Tiêu chuẩn TCVN 9713:2013 Yêu cầu kỹ thuật đối với lợn giống nội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9713:2013

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9713:2013 Lợn giống nội-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 9713:2013Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2013Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9713:2013

LỢN GIỐNG NỘI - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Local breeding pigs - Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 9713:2013 do Viện chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

LỢN GIỐNG NỘI - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Local breeding pigs - Technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với lợn giống nội Móng Cái và Mường Khương.

2. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Ngoại hình:

Đặc điểm về hình dáng bên ngoài, mô tả về một cơ thể (như màu sắc long da, sự cân đối thân thể, đặc điểm giống...)

2.2. Lợn đực hậu bị:

Là lợn đực được chọn nuôi để gây thành đực làm việc, đang được kiểm tra về khả năng sản xuất, di truyền ... chưa được xếp cấp chính thức.

2.3. Lợn cái hậu bị:

Là lợn cái được chọn nuôi để gây thành nái sinh sản, đang ở giai đoạn kiểm tra sức sản xuất, chưa xếp cấp ổn định.

2.4. VAC:

Là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong lần xuất tinh, là tích số của thể tích (V), hoạt lực (A) và nồng độ tinh trùng/ml tinh dịch (C). Đơn vị tính là tỷ /1 lần xuất tinh.

2.5. Điểm P2:

Là điểm để xác định độ dầy mỡ lưng bằng máy đo siêu âm, tại vị trí xương sườn cuối cùng, cách xương sống 6,0 cm về hai bên.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Yêu cầu về ngoại hình

Yêu cầu về ngoại hình của lợn giống Móng Cái và Mường Khương được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1. Yêu cầu về ngoại hình

Giống lợn

Đặc điểm ngoại hình

Móng Cái

Màu sắc lông: Đầu, lưng và mông có màu đen. Giữa trán có 1 điểm trắng hình nêm. Vai có một dải lông da màu trắng, kéo dài xuống toàn bộ phần bụng và 4 chân, tạo cho phần đen ở lưng và hông có hình cái yên ngựa. Giữa phần đen và trắng có một đường viền mờ, ở đó có da trắng và lông đen. Lông thưa và thô.

Thân hình cân đối, lưng võng, bốn chân chắc khỏe, gốc đuôi to. Đầu to, mõm nhỏ và dài, tai nhỏ và nhọn. Có nếp nhăn to, ngắn ở mặt và miệng.

Mường Khương

Màu sắc lông: Đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu, đuôi và chân. Lông thưa và mềm.

Thân hình cân đối, có tầm vóc to, bốn chân to cao vững chắc. Lưng hơi võng, bụng to nhưng không sệ tới sát đất. Đầu to, mõm dài, thẳng. Trán nhăn, tai to cúp rủ về phía trước.

3.2. Yêu cầu về năng suất

Các chỉ tiêu năng suất của lợn giống nội được quy định tại bảng 2:

Bảng 2: Yêu cầu về năng suất

Số TT

Chỉ tiêu

Mức yêu cầu

Móng Cái

Mường Khương

I

Lợn đực hậu bị giống (từ 60 - 240 ngày tuổi)

1.

Tăng khối lượng/ngày, tính bằng gam, không nhỏ hơn

350

300

2.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tính bằng kg, không lớn hơn

4,00

4,20

3.

Độ dày mỡ lưng (tại điểm P2), tính bằng milimét, không lớn hơn

25

25

II

Lợn cái hậu bị giống (từ 60 - 240 ngày tuổi)

1.

Tăng khối lượng / ngày, tính bằng gam, không nhỏ hơn

350

280

2.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tính bằng kg, không lớn hơn.

4,00

4,30

3.

Độ dày mỡ lưng (tại điểm P2), tính bằng milimét, không lớn hơn.

28

28

III

Lợn nái sinh sản

1.

Số con sơ sinh sống trên ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn

10,00

8,00

2.

Số con cai sữa trên ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn

9,00

7,00

3.

Số ngày cai sữa, tính bằng ngày, trong khoảng

40 - 50

40 - 50

4.

Khối lượng sơ sinh toàn ổ, tính bằng kg, không nhỏ hơn

5,50

4,50

5.

Khối lượng cai sữa toàn ổ, tính bằng kg, không nhỏ hơn

50

45

6.

Tuổi đẻ lần đầu, tính bằng ngày, không lớn hơn.

350

360

7.

Số lứa đẻ/nái/năm, tính bằng lứa, không nhỏ hơn

2,00

1,80

IV

Lợn đực giống phối trực tiếp

1.

Tỷ lệ thụ thai, tính bằng %, không nhỏ hơn

85,00

85,00

2.

Bình quân số con sơ sinh sống trên ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn

10,00

8,00

3.

Bình quân khối lượng sơ sinh trên con, tính bằng kg, không nhỏ hơn

0,55

0,50

V

Lợn đực khai thác tinh.

1.

Lượng tinh xuất (V), tính bằng mililít, không nhỏ hơn

150

150

2.

Hoạt lực tinh trùng (A), tính bằng %, không nhỏ hơn

70

70

3.

Nồng độ tinh trùng (C), tính bằng triệu/ml, không nhỏ hơn

200

200

4.

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K), tính bằng %, không lớn hơn

15

15

5.

Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần xuất tinh (VAC), tính bằng tỷ, không nhỏ hơn

21

21

4. Phương pháp kiểm tra:

4.1. Xác định ngoại hình: Quan sát bằng mắt thường.

4.2. Xác định năng suất:

4.2.1. Xác định khả năng tăng khối lượng trên ngày

Được tính bằng tổng khối lượng thịt hơi tăng trong giai đoạn kiểm tra (gam) chia cho số ngày kiểm tra của cá thể lợn hậu bị đực, cái.

Sử dụng cân bàn, cân đĩa hoặc cân móc treo. Cân lợn vào buổi sáng, trước khi cho ăn và vệ sinh.

4.2.2. Xác định khả năng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

Được tính bằng tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn kiểm tra cá thể chia cho khối lượng thịt hơi tăng trong giai đoạn kiểm tra cá thể lợn hậu bị đực, cái.

4.2.3. Xác định độ dày mỡ lưng tại điểm P2

Dùng máy đo siêu âm để đo khi kết thúc kiểm tra cá thể lợn hậu bị đực và cái khi khối lượng lợn đạt khoảng 60 kg tại vị trí xương sườn cuối cùng, cách xương sống 6,0 cm về hai bên.

4.2.4. Xác định số con sơ sinh sống/ổ

Được tính bằng cách đếm số lợn con đẻ ra còn sống sau 24 h của mỗi ổ.

4.2.5. Xác định số con cai sữa/ổ

Được tính bằng cách đếm số lợn con tách mẹ lúc khoảng 40 đến 50 ngày tuổi.

4.2.6. Xác định khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh

Dùng cân để xác định khối lượng lợn con của cả ổ lúc mới đẻ, tính bằng kilogam trong khoảng thời gian từ 12 h đến 18 h sau khi được đẻ ra.

4.2.7. Xác định khối lượng toàn ổ lúc cai sữa

Dùng cân để xác định khối lượng lợn con của cả ổ lúc tách mẹ, tính bằng kilogam.

4.2.8. Xác định tuổi đẻ lần đầu

Được tính tại thời điểm lợn nái bắt đầu đẻ lứa đầu tiên.

4.2.9. Xác định số lần đẻ trung bình/nái/năm

Tổng số lứa đẻ trong năm chia cho tổng số lợn nái có trong trại trong một năm.

4.2.10. Xác định lượng xuất tinh (V, ml)

Dùng cốc hứng tinh hoặc ống đong có chia vạch đến mililít để đo lượng tinh xuất ra sau khi đã lọc bỏ chất keo nhầy. Đặt cốc hứng tinh, ống đong hoặc cốc đong trên mặt bàn phẳng, ngang tầm mắt, đọc kết quả ở mặt cong dưới của tinh dịch.

4.2.11. Xác định hoạt lực tinh trùng (A, %)

Lấy một giọt tinh dịch đặt lên phiến kính khô, sạch, ấm (ở nhiệt độ từ 350C đến 370C). Đặt tiêu bản lên kính hiển vi có độ phóng đại từ 200 đến 600 lần và có hệ thống sưởi ấm (ở nhiệt độ từ 380C đến 390C)

CHÚ THÍCH: Để đánh giá đầy đủ hoạt lực của tinh trùng, cần kết hợp 2 yếu tố: Tỷ lệ % tinh trùng tiến thẳng là số tinh trùng có chuyển động tiến thẳng được quan sát trong vi trường và lực chuyển động của tinh trùng.

VÍ DỤ: "0,8+++" tức là có 80% số tinh trùng trong vi trường còn sống và có hoạt động tiến thẳng mạnh.

4.2.12. Xác định nồng độ tinh trùng (C, %)

Nồng độ tinh trùng được xác định bằng cách dùng buồng đếm hồng, bạch cầu (haemacytometer, hemocytometer) hoặc các phương pháp khác đã được công nhận.

Pha loãng tinh dịch 20 lần trong ống bạch cầu (hoặc 200 lần trong ống hồng cầu).

Công thức tính nồng độ tinh trùng trong 1 ml tinh dịch như sau:

- Với ống bạch cầu: C = n.50.20.103 = n.106;

- Với ống hồng cầu: C = n.50.200.103 = n.107 (n = số lượng tinh trùng đếm được trong 80 ô)

4.2.13. Xác định tổng số tinh trùng tiến thẳng

Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong 1 lần xuất tinh (VAC, tỷ tinh trùng) được tính bằng cách nhân lượng xuất tinh (V) với hoạt lực tinh trùng (A) và nồng độ tinh trùng (C).

4.2.14. Xác định tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %)

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình được tính bằng phương pháp xác định số lượng tinh trùng có hình dạng khác thường có trong tổng số 300 đến 500 tinh trùng nhuộm màu đã được đếm.

4.2.15. Xác định tỷ lệ thụ thai

Tỷ lệ thụ thai (%): Được tính bằng tỷ lệ giữa số lợn nái thụ thai và tổng số lợn nái được phối giống.

4.2.16. Xác định bình quân số con sơ sinh sống/ổ

Được tính bằng tổng số lợn con đẻ ra còn sống đến 24 h của các lợn nái do một lợn đực phối giống chia cho số lượng lợn nái đẻ.

4.2.17. Xác định bình quân khối lượng lợn con lúc sơ sinh

Bình quân khối lượng lợn con lúc sơ sinh được tính bằng tổng khối lượng lợn con của cả ổ lúc mới đẻ, được cân trong khoảng thời gian từ 12 h đến 18 h sau khi được đẻ ra chia cho số lượng lợn con đẻ ra.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quyết định số 66/2002/QĐ-BNN ngày 16/7/2002 về việc ban hành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.

[2] Quyết định số 03/2007/QĐ-BNN ngày 19 tháng 01 năm 2007 về việc quy định Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh.

[3] Trần Thị Diện, Lê Đình Cường, Trịnh Quang Tuyên, Hoàng Thị Vóc và Hoàng Văn Thư. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản và cho thịt của nhóm lợn Mường Khương nuôi tại xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Báo cáo Tổng kết KHCN đề tài cấp tỉnh, Lào Cai 2008.

[4] Nguyễn Văn Đức, 1999. Đặc điểm di truyền học của một số tính trạng sản xuất chính ở 3 giống lợn địa phương nuôi phổ biến (Móng Cái, Phú Khánh, Thuộc Nhiêu. Tạp chí chăn nuôi số 5 năm 1999, trang 18-21)

[5] Hoàng Văn Phơn, Nguyễn Hữu Lý, Trần Phương Thúy (1997). Báo cáo kết quả điều tra cơ bản giống lợn Mường Khương, Sở NN và PTNT Lào Cai, 1/1998.

[6] Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Đức, Phạm Sỹ Tiệp và CS, 2007, Con lợn ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[7] Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Đồng (2000). Kết quả phát triển giống lợn Móng Cái tại Tuyên Quang. Báo cáo tổng kết Dự án IFAD tại Tuyên Quang, 2000.

[8] Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục, Tạ Bích Duyên và CS, (2008). Nghiên cứu phát triển đàn lợn nái Móng Cái cao sản tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí KHCN Chăn nuôi - VCN, số 6/2008.

[9] Phạm Sỹ Tiệp, Tạ Bích Duyên, Nguyễn Đức Tuân và CS, (2012). Phát triển đàn lợn nái Móng Cái cao sản tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Kỳ I tháng 2/2012.

[10] Viện Chăn nuôi. Át lát các giống vật nuôi ở Việt Nam, Nxb NN, Hà Nội, 2004.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi