Tiêu chuẩn TCVN 8925:2012 Đánh giá chất lượng của tinh bò sữa, bò thịt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8925:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8925:2012 Tinh bò sữa, bò thịt-Đánh giá chất lượng
Số hiệu:TCVN 8925:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2012Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8925:2012

TINH BÒ SỮA, BÒ THỊT – ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

Dairy and beef cattle semen – Quality evaluation

Lời nói đầu

TCVN 8925:2012 được chuyển đổi từ 10 TCVN 531:2002 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

TCVN 8925:2012 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TINH BÒ SỮA, BÒ THỊT – ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

Dairy and beef cattle semen – Quality evaluation

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật áp dụng đánh giá chất lượng tinh bò sữa, bò thịt dùng cho nhân giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Tinh nguyên (semen)

Tinh dịch chưa pha loãng được lấy từ bò đực giống bằng phương pháp sử dụng âm đạo giả hoặc các thủ thuật lấy tinh khác.

2.2. Tinh đông lạnh (frozen semen)

Tinh bò được pha chế, đông lạnh từ tinh nguyên và được bảo quản dưới dạng cọng rạ ở nhiệt độ -196 °C trong nitơ lỏng.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Đối với tinh nguyên

Ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể bò đực giống, tinh nguyên được giữ ở nhiệt độ 35 °C được kiểm tra ngay các chỉ tiêu kỹ thuật và đánh giá chất lượng trong thời gian không quá 5 min.

Tinh nguyên bò sữa, bò thịt có màu trắng sữa hoặc trắng ngà và có độ mịn đồng nhất. Chỉ có mùi tanh đặc trưng của tinh bò, không có mùi lạ và các mùi hôi khác.

Các chỉ tiêu kỹ thuật đối với tinh nguyên được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với tinh nguyên

Chỉ tiêu

Mức

1. Thể tích một lần lấy tinh, tính bằng mililít, không nhỏ hơn

3,0

2. Hoạt lực tinh trùng, tính bằng %, không nhỏ hơn

70

3. Mật độ tinh trùng, tính bằng triệu/ml, không nhỏ hơn

800

4. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tính bằng %, nhỏ hơn

20

5. Tỷ lệ tinh trùng chết, tính bằng %, nhỏ hơn

20

6. Độ pH

từ 6,5 đến 7,0

3.2. Đối với tinh đông lạnh

Tỷ lệ pha loãng của tinh bò phải đảm bảo mật độ để có số lượng tinh trùng sống trước khi đông lạnh tối thiểu là 25 triệu trong mỗi cọng rạ 0,25 ml hoặc 0,5 ml.

Yêu cầu kỹ thuật đối với tinh đông lạnh được quy định tại Bảng 2.

Bảng 2 – Yêu cầu kỹ thuật đối với tinh đông lạnh

Chỉ tiêu

Mức

1. Hoạt lực tinh trùng sau khi giải đông, tính bằng %, không nhỏ hơn

40

2. Số lượng tinh trùng sống, tính bằng %, không nhỏ hơn

10

Môi trường pha loãng để sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ phải được chuẩn bị trước khi lấy tinh, có hàm lượng kháng sinh theo quy định.

Thể tích của mỗi cọng rạ là 0,25 ml hoặc 0,5 ml, chiều dài là 133 mm, được sản xuất từ nhựa PVC trung tính.

Khi sản xuất tinh đông lạnh, thông tin ghi trên cọng rạ phải đầy đủ; mã nước sản xuất, giống bò, số hiệu bò đực giống, ngày tháng năm sản xuất, tên đơn vị sản xuất tinh.

Sau 48 h kể từ khi sản xuất, tinh đông lạnh phải được bảo quản trong nitơ lỏng -196 °C.

Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra và bổ sung nitơ lỏng. Mức nitơ lỏng tối thiểu trong khi bảo quản phải đảm bảo ngập hết các cọng tinh.

4. Phương pháp thử

4.1. Yêu cầu chung

4.1.1. Đối với tinh nguyên

Sau mỗi lần lấy tinh nguyên, phải kiểm tra ngay các chỉ tiêu sau: màu sắc và mùi, thể tích, hoạt lực, mật độ, độ pH. Riêng các chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng chết phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần.

4.1.2. Đối với tinh đông lạnh

Tinh đông lạnh trong quá trình bảo quản phải được kiểm tra chất lượng định kỳ theo phương pháp xác suất ngẫu nhiên, tối thiểu 6 tháng một lần và kiểm tra chất lượng mỗi khi xuất kho.

Tinh đông lạnh kinh doanh và lưu thông trên thị trường được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất và đánh giá chất lượng quy định.

Nội dung kiểm tra bao gồm:

- các thông tin chung trên cọng tinh: mã nước sản xuất, giống bò, số hiệu bò đực giống, ngày tháng năm sản xuất, tên đơn vị sản xuất tinh.

- các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh đông lạnh bao gồm thể tích, hoạt lực, mật độ.

- đánh giá kết quả phối giống hay tỷ lệ có thai.

4.2. Xác định màu sắc và mùi

Kiểm tra màu sắc và mùi của tinh nguyên bằng cảm quan.

4.3. Xác định thể tích

Kiểm tra thể tích bằng ống hứng tinh, sử dụng ống đong có chia độ, chính xác đến 0,1 ml.

4.4. Xác định hoạt lực tinh trùng

4.4.1. Phương pháp dùng kính hiển vi

Sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại từ 200 lần đến 400 lần. Căn cứ vào tốc độ hình thành của các cuộn sóng để xác định sức hoạt động từ 1+ đến 5+ (dấu + tương đương với 20 %, dấu – tương đương với 10 %).

1+ tinh trùng hoạt động yếu

5+ tinh trùng hoạt động mãnh liệt: có chuyển động mạnh nhất, trong một số trường hợp sự chuyển động trông giống xoáy nước hoặc dòng nước.

4.4.2. Phương pháp dùng thị kính

Sử dụng tiêu bản có phủ lamen và thị kính có độ phóng đại từ 200 lần đến 400 lần để xác định tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng theo hệ thống thang 10 điểm. Trước khi kiểm tra, tinh dịch phải được pha loãng với dung dịch NaCl 0,9 % theo tỷ lệ nhất định để có mật độ tinh trùng từ 50 triệu/ml đến 100 triệu/ml.

4.5. Xác định mật độ tinh trùng

Mật độ tinh trùng được xác định thông qua việc đếm hồng cầu buồng đếm Neubawer.

Đồng hóa tinh dịch: dùng ống hút pha loãng hồng cầu đặt lên bề mặt tinh dịch đã được hỗn hợp kỹ và hút đến vạch 0,5 hoặc 1,0. Lau sạch tinh dịch con dính quanh miệng ống hút. Sau đó hút dịch pha loãng (nước muối 3 %) đến vạch 101, lắc kỹ và bịt kín hai đầu ống hút. Tinh dịch và dung dịch pha loãng sẽ đồng nhất, mức pha loãng tương ứng 200 lần hoặc 100 lần.

Đưa một giọt tinh dịch đã pha loãng vào khoảng không gian giữa gờ trái và gờ phải của buồng đếm.

Đặt buồng đếm nằm ngang từ 2 min đến 3 min và đợi cho tinh trùng lắng xuống. Sau đó đặt buồng đếm lên kính hiển vi với độ phóng đại thấp và đếm số lượng tinh trùng trên hai rìa trên và rìa trái. Số lượng tinh trùng được tính như sau:

Số tinh trùng trong 1 mm3 hỗn hợp

Số tinh trùng trong 1 cm3 hỗn hợp

Hút tinh dịch đến vạch 0,5

400 000

400 000 000

Hút tinh dịch đến vạch 1,0

200 000

200 000 000

CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng máy so màu để xác định mật độ tinh trùng nhưng hàng tháng phải kiểm tra lại độ chính xác của máy bằng phương pháp đếm hồng cầu.

4.6. Xác định tinh trùng kỳ hình

Kiểm tra tinh trùng kỳ hình định kỳ hàng tháng bằng phương pháp nhuộm màu Giemsa. Dùng kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần, kiểm tra ít nhất 500 tinh trùng để xác định tỷ lệ tinh trùng kỳ hình.

Đặt một giọt tinh dịch lên một cạnh của lá kính, đặt nghiêng cạnh của lá kính có tinh dịch lên một phiến kính, phết đều tinh dịch lên phiến kính càng mỏng càng tốt.

Hong khô trong không khí rồi cố định bằng methanol trong 2 min đến 4 min. Sau đó rửa bằng nước và nhuộm với dung dịch carbo fuchshin trong vài phút.

Kiểm tra tinh trùng kỳ hình qua kính hiển vi sau khi rửa nước và hong khô.

4.7. Xác định tinh trùng chết

Kiểm tra tinh trùng chết bằng phương pháp nhuộm màu Eosin. Phải nhuộm ngay sau khi lấy tinh, thao tác nhanh, không được kéo dài quá 2 min. Dùng kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần, đếm ít nhất 500 tinh trùng để xác định tỷ lệ tinh trùng sống và chết.

4.8. Xác định độ pH của tinh nguyên

Kiểm tra định kỳ hàng tháng chỉ tiêu độ pH của tinh nguyên bằng máy đo pH hoặc giấy đo pH.

4.9. Đánh giá kết quả phối giống (tỷ lệ có thai)

Tiến hành khám lâm sàng sau khi phối giống 3 tháng. Biểu diễn kết quả theo số bò có chửa/số lần phối giống.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi