Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10381:2014 Thức ăn chăn nuôi-Cám gạo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10381:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10381:2014 Thức ăn chăn nuôi-Cám gạo
Số hiệu:TCVN 10381:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10381:2014

THỨC ĂN CHĂN NUÔI - CÁM GẠO

Animal feedstuffs - Rice bran

Lời nói đầu

TCVN 10381:2014 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỨC ĂN CHĂN NUÔI - CÁM GẠO

Animal feedstuffs - Rice bran

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho cám gạo dùng làm thức ăn chăn nuôi.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999), Thc ăn chăn nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác.

TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002), Thc ăn chăn nuôi - Xác định tro thô.

TCVN 4328-2:2011 (ISO 5983-2:2009), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô - Phần 2: Phương pháp phân hủy kín và chưng cất bằng hơi nước.

TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000), Thc ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng xơ thô - Phương pp có lọc trung gian.

TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999), Thc ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo.

TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998), Thc ăn chăn nuôi - Chun bị mẫu th.

TCVN 9474:2012 (ISO 5985:2002), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1. Cám gạo (rice bran)

Phần v lụa của hạt gạo thường lẫn phôi và một phần nội nhũ.

3.2. Cám gạo đã tách dầu (deoiled rice bran)

Phần còn lại ca cám gạo sau khi tách dầu bằng sử dụng dung môi.

4. Phân loại

Cám gạo dùng làm thức ăn chăn nuôi được chia làm hai loại:

- Cám gạo chưa tách dầu;

- Cám gạo đã tách dầu.

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Yêu cầu về cảm quan

Các yêu cầu về cảm quan của cám gạo dùng làm thức ăn chăn nuôi được quy định trong Bng 1.

Bảng 1 - Yêu cu cảm quan của cám gạo dùng làm thức ăn chăn nuôi

Tên ch tiêu

Yêu cầu

1. Màu sắc

Có màu sáng tự nhiên ca cám gạo

2. Mùi

Có mùi đặc trưng của cám gạo, không có mùi lạ

3. Trạng thái

Dạng bột, không bị vón cục, không bị mốc hoặc có mùi hôi của cám để lâu

4. Côn trùng

Không có côn trùng sống nhìn bằng mắt thường

5.2. Yêu cầu lý hóa

Yêu cầu về các chỉ tiêu chất lượng của cám gạo dùng làm thức ăn chăn nuôi được ghi trong Bảng 2.

Bảng 2 - Các ch tiêu chất lượng của cám gạo dùng làm thức ăn chăn nuôi

Chỉ tiêu

Cám gạo chưa tách dầu

Cám gạo đã tách dầu

1. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không ln hơn

12

12

2. Hàm lượng protein thô, tính theo % khi lượng, không nh hơn

12

14

3. Hàm lượng chất béo thô, tính theo % khối lượng, không nh hơn

10

-

4. Hàm lượng chất xơ thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

12

13

5. Hàm lượng tro thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

10

12

6. Hàm lượng tro không tan trong axit clohydric, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

2

3

7. Mảnh vật rắn sắc nhọn

Không có

Không có

5.3. Yêu cầu về vệ sinh

Cám gạo không được có các chất độc hại, dư lượng các chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng không vượt quá mức tối đa cho phép theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Phương pháp thử

6.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1.1. Lấy mẫu

Mu gửi đến phòng thí nghiệm phải là mẫu có tính đại diện và không bị suy giảm hoặc b thay đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo qun.

Phương pháp lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này, nên lấy mẫu theo TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002) [1].

6.1.2. Chuẩn bị mẫu

6.1.2.1. Chuẩn bị mẫu theo TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998). Mẫu phòng thí nghiệm phải có khối lượng không ít hơn 500 g.

6.1.2.2. Nghiền một lượng mẫu phòng thí nghiệm để lọt hoàn toàn qua sàng có đường kính lỗ 1mm, chia mẫu thử bằng thiết bị chia mẫu (loại hình nón hoặc nhiều rãnh có hệ thống phân phối) cho đến khi thu được lượng mẫu không dưới 100 g.

Mu thử nghiệm được bảo quản trong lọ kín nơi khô ráo.

6.2. Xác định độ ẩm, theo TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999).

6.3. Xác định hàm lưng protein thô, theo TCVN 4328-2:2011 (ISO 5983-2:2009).

6.4. Xác định hàm lượng chất béo thô, theo TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999).

6.5. Xác định hàm lượng xơ thô, theo TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000).

6.6. Xác định hàm lượng tro thô, theo TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002).

6.7. Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric, theo TCVN 9474:2012 (ISO 5985:2002).

7. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

7.1. Bao gói

Cám gạo được đựng trong các bao khô, bền chắc, đảm bảo vệ sinh.

7.2. Ghi nhãn

Ghi nhãn phải đúng với các quy định hiện hành.

Trên bao bì ghi những nội dung sau:

- Tên sản phẩm, ghi rõ loại cám gạo.

- Khối lượng tịnh.

- Các ch tiêu chất lượng chủ yếu và hàm lượng.

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Ngày sản xuất và thi hạn sử dụng.

Nếu là hàng rời, được sản xuất hoặc nhập khẩu theo số lượng lớn chứa trong container hay xe goòng thì có thể không dán nhãn nhưng phải có phiếu công bố chất lượng đi kèm.

7.3. Bảo quản

Cám gạo được bảo quản trong kho khô sạch, để nơi cao ráo, thoáng mát, không có chất độc hại và không mang mầm bệnh; kho phải có các biện pháp chống chuột và côn trùng phá hại.

7.4. Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển cám gạo phải khô, sạch, không có mùi lạ, được che mưa nắng.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 4325: 2007 (ISO 6497: 2002), Thức ăn chăn nuôi - Ly mẫu.

[2] 10 TCN 864:2006, Thức ăn chăn nuôi - Cám gạo - Yêu cầu kỹ thuật

[3] GB 10371 - 89 Rice bran for feedstuffs.

[4] Malaysia national standard MS 778: 1982 Specification for Rice Bran.

[5] Chinese national standard No 2007/1995. Rice Bran (For Feeding)

[6] Chinese national standard No 2008/1995. Defatted Rice Bran (For Feeding)

[7] Indonesia national standard SNI 01-3178-1996/REW,92. Rice Bran/Raw material of Feed

[8] Feed stuffs. The weekly newspaper for agribusiness. 1990. Reference issue. July 25, 1990 - Volume 62, Number 31.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi