng thùng chứa thuốc

Dung tích bình thuốc (lít)

Kiểu bộ phận khuấy

Số cánh

Số vòng quay trục khuấy

Tỷ lệ dầu nhờn và lượng cặn trong mẫu   (%)

Độ trộn thuốc không đều

Mẫu

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 10:

Tên và mã hiệu máy:

Cơ sở chế tạo:                                                  Số hiệu tài sản:

Địa điểm và thời gian thử:

Đặc điểm thử: Kiểu vòi phun

                        Đường kính lỗ thoát

                        Tên hoá chất thử

                        Tỷ trọng

                        Độ nhớt

Vị trí vòi phun

Chi phí dung dịch thực tế l/ph theo các chế độ áp suất (Ata)

1.5

3

4

5

10

15

20

Ngoài cùng bên phải

Chính giữa

Ngoài cùng bên trái

Trung bình

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích:

1. Số vòng quay/phút của động cơ để duy trì áp suất (đối với bơm động cơ)

2. Số vòng quay bánh xe truyền lực/phút (đối với bơm dùng sức kéo súc vật)

3. Số lần bơm/phút (đối với bơm dùng sức người).

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 11

Trị số chiều dài và góc hình nón phun thuốc của vòi phun

Tên và mã hiệu máy:                              Cơ sở chế tạo:

Số hiệu tài sản :                                                Địa điểm và thời gian thử:

Kiểu vòi phun

Đường kinh lỗ thoát

Chi phí dung dịch thực tế (1/phút)

Chiều phun xa tính bằng m

Chiều phun cao tính bằng m

Góc phun hình nón tính bằng độ

Các chế độ áp suất ata (KG/cm2)

10

15

20

5

10

15

20

5

10

15

20

5

10

15

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích: Với vòi phun trên ruộng, làm việc khi áp suất 5 ata (5 KG/cm2) cần phải thử góc hình nón ở các chế độ làm việc tương ứng 1,5 - 3 - 4 - 5 ata (1,5 - 3 - 4 - 5 KG/cm2)

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 12

Đặc tính kỹ thuật của máy phun thuốc trừ dịch hại cho cây trồng

Tên và mã hiệu máy:

Cơ sở chế tạo:

Số hiệu tài sản:

Địa điểm và thời gian thử:

STT

Đặc tính kỹ thuật

 

1.

2.

3.

 

 

 

4.

5.

6.

7.

8.

9.

 

 

 

 

 

 

 

10.

 

 

 

 

 

 

11.

 

 

 

12.

 

 

 

 

 

13.

 

 

 

14.

 

 

 

15.

 

 

16.

17.

 

 

18.

Tên máy

Phương pháp liên hợp (tự chạy, treo, móc……)

Kích thước chính (thế làm việc và thế vận chuyển)

a) Dài (mm);

b) Rộng (mm);

c) Cao (mm).

Chiều cao gầm máy (mm)

Bán kính quay vòng nhỏ nhất (mm)

Khoảng cách giữa hai bánh xe (mm)

Đường kính bánh xe (mm)

Khối lượng khô của máy (kg)

Quạt gió - kiểu

a) Đường kính quạt (rô to), (mm)

b) Số cánh quạt;

c) Tốc độ quay của quạt (vg/ph);

d) Đường kính cửa thoát (mm);

e) Đường kính cửa hút (mm);

g) Năng suất quạt gió (m3/h);

h) Áp suất động (mm cột nước);

Bình chứa thuốc bột:

a) Thể tích;

b) Kiểu bộ phận cung cấp thuốc;

c) Số vòng quay trục cung cấp;

d) Trị số độ mở lỗ chảy thuốc;

e) Kiểu bộ phận khuấy;

g) Tốc độ quay trục khuấy trộn (vg/ph)

Cơ cấu phun bột:

a) Chiều rộng làm việc (m)

b) Số lượng vòi phun bột;

c) Kích thước ống phun bột (mm)

Bơm thuỷ lực:

a) Số lượng xilanh;

b) Hành trình pittông (mm);

c) Đường kính pittông(mm);

d) Năng suất bơm (l/ph);

e) Áp suất trong mạch (ata).

Thùng chứa thuốc nước:

a) Thể tích (lít);

b) Kiểu cơ cấu khuấy trộn;

c) Tốc độ quay trục khuấy trộn (vg/ph)

Cơ cấu phun thuốc:

a) Bề rộng làm việc (m);

b) Số lượng vòi phun;

c) Chiều dài ống dẫn (m).

Bộ phận hút nước:

a) Năng suất (l/ph);

b) Chiều dài ống hút (m).

Số lưới lọc (máy phun thuốc nước)

Bôi trơn:

a) Số vị trí cần bôi trơn;

b) Kiểu bôi trơn.

Số người phục vụ trên máy.

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 13

Độ phân bố không đều dung dịch trên mặt cắt ngang hình nón phun thuốc

Tên và mã hiệu máy:

Cơ sở chế tạo:

Số hiệu tài sản:

Địa điểm và thời gian thử:

Áp suất thử:

Số TT mẫu

Trị số qi

qi - qtb

(q1 - qtb)2

 

V

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 14

Mức trải hạt lên mặt phun thuốc

Tên và mã hiệu máy:

Cơ sở chế tạo:

Số hiệu tài sản:                                                             Kiểu bộ phận:

Phun thuốc:                                                                  Các thông số của vòi phun:

Áp suất động lực, mm cột nước:

Áp suất trong mạch ata (kg/cm2):

Chi phí thuốc, kg/ha (l/ha):

Địa điểm và thời gian thử:

Vị trí đặt mẫu

Cao                                            Giữa                                            Thấp

Đường kính vết hạt thuốc

Số lượng hạt có cùng kích thước

Đường kính vết hạt thuốc

Số lượng hạt có cùng kích thước

Đường kính vết hạt thuốc

Số lượng hạt có cùng kích thước

No mẫu hứng hạt

No mẫu hứng hạt

No mẫu hứng hạt

 

 

 

Số lần phân tích trên kính hiển vi cho 1 mẫu

Số lần phân tích trên kính hiển vi cho 1 mẫu

Số lần phân tích trên kính hiển vi cho 1 mẫu

Các chỉ tiêu chất lượng phun thuốc

 

Vị trí đặt mẫu

Cao

Giữa

Thấp

1. Mức trải hạt lên mặt phun thuốc  M%

2. Đường kính trung bình vết hạt  dvết

3. Số hạt thuốc trải trên mặt 1 cm2

 

 

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 15

Theo dõi trong sản xuất

Số:

Tên công việc:

Ngày, tháng, năm

Họ tên, chức vụ người theo dõi:

Họ tên, chức vụ những người phục vụ máy:

Nơi làm việc (huyện, tỉnh):                                                     Thời gian bắt đầu:

Tên cơ sở sản xuất :                                                            Thời gian kết thúc:

Cánh đồng:                                                                           Thời gian theo dõi:

Tên máy

Nhãn hiệu

Số hiệu tài sản

Cơ sở chế tạo

Bề rộng làm việc (m)

 

Số người phục vụ:

Chi phí nhiên liệu (kg)

a) Trên liên hợp máy

a) đã có

b) Trên toàn bộ khâu canh tác

b) đổ thêm

Chi phí dung dịch (l/ha)

c) còn lại

Tên thuốc trừ dịch hại và liều lượng phun (kg/ha)

d) chi phí cho một ha

Số vòi phun và những thông số chính của vòi phun

Năng suất giờ (ha/h)

Áp suất động (mm cột nước)

Khoảng cách từ nguồn nước đến nơi làm việc (m)….

Áp suất trong mạch (ata)

Phương pháp đổ thuốc vào máy…..

Điều kiện làm việc

Loại đất….

Tình trạng khí hậu…..

Địa hình

Đặc điểm sâu bệnh

Cây trồng:

Độ ẩm của đất (%)

a) Chiều cao cây….

b) Thời kỳ sinh trưởng…..

c) Phương thức trồng….

 

Biểu 15 (tiếp theo)

Số thứ tự

Tên công việc

Thời gian bắt đầu

Thời gian hoàn chỉnh (ph)

Ghi chú

Giờ

Phút

Giây

 

 

 

 

 

 

 

 

Những chỉ tiêu tổng hợp, số*  ……… (1)

Tên công việc

Tổng số thời gian

Nhận xét chung về sự làm việc của máy trong

quá trình theo dõi

 

 

 

 

1. Tổng số thời gian theo dõi                                                     Phút

2. Thời gian làm việc trên ruộng                                                 Phút

3. Thời gian làm việc thuần tuý                                                   Phút

4. Tốc độ làm việc trung bình của máy                                       km/h

5. Chiều rộng làm việc trung bình                                               m

6. Năng suất làm việc trên ruộng                                                ha/h

7. Năng suất làm việc thuần tuý                                                  ha/h

8. Năng suất lý thuyết (theo tính toán)                                         ha/h

9. Chi phí nhiên liệu                                                                   kg/ha

10. Chi phí thuốc (khối lượng thành phẩm)                                  kg/ha

11. Chi phí nước                                                                       kg/ha

 

Người theo dõi

Ký tên

Người tổng hợp

Ký tên

 

Người kiểm tra

Ký tên

 

(1):  Số* tương ứng với số bảng theo dõi.

 

Biểu 16

Những chỉ tiêu về sử dụng máy

Địa điểm và thời gian thử

Số hiệu tài sản

Mã hiệu máy

Cơ sở  chế tạo

Các chỉ tiêu

Hệ số sử dụng bền vững (K)

Chỉ tiêu chăm sóc đơn giản K1

Năng suất giờ (ha/h)

Hệ số sử dụng thời gian làm việc K2

Tiêu hao lao động (ngày công/ha)

Chi phí nhiên liệu (kg/

ha)

Thuần tuý

Trên ruộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Biểu 17

Xác định lực bơm tạo áp suất

Tên và mã ký hiệu bơm phun thuốc:

Cơ sở chế tạo:

Số hiệu tài sản:

Địa điểm và thời gian thử:

Trị số áp lực trong bình, ata (kg/cm2)

Lần I

Lần II

Lần III

Chỉ số lực ghi trên lực kế (N)

Số lần bơm

Chỉ số lực ghi trên lực kế (N)

Số lần bơm

Chỉ số lực ghi trên lực kế (N)

Số lần bơm

1

2

3

4

5

 

 

 

Trị số áp lực trong bình sau 5 phút (kg/cm2)

 

 

 

Số lần bơm để duy trì áp suất trong 5 phút

 

 

 

Thời gian duy trì áp suất ở mức tối đa (phút)

 

 

 

 

 

Người thực hiện

Ký tên

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi