Tiêu chuẩn TCVN 8922:2011 Yêu cầu kỹ thuật về đà điểu giống

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8922:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8922:2011 Đà điểu giống-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 8922:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8922:2011

ĐÀ ĐIỂU GIỐNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Ostrich breed – Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 8922:2011 do Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

ĐÀ ĐIỂU GIỐNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Ostrich breed – Technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với đà điểu Châu Phi (Ostrich) dùng làm giống.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Đặc điểm ngoại hình của đà điểu Châu Phi

2.1.1. Màu sắc của lông, da, mỏ, chân

Yêu cầu về màu sắc của lông, da, mỏ, chân của đà điểu Châu Phi được quy định trong bảng 1.

Bảng 1 – Màu sắc lông, da, mỏ, chân của đà điểu

Tuổi

Chỉ tiêu

Đà điểu trống

Đà điểu mái

01 ngày tuổi

Màu lông

Lông tơ sọc xoăn, màu đen pha xám xen lẫn màu trắng.

Màu mỏ

Nâu đen

Màu chân

Xám trắng

03 tháng tuổi

Màu lông

Màu nâu sọc đen pha lẫn xám trắng.

Màu mỏ

Nâu đen

Màu chân

Xám trắng

12 tháng tuổi

Màu lông

- Đầu

Xám trắng

Xám đen

- Cổ

Đen pha xám

Xám

- Thân

Đen

Nâu hơi xám

- Cánh

Đen, có lông trắng

Xám, màu cú lông trắng

- Đuôi

Đen, có lông trắng

Xám, màu cú lông trắng

Màu da

Trắng ngà

Trắng ngà

Màu mỏ

Trắng hồng

Xám

Màu chân

Trắng ngà

Xám đen

24 tháng tuổi

(trưởng thành)

Màu lông

- Đầu

Xám trắng

Xám đen

- Cổ

Đen xám

Xám

- Thân

Đen óng mượt

Nâu hơi xám

- Cánh

Đen, có lông trắng đen, có lông trắng

Xám, màu cú lông trắng

- Đuôi

Đen, có lông trắng đen, có lông trắng

Xám, màu cú lông trắng

Màu da

Trắng ngà xanh

Trắng ngà xanh

Màu mỏ

Đỏ tươi

Xám đen

Màu chân

Đỏ tươi

Xám đen

2.1.2. Kích thước

Yêu cầu về kích thước của đà điểu được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Kích thước của đà điểu

Kích thước tính bằng xentimet (cm)

STT

Chi tiết

3 tháng tuổi

12 tháng tuổi

24 tháng tuổi

Trống

Mái

Trống

Mái

Trống

Mái

1

Chiều cao thân

64 đến 79

63 đến 77

116 đến 141

112 đến 137

133 đến 163

118 đến 144

2

Chiều dài thân

46 đến 56

45 đến 55

90 đến 110

85 đến 103

103 đến 126

89 đến 109

3

Chu vi vùng ngực

56 đến 68

54 đến 67

102 đến 125

94 đến 115

117 đến 144

98 đến 120

4

Chiều dài đùi

16 đến 20

15 đến 19

29 đến 35

27 đến 33

33 đến 41

28 đến 35

5

Chiều dài ống chân

29 đến 35

28 đến 35

53 đến 65

51 đến 62

61 đến 75

53 đến 65

6

Chiều dài bàn chân

22 đến 27

21 đến 26

39 đến 48

37 đến 46

45 đến 55

39 đến 48

2.2. Yêu cầu đối với các chỉ tiêu về kỹ thuật

2.2.1. Đối với đà điểu nuôi sinh sản

Các chỉ tiêu về sức sống, khả năng sinh trưởng, sinh sản được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Chỉ tiêu kỹ thuật

STT

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Giai đoạn đà điểu con (sơ sinh đến 3 tháng tuổi

1

Tỷ lệ nuôi sống trong một năm, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 85

2

Tỷ lệ loại thải, tính bằng phần trăm (%)

không lớn hơn 5

3

Khối lượng cơ thể sống 01 ngày tuổi, tính bằng kg

0,7 đến 1,2

4

Khối lượng cơ thể sống 3 tháng tuổi, tính bằng kg

Trống

17 đến 23

Mái

15 đến 20

5

Độ đồng đều, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 80

Giai đoạn sinh trưởng (từ 4 tháng tuổi đến - 12 tháng tuổi)

6

Tỷ lệ nuôi sống trong một năm, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 93

7

Tỷ lệ loại thải, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 5

8

Khối lượng cơ thể sống 12 tháng tuổi, tính bằng kilogam

Trống

95 đến 115

Mái

80 đến 100

9

Độ đồng đều, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 80

Giai đoạn hậu bị(từ 13 tháng tuổi đến - 24 tháng tuổi)

10

Tỷ lệ nuôi sống trong một năm, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 97

11

Tỷ lệ loại thải, tính bằng phần trăm (%)

không lớn hơn 3

12

Khối lượng cơ thể sống 24 tháng tuổi, tính bằng kilogam

Trống

115 đến 145

Mái

95 đến 120

13

Độ đồng đều, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 80

Giai đoạn sinh trưởng (trên 24 tháng tuổi)

14

Tuổi đẻ trứng đầu, tính bằng tháng

24 đến 28

15

Năng suất trứng/mái đẻ năm thứ nhất, tính bằng quả

không nhỏ hơn 10

16

Năng suất trứng/mái đẻ năm thứ hai, tính bằng quả

không nhỏ hơn 20

17

Năng suất trứng/mái đẻ năm thứ ba, tính bằng quả

không nhỏ hơn 25

18

Tỷ lệ nuôi sống trong một năm, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 98

19

Tỷ lệ loại thải trong 1 năm, tính bằng phần trăm (%)

không lớn hơn 10

20

Tiêu tốn thức ăn tinh cho 1 trứng giống năm đẻ thứ nhất, tính bằng kilogam

35 đến 55

21

Tiêu tốn thức ăn tinh cho 1 trứng giống năm đẻ thứ hai, tính bằng kilogam

25 đến 45

22

Tiêu tốn thức ăn tinh cho 1 trứng giống từ năm đẻ thứ ba, tính bằng kilogam

20 đến 30

23

Tỷ lệ trứng giống, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 90

24

Tỷ lệ trứng có phôi, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 65

25

Tỷ lệ con nở/tổng trứng ấp, tính bằng phần trăm)

không nhỏ hơn 40

26

Khối lượng trứng, tính bằng gam

1100 đến 1700

27

Chỉ số hình dạng (D/R)

1,15 đến 1,35

2.2.2. Đối với đà điểu nuôi thương phẩm

Các chỉ tiêu về sức sống, khả năng sinh trưởng, sinh sản được quy định trong Bảng 4

Bảng 4 – Các chỉ tiêu kỹ thuật

STT

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Giai đoạn đà điểu con (sơ sinh đến 3 tháng tuổi

1

Tỷ lệ nuôi sống trong một năm, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 88

2

Khối lượng cơ thể sống 3 tháng tuổi, tính bằng kg

Trống

không nhỏ hơn 17

Mái

không nhỏ hơn 15

3

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng, tính bằng kilogam

Thức ăn tinh

1,8 đến 2,2

Thức ăn xanh

1,8 đến 2,2

Giai đoạn sinh trưởng (từ 4 tháng tuổi đến - 9 tháng tuổi)

4

Tỷ lệ nuôi sống trong một năm, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 97

5

Khối lượng cơ thể sống 9 tháng tuổi, tính bằng kg

Trống

không nhỏ hơn 75

Mái

không nhỏ hơn 70

6

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng, tính bằng kilogam

Thức ăn tinh

3,5 đến 3,8

Thức ăn xanh

3,5 đến 3,8

Giai đoạn kết thúc (từ 10 tháng tuổi đến - 12 tháng tuổi)

7

Tỷ lệ nuôi sống trong một năm, tính bằng phần trăm (%)

không nhỏ hơn 99

8

Khối lượng cơ thể sống 12 tháng tuổi, tính bằng kg

Trống

không nhỏ hơn 90

Mái

không nhỏ hơn 80

9

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng, tính bằng kilogam

Thức ăn tinh

7,5 đến 10,5

Thức ăn xanh

7,5 đến 10,5

3. Lấy mẫu

Mẫu được lấy ngẫu nhiên với số lượng bằng 10% tổng số của đàn (tối thiểu là 30 con).

Tách riêng con trống và con mái vào đầu buổi sáng của ngày lấy mẫu lúc đà điểu chưa ăn.

4. Phương pháp thử

4.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ngoại hình

4.1.1. Xác định màu sắc

Xác định màu sắc của lông, da, mỏ chân, được quan sát bằng mắt thường ở giai đoạn: 01 ngày tuổi, 3 tháng tuổi, 12 tháng tuổi và 24 tháng tuổi.

4.1.2. Xác định kích thước

4.1.2.1. Phương pháp xác định

Dùng thước dây và thước gậy đo các chiều: cao thân, dài thân, vòng ngực, dài đùi, dài ống, dài bàn chân của đà điểu ở các giai đoạn 3 tháng, 12 tháng và 24 tháng tuổi theo cách sau:

- Chiều cao thân: đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của lưng.

- Chiều dài thân: đo từ đốt xương cổ cuối cùng đến mép đốt xương sống cuối cùng

- Vòng ngực: đo chu vi vòng quay ngực sau phía hốc cánh.

- Chiều dài đùi: đo từ khớp khuỷu gối đến khớp đùi gắn vào xương chậu

- Chiều dài ống: đo từ khớp khuỷu gối đến khớp bàn chân.

- Chiều dài bàn: đo từ khớp bàn chân đến khớp ngón chân.

4.1.2.2. Tính kết quả

Tiến hành đo kích thước trên từng đà điểu được lấy mẫu, lấy kết quả là số đo trung bình đối với từng kích thước, tính đến số nguyên.

4.2. Xác định tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống, X, tính bằng phần trăm (%), được tính ở thời điểm 1 năm của số đà điều cuối kỳ và đầu kỳ theo công thức sau:

X=

Trong đó

A là số đà điểu còn sống tại cuối kỳ, tính bằng con

B là số đà điểu đấu kỳ, tính bằng con

4.3. Xác định tỷ lệ loại thải

Tỷ lệ loại thải được tính bằng: 100 – X

Trong đó X là tỷ lệ nuôi sống, tính bằng phần trăm (%).

4.4. Xác định khối lượng cơ thể tại các giai đoạn 1 ngày, 3 tháng, 12 tháng và 24 tháng tuổi

4.4.1. Dụng cụ

- Cân, có độ chính xác đến 10 g.

4.4.2. Cách tiến hành

Mẫu được lấy theo điều 3, tương ứng từng thời điểm quy định trong Bảng 3 và Bảng 4. Dùng cân (4.4.1) cân riêng rẽ từng con, chính xác đến 10 g.

Lấy kết quả trung bình, kết quả được làm tròn đến số nguyên.

4.5. Xác định khả năng sinh sản

4.5.1. Xác định năng suất trứng

Năng suất trứng, X, tính bằng số lượng trứng/mái đẻ/năm, được tính theo công thức sau:

X =

Trong đó

A là tổng số trứng đẻ ra trong một năm, tính bằng quả;

B là số mái bình quân có mặt trong năm, tính bằng con.

4.5.2. Xác định khối lượng trứng

4.5.2.1. Dụng cụ

- Cân, có độ chính xác đến 10g.

4.5.2.2. Cách tiến hành

Trứng được lấy mẫu vào giữa vụ đẻ theo phương pháp ngẫu nhiên, dùng cân (4.5.2.1) cân riêng rẽ từng quả, chính xác đến 10 g.

4.5.2.3. Tính kết quả

Khối lượng trứng, X, tính bằng gam (g), được tính theo công thức sau:

X =

Trong đó:

A là tổng khối lượng trứng cân được, tính bằng gam (g);

B là tổng khối lượng trứng được cân, tính bằng quả.

Lấy kết quả trung bình, kết quả được làm tròn đến số nguyên.

4.6. Xác định chỉ số hình dạng trứng

4.6.1. Dụng cụ

- Thước kẹp Panme, có độ chính xác đến 0,01 mm.

4.6.2. Cách tiến hành

Trứng được lấy mẫu vào giữa vụ đẻ theo phương pháp ngẫu nhiên. Dùng thước kẹp Panme có độ chính xác 0,01 mm (4.6.1) để đo chiều rộng và chiều dài trứng,

Lấy kết quả trung bình, kết quả được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

4.6.3. Tính kết quả

Chỉ số hình dạng trứng, X, được tính theo công thức sau:

X =

Trong đó:

D là chiều dài của quả trứng đo được, tính bằng milimet (mm);

R là chiều rộng trứng đo được, tính bằng milimet (mm).

4.7. Xác định tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ trứng nở/trứng có phôi

4.7.1. Xác định tỷ lệ trứng có phôi

Tỷ lệ trứng có phôi, X, tính bằng phần trăm (%), được tính tại một thời điểm trong ấp trứng đà điểu theo công thức sau:

X = X 100

Trong đó

A là số trứng có phôi sau khi ấp 14 ngày được soi phát hiện, tính bằng quả;

B là tổng số trứng đưa vào ấp, tính bằng quả.

4.7.2. Xác định tỷ lệ nở/trứng có phôi

Tỷ lệ nở/trứng có phôi, X, được tính sau một lứa ấp theo công thức sau:

X = x 100

Trong đó

A  là số đà điểu nở ra, tính bằng con;

B là tổng số trứng có phôi soi sau 14 ngày ấp, tính bằng quả.

4.8. Xác định tiêu tốn thức ăn

4.8.1. Xác định tiêu tốn thức ăn cho một kilogam tăng trọng

Tiêu tốn thức ăn cho một kilogam tăng trọng trong một giai đoạn nuôi đà điểu, X, được tính theo công thức sau:

X = X 100

Trong đó

A là tổng thức ăn thu nhận trong một giai đoạn nuôi, tính bằng kilogam (kg);

B là tổng số khối lượng đà điểu tăng trưởng, tính bằng kilogam (kg).

4.8.2. Xác định tiêu tốn thức ăn cho một quả trứng giống

Tiêu tốn thức ăn cho một quả trứng giống, X, tính bằng kilogam (kg), được tính bằng công thức sau:

X =

Trong đó

A là tổng số thức ăn cho đà điểu mẹ trong mỗi giai đoạn, tính bằng kilogam (kg);

B là tổng số trứng đẻ ra trong mỗi giai đoạn, tính bằng quả.

4.9. Xác định độ đồng đều

Độ đồng đều, X; được tính theo công thức sau đây:

X = X 100

Trong đó

A là số đà điểu có khối lượng cơ thể nằm trong khoảng khối lượng trung bình ± 10%, tính bằng con;

B là số lượng đà điểu được cân kiểm tra, tính bằng con.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thanh Dân, Bạch Mạnh Điều, Nguyễn Khắc Thịnh, Đặng Quang Huy, Nguyễn Duy Điều, Phạm Văn Nuôi, Trương Thúy Hường, Phần kết quả nghiên cứu về đà điểu, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học – công nghệ chăn nuôi đà điểu, chim câu, cá sấu). NXB Nông Nghiệp 2004, tr 65-81.

[2] Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, Nguyễn Quý Khiêm, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thanh Dân, Bạch Mạnh Điều, Nguyễn Thị Nga, Phạm Minh Thu, Nguyễn Ngọc Dụng, Lê Thị Hiền, Trần Thị Cương, Nguyễn Khắc Thịnh, Nguyễn Duy Điều. Phần di truyền – chọn tạo giống. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học – công nghệ chăn nuôi gia cầm an toàn thực phẩm và môi trường. NXB Nông Nghiệp 2007, tr 332-341.

[3] Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Bạch Mạnh Điều; Kỹ thuật chăn nuôi đà điểu ostrich. NXB Nông nghiệp 2004.

[4] Trần Công Xuân, Nguyễn Thiện. Đà điểu – Vật nuôi của thế kỷ 21, NXB Nông nghiệp, 1999.

[5] Việt Chương, KS Nguyễn Việt Thái. Kỹ thuật nuôi đà điểu. NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh, 2003.

[6] Viện Chăn nuôi - Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. Con đà điểu ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, 2009.

[7] Shanawany M. M., John Dingle. Kỹ thuật nuôi đà điểu (Trương Tố Trinh dịch). NXB Hà Nội, 2002.

[8] Lý Học Đức, Lâm Triết Huy 1995. Phương pháp nuôi dưỡng đà điểu. NXB Trung Quốc (tài liệu dịch)

[9] Kim Bunter và Hans-Ulrich Graser. Đánh giá tiềm năng di truyền ostrich (tài liệu dịch). Ấn phẩm RIRDC số 00/153, Australia 2000.

[10] FAO (1999): Ostrich production systems.

[11] Horbanczuk J.O: The ostrich. Warsaw, 2002.

[12] ICDOE: Proceedings of International Conference on Development of Ostrich Estate. Xi’an, China, 2004.

[13] Stacey Gelis, Look beyond our shores. Australia, August,1997.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi