Tiêu chuẩn TCVN 13530:2022 Vườn thực vật quốc gia - Các yêu cầu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13530:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13530:2022 Vườn thực vật quốc gia - Các yêu cầu
Số hiệu:TCVN 13530:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:13/12/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13530 : 2022

VƯỜN THỰC VẬT QUỐC GIA - CÁC YÊU CẦU

National Botanical Garden - Requirements

Lời nói đầu

TCVN 13530:2022 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VƯỜN THỰC VẬT QUỐC GIA - CÁC YÊU CẦU

National Botanical Garden - Requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp xác định đối với vườn thực vật quốc gia.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

2.1

Loài đặc hữu (Endemic species)

Loài thực vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.

2.2

Thực vật thân gỗ (Woody plants)

Loại cây có thân hóa gỗ.

2.3

Vườn thực vật (Botanical garden)

Nơi sưu tập, gây trồng, chăm sóc và lưu giữ các loài thực vật sống phục vụ mục đích trưng bày, nghiên cứu khoa học, nhân giống và giáo dục môi trường.

2.4

Vườn thực vật quốc gia (National Botanical Garden)

Nơi sưu tập, gây trồng, chăm sóc và lưu trữ các loài thực vật sống và các mẫu vật thực vật của Việt Nam và một số loài thực vật trên thế giới phục vụ mục đích trưng bày, bảo tồn, nghiên cứu khoa học và giáo dục.

3  Các yêu cầu

Các yêu cầu đối với vườn thực vật quốc gia được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Các yêu cầu đối với vườn thực vật quốc gia

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Vị trí và khoảng cách

- Vị trí: Gắn với cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, có điều kiện giao thông thuận lợi, dễ tiếp cận;

- Khoảng cách: cách các đô thị loại I trở lên không quá 50km.

2. Diện tích

Tối thiểu 50 ha, liền khoảnh.

3. Tổng số loài thực vật

Tối thiểu 700 loài.

4. Số loài thực vật thân gỗ

Tối thiểu 500 loài.

5. Số lượng cá thể/loài

Tối thiểu từ 10 cá thể (trừ trường hợp đặc biệt khác nhưng phải ghi rõ lý do trong hồ sơ nguồn gốc).

6. Tổng số loài thực vật thân gỗ quý hiếm và/hoặc loài thực vật đặc hữu Việt Nam

Tối thiểu 30 loài.

7. Biển tên các loài thực vật

Tối thiểu phải có tên khoa học và tên thường gọi.

8. Hồ sơ nguồn gốc

- Có hồ sơ về nguồn gốc giống cây trồng theo quy định tại Phụ lục A;

- Kỹ thuật trồng các loài cây trong vườn thực vật quốc gia tham khảo tại Phụ lục B.

9. Các phân khu trong vườn thực vật quốc gia

- Phân khu sưu tập thực vật (bắt buộc): được thiết kế theo các chủ đề, theo hệ thống sinh, theo bộ, họ hoặc theo nhóm công dụng.

- Phân khu hành chính và dịch vụ (không bắt buộc): được thiết kế và bố trí theo điều kiện của vườn thực vật;

- Phân khu nghiên cứu, giáo dục (không bắt buộc): phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, phòng tiêu bản thực vật, vườn ươm cây giống, phòng hội thảo, giáo dục và các phân khu chức năng khác.

Các phân khu được liên kết bởi các trục giao thông chính, hệ thống đường để tiếp cận đến từng khu trồng.

10. Các hạng mục phụ trợ

- Không gian kiến trúc: yêu cầu đảm bảo nguyên tắc nâng cao chất lượng không gian của các khu vực trọng tâm, khai thác thế mạnh của địa hình và cảnh quan tự nhiên;

- Hạ tầng cơ sở, hệ thống thoát nước, hệ thống bảng, biển chỉ dẫn, trang thiết bị, vv... được quản lý đồng bộ, thẩm mỹ và khoa học.

11. Quản lý, bảo vệ và chăm sóc

- quy trình/hướng dẫn, kế hoạch quản lý, bảo vệ và chăm sóc phù hợp với từng loài được phê duyệt;

- Cơ sở dữ liệu các loài thực vật được thu thập, xây dựng và quản lý khoa học.

4  Phương pháp xác định

Phương pháp xác định các yêu cầu kỹ thuật của vườn thực vật quốc gia được quy định tại Bảng 2.

Bảng 2 - Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật

Chỉ tiêu

Phương pháp xác định

1. Vị trí và khoảng cách

Kiểm tra hồ sơ thiết kế so sánh với địa điểm thực tế tại hiện trường

2. Diện tích

Kiểm tra hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

Đo trực tiếp tại hiện trường.

Dùng thiết bị chuyên dụng để xác định diện tích ngoài thực địa

3. Tổng số loài thực vật

Kiểm tra hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

Đếm số loài trực tiếp tại hiện trường.

4. Số loài thực vật thân gỗ

Kiểm tra hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

Đếm, xác định trực tiếp tại hiện trường.

5. Số lượng cá thể/loài

Kiểm tra hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

Chọn ngẫu nhiên ít nhất 10% trong tổng số loài có trong vườn, đếm, xác định trực tiếp số cá thể/loài tại hiện trường.

6. Tổng số loài thực vật thân gỗ quý hiếm và/hoặc loài thực vật đặc hữu Việt Nam

Kiểm tra hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

Đếm, xác định trực tiếp tại hiện trường.

7. Biển tên các loài thực vật

Kiểm tra trực tiếp ngoài hiện trường, so sánh với tài liệu, thông tin về loài

8. Hồ sơ nguồn gốc

Kiểm tra trực tiếp hồ sơ lưu giữ, đối chiếu với hiện trạng thực tế của vườn thực vật.

9. Các phân khu trong vườn thực vật quốc gia

Kiểm tra hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

Xác định trực tiếp tại vườn thực vật

10. Các hạng mục phụ trợ

Kiểm tra hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

Xác định trực tiếp tại hiện trường

11. Quản lý, bảo vệ và chăm sóc

Kiểm tra hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

Hồ sơ cập nhật dữ liệu về các loài thực vật trong vườn thực vật.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Hồ sơ nguồn gốc giống

A.1  Nguồn gốc, xuất xứ giống (kèm theo lý lịch nguồn giống)

Số hiệu (Number): ……………………………………………………………………………………

Tên Việt Nam (Vietnamese name): …………………………………………………………………

Tên địa phương (Local name): ……………………………………………………………………..

Tên khoa học (Scientific name): ……………………………………………………………………

Họ (Family): …………………………………………………………………………………………..

Địa điểm (Location): …………………………………………………………………………………

Tọa độ địa lý (GPS): ……………………………………………………………………………….

Trạng thái/ sinh thái nơi sống (Habitat): …………………………………………………………

Đặc điểm thực vật học chủ yếu: ………………………………………………………………….

Nguồn gốc, xuất xứ giống (nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử nghiệm, quà tặng, Hội chợ, Triển lãm, Hợp tác quốc tế; cây cảnh, cây bóng mát, mục đích khác ...): ……………………

………………………………………………………………………………………………………….

A.2  Các thông tin khác

Ngày trồng (Date): …………………………………………………………………………………..

Người trồng (Collector): ………………………………………………………………………………

Người định tên:………………………………… Ngày xác định: …………………………………..

(Determined by)………………………………… (Date determined) ……………………………..

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Kỹ thuật trồng đối với các loài thực vật sưu tập cho vườn thực vật

B.1  Kỹ thuật trồng

B 1.1. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng các nhóm loài cây gỗ

B 1.1.1  Nhóm 1: Cây gỗ lớn

a. Tiêu chuẩn cây con

- Trồng cây con có bầu từ 01 năm tuổi.

- Chiều cao từ 1,0 m đến 2,0 m tùy loài cụ thể, đường kính gốc từ 0,5 cm đến 1,0 cm hoặc từ 1,0 cm đến 1,5 cm tùy theo loài cụ thể, cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh, không cụt ngọn.

b. Phương thức trồng và mật độ trồng

Nhóm gỗ lớn có thể trồng hỗn giao theo hàng với các loài cây khác nhau

c. Phương thức xử lý thực bì

- Nơi có độ dốc trên hai mươi độ mở băng theo đường đồng mức. Băng rộng từ 10 m đến 15 m, băng chừa 10 m. Không trồng ở nơi có độ dốc trên ba mươi lăm độ. Trên băng trồng từ 3 hàng đến 5 hàng.

- Nơi độ dốc nhỏ hơn hai mươi độ trồng toàn diện, bố trí như trên.

- Phát dọn thực bì toàn diện trước khi trồng từ 2 tháng đến 3 tháng.

Với nhóm cây gỗ ưa bóng khi còn nhỏ như Trám, Lim xanh thì cần trồng cây che phủ đất. Sau khi xử lý thực bì cần tạo lớp cây che phủ đất để che bóng cho cây con mới trồng. Cây che phủ đất thích hợp nhất là:

- Tạo lớp thực bì phục hồi tự nhiên (cây gỗ, cây bụi) có chiều cao từ 0,5 m đến 0,7 m trước lúc đưa cây gỗ mục đích vào trồng.

- Gieo 1 hàng cây Cốt khí hoặc cây Đậu tràm giữa hai hàng cây gỗ mục đích (Cốt khí gieo theo rạch, số hạt khoảng 10 kg/1ha, Đậu tràm gieo theo hố cự ly 1m/hố).

d. Làm đất

- Đào hố trước khi trồng từ 25 ngày đến 30 ngày.

- Sau khi xử lý thực bì, đào hố 40 cm x 40 cm x 40 cm nơi đất xốp hoặc đào hố hoặc đào hố 50 cm x 50 cm x 50 cm, hoặc 60 cm x 60 cm x 60 cm nơi đất chặt. Bón lót mỗi hố 200g NPK (5:10:3) và 1kg phân hữu cơ vi sinh, gạt lớp đất mặt xuống trộn đều với phân, sau đó lấp đất tiếp cho đầy hố. Đất trong hố phải tơi xốp, sạch cỏ và rễ cây. Bón phân, lấp hố hoàn thành trước khi trồng từ 7 ngày đến 10 ngày.

e. Thời vụ trồng

Có 2 vụ trồng: Vụ xuân và vụ thu. Vụ thu trồng vào từ tháng 8 đến tháng 9. Vụ xuân trồng vào từ tháng 3 đến tháng 4. Trồng sau những đợt mưa, trời râm mát, đảm bảo tỷ lệ sống cao.

f. Kỹ thuật trồng

Đặt cây vào hố tư thế tự nhiên, lấp đất kín cổ rễ, dận chặt đất xung quanh gốc. Trồng cây con có bầu phải xé bỏ vỏ bầu.

g. Chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ

- Trồng dặm: trồng dặm sau khi trồng từ 25 ngày đến 30 ngày, cây trồng chết từ 2 cây đến 3 cây liền nhau cần phải trồng dặm những cây bị chết.

- Chăm sóc:

Tiến hành chăm sóc trong 3 năm. Chăm sóc nhằm loại trừ cỏ dại, tạo không gian dinh dưỡng cho cây mục đích sinh trưởng bình thường.

Nội dung và thời gian chăm sóc:

* Năm đầu:

- Trồng vụ xuân, chăm sóc 2 lần

+ Lần 1 vào từ tháng 7 đến tháng 8 xới cỏ quanh gốc có đường kính từ 60 cm đến 100 cm.

+ Lần hai vào từ tháng 9 đến tháng 10 cắt bỏ dây leo, cây bụi, cây tái sinh chèn lấn cây gỗ

- Trồng vụ thu: chăm sóc 1 lần từ tháng 10 đến tháng 11. Vun xới gốc có đường kính từ 60 cm đến 100 cm.

* Năm thứ hai: Chăm sóc 3 lần:

+ Lần 1: từ tháng 3 đến tháng 4 trừ bỏ dây leo, cây bụi ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây gỗ, kết hợp bón cho mỗi gốc 200 g NPK loại 5:10:3 và 300 g phân hữu cơ vi sinh.

+ Lần thứ hai: từ tháng 6 đến tháng 7 vun gốc, trừ bỏ dây leo xâm lấn. Trong quá trình chăm sóc giữ lại các cây gỗ tái sinh không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây mục đích.

+ Lần ba: Phát dây leo cây bụi ảnh hưởng tới cây mục đích.

Năm thứ ba: Chăm sóc hai lần vào từ tháng 4 đến tháng 11.

Nội dung chăm sóc: cắt bỏ dây leo, chặt hết cây bụi chèn lấn. Sang năm thứ tư rừng khép tán, tiến hành tỉa thưa những cây kém chất lượng hoặc bị sâu bệnh.

- Tỉa cành cho một số loài nếu cần thiết

Vào năm thứ hai, thứ ba tiến hành chặt bỏ 2 đợt trong năm vào từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 9 khi các chồi đã xuất hiện.

B 1.1.2.  Nhóm 2: Cây gỗ nhỡ

a. Tiêu chuẩn cây con

- Trồng cây con có bầu từ 8 tháng tuổi đến 10 tháng tuổi, với cây sinh trưởng chậm từ 14 tháng tuổi đến 16 tháng tuổi

- Chiều cao từ 70 cm đến 90 cm, đường kính gốc từ 0,6 cm đến 0,7 cm hoặc từ 1,0 cm đến 1,3 cm tùy theo loài cụ thể, cây sinh trưởng bình thường, không bị sâu bệnh, cụt ngọn. Loại bỏ những cây còi cọc không đạt tiêu chuẩn.

b. Phương thức trồng và mật độ trồng

Nhóm gỗ nhỡ có thể trồng hỗn giao theo hàng với các loài cây khác nhau

- Hàng cách hàng từ 3 m đến 3,5 m, cây cách cây từ 2 m đến 3 m,

c. Phương thức xử lý thực bì

- Nơi có độ dốc trên hai mươi độ mở băng theo đường đồng mức. Băng rộng từ 10 m đến 15 m, băng chừa 10 m. Không trồng nơi có độ dốc trên ba mươi lăm độ. Trên băng trồng từ 3 hàng đến 5 hàng.

- Nơi độ dốc nhỏ hơn hai mươi độ trồng toàn diện, bố trí như trên.

- Phát dọn thực bì toàn diện trước khi trồng từ 2 tháng đến 3 tháng.

Với nhóm cây gỗ ưa bóng khi còn nhỏ thì cần trồng cây che phủ đất. Sau khi xử lý thực bì cần tạo lớp cây che phủ đất để che bóng cho cây con mới trồng. Cây che phủ đất thích hợp nhất là:

- Tạo lớp thực bì phục hồi tự nhiên (cây gỗ, cây bụi) có chiều cao từ 0,5 m đến 0,7 m trước lúc đưa cây gỗ mục đích vào trồng.

- Gieo 1 hàng cây Cốt khí hoặc cây Đậu tràm giữa hai hàng cây gỗ mục đích (Cốt khí gieo theo rạch, số hạt khoảng 10kg / 1ha, Đậu tràm gieo theo hố cự ly 1m/hố).

d. Làm đất

- Đào hố trước khi trồng từ 25 ngày đến 30 ngày.

- Sau khi xử lý thực bì, đào hố 30 cm x 30 cm x 30 cm nơi đất xốp hoặc đào hố hoặc đào hố 40 cm x 40 cm x 40 cm nơi đất chặt. Bón lót mỗi hố 200 g NPK (5:10:3) và 500 g phân hữu cơ vi sinh, gạt lớp đất mặt xuống trộn đều với phân, sau đó lấp đất tiếp cho đầy hố. Đất trong hố phải tơi xốp, sạch cỏ và rễ cây. Bón phân, lấp hố hoàn thành trước khi trồng từ 7 ngày đến 10 ngày.

e. Thời vụ trồng

Có 2 vụ trồng: Vụ xuân và vụ thu. Vụ thu trồng từ tháng 8 đến tháng 9. Vụ xuân trồng từ tháng 3 đến tháng 4. Trồng sau những đợt mưa, trời râm mát, đảm bảo tỷ lệ sống cao.

f. Kỹ thuật trồng

Đặt cây vào hố ở tư thế tự nhiên, lấp đất kín cổ rễ, dận chặt đất xung quanh gốc. Trồng cây con có bầu phải xé bỏ vỏ bầu.

g. Chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ

- Trồng dặm: trồng dặm sau khi trồng từ 25 ngày đến 30 ngày, cây trồng chết từ 2 cây đến 3 cây liền nhau cần phải trồng dặm những cây bị chết.

- Chăm sóc:

Tiến hành chăm sóc trong 3 năm. Chăm sóc nhằm loại trừ cỏ dại, tạo không gian dinh dưỡng cho cây mục đích sinh trưởng bình thường.

Nội dung và thời gian chăm sóc:

* Năm đầu:

- Trồng vụ xuân, chăm sóc 2 lần

+ Lần 1 từ tháng 7 đến tháng 8 xới cỏ quanh gốc có đường kính từ 50 cm đến 70 cm.

+ Lần hai từ tháng 9 đến tháng 10 cắt bỏ dây leo, cây bụi, cây tái sinh chèn lấn cây gỗ

- Trồng vụ thu: chăm sóc 1 lần từ tháng 10 đến tháng 11. Vun xới gốc có đường kính từ 50 cm đến 70 cm.

* Năm thứ hai: Chăm sóc 3 lần:

+ Lần 1: từ tháng 3 đến tháng 4 trừ bỏ dây leo, cây bụi ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây gỗ, kết hợp bón cho mỗi gốc 100 g NPK loại 5:10:3 và 300g phân hữu cơ vi sinh.

+ Lần thứ hai: từ tháng 6 đến tháng 7 vun gốc, trừ bỏ dây leo xâm lấn. Trong quá trình chăm sóc giữ lại các cây gỗ tái sinh không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây mục đích.

+ Lần ba: Phát dây leo cây bụi ảnh hưởng tới cây mục đích.

Năm thứ ba: Chăm sóc hai lần vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 11.

Nội dung chăm sóc: cắt bỏ dây leo, chặt hết cây bụi chèn lấn. Sang năm thứ tư rừng khép tán, tiến hành tỉa thưa những cây kém chất lượng hoặc bị sâu bệnh.

- Tỉa cành cho một số loài nếu cần thiết

Vào năm thứ hai, thứ ba tiến hành chặt bỏ 2 đợt trong năm từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 9 khi các chồi đã xuất hiện.

B 1.1.3.  Nhóm 3: Cây gỗ nhỏ

a. Tiêu chuẩn cây con

- Trồng cây con có bầu từ 8 tháng tuổi - 10 tháng tuổi.

- Chiều cao từ 70 cm đến 90 cm, đường kính gốc từ 0,6 cm đến 0,7 cm hoặc từ 1,0 cm đến 1,3 cm tùy theo loài cụ thể, cây sinh trưởng bình thường, không bị sâu bệnh, cụt ngọn. Loại bỏ những cây còi cọc không đạt tiêu chuẩn.

b. Phương thức trồng và mật độ trồng

Có thể trồng hỗn giao theo hàng với các loài cây khác nhau

- Hàng cách hàng từ 2,5 m đến 3 m, cây cách cây từ 2m đến 3m

c. Phương thức xử lý thực bì

- Nơi có độ dốc trên hai mươi độ m băng theo đường đồng mức. Băng rộng từ 10 m đến 15 m, băng chừa 10 m. Không trồng ở nơi có độ dốc trên ba mươi lăm độ. Trên băng trồng từ 3 hàng đến 5 hàng.

- Nơi độ dốc nhỏ hơn hai mươi độ trồng toàn diện, bố trí như trên.

- Phát dọn thực bì toàn diện trước khi trồng từ 2 tháng đến 3 tháng.

Với nhóm cây gỗ ưa bóng khi còn nhỏ thì cần trồng cây che phủ đất. Sau khi xử lý thực bì cần tạo lớp cây che phủ đất để che bóng cho cây con mới trồng. Cây che phủ đất thích hợp nhất là:

- Tạo lớp thực bì phục hồi tự nhiên (cây gỗ, cây bụi) có chiều cao từ 0,5 m đến 0,7 m trước lúc đưa cây gỗ mục đích vào trồng.

- Gieo 1 hàng cây Cốt khí hoặc cây Đậu tràm giữa hai hàng cây gỗ mục đích (Cốt khí gieo theo rạch, số hạt khoảng 10kg / 1ha, Đậu tràm gieo theo hố cự ly 1m / hố).

d. Làm đất

- Đào hố trước khi trồng từ 25 ngày đến 30 ngày.

- Sau khi xử lý thực bì, đào hố 30 cm x 30 cm x 30 cm nơi đất xốp hoặc đào hố hoặc đào hố 40 cm x 40 cm x 40 cm nơi đất chặt. Bón lót mỗi hố 100 g NPK (5:10:3) và 300 g phân hữu cơ vi sinh, gạt lớp đất mặt xuống trộn đều với phân, sau đó lấp đất tiếp cho đầy hố. Đất trong hố phải tơi xốp, sạch cỏ và rễ cây. Bón phân, lấp hố hoàn thành trước khi trồng từ 7 ngày đến 10 ngày.

e. Thời vụ trồng

Có 2 vụ trồng: Vụ xuân và vụ thu. Vụ thu trồng từ tháng 8 đến tháng 9. Vụ xuân trồng từ tháng 3 đến tháng 4. Trồng sau những đợt mưa, trời râm mát, đảm bảo tỷ lệ sống cao.

f. Kỹ thuật trồng

Đặt cây vào hố tư thế tự nhiên, lấp đất kín cổ rễ, dận chặt đất xung quanh gốc. Trồng cây con có bầu phải xé bỏ vỏ bầu.

g. Chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ

- Trồng dặm: trồng dặm sau khi trồng từ 25 ngày đến 30 ngày, cây trồng chết từ 2 cây đến 3 cây liền nhau cần phải trồng dặm những cây bị chết.

- Chăm sóc:

Tiến hành chăm sóc trong 3 năm. Chăm sóc nhằm loại trừ cỏ dại, tạo không gian dinh dưỡng cho cây mục đích sinh trưởng bình thường.

Nội dung và thời gian chăm sóc:

* Năm đầu:

- Trồng vụ xuân, chăm sóc 2 lần

+ Lần 1 vào từ tháng 7 đến tháng 8 xới cỏ quanh gốc có đường kính từ 40 cm đến 60 cm.

+ Lần hai từ tháng 9 đến tháng 10 cắt bỏ dây leo, cây bụi, cây tái sinh chèn lấn cây gỗ

- Trồng vụ thu: chăm sóc 1 lần từ tháng 10 đến tháng 11. Vun xới gốc có đường kính từ 40 cm đến 60 cm.

* Năm thứ hai: Chăm sóc 3 lần:

+ Lần 1: từ tháng 3 đến tháng 4 trừ bỏ dây leo, cây bụi ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây gỗ, kết hợp bón cho mỗi gốc 100 g NPK loại 5:10:3 và 300 g phân hữu cơ vi sinh.

+ Lần thứ hai: từ khoảng tháng 6 đến tháng 7 vun gốc, trừ bỏ dây leo xâm lấn. Trong quá trình chăm sóc giữ lại các cây gỗ tái sinh không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây mục đích.

+ Lần ba: Phát dây leo cây bụi ảnh hưởng tới cây mục đích.

Năm thứ ba: Chăm sóc hai lần vào khoảng tháng 4 đến tháng 11.

Nội dung chăm sóc: cắt bỏ dây leo, chặt hết cây bụi chèn lấn. Sang năm thứ tư rừng khép tán, tiến hành tỉa thưa những cây kém chất lượng hoặc bị sâu bệnh.

- Tỉa cành cho một số loài nếu cần thiết

Vào năm thứ hai, thứ ba tiến hành chặt bỏ 2 đợt trong năm vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 và tháng 8 đến tháng 9 khi các chồi đã xuất hiện.

B 2.  Kỹ thuật đánh, bứng cây gỗ

B 2.1. Thời vụ tiến hành

Cuối thu, đầu đông: Ở thời điểm này, cây thu hết nhựa vào thân, sắp bước vào thời kỳ ngủ đông, khí hậu mát mẻ, khô ráo khiến cho vết cắt ít bị mất nhựa, nhiễm khuẩn...

B 2.2.  Hạn chế sinh trưởng, tạo sự thích nghi:

Trước khi bứng hẳn từ 8 ngày đến 10 ngày ta nên khoanh bầu làm đứt một nửa số rễ, phần còn lại để cân bằng nước cho cây thích nghi, 8 ngày sau bắt đầu bứng hẳn. Trước lúc bứng cây thời gian nên hạn chế tưới nước để cây làm quen với điều kiện thiếu nước. Phần lớn cây chết sau khi bứng là do thiếu nước bởi bộ rễ bị tổn thương, mất cân bằng thu chi nước trong cây

Một số lưu ý

Theo nhóm hình thái

+ Nhóm lá kim thường sinh trưởng chậm, khá nhạy cảm với việc chặt rễ, di chuyển khỏi nơi sống cũ. Thường nhóm này có nấm cộng sinh với rễ cây nên khi đánh, chú ý đánh nhiều lần và mang ít đất từ nơi đánh cây về trồng để phần rễ mới mọc sau khi đánh có sẵn nguồn nấm cộng sinh. Khi đánh cần xử lý vết cắt cẩn thận và dùng thuốc kích thích ra rễ. Đánh bắt buộc phải có bầu, đường kính bầu đất tối thiểu gấp 3 lần đường kính gốc;

+ Nhóm cây lá rộng, vỏ dày, khỏe, thường nhiều nhựa, sống khỏe nhưng gỗ không chắc, rất dễ bị mục. Khi đánh, chỉ cần lưu ý cắt đầu rễ, đầu cành cho ngọt là ổn, thậm chí không cần bảo quản vết cắt và kích thích ra rễ. Bầu đất đánh có thể nhỏ, thậm chí ko có bầu đất vẫn sống;

+ Nhóm lá rộng, vỏ mỏng, gỗ thường cứng, khi gỗ hóa rồi rất khó tạo tác. Những cây này thường khó tính, khi đánh cần xử lý gọn gàng như đối với cây lá kim nhưng không cần mang đất từ nơi đánh cây về chỗ trồng. Đường kính bầu đất cũng tối thiểu 3 lần đường kính gốc;

Theo kích cỡ loài cây

+ Cây gỗ nhỏ, nhỡ, từ 1 năm tuổi đến 3 năm tuổi, đường kính gốc nhỏ hơn 10 cm, chiều cao cây nhỏ hơn 4 m: tiến hành cắt bỏ khoảng 2/3 tán cây, tưới đủ ẩm, đào sâu từ 30 cm đến 40 cm cắt các rễ ngang cách gốc từ 1 m đến 2 m, cây càng to đào cách gốc càng xa, càng sâu. Khoảng 2 tháng cây hồi sức, trước khi ra lộc mới (có một vài nách lá nhú lộc dài nhỏ hơn 1 cm) thì tiến hành đào chặt nốt rễ cọc, rễ cái rồi chuyển vị trí cây đi nơi khác. Trước khi chuyển vị trí cần chuẩn bị hố trồng có đường kính lớn hơn bầu cây định đánh khoảng từ 40 cm đến 50 cm, sâu hơn bầu cây định đánh từ 10 cm đến 15 cm. Đặt nhẹ nhàng bầu cây xuống hố, lấp đất nhỏ quanh bầu cho đầy khe hở, dùng chân nhẵm chặt xung quanh cách bầu 10 cm, tưới đẫm từ 5 lít đến 10 lít nước/hốc lần đầu, tưới đủ ẩm trong từ 10 ngày đến 15 ngày cho cây bén rễ hồi xanh thuận lợi.

+ Cây gỗ lớn, lâu năm, có đường kính gốc từ 0,5 m đến 1 m: Trước khi đào gốc cắt toàn bộ tán cây và thân chính cách gốc từ 1 m đến 3 m tùy theo yêu cầu thẩm mỹ. Cắt toàn bộ rễ cái, rễ con cách gốc cây 0,5 cm, dùng cần cẩu hay người khênh để chuyển vị trí đến vườn ươm. Trát một lớp đất thịt, hay bùn ướt dày 1 cm, vùi gốc cây trong cát ẩm, che thân và gốc cây bằng nilon tản nhiệt màu đen trong từ 40 ngày đến 50 ngày ở vườn ươm, khi nào thấy thân cây nẩy lộc; các lộc (đọt) non chuyển thành lá bánh tẻ mới thôi

B 2.3. Dụng cụ bứng cây

Xà beng lớn nặng đủ sức để chặt rễ to, cuốc, xẻng, bao, dây buộc bầu cây, có thể chuẩn bị sơn, thuốc chống nấm thoa vào vết rễ bị đứt ngăn ngừa vi khuẩn tấn công là hỏng rễ. Kích thước bầu đất tùy thuộc vào kích thước cây. Bầu lớn tốt cho sức sống cây trên lý thuyết nhưng bầu lớn rất khó vận chuyển, nguy cơ vỡ bầu cao gây hại sức sống cây nghiêm trọng. Mé bớt nhánh và lá cây để tránh hao hụt nước và dễ dành trong khâu vận chuyển. Sau khi cắt đứt bầu cây ra khỏi vị trí cũ tiến hành dùng bao bó bầu. cẩn thận không được làm vỡ bầu cây. Sau khi đã bứng cây bó bầu mà chưa có vị trí trồng tiến hành vùi bầu vào xơ dừa tưới nước giữ ẩm, để vào nơi râm mát.

B 2.4. Trồng cây vào vị trí mới

Đào sẵn hố trồng tương xứng, rộng hơn bầu cây, làm tơi, phá vỡ kết cấu đất đã nén chặt lâu năm càng thuận lợi cho rễ cây hô hấp và phát triển, gỡ bỏ vỏ bầu hoàn toàn, không được trồng ẩu khi vẫn còn vỏ bầu bó quanh rễ, sử dụng tro trấu, xơ dừa, phân chuồng hoại mục bón lót, trong tro trấu xơ dừa các tiền tố hormon auxin kích thích ra rễ nên rất tốt cho việc trồng, phát sinh rễ mới, tiến hành chống cọc cố định cây, tránh ngã đổ, lung lay bầu rễ, chú ý chăm tưới thường xuyên. Nếu bầu cây bị vỡ có thể xử lý bằng cách đắp đất nhão, mang cây vào bóng râm, độ ẩm cao, dưỡng cho cây thích nghi, phục hồi rồi mới mang đi trồng.

B 2.5. Một số điểm cần lưu ý khi chuyển cây

+ Đánh làm nhiều lần: đối với những cây to, những cây có rễ cọc, nên đánh cây làm nhiều lần, thời gian tối đa 1 năm. Lần đầu đào xuyên, chặt rễ cọc và có thể 1 phần rễ xung quanh, sau đó cắt sửa gọn gàng đầu rễ, lấp đất lại, có thể lót nilon bên ngoài lỗ đào để sau này khi rễ con mọc ra có thể bứng về mà không bị đứt nhiều. Sau 2 tháng đến 3 tháng, lại đào và cắt tiếp 1 phần rễ. Sau 1 năm, cây có nhiều rễ con mọc từ các đợt chặt rễ trước nên đánh về xác suất sống cao.

+ Kích thích ra rễ: đa số cây, đặc biệt là những cây vỏ dày, khỏe thường có đặc tính là khi bị đưa vào trạng thái gần chết, sau đem trồng lại thường lên rất khỏe. Áp dụng đặc tính này, người ta đánh cây lên, sửa rễ gọn gàng, xong để cây vào nơi râm mát 1 thời gian để khô nhựa và kích thích cây ra rễ. Với những cây khó sống, bầu nhỏ, để từ 1 buổi đến 2 ngày. Những cây đánh bầu lớn, có thể để từ 1 tuần đến 2 tuần để kích thích;

+ Tỷ lệ bầu đất và đường kính gốc: cây càng nhỏ, tỷ lệ tương quan giữa bầu đất và đường kính gốc càng lớn và ngược lại. Bầu đất càng lớn, xác suất sống của cây càng cao;

+ Tỉa lá: khi bứng cây, dứt khoát phải tỉa bớt lá. Tùy theo mức độ tổn thương của cây khi bứng mà ta có thể tỉa hết hoặc tỉa 1 phần lá. Tuy nhiên, riêng đối với cây lá kim, phải giữ lại 1 phần lá cho cây thở vì khả năng nảy mầm ngủ của cây lá kim là rất yếu, cắt hết nguy cơ chết rất cao;

+ Che chắn: trồng cây mới đánh, bất kể mùa nào cũng phải che chắn. Mùa hè che nắng, mùa thu đông che gió, sương.

+ Sửa rễ, tay, cành: thường cây đánh xong, được kết hợp sửa rễ và tay cành luôn. Lưu ý, dùng kéo cắt và cưa cắt tỉa lại các vết cưa, cắt, chặt trừ trước cho hết chỗ bị giập, bôi thuốc sát khuẩn (vôi) và/hoặc thuốc kích thích/bảo quản vào những vết đó trước khi trồng lại, đặc biệt đối với những cây phải vận chuyển trên quãng đường xa;

+ Tưới: sau khi trồng cây vào chậu, nên tưới thật đẫm lần đầu, sau đó để khô đi, che chắn cẩn thận. Để đến khi đất tương đối khô mới tưới vừa ẩm trở lại. Khi thấy cây bén rễ, phát triển trở lại mới bắt đầu dùng phân bón để cây nhanh lại sức.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]. Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;

[2]. Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

[3]. Nghị Quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Phân loại đô thị;

[4]. Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

[5]. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

[6.] Quyết định 1671/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

[7]. Thông tư Liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30/06/2016 Quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu;

[8]. Trường Đại học Lâm nghiệp, 2019 “Báo cáo đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng vườn thực vật quốc gia”.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi