Tiêu chuẩn TCVN 9111:2011 Yêu cầu kỹ thuật với lợn giống ngoại

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9111:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9111:2011 Lợn giống ngoại-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 9111:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9111:2011

LỢN GIỐNG NGOẠI - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Exotic breeding pips - Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 9111:2011 được chuyển đổi từ các 10TCN 825, 10TCN999, 10TCN1000, 10TCN987 và 10TCN 988 - 2006 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

TCVN 9111:2011 do Viện Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

LỢN GIỐNG NGOẠI - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Exotic breeding pips - Technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với lợn giống ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain thuần.

2. Giải thích các từ viết tắt

- V (Volume): Tổng lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh, được tính bằng mililít.

- A (Active): Hoạt lực, là sức chuyển động nội tại của tinh trùng có thể làm thay đổi vị trí của nó khi nhìn trên vi trường, được biểu thị bằng tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng (%) và lực chuyển động của tinh trùng (+).

- C (Concentration): Nồng độ tinh trùng, là số lượng tinh trùng có trong một đơn vị thể tích tinh dịch nguyên (chưa pha loãng), được tính bằng triệu/mililít.

- VAC: Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong lần xuất tinh, là tích số của V, A và C, đơn vị tính là tỷ/ 1 lần xuất tinh.

- P2: Là điểm để xác định độ dầy mỡ lưng bằng máy đo siêu âm, tại vị trí xương sườn cuối cùng, cách xương sống 6,5 cm về hai bên.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Yêu cầu về ngoại hình

Yêu cầu về ngoại hình của lợn giống ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain thuần được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu về ngoại hình

Giống lợn

Đặc điểm ngoại hình

Yorkshire

Toàn thân có da màu trắng, lông có ánh vàng; đầu to, mặt gãy; tai đứng ngả về phía trước, thân mình hình chữ nhật, lưng phẳng; chân cao, chắc khỏe

Landrace

Toàn thân có da, lông màu trắng; đầu nhỏ, mõm dài, tai to rủ về phía trước che lấp mắt; thân mình dạng hình quả lê, lưng vồng lên; chân cao, chắc khỏe

Duroc

Toàn thân da, lông có màu hung đỏ hoặc nâu thẫm; đầu nhỏ, mõm đen; tai rủ về phía trước; thân hình vững chắc, mông nở; bốn móng chân màu đen, chân chắc khỏe

Pietrain

Toàn thân da, lông có những đốm màu xẫm đen và trắng xen lẫn không đều; đầu to, tai đứng; thân hình vững chắc, trường mình, mông vai nở, chân chắc khỏe, cân đối

3.2. Yêu cầu về năng suất

Yêu cầu về năng suất sinh trưởng đối với lợn đực, cái hậu bị; năng suất sinh sản đối với lợn nái sinh sản, lợn đực phối giống trực tiếp và năng suất tinh dịch đối với lợn khai thác tinh của các giống lợn ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain thuần được quy định tại bảng 2:

Bảng 2 - Yêu cầu về năng suất

TT

Chỉ tiêu

Giống lợn

Yorkshire

Landrace

Duroc

Pietrain

I

Lợn đực hậu bị (từ 30 kg đến 100 kg)

1

Khả năng tăng khối lượng/ngày, tính bằng gam, không nhỏ hơn

700

700

730

730

2

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tính bằng kilogam, không lớn hơn

2,5

2,5

2,4

2,4

3

Độ dày mỡ lưng tại điểm P2, tính bằng milimet, không lớn hơn

10,0

10,0

9,5

9,5

II

Lợn cái hậu bị (từ 30 kg đến 100 kg)

1

Khả năng tăng khối lượng/ngày, tính bằng gam, không nhỏ hơn

600

600

620

620

2

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tính bằng kilogam, không lớn hơn

2,5

2,5

2,4

2,4

3

Độ dày mỡ lưng tại điểm P2 tính bằng milimet, không lớn hơn

11,0

11,0

10,2

10,2

III

Lợn nái sinh sản

1

Số con sơ sinh sống/ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn

10,0

10,0

9,0

8,5

2

Số con cai sữa/ổ, không nhỏ hơn

9,0

9,0

8,0

7,7

3

Số ngày cai sữa, tính bằng ngày, trong khoảng

21 đến 28

21 đến 28

21 đến 28

21 đến 28

4

Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh, tính bằng kilogam, không nhỏ hơn

13,5

13,5

12,5

12,8

5

Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa, tính bằng kilogam, không nhỏ hơn

55

55

50

50

6

Tuổi đẻ lứa đầu, tính bằng ngày, không lớn hơn

380

380

385

385

7

Số lứa đẻ/nái/năm, tính bằng lứa, không nhỏ hơn

2,1

2,1

1,9

1,8

IV

Lợn đực giống phối trực tiếp

1

Tỷ lệ thụ thai, tính bằng %, không nhỏ hơn

80

80

80

80

2

Bình quân số con sơ sinh sống/ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn

10,0

10,0

9,5

9,5

3

Bình quân khối lượng lợn con lúc sơ sinh, tính bằng kilogam trên con, không nhỏ hơn

1,3

1,3

1,5

1,5

V

Lợn đực khai thác tinh (TTNT)

1

Lượng xuất tinh (V), tính bằng mililit, không nhỏ hơn

220

220

220

220

2

Hoạt lực tinh trùng (A), tính bằng %, không nhỏ hơn

80

80

80

80

3

Mật độ tinh trùng (C), tính bằng triệu/ml, không nhỏ hơn

250

250

250

270

4

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K), tính bằng %, không lớn hơn

15

15

15

15

5

Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (VAC), tính bằng tỷ, không nhỏ hơn

44

44

44

47

4. Phương pháp thử

4.1. Xác định khả năng tăng khối lượng trên ngày

Được tính bằng tổng khối lượng thịt hơi tăng trong giai đoạn kiểm tra (gam) chia cho số ngày kiểm tra của cá thể lợn hậu bị đực, cái.

4.2. Xác định khả năng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

Được tính bằng tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn kiểm tra cá thể chia cho khối lượng thịt hơi tăng trong giai đoạn kiểm tra cá thể lợn hậu bị đực, cái.

4.3. Xác định độ dày mỡ lưng tại điểm P2

Dùng máy đo siêu âm để đo khi kết thúc kiểm tra cá thể lợn hậu bị đực và cái khi khối lượng lợn đạt 100 kg.

4.4. Xác định số con sơ sinh sống/ổ

Đếm số lợn con đẻ ra còn sống sau 24 h của mỗi ổ.

4.5. Xác định số con cai sữa/ổ

Đếm số lợn con tách mẹ sau 21 ngày hoặc 28 ngày tuổi.

4.6. Xác định khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh

Dùng cân để xác định khối lượng lợn con của cả ổ lúc mới đẻ, tính bằng kilogam trong khoảng thời gian từ 12 h đến 18 h sau khi được đẻ ra.

4.7. Xác định khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh

Dùng cân để xác định khối lượng lợn con của cả ổ lúc tách mẹ, tính bằng kilogam.

4.8. Xác định tuổi đẻ lứa đầu

Đước tính tại thời điểm lợn nái bắt đầu đẻ lứa đầu tiên.

4.9. Xác định số lứa đẻ trung bình/nái/năm

Tổng số lứa đẻ trong năm chia cho tổng số lợn nái có trong trại trong một năm.

4.10. Xác định lượng xuất tinh

Dùng cốc hứng tinh hoặc ống đong có chia vạch đến mililit để đo lượng tinh xuất ra sau khi đã lọc bỏ chất keo nhầy. Đặt cốc hứng tinh, ống đong hoặc cốc đong trên mặt bàn phẳng, ngang tầm mắt, đọc kết quả ở mặt cong dưới của tinh dịch.

4.11. Xác định hoạt lực tinh trùng (A, %)

Lấy một giọt tinh dịch đặt lên phiến kính khô, sạch, ấm (ở nhiệt độ từ 35 0C đến 37 0C). Đặt tiêu bản lên kính hiển vi có độ phóng đại từ 200 đến 600 lần và có hệ thống sưởi ấm (ở nhiệt độ từ 38 0C đến 39 0C).

CHÚ THÍCH: Để đánh giá đầy đủ hoạt lực của tinh trùng, cần kết hợp 2 yếu tố: Tỷ lệ % tinh trùng tiến thẳng là số tinh trùng có chuyển động tiến thẳng được quan sát trong vi trường và lực chuyển động của tinh trùng.

VÍ DỤ: "0,8+++" tức là có 80 % số tinh trùng trong vi trường còn sống và có hoạt động tiến thẳng mạnh.

4.12. Xác định nồng độ tinh trùng (C, %)

Nồng độ tinh trùng được xác định bằng cách dùng buồng đếm hồng, bạch cầu (haemacytometer, hemocytometer).

Pha loãng tinh dịch 20 lần trong ống bạch cầu (hoặc 200 lần trong ống hồng cầu).

Công thức tính nồng độ tinh trùng trong 1 ml tinh dịch như sau:

- Với ống bạch cầu: C = n.50.20.103 = n.106;

- Với ống hồng cầu: C = n.50.200.103 = n.107 (n = số lượng tinh trùng đếm được trong 80 ô).

4.13. Xác định tổng số tinh trùng tiến thẳng

Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong 1 lần xuất tinh (VAC, tỷ tinh trùng) được tính bằng cách nhân lượng xuất tinh (V) với hoạt lực tinh trùng (A) và nồng độ tinh trùng (C).

4.14. Xác định tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %)

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình được tính bằng phương pháp xác định số lượng tinh trùng có hình dạng khác thường có trong tổng số 300 đến 500 tinh trùng nhuộm màu đã được đếm.

4.15. Xác định tỷ lệ thụ thai

Tỷ lệ thụ thai (%): Được tính bằng tỷ lệ giữa số lợn nái thụ thai và tổng số lợn nái được phối giống.

4.16. Xác định bình quân số con sơ sinh sống/ổ

Được tính bằng tổng số lợn con đẻ ra còn sống sau 24 h của các lợn nái do một lợn đực phối giống chia cho số lượng lợn đẻ ra.

4.17. Xác định bình quân khối lượng lợn con lúc sơ sinh

Bình quân khối lượng lợn con lúc sơ sinh được tính bằng tổng khối lượng lợn con của cả ổ lúc mới đẻ, được cân trong khoảng thời gian từ 12 h đến 18 h sau khi được đẻ ra chia cho số lượng lợn đẻ ra.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi