Tiêu chuẩn TCVN 9195:2012 Mở che chắn của máy nông nghiệp không cần dụng cụ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9195:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9195:2012 ISO/TS 28924:2007 Máy nông nghiệp-Che chắn cho các bộ phận chuyển động truyền công suất-Mở che chắn không cần dụng cụ
Số hiệu:TCVN 9195:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2012Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9195:2012

ISO/TS 28924:2007

MÁY NÔNG NGHIỆP - CHE CHẮN CHO CÁC BỘ PHẬN CHUYỂN ĐỘNG TRUYỀN CÔNG SUẤT - MỞ CHE CHẮN KHÔNG CẦN DỤNG CỤ

Agricultural machinery - Guards for moving parts of power transmission - Guard opening without tool

Lời nói đầu

TCVN 9195 : 2012 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 28924:2007.

TCVN 9195 : 2012 do Trung tâm Giám định Máy và Thiết bị biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Cấu trúc của các tiêu chuẩn an toàn trong lĩnh vực máy như sau.

a) Các tiêu chuẩn loại A (các tiêu chuẩn cơ bản) đưa ra các khái niệm cơ bản, nguyên tắc cho thiết kế và các yếu tố tổng quát có thể được áp dụng đối với máy.

b) Các tiêu chuẩn loại B (các tiêu chuẩn an toàn chung) đề cập đến một hoặc nhiều hơn yếu tố an toàn, một hoặc nhiều hơn loại che chắn an toàn có thể được dùng qua phạm vi rộng của máy:

- các tiêu chuẩn loại B1 về các yếu tố an toàn đặc biệt (ví dụ khoảng cách an toàn, nhiệt độ bề mặt, độ ồn);

- các tiêu chuẩn loại B2 về che chắn an toàn (ví dụ bộ phận điều khiển bằng hai tay, khớp nối, thiết bị nhạy áp lực, che chắn);

c) Các tiêu chuẩn loại C (các tiêu chuẩn an toàn máy) đề cập chi tiết đến các yêu cầu an toàn về máy đặc biệt hoặc nhóm máy.

Đặc điểm kỹ thuật là tiêu chuẩn loại C được nêu trong tiêu chuẩn TCVN 7383-1 (ISO 12100-1).

Các điều của tiêu chuẩn loại C có khác biệt so với các tiêu chuẩn loại A hoặc loại B, điều của tiêu chuẩn loại C được ưu tiên so với điều của các tiêu chuẩn khác về máy được thiết kế và chế tạo theo các điều của tiêu chuẩn loại C.

MÁY NÔNG NGHIỆP - CHE CHẮN CHO CÁC BỘ PHẬN CHUYỂN ĐỘNG TRUYỀN CÔNG SUẤT - MỞ CHE CHẮN KHÔNG CẦN DỤNG CỤ

Agricultural machinery - Guards for moving parts of power transmission - Guard opening without tool

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu an toàn và phương pháp kiểm tra thiết kế và kết cấu che chắn có thể mở không cần dụng cụ, được sử dụng cho che chắn các bộ phận chuyển động truyền công suất của máy tự hành hay máy do người ngồi lái và máy treo, nửa treo và kéo theo được sử dụng trong nông nghiệp. Ngoài ra, tiêu chuẩn còn quy định loại thông tin cần được nhà chế tạo cung cấp về thực hành công việc an toàn (bao gồm cả những nguy cơ còn tồn tại).

Tiêu chuẩn này đề cập đến những nguy hiểm đáng kể (như liệt kê trong Phụ lục A), những tình huống và sự kiện nguy hiểm liên quan đến che chắn các bộ phận chuyển động truyền công suất, được sử dụng theo dự kiến và với những điều kiện do nhà chế tạo dự kiến trước (xem Điều 4 và Điều 5).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho che chắn các bộ phận chuyển động truyền công suất của:

- máy kéo;

- máy bay;

- xe đệm không khí; hoặc

- thiết bị cắt cỏ và làm vườn.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6818-1 (ISO 4254-1), Máy nông nghiệp - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung;

TCVN 6720 : 2000 (ISO 13852:1996), An toàn máy- Khoảng cách an toàn để ngăn chặn tay con người không vươn tới vùng nguy hiểm).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 6818-1 (ISO 4254-1).

4. Các bộ phận chuyển dộng truyền công suất

4.1. Các bộ phận chuyển động truyền công suất có nguy hiểm phải được bảo vệ nhờ cách bố trí khoảng cách an toàn hay che chắn cố định.

4.2. Thiết kế các che chắn phải chú ý đến sự nguy hiểm cho người vận hành, thực hiện chức năng máy đúng và sự phát sinh các mối nguy hiểm khác như thoát nước, tránh sự tích tụ các mảnh vụn hoặc bị tắc và cản trở các chức năng xử lý nguyên liệu của máy.

4.3. Các che chắn phải được thiết kế sao cho việc chăm sóc và vận hành máy bình thường, có thể thực hiện dễ dàng.

4.4. Che chắn có thể là dạng lưới cứng hay chấn song sắt. Kích thước khe hở cho phép phụ thuộc vào khoảng cách giữa che chắn và mối nguy hiểm/vùng nguy hiểm (xem Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3 hay Bảng 6 trong TCVN 6720:2000 (ISO 13852:1996)). Thiết kế che chắn phải không được gây ra biến dạng lưới hay chấn song sắt trong lúc vận hành và sử dụng bình thường, sao cho kích thước lỗ và sự tương quan khoảng cách vượt quá giới hạn theo TCVN 6720:2000 (ISO 13852:1996).

4.5. Nếu có dự kiến sự tiếp cận bình thường, ví dụ, để điều chỉnh hoặc bảo dưỡng thì phải có các che chắn, và trong thực tế phải là loại luôn gắn với máy (ví dụ, bằng bản lề hay xích buộc).

4.6. Máy có các cửa vào hay các che chắn có thể mở hoặc tháo ra được để lộ ra các chi tiết máy vẫn còn tiếp tục quay hay chuyển động, sau khi nguồn công suất đã ngắt thì trong vùng sát cạnh phải có một dấu hiệu quay để nhìn thấy hay dấu hiệu quay có thể nghe rõ hoặc một ký hiệu an toàn thích hợp (xem 6.1 và 6.2).

4.7. Độ bền của các che chắn phải theo TCVN 6818-1 (ISO 4254-1).

5. Kiểm tra các yêu cầu an toàn hoặc các biện pháp bảo vệ

Xem Bảng 1.

Bảng 1 - Danh mục các yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ, đo và xác định

Điều

Phương pháp xác định

Kiểm tra

Đo

Quy trình/tham chiếu

4.5

x

-

Phải được kiểm tra bằng cách thực hiện điều chỉnh, hoặc mô tả quá trình hoạt động bảo dưỡng trong sổ tay người vận hành

6. Thông tin sử dụng

6.1. Sổ tay người vận hành

Sổ tay phải bao gồm các cảnh báo về những mối nguy hiểm đáng kể còn tồn tại và cách kiểm soát cũng như các yêu cầu về huấn luyện (xem 4.6).

6.2. An toàn và các dấu hiệu thông báo

Phải có dấu hiệu an toàn ở trên các cửa vào hay các che chắn biểu thị chuyển động quay của các bộ phận, nếu có thể áp dụng được (xem 4.6).

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

DANH MỤC CÁC NGUY HIỂM ĐÁNG KỂ

Bảng A.1 quy định các mối nguy hiểm, những tình huống nguy hiểm và các sự kiện nguy hiểm đã được xác định là đáng kể đối với bảo vệ dành cho các bộ phận chuyển động truyền công suất được đề cập đến trong đặc điểm kỹ thuật này và cần có những tác động đặc biệt của người thiết kế cũng như nhà chế tạo nhằm hạn chế hay giảm bớt rủi ro.

Bảng A.1 - Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể

Điều của
TCVN 6818-1
(ISO 4254-1)

Mối nguy hiểm

Tình huống và các sự kiện nguy hiểm

Điều của tiêu chuẩn này

A.1

Nguy hiểm cơ học

A.1.1

Nguy hiểm nghiền nát

Các bộ phận truyền công suất

4; 6

A.1.2

Nguy hiểm cắt

Các bộ phận truyền công suất

4; 6

A.1.4

Nguy hiểm vướng vào

Các bộ phận truyền công suất

4; 6

A.1.5

Nguy hiểm lôi cuốn vào hay kẹp

Các bộ phận truyền công suất

4; 6

A.14

Bị vỡ trong vận hành

Che chắn

4.7

A.19.4

Nguy hiểm cơ học tại vị trí làm việc:

a) Chạm phải các bộ phận truyền công suất

Các che chắn

4; 6

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003), An toàn máy - Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế - Phần 1: Thuật ngữ cơ bản, phương pháp luận.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Các bộ phận chuyển động truyền công suất

5. Kiểm tra các yêu cầu an toàn hoặc các biện pháp bảo vệ

6. Thông tin sử dụng

6.1. Sổ tay người vận hành

6.2. An toàn và các dấu hiệu thông báo

Phụ lục A (Tham khảo) Danh mục các nguy hiểm đáng kể

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi