Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1076:1971 Gỗ xẻ - Tên gọi và định nghĩa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1076:1971

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1076:1971 Gỗ xẻ - Tên gọi và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 1076:1971Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1971Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1076 : 1971

GỖ XẺ – TÊN GỌI VÀ ĐỊNH NGHĨA

Sawed timber – Title and definition

Tiêu chuẩn này quy định tên gọi và định nghĩa của gỗ xẻ theo hình dáng, kích thước và vị trí gỗ xẻ ở trên mặt cắt ngang gỗ tròn.

I. Tên gọi và định nghĩa các loại gỗ xẻ

A. Tên gọi chung

1. Gỗ xẻ: Sản phẩm gỗ có trải qua quá trình gia công cưa xẻ.

2. Ván: Gỗ xẻ có ít nhất hai mặt song song với nhau, chiều rộng mặt xẻ bằng ba lần hay lớn hơn ba lần chiều dày.

3. Hộp: Gỗ xẻ có ít nhất hai mặt song song với nhau, chiều rộng mặt xẻ nhỏ hơn ba lần chiều dày.

4. Gỗ bổ đôi: Gỗ xẻ có một mặt xẻ đi qua tâm ruột gỗ, mặt còn lại là bộ phận của bề mặt gỗ (hình 1) .

Chú thích: Ruột gỗ là phần nằm ở giữa thân cây gỗ có cấu tạo và tính chất khác với phần ngoài.

5. Gỗ bổ tư: Gỗ xẻ có hai mặt xẻ đi qua tâm ruột gỗ và vuông góc với nhau, mặt còn lại là bộ phận của bề mặt gỗ tròn (hình 2).

6. Bìa bắp: Phần gỗ còn lại không xẻ được nữa trong quá trình xẻ chính, mặt cắt ngang là một hình giới hạn, bởi mặt xẻ và bộ phận của bề mặt gỗ tròn (hình 3).

7. Thanh phe: Phần gỗ còn lại không xẻ được nữa trong quá trình xẻ phụ, mặt cắt ngang là một hình giới hạn bởi hai mặt xẻ vuông góc với nhau và bộ phận của bề mặt gỗ tròn (hình 4).

B. Tên gọi theo vị trí mặt xẻ so với ruột gỗ

8. Hộp bọc ruột: Hộp có phần ruột gỗ nằm bên trong (hình 5).

9. Hộp (ván) chẻ ruột: Hộp (ván) có một mặt xẻ chính đi qua tâm ruột gỗ (hình 6).

10. Hộp (ván) bên: Hộp (ván) không có phần ruột gỗ (hình 7).

C. Tên gọi theo tính chất bề mặt gỗ xẻ

11. Hộp hai mặt: Hộp có hai mặt xẻ song song với nhau, hai mặt còn lại là bộ phận của bề mặt gỗ tròn (hình 8).

12. Hộp ba mặt: Hộp có ba mặt xẻ liên tiếp vuông góc với nhau, mặt còn lại là bộ phận của bề mặt gỗ tròn (hình 9).

13. Hộp (ván) vuông cạnh: Hộp (ván) có bốn mặt xẻ liên tiếp vuông góc với nhau (hình 10).

14. Hộp lẹm một (hai, ba, bốn) cạnh: loại hộp vuông nhưng ở giữa các mặt xẻ có một (hai, ba, bốn) mặt là một bộ phận của bề mặt gỗ tròn (hình 11).

15. Ván lẹm một (hai) mặt bên: Ván có một (hai) mặt bên là một bộ phận của bề mặt gỗ tròn (hình 12).

16. Ván lẹm đầu: Ván vuông cạnh, nhưng ở đầu ván có một phần mặt chính không xẻ tới, phần này là bộ phận của bề mặt gỗ tròn (hình 13).

17. Ván lẹm giữa: Ván vuông cạnh, nhưng ở giữa mặt xẻ chính có phần không xẻ tới, phần này là một bộ phận của bề mặt gỗ tròn (hình 14).

II. Tên gọi và định nghĩa các phần tử của ván và hộp

18. Chiều dáy của ván (hộp) h: Kích thước của cạnh nhỏ nhất trên mặt cắt ngang của ván (hộp) (hình 15).

19. Chiều rộng ván (hộp) b: Kích thước của cạnh lớn nhất trên mặt cắt ngang của ván (hộp) (hình 15).

20. Chiều dài ván (hộp) l: Kích thước của cạnh lớn nhất trên mặt cắt dọc của ván (hộp) (hình 15).

21. Mặt chính của ván (hộp): Bề mặt có kích thước lớn nhất tạo bởi chiều dài l và chiều rộng b của ván (hộp), đối với gỗ xẻ có mặt cắt ngang là hình vuông thì cả bốn mặt của gỗ xẻ đều là mặt chính (hình 15).

22. Mặt bên của ván (hộp): Bề mặt dài và hẹp tạo bởi chiều dài 1 và chiều dày h của ván (hộp) (hình 15).

23. Mặt đầu của ván (hộp): Bề mặt của mặt cắt ngang gỗ xẻ do chiều dày và chiều rộng của ván (hộp) tạo nên (hình 15).

24. Mặt phải của ván (hộp): Mặt chính của ván (hộp) có chất lượng bề mặt tốt nhất.

25. Mặt trái của ván (hộp): Mặt chính của ván có chất lượng bề mặt kém hơn mặt phải.

26. Mặt trong của ván (hộp): Mặt chính của ván (hộp) hướng vào phía tâm ruột gỗ (hình 16).

27. Mặt ngoài của ván (hộp): Mặt chính của ván (hộp) hướng ra phía ngoài tâm ruột gỗ (hình 16).

28. Cạnh bên ván (hộp): giao tuyến giữa mặt bên và mặt chính của ván (hộp).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi