Tiêu chuẩn TCVN 9110:2011 Đánh số lợn giống

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9110:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9110:2011 Giống vật nuôi-Đánh số lợn giống
Số hiệu:TCVN 9110:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9110:2011

GIỐNG VẬT NUÔI - ĐÁNH SỐ LỢN GIỐNG

Animal breeding - Breeding pigs indentification

Lời nói đầu

TCVN 9110:2011 được chuyển đổi từ 10 TCN 827-2006 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

TCVN 9110:2011 do Viện Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

GIỐNG VẬT NUÔI - ĐÁNH SỐ LỢN GIỐNG

Animal breeding - Breeding pigs indentification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định ba phương pháp đánh số lợn giống: xăm số, cắt số và thẻ đeo tai.

2. Khái niệm đánh số

Đánh số là công việc dùng để phân biệt từng cá thể giống phục vụ công tác quản lý giống lợn.

3. Phương pháp đánh số

3.1. Phương pháp xăm số

3.1.1. Qui định xăm số

Hai số đầu là năm sinh, tiếp theo là số cá thể. Số cá thể là số thứ tự lợn được sinh ra trong năm.

Các kim xăm của chữ số có chiều cao là 6 mm (tính từ bề mặt của bàn xăm) và nhọn ở phía đầu; chữ số có bề rộng từ 4 mm đến 8 mm và có chiều cao tương ứng từ 8 mm đến 12 mm.

Mực để xăm mã số của gia súc có mầu đen, an toàn thực phẩm và phải dùng loại mực không nhòe, không tẩy xóa được.

3.1.2. Vị trí xăm số

Xăm tai lợn: Xăm tại mặt trước của tai trái, ngay trước tĩnh mạch chính của tai. Nếu giống lợn có tai rũ phải xăm mặt sau của tai trái.

Xăm mình lợn: Xăm tại vai, lưng hoặc mông lợn.

VÍ DỤ: Lợn có số cá thể 589 được xăm tai với mẫu mã số xăm trên da ở mặt ngoài, phía dưới tai của lợn như sau: 0800589. Trong đó, 08 là năm sinh của cá thể (năm 2008); 00589 là số thứ tự cá thể được sinh ra trong năm.

3.2. Phương pháp cắt số tai

3.2.1. Qui định cắt số

Tai phải của lợn (phía tay trái người đọc khi đứng đối diện với con lợn): Mép trên có 3 vị trí cắt tương ứng với các số 1, 3 và 5.

Nhát cắt có giá trị 3 được cắt tại điểm giữa của tai. Nhát có giá trị 1 được cắt tại điểm giữa của giá trị 3 và mép ngoài phía chóp tai. Số nhát cắt: tối đa là 2.

Nhát cắt có giá trị 5 được cắt tại điểm giữa giá trị 3 và phía trong của tai. Giá trị của mép trên tai phải của lợn thuộc hàng nghìn.

Mép tai dưới cắt 3 nhát tương tự như mép trên và giá trị các số thuộc hàng đơn vị.

Nhát cắt chóp tai có giá trị là 20.000.

Tai trái của lợn (phía tay phải của người đọc khi đứng đối diện với con lợn): Thứ tự, giá trị và cách cắt như tai phải của lợn. Giá trị các số của mép trên tai trái của lợn thuộc hàng trăm và mép dưới thuộc hàng chục. Nhát cắt chóp tai có giá trị 10.000.

Tổng số nhát cắt trên 2 tai không quá 14.

3.2.2. Vị trí cắt

Mép trên, dưới của tai và chóp tai lợn.

3.2.3. Cách đọc

Số tai được đọc theo chiều kim đồng hồ từ trái sang phải. Đọc số chóp tai phải rồi đến chóp tai trái. Sau đó đọc các số hàng nghìn mép trên tai phải, hàng trăm mép trên tai trái, hàng chục mép dưới tai trái và hàng đơn vị mép dưới tai phải của lợn. Số là tổng giá trị các nhát cắt trên từng mép tai. Nếu mép tai nào không có nhát cắt thì mặc định coi là số 0 của phần giá trị đó.

Hình 1 - Ví dụ minh họa về cắt số tai lợn

VÍ DỤ 1: Số tai của lợn ở hình vẽ trên được đọc như sau: (20.000 + 10.000) + (1000 + 3000 + 5000) = 39.000

VÍ DỤ 2: Lợn có số tai là 3033, được cắt như sau:

3.3. Phương pháp thẻ đeo tai

3.3.1. Qui định thẻ và đánh số

3.3.1.1. Qui định thẻ

Thẻ nhựa plastic, màu sắc của thẻ tùy thuộc vào các cơ sở giống. Thẻ có 2 phần: phần có ô chữ và phần khuy bấm, ô chữ có kích thước 4 cm x 5 cm.

3.3.1.2. Qui định đánh số

3 ký tự đầu qui định mã tỉnh theo nguyên tắc lấy chữ cái đầu của chữ đầu, chữ cái đầu và cuối của chữ thứ hai (nếu tỉnh có trên 2 chữ thì lấy 3 chữ cái đầu); 2 ký tự tiếp theo qui định mã huyện (nếu huyện có trên 2 chữ thì lấy 3 chữ cái đầu); các chữ số tiếp theo là số trại (gồm 4 chữ số được tính từ 0001 đến 9999) và 2 ký cuối cùng qui định mã giống của lợn. Số được viết bằng mực không xóa theo kiểu chữ in hoa.

Số hiệu của lợn trên thẻ tai được quy định cụ thể: Hàng trên: mã số (bằng chữ in hoa), gồm: mã tỉnh, mã huyện. Hàng dưới: giống và số hiệu của lợn.

3.3.2. Vị trí đeo thẻ

Thẻ được đeo ở mép trên phía gốc tai cách lỗ tai 3 cm.

VÍ DỤ: Lợn đực giống LR số 145 của Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương (1) Từ Liêm, Hà Nội có mã số là: HAN-TL-0001-LR-00145.

Hình 2 - Ví dụ minh họa về đeo thẻ tai lợn

Phụ lục A

(Qui định)

Bảng viết tắt (mã) các tỉnh, thành phố

Bảng A.1 - Bảng viết tắt (mã) các tỉnh, thành phố

TT

Tên tỉnh, thành phố

Ký hiệu

TT

Tên tỉnh, thành phố

Ký hiệu

1.

An Giang

AGG

32.

Kon Tum

KTM

2.

Bắc Cạn

BCN

33.

Long An

LAN

3.

Bình Dương

BDG

34.

Lai Châu

LCU

4.

Bình Định

BDH

35.

Lào Cai

LCI

5.

Bắc Giang

BGG

36.

Lâm Đồng

LDG

6.

Bạc Liêu

BLU

37.

Lạng Sơn

LSN

7.

Bắc Ninh

BNH

38.

Nghệ An

NAN

8.

Bình Phước

BPC

39.

Ninh Bình

NBH

9.

Bến Tre

BTE

40.

Nam Định

NDH

10.

Bình Thuận

BTN

41.

Ninh Thuận

NTN

11.

Bà Rịa - Vũng Tàu*

BVT

42.

Phú Thọ

PTO

12.

Cao Bằng

CBG

43.

Phú Yên

PYN

13.

Cà Mau

CMU

44.

Quảng Bình

QBH

14.

Cần Thơ

CTO

45.

Quảng Ninh

QNH

15.

Đắc Lắc

DLC

46.

Quảng Nam

QNM

16.

Đắc Nông

DNG

47.

Quảng Ngãi

QNI

17.

Đà Nẵng

DAN

48.

Quảng Trị

QTI

18.

Điện Biên

DBN

49.

TP Hồ Chí Minh

HCM

19.

Đồng Nai

DNI

50.

Sơn La

SLA

20.

Đồng Tháp

DTP

51.

Sóc Trăng

STG

21.

Gia Lai

GLI

52.

Thái Bình

TBH

22.

Hòa Bình

HBH

53.

Tiền Giang

TGG

23.

Hải Dương

HDG

54.

Thanh Hóa

THA

24.

Hà Giang

HAG

55.

Thái Nguyên

TNN

25.

Hà Nội

HAN

56.

Tây Ninh

TNH

26.

Hà Nam

HNM

57.

Tuyên Quang

TQG

27.

Hải Phòng

HPG

58.

Thừa Thiên Huế

TTH

28.

Hà Tĩnh

HTH

59.

Trà Vinh

TVH

29.

Hậu Giang

HGG

60.

Vĩnh Long

VLG

30.

Hưng Yên

HYN

61.

Vĩnh Phúc

VPC

31.

Kiên Giang

KGG

62.

Yên Bái

YBI

32.

Khánh Hòa

KHA

Phụ lục B

(Qui định)

Các chữ viết tắt một số giống lợn

Bảng B.1 - Các chữ viết tắt một số giống lợn

Giống lợn

Viết tắt

Giống lợn

Viết tắt

Yorkshire

YS

Duroc

DR

Landrace

LR

Pietrain

PR

Hampshire

HS

France Hybrids

FH

Beckshire

BS

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi