Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13226:2020 ISO 13539:1998 Máy làm đất - Máy đào rãnh - Thuật ngữ và đặc tính kỹ thuật trong thương mại

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13226:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13226:2020 ISO 13539:1998 Máy làm đất - Máy đào rãnh - Thuật ngữ và đặc tính kỹ thuật trong thương mại
Số hiệu:TCVN 13226:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUN QUỐC GIA

TCVN 13226:2020

ISO 13539:1998

MÁY LÀM ĐẤT - MÁY ĐÀO RÃNH - THUẬT NGỮ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI

Earth-moving machinery - Trenchers - Definitions and commercial specifications

 

Lời nói đầu

TCVN 13226:2020 hoàn toàn tương đương ISO 13539:1998

TCVN 13226:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 23, Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY LÀM ĐẤT - MÁY ĐÀO RÃNH - THUẬT NGỮ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI

Earth-moving machinery - Trenchers - Definitions and commercial specifications

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và nội dung về đặc tính kỹ thuật trong thương mại cho các máy đào rãnh (hào) tự hành và trang bị của máy như đã định nghĩa trong Điều 3.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau, một phần hoặc toàn bộ, là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viên dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 3450:1996, Earth-moving machinery - Braking systems of rubbr-tyred machines - Systems and performance requirements and test procedures (Máy làm đất - Hệ thống phanh của các máy bánh lốp cao su - Các hệ thống và yêu cầu đặc tính và qui trình thử).

ISO 5010:1992, Earth-moving machinery - Rubber-tyred machines - steering requirements (Máy làm đất - Máy bánh lốp cao su - Yêu cầu về hệ thống lái).

ISO 6014:1986, Earth-moving machinery - Determination of ground speed (Máy làm đất - Xác định tốc độ trên nền đất).

ISO 6016:1998 Earth-moving machinery - Methods of measuring the masses of whole machines, their equipment and components (Máy làm đất - Phương pháp đo các khối lượng của toàn bộ máy, trang bị và các bộ phận của máy).

ISO 6165:1997, Earth-moving machinery - Basic types - Vocabulary (Máy làm đất - Các kiểu cơ bản- từ vựng).

ISO 6746-1:1987, Earth-moving machinery - Definitions of dimensions and symbols - Part 1: Base machine (Máy làm đất - Định nghĩa các kích thước và ký hiệu - Phần 1: Máy cơ sở).

ISO 6746-2:1987, Earth-moving machinery - Definitions of dimensions and symbol - Part 2: Equipment. (Máy làm đất - Định nghĩa các kích thước và ký hiệu - Phần 2: Trang bị).

ISO 7457:1997, Earth-moving machinery - Determination of turning dimensions of wheeled machines (Máy làm đất - Xác định các kích thước quay vòng của các máy bánh lốp).

TCVN 13225 (ISO 8812) Máy làm đất - Máy xúc và đắp đất gầu ngược - Thuật ngữ và đặc tính kỹ thuật trong thương mại).

ISO 9249:1997, Earth-moving machinery - Engine test code - Net power (Máy làm đất - Qui tắc thử động cơ - Công suất hữu ích)

ISO 10265:1998, Earth-moving machinery - Crawler machines - Performance requirements and test procedures for braking systems (Máy làm đất - Máy bánh xích - Yêu cầu đặc tính và qui trình th cho các hệ thống phanh).

3  Các định nghĩa chung

3.1

máy đào rãnh trencher)

máy bánh xích hoặc bánh lốp tự hành có trang bị (3.6), thiết bị phụ (3.7) được lắp ở phía sau và/hoặc ở phía trước được thiết kế chủ yếu để tạo rãnh (3.2) bằng vận hành liên tục thông qua chuyển động của máy; thiết bị phụ có thể là xích đào, bánh đĩa, lưỡi cày hoặc bộ phận tương tự [ISO 6165:1997],

3.1.1

máy đào rãnh vận hành bởi người đi bộ (pedestrian-operated trencher)

máy đào rãnh (3.1) được điều khiển bởi người vận hành đi bộ sát cạnh máy hoặc lối tiếp với máy.

3.1.2

máy đào rãnh vận hành bởi người lái (rider-operated trencher)

máy đào rãnh (3.1) được điều khiển bởi người vận hành ngồi lái trên máy.

3.2

rãnh (hào) (trech)

công trình khai đào hẹp thường có chiều sâu lớn hơn chiều rộng

3.3

đất đào lên (spoil)

đất, đá và vật liệu tương tự được láy đi khi đào rãnh (3.2)

3.4

máy cơ sở (base machine)

máy đào rãnh (3.1) có các khung giá cần thiết cho lắp đặt và kẹp chặt trang bị (3.6) như đã mô tả trong đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất.

3.5

bộ phận (component)

bộ phận hoặc cụm bộ phận của một máy cơ sở (3.4), trang bị (3.6) hoặc một thiết bị phụ (3.7)

CHÚ THÍCH - Định nghĩa đã được sửa từ ISO 6016:1998 cho phù hợp.

3.6

trang bị (equipment)

tập hợp hoặc bộ phận (3.5) được lắp trên máy cơ sở (3.4) để hoàn thành chức năng chủ yếu theo thiết kế khi có lắp một thiết bị phụ (3.7).

CHÚ THÍCH - Định nghĩa đã được sửa từ ISO 6016:1998 cho phù hợp.

3.7

thiết bị phụ (attachment)

cụm các bộ phận (3.5) để sử dụng riêng và có thể được lắp trên máy cơ sở (3.4) hoặc trang bị (3.6).

CHÚ THÍCH - Định nghĩa đã được sửa từ ISO 6016:1998 cho phù hợp.

3.8. Kích thước của máy cơ sở (base machine dimensions)

Về định nghĩa của các kích thước, xem ISO 6746-1

3.8.1

chiều cao toàn bộ lớn nhất (maximum total height, H1)

khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) tới điểm cao nhất của máy cơ sở (3.4)

Xem các Hình 1 đến 3

3.8.2

chiều cao lớn nhất của trang bị/ thiết bị phụ (maximum equipment/attachment height)

khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) tới điểm cao nhất của trang bị (3.6)/thiết bị phụ (3.7) ở vị trí được nâng lên cao nhất.

Xem các Hình 1 đến 3

3.8.3

chiều rộng lớn nhất (maximum width, W1)

khoảng cách giữa các điểm xa nhất ở trên mỗi mặt bên của máy, vuông góc với chiều di chuyển.

Xem các Hình 1 đến 3

3.8.4

kích thước đo bánh xích (track gauge, W2)

khoảng cách vuông góc giữa các đường tâm dọc của các bánh răng xích.

Xem Hình 3

3.8.5

chiều rộng mặt lăn của lốp (tread width, W3)

khoảng cách vuông góc giữa các đường tâm dọc của lốp

Xem các Hình 1 và 2

3.8.6

chiều dài lớn nhất (maximum length, L1)

khoảng cách theo chiều dọc giữa các điểm xa nhất trên phía trước và phía sau của máy.

Xem các Hình 1 đến 3

3.8.7

khoảng cách trục bánh xích (crawler base, L2)

khoảng cách vuông góc giữa các đường tâm trục bánh xích dẫn động và trục bánh xích lồng không.

Xem Hình 3

3.8.8

khoảng cách trục bánh xe (wheel base, L3)

khoảng cách vuông góc giữa các đường tâm trên mặt bên của các bánh xe trước và sau, với các bánh xe ở các vị trí tiến thẳng về phía trước.

Xem các Hình 1 và 2

3.8.9

góc tiếp cận (angle of approach, A1)

góc giữa mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) và một mặt phẳng tiếp tuyến với các lốp trước hoặc các bánh xích trước và đi qua điểm thấp nhất của bất cứ kết cấu nhô ra hoặc bộ phận (3.5) nào ở phía trước các lốp hoặc bánh xích có thể hạn chế độ lớn của góc.

Xem các Hình 2 và 3

3.8.10

góc xuất phát (angle of departure, A2)

góc giữa mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) và một mặt phẳng tiếp tuyến với các lốp sau hoặc bánh xích sau của máy và đi qua điểm thấp nhất của bất cứ kết cấu nhô ra hoặc bộ phận (3.5) nào ở phía sau của các lốp hoặc bánh xích có thể hạn chế độ lớn của góc.

Xem các Hình 1 đến 3

Hình 1 - Máy đào rãnh vận hành bởi người đi bộ

Hình 2 - Máy đào rãnh vận hành bởi người lái

Hình 3 - Máy đào rãnh bánh xích vận hành bởi người lái

4  Các kiểu máy đào rãnh

Về định nghĩa các kích thước, cũng xem ISO 6746-1

4.1  Máy đào đường rãnh bằng xích

Máy đào rãnh (3.1) sử dụng một hoặc nhiều xích đào dễ uốn có gắn các dụng cụ (răng, lưỡi cắt, gầu v.v...) để cắt rãnh (3.2) và vận chuyển đất đá đào lên khỏi rãnh.

Về các kích thước và thuật ngữ, xem các Hình 4 và 5

4.1.1  Chiều sâu rãnh

Khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) tới đáy rãnh (3.2) khi không còn đất đào lên (3.3)

4.1.2  Chiều rộng rãnh

Chiều rộng đo được của rãnh (3.2) đối với các bộ phận (3.5) đào quy định.

4.1.3  Độ dịch chuyển của rãnh

Khoảng cách vuông góc từ đường tâm của rãnh (3.2) tới một mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm xa nhất ở mỗi mặt bên của máy.

4.1.4  Tầm với xả đất đào lên

Khoảng cách từ đường tâm của rãnh (3.2) tới một mặt phẳng thẳng đứng đi qua bộ phận vận chuyển xa nhất của hệ thống vận chuyển đất đào lên.

4.1.5  Góc của dầm dọc

Góc ở chiều sâu lớn nhất của dầm dọc đào được đo từ mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) tới đường đi qua các đường tâm của trục trước và của bánh răng lồng không ở đầu mút dọc khi ở vị trí đáy rãnh.

4.1.6  Chiều cao trục trước

Khoảng cách thằng đứng từ mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) tới đường tâm của trục trước.

Hình 4 - Các kích thước của máy đào rãnh bằng xích

CHÚ DẪN

1

Thanh hạn chế

8

Bánh răng lồng không ở đầu mút dầm dọc

2

Thanh cơ cấu làm sạch rãnh

9

Hệ thống vận chuyển đất đào lên

3

Lớp ốp của cơ cấu làm sạch rãnh

 

- khoan xoay được dẫn động bằng trục trước

4

Đế của cơ cấu làm sạch rãnh

 

- khoan xoay được dẫn động bằng bánh răng lồng không

5

Dụng cụ đào

 

- băng tải

 

- răng hình cốc

 

- máng chuyền (nghiêng)

 

- răng hình đục

 

- khác

 

- lưỡi cắt

10

Bánh xích dẫn động xích đào

 

- khác

11

Trục trước

6

Xích đào (đơn hoặc nhiều xích)

12

Bánh xe đ

7

Dầm dọc đào

13

Bộ phận ổn định

Hình 5 - Thuật ngữ cho máy dào rãnh bằng xích

4.2  Máy đào rãnh bằng đĩa dao

Máy đào rãnh (3.1) sử dụng một đĩa quay có cạnh gắn các dao cắt thường dùng để cắt đá, mặt phẳng cứng hoặc bề mặt đường như mặt đường nhựa và bê tông.

Về các kích thước và thuật ngữ, xem các Hình 6 và 7

4.2.1  Đường kính đĩa dao

Khoảng cách hướng kính giữa các đầu ngoài cùng của các dao cắt lắp trên đĩa.

CHÚ THÍCH - Về định nghĩa của các kích thước H10, W10, W11, và W12, xem 4-1.1 đến 4.1.4.

Hình 6 - Các kích thước của máy đào rãnh bằng đĩa dao

CHÚ DẪN

1 Cơ cấu làm sạch rãnh

2 Đĩa dao

3 Hệ thống vận chuyển đất đào lên

- khoan xoay

- băng tải

- khác

4 Lưỡi cắt của dao

5 Bộ phận ổn định

Hình 7 - Thuật ngữ cho máy đào rãnh bằng đĩa dao

4.3  Máy đào rãnh bằng bánh xe dao

Máy đào rãnh (3.1) sử dụng một bánh xe quay trên đó có lắp các gầu với các lưỡi cắt dạng răng để cắt và vận chuyển đất đào lên (3.3) từ rãnh (3.2).

Về các kích thước và thuật ngữ, xem các Hình 8 và 9.

4.3.1  Chiều sâu rãnh

Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) tới đáy rãnh (3.2) khi bỏ qua ảnh hưởng của sự hiện diện bất cứ lượng đất đào lên (3.3) nào đến phép đo.

4.3.2  Đường kính bánh xe dao

Khoảng cách hướng kính giữa các đầu ngoài cùng của các dao cắt trên bánh xe.

4.3.3  Khoảng hở dưới bánh xe dao

Khoảng cách lớn nhất theo phương thẳng đứng từ mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) tới đỉnh của dao ở dưới đáy của bánh xe dao đã được nâng lên.

4.3.4  Chiều cao xả đất đào lên

Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) tới điểm xả của băng tải khi đào đến toàn bộ chiều sâu rãnh.

CHÚ THÍCH - Về định nghĩa của các kích thước W10, W11, và W12, xem 4.1.2 đến 4.1.4

Hình 8 - Các kích thước của máy đào rãnh bằng bánh xe dao

CHÚ DẪN

1

Khung máy

6

Cơ cấu làm sạch rãnh

2

Băng tải xả đất sang bên cạnh

7

Thanh chóng

3

Khung dầm dọc

8

Cụm bánh xe dao đào và vận chuyển đất

4

Bánh xe đào

9

Trục trước và bánh xích

5

Gầu đào

10

Cột trụ

Hình 9 - Thuật ngữ cho máy đào rãnh bằng bánh xe dao

4.4  Máy đào rãnh trực tiếp bằng lưỡi cày

Máy đào rãnh (3.1) sử dụng lực kéo của thanh kéo để dịch chuyển một lưỡi cày giống như lưỡi xới xuyên qua đất đào lên đồng thời cắm sâu vào lòng đất; trang bị (3.6) của máy có thể là một cơ cấu cày tĩnh chỉ sử dụng lực kéo của thanh kéo để di chuyển lưỡi cày xuyên qua đất đào lên hoặc một cơ cấu cày được tạo rung sử dụng dao động của lưỡi cày để giảm lực kéo yêu cầu của thanh kéo làm cho lưỡi cày xuyên qua đất đào lên.

Về các kích thước và thuật ngữ, xem các Hình 10 và 11

4.4.1  Chiều sâu ăn sâu vào đất của lưỡi cày

Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) tới đường nằm ngang tiếp tuyến với bề mặt bên trong trên đỉnh của ống dẫn tiến lưỡi cày tại đầu mút ra, với lưỡi cày ở vị trí có đủ độ sâu.

4.4.2. Chiều rộng ăn sâu của lưỡi cày

Khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa các mặt phẳng thẳng đứng tiếp tuyến với các phần bên trong của ống dẫn tiến lưỡi cày tại mặt cắt ngang hẹp nhất.

4.4.3  Bán kính cong dẫn tiến lưỡi cày

Bán kính cong nhỏ nhất của bộ phận dẫn hướng ống dẫn tiến lưỡi cày được đo từ bề mặt bên trong của ống dẫn tiến lưỡi cày.

4.4.4  Góc lái của lưỡi cày

Góc lớn nhất mà lưỡi cày có thể xoay được, được đo theo phương ngang từ đường tâm của cánh tay đòn lưỡi cày tại vị trí giữa của lưỡi cày tới vị trí đã xoay lớn nhất của lưỡi cày.

4.4.5  Góc điều chỉnh lưỡi cày

Phạm vi điều chỉnh được về góc của cạnh chính lưỡi cày được đo vuông góc trong mặt phẳng của lưỡi cày.

4.4.6  Khoảng hở bên dưới lưỡi cày

Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) tới điểm thấp nhất của lưỡi cày với cánh tay đòn lưỡi cày được nâng lên hoàn toàn và được định hướng song song với một mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường tâm dọc của máy có lưỡi cày quy định.

4.4.7  Độ dịch chuyển của lưỡi cày so với đường tâm

Khoảng cách từ một mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường tâm dọc của máy tới vị trí xa nhất theo chiều ngang của lưỡi cày với lưỡi cày song song với mặt phẳng thẳng đứng và ở vị trí có đủ độ sâu trên mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP).

CHÚ DẪN

1 Lưỡi cày

Hình 10 - Các kích thước của máy đào rãnh trực tiếp bằng lưỡi cày

CHÚ DN

1

Lưỡi cày

3

ng dẫn tiến

4

Dẫn hướng của ống dẫn tiến

 

- lưỡi cày được dẫn tiến

 

- cố định

5

Lỗ kéo

 

- lưỡi cày được kéo

 

- có khớp bn lề

6

Cơ cấu kéo

 

- khác

 

- di động

7

Vật hình đầu đạn

2

Chân lưỡi cày

 

- độc lập

8

Bộ rung

 

 

 

- một hoặc nhiều ống

9

Cánh tay đòn lưỡi cày

 

 

 

- khác

10

Guốc trượt

Hình 11 - Thuật ngữ cho máy đào rãnh trực tiếp bằng lưỡi cày

5  Thiết bị phụ

Về định nghĩa của các kích thước, xem các ISO 6746-2

5.1  giá tời

Kết cấu liền khối vận chuyển và phân phối một cuộc dây cáp hoặc cuộn vật liệu khác trong quá trình vận hành đào rãnh trực tiếp bằng lưỡi cày.

Về các kích thước và thuật ngữ, xem các Hình 12 và 13

5.1.1  Chiều rộng bên trong

Khoảng cách nhỏ nhất theo chiều ngang giữa hai cánh tay đòn liền kề của giá tời (5.1)

5.1.2  Đường kính lớn nhất của tang tời

Hai lần khoảng hở hướng kính nhỏ nhất giữa giá tời (5.1) và đường tâm trục tời.

5.1.3  Chiều cao trục tời

Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt phẳng tham chiếu của nền đất (GRP) tới đường tâm của trục tời khi tời ở vị trí được nâng lên tới mức tối đa.

5.1.4  Vị trí của trục tời

khoảng cách theo chiều nằm ngang từ đường tâm của bánh lốp hoặc bánh xích gần nhất tiếp xúc với nền đất tới đường tâm của trục tời khi tời ở vị trí được nâng lên tới mức tối đa.

Hình 12 - Các kích thước của giá tời

CHÚ DN

1 Giá tời

2 Trục tời

3 Tời

4 Bộ phận dẫn hướng cáp

Hình 13 - Thuật ngữ cho giá tời

5.2  Gầu ngược

Thiết bị phụ (3.7) có thể được lắp ở phía trước hoặc phía sau máy đào rãnh (3.1)

Về các kích thước và thuật ngữ, xem Hình 14 và ISO 8812

CHÚ DẪN

1 Gầu ngược

Hình 14 - Máy đào rãnh với gầu ngược

5.3  Lưỡi gạt lấp lại đất

Thiết bị phụ (3.7) có thể được lắp ở phía trước hoặc phía sau của một máy đào rãnh (3.1) dùng để đưa đất đào lên (3.3) trở về rãnh (3.2).

CHÚ DẪN

1 Lưỡi gạt lấp lại đất

Hình 15 - Máy đào rãnh với lưỡi gạt lấp lại đất

6  Đặc tính kỹ thuật trong thương mại

Phải quy định các thông tin sau trong tài liệu thương mại.

Phải sử dụng đơn vị SI

6.1  Động cơ đốt trong

Phải quy định các thông tin sau cho động cơ đốt trong:

a) nhà sản xuất và mẫu (model);

b) kiểu đánh lửa, nghĩa là đánh lửa bằng nén cháy hoặc bằng tia lửa;

c) số xylanh;

d) đường kính lỗ xylanh và hành trình của pittông;

e) dung tích làm việc của xylanh

f) hệ thống làm mát;

g) công suất toàn phần danh định lớn nhất ở tốc độ quy định;

h) công suất hữu ích với bánh đà ở tốc độ động cơ đã lắp đặt phù hợp với ISO 9249;

i) điện áp của hệ thống điện.

6.2  Hệ thống dẫn động trên nền đất

Phải quy định các thông tin sau cho hệ thống dẫn động trên nền đất:

a) kiểu hệ thống dẫn động, nghĩa là cơ khí hoặc thủy tĩnh;

b) tốc độ di chuyển lớn nhất của mỗi số tiến và lùi phù hợp với ISO 6014.

6.3  Hệ thống dẫn động vận hành gia công

Phải quy định các thông tin sau cho hệ thống dẫn động vận hành gia công:

a) kiểu hệ thống dẫn động, nghĩa là cơ khí hoặc thủy tĩnh;

b) các tốc độ vận hành cho

- máy đào rãnh bằng xích: các tốc độ của xích;

- máy đào rãnh bằng đĩa dao và bánh xe dao: các tốc độ của lưỡi cắt;

- máy đào rãnh trực tiếp bằng lưỡi cày: tần số dao động và lực của bộ tạo rung.

6.4  Hệ thống lái

Phải quy định các thông tin sau cho hệ thống lái:

a) kiểu hệ thống lái - về các định nghĩa, xem ISO 5010;

b) đường kính khoảng hở của máy - phù hợp với ISO 7457.

- chỉ lái về phía trước

- lái theo tọa độ

6.5  Hệ thống phanh

Xem ISO 3450 và ISO 10265

Phải quy định kiểu phanh vận hành và phanh đỗ.

6.6  Lốp

Phải quy định các thông tin sau cho lốp:

a) cỡ và kiểu lốp;

b) tải trọng danh nghĩa ở áp suất quy định.

6.7  Bánh xích

Phải quy định các thông tin sau cho bánh xích:

a) kiểu mắt xích;

b) các kích thước.

6.8  Hệ thống thủy lực

Phải quy định lưu lượng bơm ở áp suất an toàn.

6.9  Các dung tích chất lỏng của hệ thống

Phải quy định các thông tin sau cho các dung tích chất lỏng của hệ thống:

a) nhiên liệu;

b) hệ thống thủy lực.

6.10  Khối lượng

Phải quy định các thông tin sau về các khối lượng:

a) khối lượng vận hành phù hợp với ISO 6016;

b) khối lượng chuyên chở phù hợp với ISO 6016.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi