Tiêu chuẩn TCVN 13532:2022 Rừng phòng hộ đầu nguồn - Các yêu cầu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13532:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13532:2022 Rừng phòng hộ đầu nguồn - Các yêu cầu
Số hiệu:TCVN 13532:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:13/12/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13532:2022

RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN - CÁC YÊU CẦU

Watershed protection forest - Requirements

Lời nói đầu

TCVN 13532 : 2022 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lưng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN - CÁC YÊU CẦU

Watershed protection forest - Requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp xác định các chỉ tiêu nhằm đáp ứng rừng phòng hộ đầu nguồn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):

TCVN 5325 :1991, Bảo vệ rừng đầu nguồn.

TCVN 12509 : 2018, Rừng trồng - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Rừng phòng hộ đầu nguồn (Watershed protection forest)

Rừng thuộc lưu vực của sông, suối, hồ, được sử dụng để tăng cường kh năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa nước; hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ du.

3.2

Độ tàn che (Canopy cover)

Mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười.

3.3

Tổ thành loài cây gỗ (Tree species composition)

Biểu thị số loài cây và tỷ lệ mỗi loài tham gia trong thành phần cây gỗ của rừng.

3.4

Chỉ số diện tích tán (Canopy area index)

Tỷ lệ phần trăm giữa tổng diện tích tản của tất cả tầng cây cao là thành phần chính của rừng trong lâm phần với diện tích mặt đất mà nhóm cây đó chiếm chỗ.

CHÚ THÍCH: Kí hiệu của chỉ số diện tích tán là Cai, đơn vị tính là phần trăm (%).

3.5

Tỷ lệ che ph của vật rơi rụng (Fallen objects under the forest canopy - FOUFC, %)

Tỷ lệ phần trăm giữa diện tích che phủ bề mặt đất của vật rơi rụng và diện tích của bề mặt đất rừng.

CHÚ THÍCH: Kí hiệu của tỷ lệ che phủ của vật rơi rụng là FOUFC, đơn vị tính là phần trăm (%).

3.6

Tỷ lệ che phủ của cây bụi, thảm tươi (Shrub layer coverage)

Tỷ lệ phần trăm giữa diện tích chiếm chỗ của cây bụi, thảm tươi và diện tích của đất rừng.

CHÚ THÍCH: Kí hiệu của tỷ lệ che phủ của cây bụi, thảm tươi là SLC, đơn v tính là phần trăm (%).

3.7

Độ dốc mặt đất (Slope)

Trị s của góc đo trong được tạo bởi mặt dốc và hình chiếu của mặt dốc trên mặt phẳng ngang.

CHÚ THÍCH: Kí hiệu của độ dốc mặt đất là S, đơn vị tính là độ.

3.8

Chỉ số cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Indicators of general structure of forest vegetation)

Chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng, gồm: chỉ số diện tích tán lá; tỷ lệ che phủ của cây bụi, thảm tươi và tỷ lệ che phủ của vật rơi rụng.

CHÚ THÍCH: Kí hiệu của chỉ số cu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng là Z, đơn vị tính là phần trăm (%).

3.9

Lượng mưa bình quân hằng năm (Average amount of rain per year - P, mm/năm)

Tổng lượng mưa các ngày trong năm, được tính bằng chiều cao (mm) của lớp nước mưa tạo nên trên mặt đáy của một thùng đo hình trụ có tiết diện miệng hng nước là 200 cm2, chưa bị mt đi vì bất kỳ một lý do nào như bốc hơi, ngấm, chảy...

CHÚ THÍCH: kí hiệu của lượng mưa bình quân hằng năm là P, đơn vị tính là milimet trên năm (mm/năm).

3.10

Cấu trúc tầng thứ (Vertical forest structure)

Sự sắp xếp không gian phân bố của các thành phần thực vật theo chiều đứng.

4  Yêu cầu chung

4.1  Yêu cầu đối với rừng trồng

Yêu cầu chung đối với rừng trồng đáp ứng khả năng phòng hộ đầu nguồn theo TCVN 12509 : 2018 và quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu chung đối với rừng trồng

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Loài cây trồng

Các loài cây có tán dày, nhiều lá, không gây độc nguồn nước, hệ rễ phát triển, bám chắc. Có thể trồng thuần loài nhưng ưu tiên những lâm phần trồng hỗn giao nhiều loài cây theo băng hoặc theo đám.

2. Mật độ

Từ 600 cây/ha trở lên và phân bố tương đối đều trên toàn diện tích

3. Cấu trúc tầng thứ

Tối thiểu 2 tầng trong đó có 1 tầng cây cao và 1 tầng cây bụi, thâm tươi hoặc cây trồng xen.

4. Độ tàn che

Từ 0,6 trở lên

5. Chỉ số cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %)

Tối thiểu 95.K.S.HDC

CHÚ THÍCH: Rừng trồng đáp ứng khả năng phòng hộ đầu nguồn phải đáp ứng theo TCVN 12509:2018 và đáp ứng đồng thời 4 chỉ tiêu về: Loài cây trồng; Mật độ; cấu trúc tầng thứ và Độ tàn che. Trong trường hợp có đủ điều kiện để xác định thì áp dụng bổ sung thêm tiêu chí chỉ số cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %).

4.2  Yêu cầu đối với rừng tự nhiên

Yêu cầu chung đối với rừng tự nhiên đáp ứng kh năng phòng hộ đầu nguồn tại Bảng 2.

Bảng 2 - Yêu cầu chung đối với rừng tự nhiên

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Tổ thành loài

Có kết cấu hỗn loài, ít nhất có 3 loài tham gia vào tổ thành chính của rừng gồm các loài cây có tán dày, nhiều lá, không gây độc nguồn nước (Trừ một số trạng thái rừng tự nhiên thuần loài).

2. Mật độ

Số cây gỗ đạt chiều cao tham gia vào tán rừng à 400 cây/ha hoặc số lượng cây tái sinh có triển vọng từ 500 cây/ha trở lên. Cây gỗ và cây tái sinh triển vọng phân bố tương đối đều trên toàn diện tích.

3. Cấu trúc tầng thứ

Tối thiểu 2 tầng trong đó có 1 tầng cây cao và 1 tầng cây bụi, thảm tươi

4. Độ tàn che

Từ 0,6 trở lên

5. Chỉ s cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %)

Tối thiểu 95.K.S.HDC

CHÚ THÍCH: Rừng tự nhiên đáp ứng khnăng phòng hộ đầu nguồn phải đáp ứng đồng thời 4 chỉ tiêu về: Tổ thành loài; Mật độ; Cấu trúc tầng thứ và Độ tàn che. Trong trường hợp có đ điều kiện để xác định thì áp dụng bổ sung thêm tiêu chí chỉ số cu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %).

5  Phương pháp xác định

5.1  Phương pháp xác định các chỉ tiêu cho rừng trồng

Phương pháp xác định các chỉ tiêu cho rừng trồng đáp ứng khả năng phòng hộ đầu nguồn quy định tại Bảng 3.

Bảng 3 - Xác đnh các ch tiêu cho rừng trồng đáp ng khả năng phòng hộ đầu nguồn

Tên chỉ tiêu

Phương pháp xác định

Mẫu kiểm tra

1. Loài cây trồng

Sử dụng hồ sơ thiết kế trồng rừng được phê duyệt, kết hợp xác định thông qua quan sát trên các ô tiêu chuẩn (OTC) ngoài thực địa.

Lô rừng có diện tích nhỏ hơn 5 ha lập 3 ô tiêu chuẩn; Lô rừng có diện tích lớn hơn hoặc bằng 5 ha lập 5 ô tiêu chuẩn. OTC có diện tích 500 m2 (20 m x 25 m). Mỗi OTC lập 05 ô dạng bản. Mỗi ô dạng bản có diện tích 9 m2 (3 m x 3 m).

2. Mật độ

Sử dụng hồ sơ thiết kế trồng rừng được phê duyệt, kết hợp xác định ngoài thực địa trên các ô tiêu chuẩn (OTC) theo phương pháp tại mục A.4 Phụ lục A

3. Cấu trúc tầng thứ

Quan sát sự phân tầng trực tiếp tại thực địa kết hợp với vẽ trắc đồ đứng trong OTC (nếu cần) theo phương pháp tại mục A.4 Phụ lục A

4. Độ tàn che

Sử dụng phương pháp cho điểm hoặc dùng máy đo độ tàn che thực hiện theo phương pháp tại mục A.2 Phụ lục A

5. Chỉ số cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %)

- Chỉ số diện tích tán lá (Cai); tỷ lệ che ph của cây bụi, thảm tươi (SLC) và tỷ lệ che phủ của vật rơi rụng (FOUFC) của khu rừng xác định theo phương pháp tại mục A 3.1; A 3.2; A 3.3 tương ứng Phụ lục A.

- Độ dốc mặt đất (S); Hệ số điều chỉnh thảm thực vật đáp ứng khả năng phòng hộ đầu nguồn giữa các địa phương/khu vực (HDC) theo phương pháp tại mục A 3.4 Phụ lục A.

- Hệ số xói mòn đất (K) được xác định theo phương pháp tại Phụ lục B

CHÚ THÍCH: Bảng tra ch tiêu cấu trúc của thảm thực vật rừng tham khảo tại Phụ lục C.

5.2  Phương pháp xác định các chỉ tiêu cho rừng tự nhiên

Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng khả năng phòng hộ của rừng đầu nguồn là rừng tự nhiên quy định tại Bảng 4.

Bảng 4 - Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật rừng phòng hộ đầu nguồn rừng tự nhiên

Tên chỉ tiêu

Phương pháp xác định

Mu kiểm tra

1. Tổ thành loài

Xác định tên loài cây và số lượng loài tất cả các cây trong toàn bộ OTC.

Xác định công thức tổ thành của thành phần loài cây trong các OTC đã thiết lập.

Lô rừng có din tích nhỏ hơn 5 ha lập 3 ô tiêu chun; Lô rừng có diện tích lớn hơn hoặc bằng 5 ha lập 5 ô tiêu chuẩn. OTC có diện tích 1000 m2 (25 m x 40 m). Mỗi OTC lập 05 ô dạng bản. Mỗi ô dạng bản có diện tích 9 m2 (3 m x 3 m).

2. Mật độ

- Tầng cây cao: đếm số cây tầng cây cao trong toàn bộ OTC xác định số cây của tầng cây cao, tính ra số cây/ha.

- Cây tái sinh: đếm s cây tái sinh triển vọng trong các ô dạng bản để tính ra số cây tái sinh/ha.

3. Cấu trúc tầng thứ

Quan sát sự phân tầng trực tiếp tại thực địa kết hợp với vẽ trắc đồ đứng trong OTC (nếu cần) theo phương pháp tại mục A.4 Phụ lục A

4. Độ tàn che

Sử dụng phương pháp cho điểm hoặc dùng máy đo độ tàn che thực hiện theo phương pháp tại mục A.2 Phụ lục A

5. Chỉ số cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %)

- Chỉ s diện tích tán lá (Cai); tỷ lệ che phủ của cây bụi, thảm tươi (SLC) và tỷ lệ che phủ của vật rơi rụng (FOUFC) của khu rừng xác định theo phương pháp tại mục A 3.1; A 3.2; A 3.3 tương ứng Phụ lục A.

- Độ dốc mặt đất (S); Hệ số điều chỉnh thm thực vật đáp ứng khả năng phòng hộ đầu nguồn giữa các địa phương/khu vực (HDC) theo phương pháp tại mục A 3.4 Phụ lục A.

- Hệ số xói mòn đất (K) được xác định theo phương pháp tại Phụ lục B

CHÚ THÍCH: Bảng tra chỉ tiêu cấu trúc của thảm thực vật rừng tham khảo tại Phụ lục C.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Phương pháp xác định các chỉ tiêu nhằm đáp ứng phòng hộ đầu nguồn

A.1  Lập ô tiêu chuẩn

Ô tiêu chuẩn (OTC) được lập theo nguyên tắc ô hệ thống.

Hình dạng: Ô tiêu chuẩn có hình chữ nhật.

Diện tích và kích thước OTC: Rừng trồng diện tích 500 m2(kích thước: 20 m x 25 m), rừng tự nhiên diện tích 1.000 m2 (kích thước: 25 m x 40 m).

Ô dạng bàn (ODB): Mỗi OTC lập 05 ô dạng bản, bốn ODB ở bốn góc của OTC và một ODB ờ tâm của OTC, mỗi ODB có diện tích 9 m2 (3 m x 3 m), chỉ lập ô dạng bản đ xác định mật độ tái sinh triển vng đối với rừng tự nhiên.

A.2  Xác định độ tàn che của rừng

A.2.1  Thiết lập và đo độ tàn che của tầng cây gỗ

Thiết lập tuyến đo độ tàn che trên OTC: Mỗi OTC bố trí 4 tuyến song song cách đều, đối với OTC rừng trồng mỗi tuyển cách nhau 4m, tuyến đo vuông góc với cạnh dài 20m và song song với cạnh 25m của OTC; Đối với OTC rừng tự nhiên mỗi tuyến cách nhau 8m, tuyến đo vuông góc với cạnh dài 40m và song song với cạnh 25m của OTC. Trên mỗi tuyến, xác định độ tàn che tại từng điểm cách đều 1 m, tổng số đim xác định độ tàn che tại mỗi OTC là 100 điểm.

Tại mỗi điểm, độ tàn che được xác định bằng dụng cụ đo trực tiếp độ tàn che hoặc phương pháp cho điểm thông qua quan sát đặc điểm tán lá tại điểm đó. Nếu chiếu thẳng tại điểm đó lên trên, nhìn thấy tán lá của cây thì đánh giá 1 điểm; nếu nhìn thấy mép tán là thì đánh giá 0,5 điểm; nếu là đám trống thì đánh giá 0 điểm.

A.2.2  Tính độ tàn che của rừng

(A1)

Trong đó:

Xi là giá trị tàn che đánh giá tại điểm i;

n là số điểm đánh giá (100 điểm).

A.3  Xác định các chỉ tiêu cấu trúc của thảm thực vật

A.3.1  Chỉ số diện tích tán (Cai, %)

Chỉ s diện tích tán được xác định cho tầng cây cao, đo đường kính tán lá (DT) của từng cây trên ô tiêu chun (điều tra toàn diện), sau đó lấy tổng diện tích tán của tất cả các cây trên ô chia cho diện tích của ô tiêu chuẩn và quy đổi ra tỷ lệ phần trăm sẽ thu được chỉ số diện tích tán.

Cai (%) = Σ(DTtán)/DTđất rng *100

(A2)

Trong đó:

DTtán là diện tích của toàn bộ tán các cây tầng cây cao. Diện tích tán cây được tính theo công thức tính diện tích hình tròn;

DTđất rừng là tổng diện tích của OTC: đối với rừng trồng là 500 m2, rừng tự nhiên là 1.000 m2.

A.3.2  Tỷ lệ che phủ của cây bụi, thảm tươi (SLC, %)

Tại vị trí đo độ tàn che trên OTC, đồng thời xác định mức độ che ph của cây bụi, thảm tươi bằng dụng cụ đo trực tiếp hoặc phương pháp cho điểm thông qua quan sát đặc điểm cây bụi, thảm tươi tại điểm đó. Nếu chiếu thẳng tại điểm đó xuống mặt đất, chồng lên tán lá của cây bụi, thảm tươi thì đánh giá 1 điểm; nếu chồng lên mép tán lá thì đánh giá 0,5 điểm; nếu là đám trống thì đánh giá 0 điểm.

Tính tỷ lệ che ph của cây bụi, thảm tươi

(A3)

Trong đó:

Xi là giá trị che phủ của cây bụi, thảm tươi đánh giá tại điểm i;

n là số điểm đánh giá (100 điểm).

A.3.3  Tỷ lệ che phủ của vật rơi rụng (FOUFC, %)

Tại vị trí đo độ tàn che trên OTC, đồng thời xác định mức độ che phủ của vật rơi rụng bằng dụng cụ đo trực tiếp hoặc phương pháp cho điểm thông qua quan sát đặc điểm vật rơi rụng tại điểm đó. Nếu chiếu thẳng tại điểm đó xuống mặt đất, chồng lên vật rơi rụng thì đánh giá 1 điểm; nếu chồng lên mép vật rơi rụng thì đánh giá 0,5 điểm; nếu là đám trống không có vật rơi rụng thì đánh giá 0 điểm.

Tính tỷ lệ che phủ của vật rơi rụng

(A4)

Trong đó:

Xi là giá trị che phủ của vật rơi rụng đánh giá tại điểm i;

n là số điểm đánh giá (100 điểm).

A.3.4  Tính chỉ tiêu cấu trúc thảm thực vật rừng (Z, %)

Chỉ số cấu trúc tổng hợp của thm thực vật rừng (Z, %) được xác định theo công thức:

Z (%) = (Cai + SLC + FOUFC) ≥ 95.K.S.HDC

(A5)

Trong đó:

Cai là chỉ số diện tích tán lá, được xác định theo quy định tại mục A.3.1, Phụ lục A;

SLC là tỷ lệ che phủ của cây bụi, thảm tươi, được xác định theo quy định tại mục A.3.2, Phụ lục A;

FOUFC là tỷ lệ che phủ của vật rơi rụng, được xác định theo quy định tại mục A.3.3, Phụ lục A;

K là hệ số xói mòn đt. Hệ số K càng nhỏ, nguy cơ xói mòn đt càng giảm và ngược lại, Hệ số K càng lớn, nguy cơ xói mòn đất càng tăng. Phương pháp xác định hệ số K quy định tại Phụ lục B.

S là độ dốc mặt đất của khu rừng được xác định bằng trung bình cộng độ đốc của các OTC. Độ dốc của OTC được tính bằng trung bình cộng độ dốc của 5 ODB bố trí trong OTC.

HDC là hệ s điều chỉnh thảm thực vật đáp ứng khả năng phòng hộ đầu nguồn giữa các địa phương/khu vực, xác định thông qua công thức:

HDC = R/807

(A6)

Trong đó: R là hệ số xói mòn do mưa được xác định gần đúng thông qua công thức của Tổng cục Khí tượng thủy văn:

R = 0,548527*P-59,9

(A7)

Trong đó: P là lưng mưa bình quân năm (P, mm/năm).

Kết hợp (A5) và (A7) có công thức xác định chỉ tiêu cấu trúc thảm thực vật rừng

(Z, %) = (Cai + SLC + FOUFC) 95*K*S*((0,548527*P-59,9)/807)

(A8)

Như vậy, một khu rừng phòng hộ đầu nguồn có tổng 3 chỉ tiêu gồm: chỉ số diện tích tán lá (Cai); tỷ lệ che phủ của cây bụi, thảm tươi (SLC) và tỷ lệ che phủ của vật rơi rụng (FOUFC) đáp ứng được yêu cầu sau: (Cai + SLC + FOUFC) 25*K*S*((0,548527*P-59,9)/807) sẽ đáp ứng được yêu cầu phòng hộ đầu nguồn.

GHI CHÚ: Bảng tra chỉ tiêu cấu trúc của thảm thực vật rừng tham khảo tại Phụ lục C.

A.4  Xác định các chỉ tiêu tầng cây cao và cây tái sinh

A.4.1  Xác định các chỉ tiêu lâm học của rừng

Quan sát, phân chia sự phân tầng và đếm số tầng của quằn xã thực vật trong OTC như sau:

Tầng vượt tán: là tầng của những cây gỗ cao nhất. Tầng vượt tán không tạo thành một vòm kín liên tục trừ trường hợp có những loài cây đơn ưu. Tán cây của tầng này có dạng hình ô, cành xòe rộng.

Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): là tầng bao gồm những cây gỗ có chiều cao gần tương tự nhau (Thấp hơn tầng vượt tán) tạo nên tầng rừng chính. Tầng này tạo ra một vòm lá khép tán liên tục.

Tầng dưới tán: tầng này gồm những cây mọc rải rác dưới tán rừng, chiều cao không vượt quá một phần ba tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái), phần lớn là những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng.

Tầng cây bụi: gồm những cây mọc rải rác, có chiều cao trung bình từ 2-8m. Những cây này thường không có thân chính rõ ràng, phân cành nhiều và chiều cao dưới cành thấp.

Tầng thảm tươi: gồm những thực vật có cu tạo thân tho, chiều cao không vượt quá 2m.

Xác định tên loài cây, tổng số cây gỗ trong OTC và số cây của từng loài trong OTC;

Xác định tên loài, đếm số cây tái sinh có triển vọng theo từng loài trong các ô dạng bản. Cây tái sinh có triển vọng là cây tái sinh có chiều cao lớn hơn 1m.

A.4.2  Tính mật độ của rừng (cây/ha)

(A9)

Trong đó:

N là mật độ rừng (cây/ha);

NOTC là số cây trong OTC;

SOTC là diện tích OTC (đối với rừng trồng là 500 m2, rừng tự nhiên là 1.000 m2).

A.4.3  Xác định mật độ tầng tái sinh có triển vọng đối với rừng tự nhiên (cây/ha)

(A10)

Trong đó:

NTSTV là mật độ cây tái sinh có triển vọng (cây/ha);

NODB là tổng số cây tái sinh có triển vọng (cây tái sinh có chiều cao lớn hơn 1m) trong các ô dạng bản của tất cả các OTC đã thiếp lập cho khu rừng;

SODB là tổng diện tích các ô dạng bản của tất cả các OTC đã thiếp lập cho khu rừng.

A.4.4  Xác định t thành tầng cây cao và cây tái sinh đối với rừng tự nhiên

Xác định số loài trong các OTC đã thiết lập (m);

Xác định tổng số cá thể của từng loài trong các OTC (ni);

Xác định tổng số cây cho các loài trong 01 OTC theo công thức: ;

Tính số cá thể trung bình của 1 loài:

(A11)

Nếu ni  loài đỏ có tên trong công thức t thành. Nếu ni <  loài đó được cộng dồn thành loài khác. Công thức tổ thành có dạng: k1A1 + k2A2 + k3A3 + .... knAn.

Trong đó: Ai là tên loài; ki là hệ số được tính theo công thức; ki =  x 100.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Phương pháp xác định hệ số xói mòn đất (K)

Hệ s xói mòn đất (K) được xác định căn cứ vào bản đồ thổ nhưỡng và bng tra chỉ số xói mòn K của một số loại đất ở Việt Nam tại bảng B.1:

Bảng B.1 - Chỉ số xói mòn K của một số loại đất ở Việt Nam

TT

Loại đất

Smẫu

K (tính trung bình)

Theo toán đồ

Theo công thức ISSS

1

Đất đen có tầng kết von dy

5

0,09

0,11

2

Đất đen Glay

7

0,10

0,10

3

Đất nâu thâm trên Bazan

15

0,12

0,09

4

Đất nâu vùng bán khô hạn

6

0,25

0,19

5

Đất đỏ vùng bán khô hạn

6

0,20

0,17

6

Đất xám bạc mầu

21

0,22

0,22

7

Đất xám có tầng loang lổ

25

0,25

0,23

8

Đất xám feralit

27

0,23

0,22

9

Đất xám mùn trên núi

19

0,19

0,20

10

Đất nâu đỏ

32

0,20

0,23

11

Đất nâu vàng

35

0,21

0,20

12

Đất mùn vàng đỏ trên núi

25

0,15

0,16

Phương pháp xác định hệ số xói mòn đất (K) tại một khu vực như sau:

Xác định vị trí của khu vực cần xác định hệ số xói mòn đất (K) bằng máy GPS độ chính xác từ 3-5m. Chuyển vị trí cần xác định hệ s xói mòn đất (K) lên bản đồ th nhưỡng.

Xác định tên đất tại vị trí cần xác định hệ số xói mòn đất (K) từ bản đồ thổ nhưỡng.

Xác định hệ số xói mòn đất (K) từ tên đất trên bản đồ thổ nhưỡng kết hợp với bảng B.1.

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Bảng tra chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %)

Để thuận tiện cho việc tính toán, từ công thức tính chỉ tiêu cấu trúc thảm thực vật rừng (Z, %), tương ứng với các cấp lượng mưa trung bình hàng năm (P, mm/năm), độ dốc mặt đất (S, độ) và hệ số xói mòn đất (K) xây dựng bảng tra chỉ tiêu cấu trúc thảm thực vật rừng (Z, %) đáp ứng khả năng phòng hộ đầu nguồn như sau:

Bảng C.1 - Bảng tra chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %) đáp ứng khả năng phòng hộ đầu nguồn

Chỉ tiêu cấu trúc thảm thực vật rừng (Z)

(%)

Độ dốc (S)

(độ)

Lượng mưa trung bình hàng năm (P)

(mm/năm)

Hệ số xói mòn đất (K)

5

10

15

20

25

30

35

40

<500 ÷ 1.000

0,05

16

33

49

66

82

98

115

131

0,10

33

66

98

131

164

197

229

262

0,15

49

98

148

197

246

295

344

393

0,20

66

131

197

262

328

393

459

525

0,25

82

164

246

328

410

492

574

656

1.000 ÷ 1.500

0,05

26

51

77

102

128

154

179

205

0,10

51

102

154

205

256

307

358

409

0,15

77

154

230

307

384

461

537

614

0,20

102

205

307

409

512

614

717

819

0,25

128

256

384

512

640

768

896

1,024

1.500 ÷ 2.000

0,05

35

70

104

139

174

209

244

278

0,10

70

139

209

278

348

417

487

557

0,15

104

209

313

417

522

626

731

835

0,20

139

278

417

557

696

835

974

1,113

0,25

174

348

522

696

870

1,044

1,218

1,392

2.000 ÷ 2.500

0,05

44

88

132

176

220

264

308

352

0,10

88

176

264

352

440

528

616

704

0,15

132

264

396

528

660

792

924

1,056

0,20

176

352

528

704

880

1,056

1,232

1,408

0,25

220

440

660

880

1,100

1,320

1,540

1,760

2.500 ÷ 3.000

0,05

53

106

160

213

266

319

372

426

0,10

106

213

319

426

532

638

745

851

0,15

160

319

479

638

798

957

1,117

1,277

0,20

213

426

638

851

1,064

1,277

1,489

1,702

0,25

266

532

798

1,064

1,330

1,596

1,862

2,128

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1991), Quyết định số 134/QĐ/KT (QPN 13-91), ban hành Quy phạm ngành Kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn.

[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Cẩm nang lâm nghiệp, Chương Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển.

[3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2018), Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018, Quy định về các công trình lâm sinh.

[4]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2018), Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018, Quy định về điều tra, kim kê và theo dõi diễn biến rừng.

[5]. Phạm Văn Điển (2009), Chức năng phòng hộ nguồn nước của rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[6]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12509 : 2018, Rừng trồng- Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bn.

[7]. Tiêu chun Quốc gia TCVN 12511 : 2018, Rừng tự nhiên - Rừng sau khoanh nuôi.

[8]. TCVN 5325 : 1991, Bảo vệ rùng đầu nguồn.

[9]. Thuật ngữ lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 1996.

[10]. Sinh thái rừng. Nhà xuất bn Nông nghiệp, Hà Nội 2005.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi