Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12709-2-10:2020 Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-10: Yêu cầu cụ thể đối với mọt lạc Serratus Caryedon serratus Olivier

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12709-2-10:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12709-2-10:2020 Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-10: Yêu cầu cụ thể đối với mọt lạc Serratus Caryedon serratus Olivier
Số hiệu:TCVN 12709-2-10:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUN QUỐC GIA

TCVN 12709-2-10:2020

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ HẠI THỰC VẬT

PHẦN 2-10: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI MỌT LẠC SERRATUS
Caryedon serratus Olivier

Procedure for identification of insect and mite pests
Part 2-10: Particular requirements for groundnut bruchis
Caryedon serratus Olivier

 

Lời nói đầu

TCVN 12709-2-10:2020 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12709 Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật gồm các phần sau đây:

- TCVN 12709-1:2019. Phần 1: Yêu cầu chung

- TCVN 12709-2-1:2019. Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với mọt to vòi Caulophilus oryzae (Gyllenhal)

- TCVN 12709-2-2:2019. Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với mọt thóc Sitophilus granarius Linnaeus

- TCVN 12709-2-3:2019. Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts), mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum Leconte) và mọt da ăn tạp (Trogoderma variable Ballion)

- TCVN 12709-2-4:2019. Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với rệp sáp vảy San Jose’ Diaspidiotus perniciosus (Comstock) Danzig

- TCVN 12709-2-5:2019. Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi đục quả giống Anastrepha

- TCVN 12709-2-6:2019. Phần 2-6: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi đục quả giống Bactrocera

- TCVN 12709-2-7:2020. Phần 2-7: Yêu cầu cụ thể đối với vòi voi đục hạt xoài Sternochetus mangiferae (Fabricius)

- TCVN 12709-2-8:2020. Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi giấm cánh đốm Drosophila suzukii (Matsumura)

- TCVN 12709-2-9:2020. Phần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với bọ trĩ hại đậu Caliothrips fasciatus (Pergande)

- TCVN 12709 2-10:2020. Phần 2-10: Yêu cầu cụ thể đối với mọt lạc serratus Caryedon serratus Olivier

 

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ HẠI THỰC VẬT
PHẦN 2-10: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI MỌT LẠC SERRATUS
Caryedon serratus Olivier

Procedure for identification of insect and mite pests
Part 2-10: Particular requirements for groundnut bruchis
Caryedon serratus Olivier

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định mọt lạc serratus Caryedon serratus Oliviier gây hại thực vật.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các phiên bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12709-1:2019. Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ gây hại thực vật - Phần 1: Yêu cầu chung

3  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thử nghiệm sinh học và các thiết bị, dụng cụ sau:

3.1  Kính lúp soi nổi có thước đo, có độ phóng đại từ 10 lần đến 40 lần

3.2  Kính hiển vi có thước đo, có độ phóng đại từ 40 lần đến 1 000 lần

3.3  Bàn gia nhiệt có dải nhiệt từ 20 °C đến 100 °C

3.4  Tủ định ôn có thể vận hành ở nhiệt độ từ 0 °C đến 50 °C

3.5  Tủ sấy có thể vận hành từ 5 °C đến 100 °C

3.6  Tủ lạnh có thể vận hành từ (-) 10 °C đến 5 °C

3.7  Máy sàng côn trùng

3. 8 Bộ sàng côn trùng có đường kính mắt sàng phù hợp

3.9  Ống nghiệm có nắp

3.10  Hộp nhựa có nắp lưới

3.11  Dụng cụ thủy tinh cốc thủy tinh có dung tích phù hợp; ống nghiệm thủy tinh có đường kính (φ 2 cm)

3.12  Lọ thủy tinh nút mài có dung tích phù hợp

3.13  Kim côn trùng đầu nhọn và đầu gập (dạng chữ L)

3.14  Panh mềm

3.15  Bút lông

3.16  Lam

3.17  Lamen

3.18  Đèn cồn

3.19  Bình thủy tinh chống ẩm

3.20  Túi đựng mẫu

3.21  Hộp đựng tiêu bản lam

4  Hóa chất

Chỉ sử dụng các hóa chất loại tinh khiết phân tích và nước cất, trừ khi có quy định khác.

4.1  Dung dịch Natri hydroxit (NaOH) 10 % hoặc Kali hydroxit (KOH) 10 %

4.2  Fluon

4.3  Dung dịch tổng hợp

4.4  Dung dịch Ethanol (C2H5OH) 70 %

4.5  Dung dịch Hoyer’s

4.6  Bôm Canada

4.7  Keo dính tiêu bản

4.8  Dung dịch Formalin - glycerol (FG)

5  Lấy mẫu và bảo quản mẫu

5.1  Lấy mẫu

- Lấy mẫu theo TCVN 12709-1:2019 (điều 5.1)

- Mẫu hàng hóa thu được đặt trên lưới thưa bên trên lớp cát hoặc đất bên trong hộp nhựa có nắp lưới (3.10), để ở nhiệt độ phòng. Thành phía trong của hộp nhựa (1/3 khoảng cách tính từ trên nắp xuống) được phủ một lớp fluon (4.2) chất ngăn trưởng thành bò lên nắp. Các hộp nhựa có dán nhãn ký hiệu mẫu và đặt trong các tủ đựng mẫu, được giữ ở điều kiện nhiệt độ phòng.

- Thu các giai đoạn phát dục (trưởng thành, sâu non) phục vụ giám định:

Kí chủ chính của mọt lạc serratus là lạc, me, hạt muồng.... (xem phụ lục A). Sâu non đục xuyên qua vỏ củ lạc và đục sâu vào trong để ăn hạt. Sâu non tuổi cuối thường chui ra khỏi củ lạc để hóa nhộng. Vì vậy, có thể thu sâu non, trưởng thành của các loài này bằng sàng hoặc thu trực tiếp:

+ Sàng mẫu: Dùng máy sàng côn trùng (3.7) hoặc bộ sàng côn trùng (3.8) với kích thước mắt sàng phù hợp để thu bắt sâu non và trưởng thành trong hàng hóa.

+ Kiểm tra và thu trực tiếp:

Tách thu sâu non, nhộng từ củ, hạt có triệu chứng hại như lỗ đục, đường đục.

Kiểm tra thu trưởng thành của mọt trên bề mặt, tại các khe, kẽ bao bì đóng gói, kệ hàng, khe kẽ hở trên sàn, tường, trần nhà, hầm tàu...

5.2  Xử lý mẫu

- Đối với trưởng thành mọt lạc serratus: trước khi giám định hoặc bảo quản, cá thể trưởng thành được làm chết bằng phương pháp sử dụng lọ độc hoặc xử lý lạnh.

Xử lý bằng lọ độc: Trưởng thành mọt lạc serratus thu được cho vào lọ độc, đậy nắp kín để trong 2 giờ. Cách làm lọ độc xem TCVN 12709-1:2019, điều 5.2.1.

Xử lý lạnh: Trưởng thành mọt lạc serratus thu được cho vào trong túi đựng mẫu (3.20) hoặc ống nghiệm có nắp (3.9) bỏ trong ngăn đá tủ lạnh (3.6) từ 1 giờ đến 3 giờ.

- Đối với sâu non mọt lạc serratus: trước khi giám định hoặc bảo quản được làm chết bằng phương pháp xử lý lạnh hoặc xử lý nước nóng.

Xử lý lạnh: Sâu non thu được cho vào trong túi đựng mẫu (3.20) hoặc ống nghiệm có nắp (3.9) bỏ trong ngăn đá tủ lạnh (3.6) từ 1 giờ đến 3 giờ.

Xử lý nước nóng: Cho mẫu sâu non vào cốc thủy tinh (3.11) và đổ trực tiếp nước nóng 100 °C lên mẫu và để trong thời gian từ 3 phút đến 7 phút.

- Mẫu hàng hóa: Đặt mẫu hàng hóa trên lưới thưa bên trên lớp cát hoặc đất bên trong hộp nhựa có nắp lưới (3.10), để ở nhiệt độ phòng. Thành phía trong của hộp nhựa (1/3 khoảng cách tính từ trên nắp xuống) được phủ một lớp fluon (4.2) chất ngăn trưởng thành bò lên nắp. Các hộp nhựa có dán nhãn ký hiệu mẫu và đặt trong các tủ đựng mẫu lưu ở điều kiện nhiệt độ phòng.

5.3  Bảo quản

Mẫu giám định và mẫu lưu sau giám định được bảo quản như sau:

- Mẫu là hàng hóa nghi nhiễm mọt lạc serratus được bảo quản trong các hộp nhựa có nắp lưới (3.10). Thành phía trong của hộp nhựa (1/3 khoảng cách tính từ trên nắp xuống) được phủ một lớp fluon (4.2) chất ngăn trưởng thành bỏ lên nắp. Các lọ có dán nhãn ký hiệu mẫu và đặt trong các tủ đựng mẫu lưu ở điều kiện nhiệt độ phòng.

- Đối với trưởng thành mọt lạc serratus: Các cá thể trưởng thành sau khi được xử lý để trong tủ sấy (3.5) ở nhiệt độ 40 °C đến 45 °C từ 5 ngày đến 7 ngày. Chuyển mẫu vào lọ thủy tinh nút mài (3.12) đặt trong bình thủy tinh chống ẩm (3.19) hoặc trong hộp đựng mẫu. Các mẫu được lưu giữ trong phòng tiêu bản có nhiệt độ nhỏ hơn 20 °C, ẩm độ nhỏ hơn 50 % hoặc trong tủ định ôn (3.4).

- Đối với sâu non mọt lạc serratus: Các cá thể sau non sau khi được xử lý được cho vào các lọ nút thủy tinh mài (3.12) chứa dung dịch Formalin - glycerol (FG) (4.8) (xem A. 17 TCVN 12709-1:2019) hoặc dung dịch tổng hợp (4.3) (xem A.18 TCVN 12709-1: 2019 ) hoặc dung dịch ethanol 70 % (4.4).

- Đối với tiêu bản lam: Tiêu bản lam được dán nhãn, để trong hộp đựng tiêu bản lam (3.21) và đặt trong phòng tiêu bản có nhiệt độ nhỏ hơn 20 °C, ẩm độ không khí nhỏ hơn 50 %, hoặc trong tủ định ôn (3.4).

6  Giám định

Mọt lạc serratus giám định bằng phương pháp quan sát các đặc điểm hình thái dưới kính lúp soi nổi (3.1) và kính hiển vi (3.2). Định loại đến loài đối với mẫu giám định là pha sâu non tuổi 1 đến tuổi 4 và pha trưởng thành.

6.1  Pha sâu non

6.1.1  Làm tiêu bản lam

Bước 1: Xử lý mẫu làm tiêu bản lam

- Dùng bút lông (3.15) chuyển sâu non cần giám định vào ống nghiệm thủy tinh (3.11) chứa 5 ml dung dịch Natri hydroxit (NaOH) 10 % hoặc Kali hydroxit (KOH) 10 % (4.1) (xem A.1 TCVN 12709-1:2019) đun trên đèn cồn (3.18) từ 15 phút đến 20 phút (vừa đun vừa lắc ống nghiệm); hoặc cho mẫu vào cốc thủy tinh (3.11) có chứa 10 ml dung dịch Natri hydroxit (NaOH),10 % hoặc Kali hydroxit (KOH) 10 % (4.1) (xem A.1 TCVN 12709-1:2019) đun trên bàn gia nhiệt (3.3) ở 60 °C từ 15 phút đến 20 phút.

- Đặt lam (3.16) sạch dưới kính lúp soi nổi (3.1). Nhỏ một giọt dung dịch Hoyer’s (4.5) (xem A.15 TCVN 12709-1:2019 ) hoặc Bôm Canada (4.6) hoặc nước cất vào giữa lam (3.16). Vớt mẫu đã xử lý ra, đặt vào giọt dịch trên lam (3.16).

Bước 2 : Dùng kim côn trùng tách lấy bộ phận cần quan sát

- Tiêu bản râu đầu, môi trên và môi dưới

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) tách riêng phần đầu

+ Tách riêng phần râu đầu

+ Tách riêng phần mảnh gốc môi và môi trên

+ Tách riêng phần hàm dưới và môi dưới

- Tiêu bản chân và lỗ thở

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) tách riêng chân và lỗ thở

- Tiêu bản đốt ngực trước

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) tách rời đốt ngực trước

+ Làm sạch lớp da của đốt ngực trước

Bước 3: Chuyển bộ phận giải phẫu cần quan sát lên lam

+ Đặt lam (3.16) dưới kính lúp soi nổi (3.1) và nhỏ 1 giọt dung dịch Hoyer’s (4.5) (xem A.15 TCVN 12709-1:2019 ) hoặc Bôm Canada (4.6) vào giữa lam (3.16).

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) và panh mềm (3.14) chuyển bộ phận giải phẫu cần quan sát đã tách rời trên bước 2 lên giọt dung dịch Hoyer’s (4.5) (xem A.15 TCVN 12709-1:2019 ) hoặc Bôm Canada (4.6) và chỉnh tiêu bản trên lam (3.16).

Bước 4: Đặt lamen

Đặt lamen (3.17) tạo góc 45° từ từ hạ xuống sao cho mẫu trên lam (3.16) không có bọt khí. Dùng kim côn trùng đầu gập (3.13) ấn nhẹ lên lamen (3.17) để giữ mẫu và làm cho dung dịch tràn đều.

CHÚ THÍCH 1: Đối với tiêu bản soi ngay, tiêu bản lam sau khi hoàn thành được đặt trên bàn gia nhiệt (3.3) làm khô ở 30 °C đến 45 °C trong 2 giờ. Nhấc nhanh lam kính và đặt ra chỗ mát, gắn keo (4.7) bảo vệ.

CHÚ THÍCH 2: Đối với tiêu bản bảo quản trong thời gian dài, tiêu bản lam sau khi hoàn thành được đặt trên bàn gia nhiệt (3.3) làm khô ở 30 °C đến 45 °C từ 4 tuần đến 6 tuần. Sau đó, nhấc nhanh lam kính và đặt ra chỗ mát, gắn keo (4.7) bảo vệ.

6.1.2  Trình tự giám định

- Quan sát hình thái sâu non (vị trí lông, đầu) dưới kính lúp soi nổi (3.1)

- Quan sát tiêu bản lam phần râu đầu, môi trên, môi dưới, chân, lỗ thở và đốt ngực trước dưới kính hiển vi (3.2).

- So sánh các đặc điểm quan sát được với khóa phân loại của sâu non mọt lạc serratus (điều 6.1.3).

6.1.3  Các đặc điểm hình thái giám định pha sâu non

- Đặc điểm giám định pha sâu non mọt lạc serratus

Sâu non tuổi 1:

- Cơ thể thẳng, dài khoảng 0,8 mm, phủ lông măng rải rác (Hình 1) nhưng phần lớn là lông măng dài (dài hơn đáng kể so với chân) sắp xếp thành 2 hàng dọc bên mặt lưng.

TCVN 12709-2-10:2020

A - Đốt ngực trước; B - Đt ngực giữa và sau; C - Đốt bụng 1;

D - Đốt bụng 2-8; E - Đốt bụng 9

Hình 1 - Vị trí lông măng trên cơ thể sâu non tuổi 1

Mảnh ức ở ngực và bụng có nhiều gai ở phía sau các lông cứng, được sắp xếp thành từ 3 hàng đến 4 hàng xác định (Hình 2A).

Đầu lõm sâu vào đốt ngực trước, có vỏ ngoài hóa cứng ở thùy trên miệng và viền mép sau miệng, đường nối giữa đỉnh đầu và trán khác biệt, xác định rõ lỗ chân lông cảm giác trên trán và đỉnh, có 1 mắt đơn (Hình 2B).

Râu đầu có 2 đoạn, đoạn đầu không rõ ràng, đoạn sau mang phần phụ cảm giác hình nón lớn có một lông cứng dài và một lông cứng ngắn (hình 2C).

Hàm dưới sâu non tuổi 1 nhọn hơn hàm dưới của sâu non tuổi cuối, mảnh gốc môi có vỏ ngoài hóa cứng ở bên cạnh phía sau, mỗi cái mang 1 lông cứng và lỗ chân lông cảm giác (hình 2D, 2E).

Môi trên (hình 2E) hình bán nguyệt, môi trong mang đôi lông cứng khá dài, giữa có là 2 đôi lông ngắn, mập.

Môi dưới không có xúc tu, bao gồm cằm và mảnh cằm phụ có 2 hoặc 3 lông cứng và một chỗ có vỏ ngoài cứng hình lưỡi liềm mang 2 cặp lông, hai bên mang 2 lỗ cảm giác ở giữa có 1 đôi lông cứng, lưỡi nhỏ mang 3 cặp lông cứng và 1 cặp lỗ chân lông. Mảnh bên lưỡi dài, có lông cứng.

Hàm trên bao gồm đốt gốc, cuống và gốc môi thụ cảm; gốc môi thụ cảm mang xương gò má và xúc tu; đốt gốc hàm, chân và gốc môi sở có vỏ ngoài hóa cứng.

Đốt ngực trước (Hình 2F, 2G) vùng chữ X có 4 hoặc 5 răng ở phía sau.

Chân (Hình 2 H) dài bao gồm 4 đốt, hẹp ở đỉnh.

Lỗ th có 2 khoang (Hình 2I)

A - Mảnh ức đốt bụng; B - Đầu; C. Râu đầu; D - Mảnh hàm; E - Mảnh môi; F - Đốt ngực trước; G - Mặt bên đốt ngực trước; H - Chân; I - Lỗ thở

Hình 2 - Hình thái các phần cơ thể của sâu non tuổi 1

Sâu non tuổi 2 và tuổi 3:

Cơ thể nhiều lông măng hơn, đốt ngực trước và bụng có gai ở bên, mảnh ức không có gai và lông dài, mặt lưng của đốt ngực trước ở vùng chữ C (hình 3A) của sâu non tuổi 2 có vỏ ngoài hóa cứng nhiều hơn tuổi 3.

Toàn bộ phần trán và khu vực kéo dài trên đỉnh đầu có vỏ ngoài hóa cứng (hình 4A), có 3 mắt đơn (đôi khi ở sâu non tuổi 2 có 1 mắt đơn).

Râu 2 đốt mang bộ phần phụ cảm giác hình nón, có 3 cơ quan cảm giác nhỏ, có 1 lông cứng dài và 3 lông ngắn (Hình 3B)

Mảnh môi trên hình bầu dục ngang (Hình 3C) với phần sau có vỏ ngoài hỏa cứng, mang 1 lông cứng và lỗ chân lông ở hai bên. Môi trong có nhiều lông ngắn (Hình 3D).

Môi và hàm dưới (Hình 3E) có vỏ ngoài hóa cứng hơn ở sâu non tuổi 1.

Chân (hình 3F) hình nón phân đốt không rõ ràng.

Lỗ thở hình khuyên, mảnh lỗ thở có dãy gai hình tròn.

Đốt bụng 1 và 8 lớn hơn đốt bụng 2-7.

A - Vùng chữ C hóa cứng; B - Râu đầu; C - Mảnh gốc môi và mảnh môi trên; D - Môi trong; E - Mảnh môi và hàm dưới; F - Chân

Hình 3 - Hình thái các phần cơ thể sâu non tuổi 2 và 3

Sâu non tuổi 4:

Dài khoảng 6 mm, có màu trắng chuyển sang màu hồng trước khi hóa nhộng, phần hóa cứng mang nhiều lông ngắn mịn thường cong về phía mặt bụng. Sâu non tuổi 4 khác với sâu non các tuổi còn lại ở những điểm sau:

Đỉnh đầu có những chỗ có vỏ hóa ngoài hóa cứng (Hình 4A). Râu đầu hóa cứng khá mạnh (Hình 4B).

Mảnh môi trên ngang có nhiều lông nhỏ, mịn dọc theo rìa trán, che khuất một phần các lông cứng và lỗ chân lông cảm giác (Hình 4C).

Môi trong có các lông cứng trên thùy, các lông cứng dày đặc ở phía trước, phía sau có vỏ hóa cứng (hình 4D).

Mảnh dưới môi hình lưỡi liềm có vỏ ngoài hỏa cứng, phiến cân xứng hẹp hơn ở sâu non tuổi 3 mang 1 hoặc 2 cặp lông cứng và một số lỗ chân lông cảm giác (hình 4E)

Hàm trên có xúc biện 3 đốt mang nhiều lông cứng (Hình 4F)

Mặt lưng của đốt ngực trước có vùng chữ C ít hóa cứng.

Chân phát triển với đốt háng, đốt chuyển, đốt đùi, đốt chày; đốt chuyển có vỏ ngoài hóa cứng ở mặt trong, đốt đùi và đốt chày có vỏ ngoài hóa cứng ở bên ngoài (Hình 4G)

A - Đầu; B - Râu đầu; C - Mnh môi trên;

D - Môi trong; E - Mảnh môi và hàm dưới; F - Hàm trên; G - Chân

Hình 4 - Hình thái các phần cơ thể sâu non tuổi 4

6.2  Pha trưởng thành

6.2.1  Làm mẫu tiêu bản trưởng thành

Tiêu bản trưởng thành mọt lạc được thực hiện theo phương pháp sau:

- Chuyển mẫu đã sấy từ lọ bảo quản vào đĩa petri và để qua đêm cho mẫu mềm.

- Cắm kim côn trùng đầu nhọn (3.13) trực tiếp vào phía bên phải của cánh cứng côn trùng (hình 5) hoặc cắm kim côn trùng đầu nhọn (3.13) vào gần cạnh đáy của mảnh bìa cứng cắt nhọn. Dùng panh gập đỉnh của mảnh bìa (khoảng 1 mm đến 2 mm) vuông góc và hướng xuống dưới. Phết hồ dán tiêu bản vào phần đã gập. Đặt ngửa trưởng thành trên lam (3.16), đầu hướng về bên trái của người làm tiêu bản, dính phần hồ dán của mảnh bìa nhọn vào mặt bên phần ngực giữa của trưởng thành côn trùng (đầu nhọn của kim côn trùng hướng lên trên) (hình 6)

Hình 5 - Mẫu cắm kim trực tiếp

Hình 6 - Mu dán

6.2.2  Làm tiêu bản lam

Bước 1: Xử lý mẫu làm tiêu bản lam

- Cho trưởng thành cần giám định vào ống nghiệm thủy tinh (3.11) chứa 5 ml dung dịch Natri hydroxit (NaOH) 10 % hoặc Kali hydroxit (KOH) 10 % (4.1) (xem A.1 TCVN 12709-1:2019) đun trên đèn cồn (3.18) từ 15 phút đến 20 phút (vừa đun vừa lắc ống nghiệm); hoặc cho mẫu vào cốc thủy tinh (3.11) có chứa 10 ml dung dịch Natri hydroxit (NaOH) 10 % hoặc Kali hydroxit (KOH) 10 % (4.1) (xem A.1 TCVN 12709- 1:2019) đun trên bàn gia nhiệt (3.3) từ 15 phút đến 20 phút.

- Vớt mẫu đã xử lý ra, đặt vào một giọt dung dịch Hoyebs (4.5) (xem A.15 TCVN 12709-1:2019) hoặc Bôm Canada (4.6) hoặc nước cất trên lam (3.16). Các thao tác thực hiện dưới kính lúp soi nổi (3.1).

Bước 2: Dùng kim côn trùng tách lấy bộ phận cần quan sát

- Tiêu bản bộ phận sinh dục cái

+ Tách riêng phần bụng, dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) và panh mềm (3.14) xẻ màng đốt dọc theo một bên sườn

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) và panh mềm (3.14) tách riêng bộ phận sinh dục cái

- Tiêu bản bộ phận sinh dục đực

+ Tách riêng phần bụng, dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) và panh mềm (3.14) xẻ màng đốt dọc theo một bên sườn

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) và panh mềm (3.14) tách riêng bộ phận sinh dục đực

Bước 3: Chuyển bộ phận giải phẫu cần quan sát lên lam

+ Đặt lam (3.16) dưới kính lúp soi nổi (3.1) và nhỏ 1 giọt dung dịch Hoyer’s (4.5) (xem A.15 TCVN 12709-1:2019) hoặc Bôm Canada (4.6) vào giữa lam (3.15).

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) và panh mềm (3.14) chuyển bộ phận giải phẫu cần quan sát đã tách rời như bước 2 lên giọt dung dịch Hoyer’s (4.5) (xem A.15 TCVN 12709-1:2019) hoặc Bôm Canada (4.6) và chỉnh tiêu bản trên lam.

Bước 4 : Đặt lamen

Đặt lamen (3.17) tạo góc 45° từ từ hạ xuống sao cho mẫu trên lam (3.16) không có bọt khí. Dùng kim côn trùng đầu gập (3.13) ấn nhẹ lên lamen (3.17) để giữ mẫu và làm cho dung dịch tràn đều.

CHÚ THÍCH 1: Đối với tiêu bản soi ngay, tiêu bản lam sau khi hoàn thành được đặt trên bàn gia nhiệt (3.3) làm khô ở 30 °C đến 45 °C trong 2 giờ. Nhấc nhanh tiêu bản lam ra chỗ mát, để nguội và gắn keo (4.7) bảo vệ.

CHÚ THÍCH 2: Đối với tiêu bản bảo quản trong thời gian dài, tiêu bản lam sau khi hoàn thành được đặt trên bàn gia nhiệt (3.3) làm khô ở 30 °C đến 45 °C từ 4 tuần đến 6 tuần. Nhấc nhanh tiêu bản lam ra chỗ mát, để nguội và gắn keo (4.7) bảo vệ.

6.2.3  Trình tự giám định

- Quan sát hình thái trưởng thành dưới kính lúp soi nổi (3.1): đo kích thước, quan sát màu sắc, cánh cứng, chân.

- Quan sát các lam tiêu bản dưới kính hiển vi (3.2): Lam tiêu bản bộ phận sinh dục (đực và cái)

- So sánh các đặc điểm hình thái quan sát được với khóa phân loại của trưởng thành mọt lạc serratus (điều 6.2.4).

6.2.4  Các đặc điểm hình thái giám định pha trưởng thành

- Đặc điểm nhận dạng đến loài trưởng thành Caryedon serratus

Cơ thể mọt lạc serratus màu nâu xám với các đốm nhỏ màu nâu hoặc đen rải rác, không đều. Lớp lông cứng màu xám nhạt dày đặc bao quanh thân. Râu đầu có 11 đốt, trong đó đốt 1 đến đốt 4 hình trụ, đốt 5 đến đốt 10 hình răng cưa, đốt 11 hơi thuôn hình chữ nhật. Trưởng thành mọt lạc có đầu nhô, ngắn, hẹp sau mắt, mắt kép lồi (Hình 7).

Mặt bên cánh trước lồi, trên bề mặt có chấm lõm và lông (Hình 8).

Đốt đùi chân sau dài bằng 2,2 lần chiều rộng. Rìa đốt đùi có từ 9 đến 13 răng cưa, răng thứ 1 dài hơn từ 1,5 đến 2 lần so với các răng còn lại. Đốt chày chân sau cong, đỉnh của đốt chày chân sau có mấu nhọn (Hình 9).

Bộ phận sinh dục đực có túi bên trong có 4 cặp gai xương và nhóm gai đỉnh lớn dày đặc. Cặp gai xương đầu tiên (Ihs) dạng móc lớn, cặp thứ hai (sbs) nhỏ, nằm gần gốc cũ; cặp thứ ba (tbs) mỏng, nhọn và cong; cặp thứ tư (abs) mỏng, hầu như không mở rộng. Nhóm gai đỉnh lớn, bao gồm cả gai lớn, gai dài xen lẫn với gai nhỏ hơn (Hình 10).

Bộ phận sinh cái có hình quả lê, phần (dvs) rất mỏng, gần như hóa cứng ở phần sau của nó và phần (vvs) nằm trên túi giao cấu (Hình 11).

A - Con đực; B - Con cái

Hình 7 - Đầu và mảnh lưng ngực Caryedon serratus

A - Con đực; B - Con cái

Hình 8 - Cánh cứng Caryedon serratus

Hình 9 - Chân sau Caryedon serratus

Hình 10 - Bộ phận sinh dục đực Caryedon serratus

Hình 11 - Bộ phận sinh dục cái Caryedon serratus

6.3  Kết luận

Mẫu giám định được kết luận là loài mọt lạc serratus Caryedon serratus Olivier khi mẫu sâu non hoặc trưởng thành có đặc điểm hình thái phù hợp với các đặc điểm đã nêu ở điều 6.1.3 hoặc 6.2.4.

7  Báo cáo kết quả

Nội dung phiếu kết quả giám định gồm những thông tin cơ bản sau:

- Thông tin về mẫu giám định.

- Phương pháp giám định

- Tài liệu giám định

- Người giám định/cơ quan giám định

- Kết quả giám định: tên khoa học của loài

Phiếu kết quả giám định chi tiết tham khảo phụ lục B.

 

Phụ lục A

(Tham kho)

Thông tin dịch hại

A.1  Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Caryedon serratus Olivier

- Tên tiếng Việt: Mọt lạc serratus

- Tên khác: Bruchus serratus Olivier

Careydon sibutensis (Pic)

Caryedon acaciae auct.

Caryedon fuscus (Goeze)

Caryedon gonager (Fabricius)

Caryedon gonagra (Fabricius)

Caryedon languidus Gyllenhal

Caryoborus gonager (Fabricius)

Caryoborus gonagra (Fabricius)

Caryoborus serratus (Olivier)

Pachymerus gonager (Fabricius)

Pachymerus gonagra (Fabricius)

Pachymerus serratus Olivier

Pachymerus sibutensis Pic

- Vị trí phân loại:

Ngành: Arthropoda

Lớp: Insecta

Bộ: Coleoptera

Họ: Bruchidae

Giống: Caryedon

A.2  Phân bố

Châu Á: Ấn Độ, Iran, Israel, Pakistan;

Châu Âu: Pháp;

Châu Mỹ: Barbados, Haiti, Jamaica, Mexico, USA, Venezuela;

Châu Phi: Burkina Faso, Congo, Cote d'Ivoire, Gambia, Ghana, Niger, Nigeria, Senegal, Sudan, Tanzania, Uganda

A.3  Ký chủ

Caryedon serratus là dịch hại quan trọng trên nhiều loại nông sản bảo quản như lạc (còn nguyên vỏ), hạt cọ, hạt ca cao, bánh hạt giống bông, quả me....

Họ Arecaceae: Elaeis guineensis (cọ châu Phi), họ Fabaceae: Arachis hypogaea (lạc), Phaseolus (đậu), Tamarindus indica (me Ấn Độ); họ Malvaceae: Gossypium (bông); họ Poaceae: Pennisetum glaucum (pearl millet); họ sterculiaceae: Theobroma cacao (ca cao)

A.4  Đặc điểm sinh học

Loài Caryedon serratus đẻ trứng dính vào vỏ củ hoặc nhân lạc, gây hại cho củ lạc ngay khi vừa thu hoạch và đem đi phơi khô. Sâu non đục xuyên qua vỏ củ lạc và đục sâu vào trong để ăn hạt. Sâu non tuổi cuối thường chui ra khỏi củ lạc để hóa nhộng. Nhộng nằm trong kén đính ngoài vỏ củ lạc.

Điều kiện thích hợp cho sự phát triển của loài Caryedon serratus là khoảng từ 30 °C đến 33 °C và ẩm độ từ 70 % đến 90 %, vòng đời khoảng 42 ngày. Loài này có khả năng thiết lập quần thể ở nhiệt độ khoảng từ 23 °C đến 35 °C

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Mẫu phiếu kết quả giám định

Cơ quan giám định

.............................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***

 

………., ngày ... tháng ... năm 20.…...

 

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

1. Tên hàng hóa:

2. Nước xuất khẩu:

3. Xuất xứ:

4. Phương tiện vận chuyển:                       Khối lượng:

5. Địa điểm lẩy mẫu:

6. Ngày lấy mẫu:

7. Người lấy mẫu:

8. Tình trạng mẫu:

9. Ký hiệu mẫu:

10. Số mẫu lưu:

11. Người giám định:

12. Phương pháp giám định: TCVN 12709-2-10:2020, “Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-10: Yêu cầu cụ thể đối với mọt lạc serratus Caryedon serratus Olivier”.

13. Kết quả giám định:

Bộ: Coleoptera

Họ: Bruchidae

Giống: Caryedon

Tên khoa học: Caryedon serratus Olivier

Là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam

 

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ và tên đóng dấu)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Annette K. Walker & Trevor K. Crosby, 1988. Science information publishing centre, DSIR, Wellington, New Zealand

[2] CABI, 2019. Crop Protection Compedium

(https://www.cabi.org/cpc/datasheet/11348)

[3] DELOBEL Alex, Mbacké SEMBÈNE, Gilles FÉDIÈRE, Dominique ROGUET, 2003. Identity of the groundnut and tamarind seed-beetles (Coleoptera: Bruchidae: Pachymerinae), with the restoration of Caryedon gonagra (F.). Ann. Soc. entomol. Fr. (n.s.), 2003, 39 (3): p197-206

[4] Manjunath J, K. Manjula, K.V. Hariprasad, T. Muralikrishna, T.N.V.K.V. Prasad and B. Ravindra Reddy2, 2018. Morphological and Genitalia Description of Peanut Seed Beetle Caryedon serratus Oliver (Coleoptera: Chrysomelidae, Bruchinae). International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences ISSN: 2319-7706 Volume 7 Number 08 (2018) .Journal homepage: http://www.ijcmas.com

[5] Prevett, P.F, 1976. The Larva of Caryedon serratus (o1.): The Groundnut Seed Beetle (Coleoptera: Bruchidae). J. stored Prod. Res., 1967, Vol. 3, pp. I 17-123. Pergamon Press Ltd. Printed in Great Britain.

[6] QCVN 01-175:2014/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật

[7] TCVN 1-2 : 2008. Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.

[8] TCVN 12709-1:2019. Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực. Phần 1: Yêu cầu chung

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi