Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13227:2020 ISO 15219:2004 Máy làm đất - Máy xúc kéo cáp - Thuật ngữ và đặc tính kỹ thuật trong thương mại
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13227:2020
Số hiệu: | TCVN 13227:2020 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13227:2020
ISO 15219:2004
MÁY LÀM ĐẤT - MÁY XÚC KÉO CÁP - THUẬT NGỮ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
Earth-moving machinery - Cable excavators - Terminology and commercial specifications
Lời nói đầu
TCVN 13227:2020 hoàn toàn tương đương ISO 15219:2004
TCVN 13227:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 23, Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÁY LÀM ĐẤT - MÁY XÚC KÉO CÁP - THUẬT NGỮ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
Earth-moving machinery - Cable excavators - Terminology and commercial specifications
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và nội dung về đặc tính kỹ thuật trong thương mại cho các máy xúc kéo cáp bánh xích và bánh lốp tự hành và trang bị của máy. Các máy xúc kéo cáp được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng xúc bằng dây kéo, gầu ngoạm và gầu nạo vét bùn và tạm thời dùng cho các ứng dụng nâng. Khi máy cơ sở thường được sử dụng như một giá lắp trang bị cho các ứng dụng chuyên dùng như khoan và chất đống thì các đặc tính về kích thước của trang bị này không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau, một phần hoặc toàn bộ, là rất cẩn thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 6016, Earth-moving machinery - Methods of measuring the masses of whole machines, their equipment and components (Máy làm đất - Phương pháp đo các khối lượng của toàn bộ máy, trang bị và các bộ phận máy).
ISO 6746-1:2003, Earth-moving machinery - Definitions of dimensions and codes - Part 1: Base machine (Máy làm đất - Định nghĩa cho các kích thước và mã - Phần 1: Máy cơ sở).
ISO 6746-2:2003, Earth-moving machinery - Definitions of dimensions and codes - Part 2: Equipment and attachments (Máy làm đất - Định nghĩa cho các kích thước và mã - Phần 2: Trang bị và thiết bị phụ.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
máy xúc (excavator)
máy tự hành bằng bánh xích (xích lăn), bánh lốp hoặc chân có kết cấu phần trên thường có khả năng quay một góc 360° với trang bị đã được lắp, được thiết kế chủ yếu để xúc bằng một gầu, không có di chuyển của khung gầu trong chu trình làm việc.
[ISO 6165:2001, định nghĩa 1.2.4],
CHÚ THÍCH 1 - Một chu trình làm việc của máy xúc thường gồm có xúc, nâng lên, quay (xoay) và xả vật liệu.
CHÚ THÍCH 2 - Có thể sử dụng máy xúc cho nâng chuyền các vật thể hoặc vật liệu.
3.2
máy xúc kéo cáp (cable excavator)
máy xúc có kết cấu phần trên vận hành bằng dây cáp được thiết kế chủ yếu dùng cho xúc bằng một gầu có dây kéo, một gầu xẻng hoặc gầu ngoạm ở phía trước được sử dụng cho lèn chặt vật liệu một tấm ép, cho công việc phá hủy bằng móc hoặc bi và cho nâng chuyển vật liệu bằng trang bị và thiết bị phụ chuyên dùng.
[ISO 6165:2001, định nghĩa 1.2.3.4].
3.3
máy cơ sở (base machine)
máy có một buồng lái hoặc mái che và các cấu trúc bảo vệ người vận hành, nếu có yêu cầu, không có trang bị hoặc các thiết bị phụ nhưng có các khung giá cần thiết cho lắp đặt trang bị và các thiết bị phụ này.
[ISO 6746-1:2003, định nghĩa 3.3],
CHÚ THÍCH Máy cơ sở có các khung giá cần thiết cho lắp và kẹp chặt trang bị và các thiết bị phụ được quy định trong Điều 5.
3.4
trang bị (equipment)
tập hợp hoặc bộ phận được lắp trên máy cơ sở để cho phép một thiết bị phụ thực hiện được chức năng chủ yếu theo thiết kế của máy.
[ISO 6746-2:2003, định nghĩa 3.4].
3.5
thiết bị phụ (attachment)
cụm các bộ phận có thể được lắp trên máy cơ sở hoặc trang bị để dùng cho mục đích sử dụng riêng.
[ISO 6746-2:2003, định nghĩa 3.5],
3.6
bộ phận (component)
chi thiết hoặc cụm bộ phận của một máy cơ sở, trang bị hoặc một thiết bị phụ.
[ISO 6746-2:2003, định nghĩa 3.6],
3.7
mặt phẳng tham chiếu của nền đất (ground reference plane (GRP)
mặt phẳng trên đó đặt máy cho các phép đo:trong trường hợp máy cơ sở, một bề mặt cứng bằng phẳng, trong trường hợp có trang bị và các thiết bị phụ, là một bề mặt cứng bằng phằng hoặc mặt đất được lèn chặt, bằng phẳng.
CHÚ THÍCH - Bề mặt được sử dụng tùy thuộc vào việc sử dụng máy và trang bị, thiết bị phụ của máy theo dự định. Điều này sẽ cần được quy định khi triển khai các tiêu chuẩn thuật ngữ riêng hoặc đặc tính kỹ thuật trong thương mại.
[ISO 6746-1:2003, định nghĩa 3.2],
4 Máy cơ sở
4.1 Các kiểu máy xúc kéo cáp
4.1.1 Máy xúc bánh xích
Xem Hình 1
Hình 1 - Máy xúc bánh xích
4.1.2 Máy xúc bánh lốp
Xem Hình 2
Hình 2 - Máy xúc bánh lốp
4.2 Kích thước
Các kích thước của máy cơ sở phải theo chỉ dẫn trên các Hình 3 và 4 phù hợp với Phụ lục A (các kích thước có liên quan chặt chẽ với các máy xúc kéo cáp) và ISO 6746-1:2003, các Phụ lục A đến D (kích thước cơ bản)
CHÚ DẪN
1 Mặt máy
2 GRP
Hình 3 - Các kích thước của máy cơ sở - Máy xúc bánh xích
Hình 4 - Các kích thước của máy cơ sở - Máy xúc bánh lốp
4.3 Khối lượng
Phải xác định các khối lượng phù hợp với ISO 6016
4.4 Thuật ngữ
Xem Hình 5
a) Máy xúc bánh xích
b) Máy xúc bánh lốp
CHÚ DẪN
1 khung gầm
2 ổ trục quay
3 kết cấu phần trên
4 buồng lái
5 đối trọng
6 khung quay
7 khung bánh xích
8 cụm bánh xích
9 bánh răng lồng không
10 bánh răng xích
11 trục lái (trước)
12 trục cứng vững (sau)
13 tời chính
14 tời nâng cần
15 trục quay cần
Hình 5 - Thuật ngữ cho máy cơ sở
5 Trang bị và thiết bị phụ
5.1 Kích thước
5.1.1 Quy định chung
Mô tả về trang bị và các thiết bị phụ có các kích thước được giới thiệu trên các Hình 6 đến 8 dựa trên bề mặt làm việc hình học chính cho các ứng dụng phổ biến nhất của các máy xúc kéo cáp.
5.1.2 Trang bị nâng
Trang bị nâng gồm có một cột cần cẩu, đầu cần và khối puli vẽ ra bề mặt làm việc chủ yếu của cột cần cẩu có liên quan đến cấu hình của cột. Các kích thước phải theo chỉ dẫn trên Hình 6 và theo Phụ lục B.
a Ở chiều dài cột cần cẩu...
Hình 6 - Tầm với của trang bị trong ứng dụng nâng
5.1.3 Trang bị dây kéo
Trang bị dây kéo gồm cỏ một cột cần cẩu, gầu, cáp và ống luồn dây để cắt vật liệu - thường là ở phía trước máy - bằng kéo gầu nhờ tời kéo. Các kích thước phải theo chỉ dẫn trên Hình 7 và theo Phụ lục B.
CHÚ DẪN
1 cáp đã nắn thẳng
a GRP
Hình 7 - Các kích thước của trang bị dây kéo
5.1.4 Trang bị gầu nạo vét (bùn)
Trang bị gầu nạo vét bùn gồm có một cần cầu, dây cáp và gầu nạo vét bùn thực hiện việc đào và ngoạm thường theo phương thẳng đứng, xả xuống dưới và phía trên GRP. Các kích thước phải theo chỉ dẫn trên Hình 8 và theo Phụ lục B.
a GRP
Hình 8 - Các kích thước của gầu ngoạm/gầu nạo vét bùn và trang bị của gầu
5.1.5 Trang bị của bộ phận ổn định
Trang bị của bộ phận ổn định gồm có một khung ở phía trước và một khung ở phía sau với hai thiết bị càng chìa đơn điều chỉnh được kiểu ống lồng ở phía trước và phía sau được lắp với các đệm càng chìa di động được theo phương thẳng đứng. Các kích thước phải theo chỉ dẫn trên Hình 9 và theo Phụ lục B.
a RH (phía bên phải)
a LH (phía bên trái)
Hình 9 - Các kích thước của trang bị bộ phận ổn định
5.2 Các kích thước cho vận chuyển, chuyên chở và di chuyển
5.2.1 Vận chuyển và chuyên chở
Các kích thước phải theo chỉ dẫn trên Hình 10 và theo Phụ lục B.
Hình 10 - Các kích thước vận chuyển và chuyên chở của máy bánh xích với trang bị cơ bản
5.2.2 Di chuyển trên đường giao thông công cộng
Các kích thước phải theo chỉ dẫn trên Hình 11 và theo Phụ lục B.
Hình11 - Các kích thước của máy xúc kéo cáp bánh lốp di chuyển trên đường giao thông công cộng
5.3 Thuật ngữ
5.3.1 Trang bị nâng
Xem Hình 12
CHÚ DẪN
1 | trục xoay cột cần cẩu | 8 | cáp cơ cấu lái cột cần cầu theo chiều gió |
2 | phần bên dưới của cột cần cẩu | 9 | cáp nâng |
3 | phần trung gian của cột cần cẩu | 10 | cụm móc |
4 | đầu cột cần cẩu | 11 | tời cơ cấu lái cột cần cẩu theo chiều gió |
5 | khung A | 12 | tời nâng |
6 | cáp treo cột cần cẩu | 13 | đối trọng |
7 | cơ cấu cân bằng lái theo chiều gió |
|
|
Hình12 - Trang bị nâng
5.3.2 Trang bị dây kéo
Xem Hình 13
CHÚ DẪN
1 | Gầu | 10 | cáp treo cột cần cẩu |
2 | toàn bộ kết cấu đổ vật liệu | 11 | cơ cấu cân bằng lái theo chiều gió |
3 | cụm móc kéo dây 3 ngả | 12 | cáp nâng |
4 | ống luồn dây | 13 | tời cơ cấu nâng |
5 | cáp kéo | 14 | tời cơ cấu lái cột cần cẩu theo chiều gió |
6 | tời kéo | 15 | đối trọng |
7 | phần bên dưới của cột cần cẩu | 16 | bộ phận dẫn hướng cáp |
8 | phần trung gian của cột cần cẩu | 17 | puli (ròng rọc) |
9 | khung A | 18 | ổ trục xoay điện |
Hình 13 - Trang bị dây kéo
5.3.3 Thiết bị tời và puli (ròng rọc)
Xem Hình 14
CHÚ DẪN
1 tời chính 1
2 tời chính 2
3 tời cơ cấu lái cột cần cẩu theo chiều gió
4 khối puli (ròng rọc) ở khung A
Hình 14 - Thiết bị tời và puli (ròng rọc)
5.3.4 Đầu cột cần cẩu
Xem các Hình 15 đến 17
CHÚ DẪN
1 cáp treo cột cần cầu
2 puli (ròng rọc)
3 bộ phận bảo vệ cáp
4 điểm cố định cáp cho luồn nhiều dây
5 trục quay ở đầu mút
Hình 15 - Đầu cột cần cẩu của máy xúc
CHÚ DẪN
1 cáp treo cột cần cẩu
2 điểm cố định cáp cho luồn nhiều dây
3 bộ phận bảo vệ cáp
4 công tắc giới hạn trên đình
5 khối lượng của công tắc giới hạn
6 puli (ròng rọc)
7 trục quay ở đầu mút
Hình 16 - Đầu cột cần cẩu chịu tải nặng
CHÚ DẪN
1 bộ phận khung
2 puli (ròng rọc)
3 công tắc giới hạn trên đỉnh
Hình 17 - Cần máy trục phụ
5.3.5 Phần bên dưới/các phần của cột cần cẩu
Xem các Hình 18 và 19
CHÚ DẪN
1 cơ cấu giới hạn lái cột cần cẩu theo chiều gió
2 bộ phận chỉ thị góc của cột cần trục
Hình 18 - Phần bên dưới của cột cần cẩu
CHÚ DẪN
1 bộ phận bảo vệ cáp
2 giỏ cáp
Hình 19 - Các phần của cột cần cẩu
5.3.6 Cụm móc
Xem Hình 20
CHÚ DẪN
1 móc
2 puli (ròng rọc)
3 bộ phận khung
4 cố định cáp
5 then cài an toàn
Hình 20 - Cụm móc
5.3.7 Thiết bị an toàn
5.3.7.1 Cơ cấu giới hạn lực nâng của cáp nâng
Xem Hình 21
CHÚ DẪN
1 nút cho cơ cấu giới hạn lực nâng của cáp nâng ở đầu cột cần cẩu
2 công tắc giới hạn trên đỉnh
3 khớp nối (bản lề) với đòn bày công tắc giới hạn
Hình 21 - Cơ cấu giới hạn lực nâng
5.3.7.2 Bộ phận chỉ thị góc và cơ cấu giới hạn
Xem Hình 22
CHÚ DẪN
1 cơ cấu giới hạn lái cột cần cẩu theo chiều gió
2 bộ phận chỉ thị góc
Hình 22 - Bộ phận chỉ thị góc và cơ cấu giới hạn chuyển động nâng
5.3.7.3. Cơ cấu giới hạn momen tải (LML)
Xem Hình 23
CHÚ DẪN
1 bộ chỉ thị góc điện tử
2 chỉ thị góc của cột cần cẩu và tỷ lệ phần trăm của momen tải
3 hệ thống giới hạn momen tải (LML) điện tử
4 cơ cấu đo lực
Hình 23 - Cơ cấu giới hạn momen tải (LML)
5.3.7.4 Khung gầm, trang bị càng chìa
Xem Hình 24
CHÚ DẪN
1 khung càng chìa phía trước
2 kết cấu ống lồng điều chỉnh được
3 khung càng chìa phía sau
4 xylann càng chìa
5 đệm càng chìa
Hình 24 - Trang bị của bộ phận ổn định
5.3.8 Các ứng dụng chuyên dùng khi máy cơ sở được sử dụng như giá đỡ
5.3.8.1 Trang bị khoan
Xem các Hình 25 và 26
CHÚ DẪN
1 gầu ngoạm một hoặc hai cáp
2 bộ tạo dao động kiểu ống chống
Hình 25 - Bộ tạo dao động ống chống
CHÚ DẪN
1 vít dẫn động
2 cơ cấu dẫn tiến (xylanh hoặc tời)
3 thanh kéo
4 cơ cấu khoan
5 mũi khoan xoay
6 cơ cấu kéo xuống bằng tời
Hình 26 - Trang bị khoan
5.3.8.2 Trang bị đóng cọc
CHÚ DẪN
1 búa thủy lực hoặc điêzen
Hình 27 - Trang bị đóng cọc
5.3.8.3 Trang bị dao cắt tường chắn ngầm
Xem các Hình 28 đến 30
CHÚ DẪN
1 hai cáp nâng
2 cái kẹp tường chắn ngầm
Hình 28 - Trang bị dao cắt tường chắn ngầm
CHÚ DẪN
1 thanh kéo
2 cái kẹp (ngoạm) tường chắn ngầm
Hình 29 - Trang bị kẹp (ngoạm) tường chắn ngầm kiểu thanh kéo (Kelly)
CHÚ DẪN
1 các puly cho các ống thủy lực treo
2 xylanh dẫn tiến
3 khung dẫn hướng
4 bánh dao cắt
Hình 30 - Trang bị dao cắt tường chắn ngầm
Phụ lục A
(Quy định)
Các kích thước - Máy cơ sở
Phụ lục này định nghĩa các kích thước của máy cơ sở có liên quan chặt chẽ với các máy xúc kéo cáp và quy định các mã kích thước, về các kích thước cơ bản dùng chung cho tất cả các máy làm đất và giải thích về hệ tọa độ tham chiếu ba chiều được sử dụng để định nghĩa, và hệ thống mã hóa được sử dụng để nhận dạng, các kích thước của máy cơ sở, xem ISO 6746-1
Mã | Thuật ngữ và định nghĩa | Hình minh họa |
H6 | Chiều cao của bàn xoay khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và điểm cao nhất của bàn quay (xoay) | |
H7 | Chiều cao khoảng hở bên dưới kết cấu phần trên khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và điểm thấp nhất của kết cấu phần trên | |
H8 | Chiều cao của các bánh xích khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và điểm cao nhất của kết cấu phần trên | |
H9 | Chiều cao của buồng lái khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa hệ của kết cấu phần trên và điểm cao nhất của buồng lái | |
H10 | Chiều cao điểm trục quay cột cần cẩu khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và điểm trục quay của bộ phận cột cần cẩu | |
W5 | Chiều rộng toàn bộ của kết cấu phần trên khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua các điểm xa nhất trên các mặt bên của kết cấu phần trên | |
W6 | Khoảng cách từ trục quay tới kết cấu phần trên phía phải/trái khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua trục quay và mặt bên xa nhất phía phải/trái của kết cấu phần trên | |
W7 | Chiều rộng toàn bộ của buồng lái khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua các điểm xa nhất trên các mặt bên của buồng lái | |
W8 | Chiều rộng toàn bộ của khung gầm khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua các điểm xa nhất trên các mặt bên của khung gầm | |
W9 | Chiều rộng lớn nhất với bánh xích được kéo dài hoặc co lại khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua các điểm xa nhất của máy trên cả hai mặt bên của mặt phẳng Y không (zero) | |
W10 | Cữ đo khổ bánh xích với bánh xích được kéo dài hoặc co lại khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua giữa chiều rộng của các răng bánh xích | |
L6 | Chiều dài toàn bộ của bánh xích (truyền động xích) khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua các điểm xa nhất phía trước và phía sau của bánh xích (truyền động xích) | |
L7 | Khoảng cách trục bánh xích tới trục quay khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua đường trục bánh xích và đường trục quay | |
L8 | Khoảng cách từ trục quay tới điểm ngoài cùng phía sau của kết cấu phần trên khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua điểm xa nhất phía sau của kết cấu phần trên và đường trục quay | |
L9 | Chiều dài toàn bộ của khung gầm khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua các điểm xa nhất trên mặt trước và mặt sau của khung gầm | |
L10 | Khoảng cách từ trục sau tới trục quay khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua tâm của trục sau và đường trục của trục quay | |
L11 | Chiều dài toàn bộ của buồng lái khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua các điểm xa nhất trên mặt trước và mặt sau của buồng lái | |
L12 | Khoảng cách từ trục quay tới điểm trục quay của cột cần cẩu khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua điểm trục quay của cột cần cẩu và trục quay của máy | |
R3 | Bán kính xoay (của đầu mút sau) khoảng cách theo trục tọa độ X (mặt phẳng Z) giữa trục quay và điểm xa nhất của kết cấu phần trên của máy | |
a GRP b mặt phẳng Y không (zero) (xem ISO 6746-1) |
Phụ lục B
(Quy định)
Các kích thước - Trang bị /thiết bị phụ
Phụ lục này định nghĩa kích thước các kích thước của trang bị và thiết bị phụ có liên quan chặt chẽ với các máy xúc kéo cáp và quy định các mã của kích thước. về giài thích hệ tọa độ tham chiếu ba chiều được sử dụng để định nghĩa và hệ thống mã hóa được sử dụng để nhận dạng các kích thước của trang bị và thiết bị phụ, xem ISO 6746-2
Mã | Thuật ngữ và định nghĩa | Hình minh họa |
HH1 | Chiều cao nâng của trang bị nâng khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và đường tâm của móc puli (ròng rọc) có liên quan tới tầm với RR1 và kết cấu của cột cần cẩu CHÚ THÍCH - Các đường cong nâng được bổ sung có liên quan đến góc cột cần cẩu và chiều dài cột cần cẩu như đã minh họa | |
HH2 | Chiều cao cột cần cẩu của trang bị dây kéo khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và trục quay của lưỡi cắt đầu mút có liên quan đến tầm với RR2 và kết cấu của cột cần cẩu | |
HH3 | Chiều cao đổ lớn nhất của trang bị dây kéo khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và điểm thấp nhất của dây kéo khi gầu ở vị trí đổ cao nhất có liên quan đến kết cấu của cột cần cầu | |
HH4 | Chiều sâu đào lớn nhất của trang bị dây kéo khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và điểm sâu nhất có thể đạt được trong vận hành dây kéo có liên quan đến kết cấu của cột cần cẩu | |
HH5 | Chiều cao cột cần cẩu của ứng dụng gầu ngoạm khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và trục quay lưỡi cắt đầu mút có liên quan đến tầm với RR4 và kết cấu của cột cần cẩu CHÚ THÍCH - Các đường cong nâng của gầu ngoạm ở vị trí đóng kín được bổ sung có liên quan đến kết cấu của cột cần cẩu | |
HH6 | Chiều cao đổ lớn nhất của gầu nạo vét bùn trong ứng dụng gầu ngoạm khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và điểm thấp nhất của gầu nạo vét bùn ở vị trí đóng kín khi gầu nạo vét bùn ở vị trí đổ cao nhất có liên quan đến kết cấu của cột cần cẩu | |
HH7 | Chiều sâu đào lớn nhất của gầu nạo vét bùn trong ứng dụng gầu ngoạm khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và lưỡi cắt có các răng ở điểm sâu nhất có thể đạt được với gầu nạo vét bùn được mở có liên quan đến kết cấu của cột cần cầu | |
HH8 | Chiều cao của gầu nạo vét bùn đã đóng kín khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa hai mặt phẳng Z đi qua trục quay của gầu nạo vét bùn và điểm thấp nhất của các hàm ngoạm của gầu ở vị trí đóng kín | |
HH9 | Chiều cao của gầu nạo vét bùn đã mở khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa hai mặt phẳng Z đi qua trục quay của gầu nạo vét bùn và điểm thấp nhất của gầu nạo vét bùn ở vị trí mở | |
HH10 | Chiều cao trục quay của phần cột cần cẩu bên dưới khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và điểm trục quay của phần cột cần cẩu bên dưới | |
HH11 | Khoảng hở bên dưới phần cột cần cẩu bên dưới khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và phần cột cần cẩu bên dưới ở vị trí nằm ngang | |
HH12 | Chiều cao vận chuyển/chuyên chở với trang bị cơ bản khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và điểm cao nhất của trang bị làm việc ở vị trí vận chuyển/chuyên chở | |
HH13 | Chiều cao toàn bộ của đầu cột cần cầu ở vị trí vận chuyển khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và điểm cao nhất của đầu cột cần cẩu ở vị trí vận chuyển | |
HH14 | Chiều cao toàn bộ trong điều kiện di chuyển khoảng cách theo trục tọa độ Z giữa GRP và điểm cao nhất của máy trong điều kiện di chuyển | |
LL1 | Chiều dài toàn bộ trong điều kiện vận chuyển /chuyên chở với trang bị cơ bản khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua các điểm xa nhất ở phía trước và phía sau máy trong điều kiện vận chuyển/chuyên chở | |
LL2 | Chiều dài kéo dài của phần cột cần cẩu bên dưới tính từ trục quay khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua các điểm xa nhất ở phía trước và trục quay trong điều kiện vận chuyển/chuyên chở | |
LL3 | Chiều dài phần kéo dài ở đầu mút trước của phần cột cần cẩu bên dưới khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua các điểm xa nhất phía trước của phần cột cần cẩu bên dưới và mặt trước của máy cơ sở trong điều kiện vận chuyển/chuyên chở | |
LL4 | Chiều dài toàn bộ trong điều kiện di chuyển khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua các điểm xa nhất ở phía trước và phía sau máy trong điều kiện di chuyển | |
LL5 | Khoảng cách từ mặt trước tới tâm vô lăng lái khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua tâm của vô lăng lái và điểm xa nhất phía trước của máy bao gồm cả trang bị trong điều kiện di chuyển | |
LL6 | Khoảng cách từ đầu mút trước bộ phận ổn định tới trục quay khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua mặt mút trước bộ ổn định và trục quay | |
LL7 | Khoảng cách từ đầu mút sau bộ phận ổn định tới trục quay khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua mặt mút sau bộ ổn định và trục quay | |
LL8b | Khoảng cách từ tâm đệm trước tới trục quay khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua trục quay và đường tâm các đệm bộ ổn định phía trước tại RH |
|
LL8c | Khoảng cách từ tâm đệm trước tới trục quay khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua trục quay và đường tâm các đệm bộ ổn định phía trước tại LH | |
LL9b | Khoảng cách từ tâm đệm sau tới trục quay khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua trục quay và đường tâm các đệm bộ ổn định phía sau tại RH | |
LL9c | Khoảng cách từ tâm đêm sau tới trục quay khoảng cách theo trục tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua trục quay và đường tâm các đệm bộ ổn định phía sau tại LH | |
RR1 | Tầm với của ứng dụng trang bị nâng khoảng cách theo trục tọa độ X (mặt phẳng Z) giữa trục quay và đường tâm móc puli có liên quan đến chiều cao nâng HH1 và kết cấu cột cần cẩu | |
RR2 | Tầm với của ứng dụng dây kéo khoảng cách theo trục tọa độ X (mặt phẳng Z) giữa trục quay và cáp dây kéo có liên quan đến chiều cao cột cần cầu HH2 và kết cấu cột cần cẩu | |
RR3 | Tầm với đào lớn nhất của ứng dụng dây kéo khoảng cách theo trục tọa độ X (mặt phẳng Z) giữa trục quay và lưỡi cắt trên GRP có liên quan đến kết cấu cột cần cẩu | |
RR4 | Tầm với của ứng dụng gầu ngoạm khoảng cách theo trục tọa độ X (mặt phẳng Z) giữa trục quay và điểm trục quay lưỡi cắt đầu mút dưới đáy có liên quan đến chiều cao cột cần cầu HH5 và kết cấu cột cần cẩu | |
WW1 | Chiều dài của gầu ngoạm đóng kín khoảng cách trong mặt phẳng Z giữa các điểm xa nhất của gầu ngoạm đã đóng kín | |
WW2 | Chiều dài của gầu ngoạm đã mở khoảng cách trong mặt phẳng Z giữa các điểm xa nhất của các lưỡi cắt có răng của gầu ngoạm đã mở | |
WW3 | Chiều rộng bên ngoài của gầu ngoạm khoảng cách giữa các điểm xa nhất của các mặt bên gầu ngoạm | |
WW4 | Chiều rộng toàn bộ với khung gầm ở vị trí co lại khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua các điểm xa nhất của khung gầm ở vị trí co lại | |
WW5 | Chiều rộng toàn bộ với khung gầm ở vị trí kéo dài khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua các điểm xa nhất của khung gầm ở vị trí kéo dài | |
WW6 | Chiều rộng toàn bộ của bộ phận ổn định và các tấm đỡ ở vị trí kéo dài lớn nhất khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua các đường tâm của các bộ phận ổn định và tâm đỡ | |
WW7 | Chiều rộng toàn bộ bao gồm cả bộ phận ổn định ở vị trí di chuyển trên đường khoảng cách theo trục tọa độ Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua điểm xa nhất trên mặt bên của máy ở vị trí di chuyển trên đường | |
AA1 | Góc tiếp cận với bộ phận ổn định góc trong mặt phẳng X giữa GRP và một mặt phẳng tiếp tuyến với bộ phận ổn định phía trước đi qua điểm thấp nhất của kết cấu bộ phận ổn định và giới hạn độ lớn của góc | |
a GRP b RH (phía bên phải) c LH (phía bên trái) |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 3450:1996, Earth-moving machinery - Braking systems of rubbr-tyred machines - Systems and performance requirements and test procedures (Máy làm đất - Các hệ thống phanh của máy bánh lốp cao su - Các hệ thống và yêu cầu đặc tính và qui trình thử)
[2] ISO 5010:1992, Earth-moving machinery - Rubber-tyred machines - steering requirements (Máy làm đất - Máy bánh lốp cao su - Yêu cầu về hệ thống lái)
[3] ISO 6014:1986, Earth-moving machinery - Determination of ground speed (Máy làm đất - Xác định tốc độ trên nền đất)
[4] ISO 6015:1989, Earth-moving machinery - Hydraulic excavators - Methods of measuring tool forces (Máy làm đất - Máy xúc thủy lực - Phương pháp đo lực của dụng cụ)
[5] ISO 6165:2001, Earth-moving machinery - Basic types - Vocabulary1) (Máy làm đất - Các kiểu cơ bản - Từ vựng)
[6] ISO 9249:1997, Earth-moving machinery - Engine test code - Net power (Máy làm đất - Quy tắc thử động cơ - Công suất hữu ích)
[7] ISO 10265:1998, Earth-moving machinery - Crawler machines - Performance requirements and test procedures for braking systems (Máy làm đất - Máy bánh xích - Yêu cầu đặc tính và qui trình thử cho các hệ thống phanh)
[8] I SO 10567:1992, Earth-moving machinery - Hydraulic excavator - Lift capacity (Máy làm đất - Máy xúc thủy lực - Công suất nâng).
1) Đang được soát xét