Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10737:2015 Trứng tằm giống-Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10737:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10737:2015 Trứng tằm giống-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 10737:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:24/04/2015Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10737:2015

TRỨNG TẰM GIỐNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Silkworm eggs - Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 10737:2015 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TRỨNG TẰM GIỐNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Silkworm eggs - Technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với trứng tằm giống đa hệ và lưỡng hệ thuộc loài Bombyx Mori L.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 3245:1979 Bệnh tằm gai.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Trứng hưu miên (diapause eggs)

Trứng có thời gian ngủ đông.

3.2

Trứng không hưu miên (non diapause eggs)

Trứng không qua thời gian ngủ đông và n bình thường sau đẻ từ 8 đến 10 ngày.

3.3

Trứng tằm đa h (multivoltine silkworm eggs)

Trứng tằm không hưu miên, tằm nuôi nhiều hơn 2 lứa một năm.

3.4

Trứng tằm lưỡng hệ (bivoltine silkworm eggs)

Trứng tằm có hưu miên và nuôi 2 lứa một năm.

3.5

Trứng dính (sheet eggs)

Trứng được đẻ trên giấy Karap.

3.6

Trứng rời (loose eggs)

Trứng được đẻ trên vải hoặc giấy tráng hồ, sau rửa sạch, hong khô.

3.7

Trng gim (Head pigmentation)

Trứng giai đoạn từ lúc xuất hiện điểm đen đến trước khi nở.

3.8

Băng tằm (silkworm brushing)

Khâu kỹ thuật chuyn tằm mới nở đến các nong hoặc khay nuôi tằm và cho ăn bữa đầu tiên.

3.9

Trng nở hữu hiệu (hatching eggs)

Trứng nở trong thời gian từ 7 h đến 9 h sáng đi với tằm đa hệ và từ 8 h đến 10 h sáng đối với tằm lưỡng hệ trong ngày n đầu tiên.

3.10

Vòng trứng (egg card)

Đơn vị đo khối lượng trứng.

4. Yêu cu kỹ thuật

4.1. Đặc điểm ngoại hình

Bảng 1 - Yêu cầu về ngoại hình

Chỉ tiêu

Trứng tằm ging đa h

Trứng tằm giống lưỡng hệ

Màu sắc

Giai đoạn:

- Trứng trắng: màu trắng ngà hoặc vàng nhạt

- Trứng gim: có điểm đen hoặc màu xám bạc

Giai đoạn:

- Trứng trắng: màu vàng ngà hoặc vàng nhạt

- Trứng hồng: màu hồng

- Trứng đen: màu nâu tím hoặc xanh đen

- Trứng gim: có điểm đen hoặc màu xám bạc

Hình dạng

Hình Elip dài, có vết lõm trên bề mặt

Hình bầu dục tròn, một đầu hơi nhỏ, mặt trên có vết lõm

4.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật

Bảng 2 - Các chỉ tiêu kỹ thuật

Ch tiêu

Mức

Trứng tằm ging đa hệ

Trứng tằm giống lưỡng hệ

1. Khối lượng trứng, tính bằng gam trên vòng, không nhỏ hơn

5

5,5

2. Số quả trứng, tính bằng quả trên vòng, không nhỏ hơn

10 000

10 000

3. Số vòng trứng, tính bằng vòng trên hộp

3

3

4. Tỷ lệ trứng không hưu miên, tính bng %, không lớn hơn

-

2,0

5. Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu, tính bằng %, không nh hơn

90

90

6. Tỷ lệ trứng không thụ tinh, tính bằng %, không lớn hơn

2,0

2,0

7. T lệ bệnh gai, tính bằng %, không ln hơn

2,0

2,0

5. Phương pháp xác định

5.1. Dụng cụ, vật liệu

5.1.1. Cân, có thể cân chính xác đến 0,01 g.

5.1.2. Panh.

5.1.3. Bút dạ.

5.1.4. Kéo.

5.1.5. Khay inox.

5.1.6. Nước, từ 80°C đến 100 °C.

5.2. Xác định khối lượng trứng trên vòng

5.2.1. Cách tiến hành

Lấy 5 vòng trứng ngẫu nhiên đại diện cho mẫu. Đối với trứng rời, dùng cân (5.1.1) cân trực tiếp khối lượng trứng và đối với trứng dính cân cả bìa Krap rồi trừ bì.

5.2.2. Tính kết quả

Khối lượng trứng trên vòng, X1, được tính bằng công thức (1):

                   (1)

Trong đó:

m là khối lượng trứng trên vòng;

n là số mẫu;

i biến thiên của số mẫu (i trong trường hợp này là từ 1 đến 5).

5.3. Xác định số quả trứng trên vòng

5.3.1. Cách tiến hành

Lấy 5 vòng trứng ngẫu nhiên đại diện cho mẫu. Chia chéo vòng thành 4 phần bằng nhau. Dùng panh (5.1.2) hoặc bút dạ (5.1.3) đếm 1/4 số vòng.

5.3.2. Tính kết quả

S quả trứng trên vòng, X2, được tính bằng công thức (2):

                      (2)

Trong đó:

a là số quả trứng đếm được trên 1/4 số vòng;

n là số mẫu;

i là biến thiên của số mẫu (i trong trường hợp này là từ 1 đến 5).

5.4. Xác định số vòng trứng trên hộp

5.4.1. Cách tiến hành

Lấy 5 hộp trứng ngẫu nhiên đại diện cho mẫu. Cắt hộp, đổ trứng lên đĩa cân, dùng cân (5.1.1) để cân khối lượng trứng.

5.4.2. Tính kết quả

Lấy khối lượng trứng/hộp cân được chia cho 5 g đối với trứng tằm giống đa hệ, 5,5 g đi với trứng tằm giống lưỡng hệ sẽ được số vòng trứng/hộp. Sau đó tính kết quả là số vòng trứng trung bình của hộp.

5.5. Xác định tỷ l trứng không hưu miên

5.5.1. Cách tiến hành

Lấy 5 vòng trứng ngẫu nhiên đại diện cho mẫu. Trước khi trứng nở, dùng bút dạ (5.1.3) đếm những quả trứng có vỏ màu trắng của một vòng.

5.5.2. Tính kết quả

Tỷ lệ trứng không hưu miên, X3, được tính bằng công thức (3):

              (3)

Trong đó:

b là số trứng không hưu miên;

X2 là số quả trứng trên vòng (5.3.2);

n là số mẫu;

i là biến thiên của số mẫu (i trong trường hp này là từ 1 đến 5).

5.6. Xác định tỷ lệ trứng nở hữu hiệu

5.6.1. Cách tiến hành

Ly 5 vòng trứng ngẫu nhiên đại diện cho mẫu. Trứng được ấp trong điều kiện tiêu chuẩn. Đến 9 h sáng đối với trứng đa hệ và 10 h sáng đối với trứng lưỡng hệ trong ngày trứng nở, nhúng trứng vào nước (5.1.6) để làm chết những quả chưa n rồi bắt đầu đếm. Đối với trứng dính, ly bút dạ (5.1.3) đếm số trứng nở. Đi với trứng rời, đ trứng ra khay (5.1.5), dùng panh (5.1.2) đếm s trứng nở.

5.6.2. Tính kết quả

Tỷ lệ trứng n hữu hiệu, X4, được tính bng công thức (4):

           (4)

Trong đó:

c là số trứng n hữu hiệu;

X2 là số quả trứng trên vòng (5.3.2);

n là số mẫu;

i là biến thiên của số mẫu (i trong trường hợp này là từ 1 đến 5).

5.7. T lệ trứng không thụ tinh

5.7.1. Cách tiến hành

Lấy 5 vòng trứng ngẫu nhiên đại diện cho mẫu. Sau khi trứng n, đếm những quả trứng có màu vàng (trứng không thụ tinh) của một vòng.

5.7.2. Tính kết quả

Tỷ lệ trứng không thụ tinh, X5, được tính bằng công thức (5):

                        (5)

Trong đó:

d là số trứng không thụ tinh;

X2 là số quả trứng trên vòng (5.3.2);

n là số mẫu;

i là biến thiên của số mẫu (i trong trường hợp này là từ 1 đến 5).

5.8. Xác định tỷ lệ bệnh gai

Xác định bệnh tằm gai theo TCVN 3245:1979.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quyết định 675/QĐ-BNN-CN ngày 04 tháng 4 năm 2014 Quyết định phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc.

[2] QCVN 01-74:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định tằm giống.

[3] Báo cáo kết quả chọn tạo giống tằm giai đoạn 2006-2010.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi